Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Cúi đầu lễ chư Phật
Cùng Bồ Tát thánh chúng
Hay dùng mắt trí sáng
Cứu khổ các quần sanh
Đế Thích đủ ngàn mắt
Đại Tự Tại ba mắt
Cùng trời, trăng ánh sáng
Đều chẳng thể chiếu khắp
Na La Diên hai mắt
Biến hiện những hình màu
Hàng phục A Tu La
Cậy kiêu mạn sân nhuế
Chỉ Phật đủ trí sáng
Diệt ác trừ tối tăm
Như dùng đuôi khổng tước
Tẩy trừ những khí độc
Như Lai bậc trượng phu
Trên đảnh, tướng sáng trắng
Bảy vòng ốc, xoay phải
Tươi mát thật dễ mến
Trời, trăng thắp sáng đời
Xấu lẫn, đều chẳng hiện
Chư Thiên và người đời
Đều cúng dường xưng tán
Nghe điều ấy rồi, muốn làm như thế nào, theo chỗ Phật nói, tôn trọng vui mừng. Với trí tuệ chói sáng kia, như đèn từ xa chiếu đến, hay phá trừ được những ngu si chướng ngại đen tối. Vì vậy cho nên chỉ bày mắt trí của Phật; giống như mây lớn hay rơi những giọt mưa cam lồ. Như trăng tròn mùa thu hay trừ nóng bức; kết cuộc có thể giữ gìn chánh pháp của chư Phật; tăng trưởng tất cả trí tuệ của Phật; quyết định thành tựu căn lực giác chi; liền trừ nghiệp lực, hai loại sóng gió. Chẳng còn chìm nổi trong biển ái sông mê, lên thuyền chánh pháp, đến được bờ kia. Với các hạnh lành, thường hay tu tạo. Dùng những đồ quý, mang đi bố thí, trừ chỗ tham lam, tăng trưởng lợi ích, vui giữ giới pháp, đọc tụng kinh điển; làm như thế rồi, nầy các Tỳ Kheo, với lọng che phước nầy, xa được đầy đủ.
Như Phật đã dạy về Thập Thiện nghiệp, chẳng nên tu sao? – Do tâm tham muốn, giống như đầy tớ, thân dính khoái lạc, chẳng ngộ vô thường, tìm kiếm đủ thứ, chẳng có dừng nghỉ. Vì ngu si vậy. Rồi sanh ngã mạn. Đối với tiền của, keo kiệt gìn giữ, có ai đến xin; ngoảnh mặt làm ngơ. Chưa hề rõ biết với người không nhàn tịnh xứ, tu trì tịnh giới, thực tập thiền định, như Phật đã nói về lợi ích cho loài hữu tình. Ngươi cũng có trong đó, chẳng thể được sao? Lại nữa với tiền của nầy hay tăng trưởng lòng kiêu mạn, lại thêm tán loạn, thường nhiều lo lắng, sanh ra sợ hãi, che lấp đường lành, làm cho mất pháp, là chỗ đọa lạc, là pháp vô thường, chẳng có chủ tể, chẳng chỗ nương về. Với trước hay sau, đều chẳng thể được. Hiện tại ít vui, giây lát chẳng trụ; giống như giấc mộng, huyễn hóa ánh lửa, thành Càn Thát Bà, giống như vòng lửa, như lõi chuối kia, trong chẳng có thật. Như nước bọt nổi, Tu Di tan hoại, kẻ ngu chẳng rõ, nắm giữ đủ loại. Đây là lý do, nhiều khổ ít vui. Chứa nhóm tất cả phiền não làm căn bản. Cho nên đừng nghĩ đó là kiên cố, mà hay nhớ đến vô thường, để mà đối trị, liền chẳng vì kia mà ăn trộm nước, lửa. Quan sứ thân thuộc ở chỗ tổn hại, lại chẳng vì kia mà ăn tươi nuốt sống như Diễm Ma La Vương. Rồi ở đời sau, quyết định sẽ thành tựu niềm vui và phước báo. Do thí của tiền mà nhiếp lấy chúng hữu tình. Người nầy cùng với kẻ kia được hoa Cô Mâu Na, nở rộ tươi tốt, mọi người vui thấy, rồi chỗ tích tập các tội chướng đều liền tiêu diệt trong nháy mắt, giống như ánh lửa, đốt cháy rơm khô, chẳng còn lại gì. Như vậy rất nhiều những cấu nhiễm, tất được thanh tịnh; giống như hạt ngọc Ma Ni, tùy ý thành tựu. Có ai đến xin, đều được đầy đủ, cúng dường tán dương, làm chỗ nương tựa, tạo nên tốt đẹp. Công đức chơn thật, tiếng hay để lại, lìa khỏi sai quấy, thọ mệnh dài lâu, rộng tu phạm hạnh. Lại hay phá được các độc hại của tham sân si, tà kiến v.v... Lên thuyền công đức, chẳng hề đọa lạc. Nếu có người bị tâm nhiễm ô chìm đắm vào cảnh dục, tạo ra nghiệp đen tối ấy rồi, cũng giống như Nga Ma Na Sa La Thiên Tử xa lìa tật bệnh. Nên rõ người nữ, điều ác che giấu, ngu si hữu tình, cạnh tranh tham trước. Kẻ đắm dục nầy, như người khát kia, càng uống nước mặn, tâm không dừng nghỉ, như đoạn rễ cây, chẳng thể lớn mạnh. Như núi nước dốc, chẳng thể ngăn lại. Như ở Xà Quật, vì kia xâm lấn, như hòn sắt nóng, tạo ra khổ não, như ăn trái độc, sau bị tổn hại. Như cỏ phủ sương, chẳng ở lâu dài; như mây trên không, liền đó tan hoại. Như cát làm thành, có ngày hủy hoại; như bình bằng đất, thể chẳng cứng chắc. Như cung Đế Thích, chẳng hề dùng được. Như lên xe hư, đi liền xiêu vẹo. Giống như lưới võng, gặp liền quấn chặt. Tất cả tai nạn, giống như bạn mình. Cho nên người lành, phải nên xả bỏ.
Đức Phật dạy tiếp: Ở nơi ngũ dục mà chẳng sanh tham đắm thì hiện tiền nhận được vô lượng an lạc phước báo. Với phước báo ấy sẽ chôn vùi phiền não bộc phát. Lên thuyền chánh pháp, sẽ đến bờ kia. Ta đã trải qua 3 đại A Tăng kỳ kiếp, tích chứa việc phước đức, đầu tiên mới có thể nhận được những ý nghĩa phong phú cũng như sự biện luận ý vị. Vì các chúng sanh bình đẳng khai thị. Các Ngươi nên đến chốn yên tĩnh. Căn cứ nơi ta nói mà nghiên cứu suy nghĩ, như ở nơi sữa lấy ra chất đề hồ. Đã rõ biết như thế rồi, tích chứa những món pháp và những vật thanh tịnh để mà bố thí. Lại nữa các Đức Như Lai đã ra khỏi vũng bùn của 3 cõi rồi, thành tựu vô lậu thắng phước, phương tiện khai thị đầy đủ các pháp, như ở trong vườn đẹp có người ở đó thật thanh tịnh, lìa khỏi những sự ồn ào, lành tu các hạnh, được sanh lên cõi Trời. Ta đối với những nơi ấy, tất cả phiền não, chẳng thể động loạn. Tất cả những sự sợ hãi đều sẽ đoạn trừ. Vì do duyên nầy mà bẻ gãy được luân hồi và sẽ được chánh giác.
Lại nữa! Các Đức Như Lai với lòng từ bi to lớn, lành hay hàng phục tất cả ngoại đạo. Dùng trí thanh tịnh quan sát chọn lựa. Dùng lời nói nhẹ nhàng để nhiếp thọ, dạy dỗ ân cần. Cho cái cho vô úy rồi nói chánh pháp, làm cho sanh ra sự tin tưởng, phá nát những lưới ma. Ở trong Phật Pháp, tâm được an trụ. Đó là bậc Đại Trượng Phu, giống như tiếng Sư Tử rống. Như bậc Đại Long Tượng, uy đức lừng lẫy, cùng với mây và sấm, rưới nước mưa cam lồ, vô lậu giới định, các hương bao bọc. Phàm làm việc gì, chẳng hề sai trái. Vì các chúng sanh tuyên nói pháp chính, lìa những não loạn, làm cho được vui, như cây Kiếp Ba, trổ hoa mềm mỏng, là pháp tối thượng, trừ tâm dơ bẩn.
Như Đức Thế Tôn dạy, kẻ trì tịnh giới, liền có pháp lành, lìa những sợ hãi, liền được an ổn, hay qua khỏi biển khổ, được đến bờ kia, hay phá Tứ Ma; đó là thiên ma, uẩn ma, tử ma và phiền não ma. Người nầy sẽ được thổi ống loa pháp lớn, đánh trống pháp lớn, đốt ngọn pháp lớn, tâm tịnh hoan hỷ, lợi ích tất cả, giáo hóa trời người, vì làm việc Phật. Lại nữa các Đức Như Lai trong vô lượng kiếp tích tụ công đức chẳng mỏi mệt, tu tập trí tuệ mà có thể thành tựu vô ngại biện tài. Tứ vô sở úy, mười loại trí lực, phương tiện thông đạt pháp giác ngộ, hay dùng mũi tên trí tuệ, phá các ma oán. Hiện chứng được những công đức như thế rồi, ở trong 3 cõi là bậc đứng đầu, vì các chúng hữu tình mà làm bậc cha lành của lòng từ bi.
Lại nữa các Đức Như Lai do ở 10 loại thù thắng trí lực, dạy cho chúng ngoại đạo trở thành đệ tử. Nhờ giữ giới của Phật mà sản sanh vui lớn, ít lắm cũng chứng vào hàng Thánh, như Kiều Trần Như hay quyết trừ ngu si ám độn mù mờ mà vào trong chánh pháp, là việc đặc biệt hàng đầu. Như Ma Ha Ca Diếp, Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp. Ở trong Phạm Chí là bậc thượng thủ; nhưng nhờ dùng thuốc pháp của Phật mà trừ được bịnh phiền não. Như Tôn Giả Xá Lợi Phất hay dùng sức trí tuệ mà chế ngự tâm cuồng điên của voi; Lại có thần lực, như Đại Mục Kiền Liên tu đủ mọi hạnh, nương thang chánh pháp, ở nơi thanh tịnh yên ổn giải thoát. Như A Nậu Lầu Đà, Tân Đầu Lô, Phả La Đọa Xà, Ma Ha Câu Hy La, A Nan Đà v.v... Lại còn hóa độ cho vua Tần Bà Sa La. Ở trong Phật pháp sanh ra tín giải sâu xa, tôn trọng cung kính. Vì đệ tử Phật là những bậc Thánh, hay dùng gươm trí để chặt đứt những cây sanh duyên, lìa những vọng niệm cầu tất cả trí, xả bỏ cái nhìn của ngoại đạo. Hàng phục ngã mạn, tất đều thành tựu tất cả công đức.
Đối với 4 con rắn độc lớn, ngũ uẩn không tụ, vọng lấy đó làm chủ tể, liền chẳng giải thoát; nên lấy kiếm huệ mà đoạn bỏ đi. Lại nữa dùng con mắt trí quan sát cảnh giới lục xứ, giống như bọn giặc. Cùng với 12 xứ; như chỗ rậm rạp, lành vào giải vây, kẻ ấy chẳng vì phiền não đốt cháy trong ngoài vây quanh bức bách. Người nầy giữ gìn tịnh giới. Ở nơi nhẫn nhục, được phần niệm xứ, trí tuệ đầy đủ sáng chói, phá màn vô minh. Người kia liền uống nước Bát Thánh Đạo, lại hay nở hoa giác ngộ. Lại hay vượt khỏi ba đời lầu các, đoạn trừ những trói buộc, vào biển trí huệ. Ở nơi giác ngộ, ngồi thế kiết già, vào nơi Tứ Thiền, vô lậu thắng định, thọ dụng tất cả vô thượng pháp lạc.
Lại nữa những kẻ ngu muội làm mất đi pháp lành, lạc vào cảnh giới ngũ dục của thế gian. Như gió gặp sương, chẳng thể dài lâu, trôi nổi khổ sở, chẳng được giải thoát, thấy pháp tốt đẹp, xả bỏ mà đi.
Như trong kinh nói: Xưa kia có một vị Trưởng giả Bà La Môn muốn lấy kiếm bén, giết người nữ kia, khi gặp Như Lai, cao tiếng xướng rằng: Nguyện Phật cứu độ, liền được giải thoát. Lại như Ương Quật Ma La muốn hại mẹ mình. Cũng như hàng phục Trường Trảo Phạm Chí với tâm đại ngã mạn, khiến vào Phật Pháp, đượm nhuần pháp vị, lại làm cho tất cả những kẻ ngu si kia nghe được điều nầy rồi, xả bỏ kiêu mạn. Giống như rồng ác, tâm hay nóng nảy, phun ra khí độc, tổn thương lúa non. Lại như Dạ Xoa dùng con mắt dữ để thấy trăm ngàn chúng sanh, mà làm tổn hoại. Như những người buôn, chìm nổi trong biển lớn, cá ở dưới ấy, muốn nuốt chửng đi. Như thế những sự sợ hãi, các ác hiểm nạn, duy chỉ Thế Tôn, mới có thể cứu độ được. Lại như mặt trời mặt trăng sợ A Tu La, Đế Thích thiên chủ sợ rơi vào đường ác. Phạm Vương chấp khác, cho ta là thường. Những điều như vậy, chẳng thấy rõ ràng, luân hồi qua lại, thọ những bức bách, khiến nghe chánh pháp, liền được giải bày, uống vị giải thoát, phá gốc vô minh. Với trí sáng kia, như trăng trong suốt. Cho nên Đức Như Lai mới dạy bảo, phải sanh tâm tín sâu cung kính, gần gũi pháp sư, vui nghe chánh pháp, nghiên tầm nghĩa chơn thật, cứ như lời dạy mà hành trì. Với lời dạy của ngoại đạo kia, là pháp trong luân hồi, mà những người trí thì nên nghĩ kỹ.
Lại nữa Đức Mâu Ni Thế Tôn nói pháp cam lồ, như trí quang minh, phá đi những điều si ám. Như ở trên cao nhìn thấy mọi vật, tích tụ phi pháp, như đống phẫn dơ, hãy dùng trí bén mà trừ khử đi. Với những ma oán, phá các luận khác, làm cho thâm nhập rõ biết, phát sanh tâm trí. Tất cả đều được tốt đẹp. Với thân tâm nhiệt não và tất cả những tội ác, tất cả đều được tiêu trừ. Lời dạy kia của Đức Mâu Ni như cái lọng che rộng rãi, như mặt trời đốt cháy phiền não kia, rồi làm cho mát mẻ lại. Nếu hay khắc họa, tạo tác tượng Phật, dùng hương hoa để trang sức, tùy theo đó mà cúng dường. Cho đến việc sanh thiên cũng được dần đến. Vì nương theo lời Phật dạy. Rồi những nghiệp chướng ấy trong sát na được mát mẻ, thiền định giải thoát, đều được hiện tiền; chẳng phải như ngoại đạo một đời hư ngụy, chẳng hay tu tạo, khởi tà thấy sai, nương vào nước sông Hằng để tẩy rửa và cầu giải thoát. Như thế rõ biết rồi liền nên dũng mãnh vượt qua các cảnh giới của ma. Cầm lấy kiếm huệ, phá đi những giặc phiền não, diệt vòng sanh tử, cắt phăng buộc ràng, dùng mắt trí tuệ diệt các ma ám, tức tâm tham ái, hàng phục con rắn độc sân hận, đoạn trừ những tà kiến, phá bỏ núi ngã mạn. Với nơi Phật sanh; vui vẻ tôn trọng, rải hoa Bà La để cúng dường. Như ý sở cầu tất cả đều được thành tựu; lìa sự hủy báng, giải thoát khỏi sự sợ hãi, an trụ nơi chánh lý chơn thật của chư Phật và lìa được tướng sanh diệt, được vui miên viễn. Hãy nên một lòng vui nghe giáo pháp.
Ta nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở tại thành Xá Vệ; nơi vườn của Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà. Trong lúc hội chúng ấy có hai người ngoại đạo. Đó là Đại Tiên Ca Tỳ La và Đại Tiên Điểu Lư Ca xả bỏ tà kiến nhập vào trí tuệ giải thoát của Phật, lành trừ si ám, vượt qua khỏi những khổ ải, liền suy nghĩ như vầy. Vì sao mà Đức Như Lai thành tựu thanh tịnh quảng đại phước cái công đức như thế, sắc tướng thù diệu như vàng ròng, nguy nguy cao cả, giống như núi Tu Di. Với 32 tướng của bậc Đại Trượng Phu và 80 vẻ đẹp tùy hình hảo, hiển thị rõ ràng, đoan nghiêm chẳng thiếu. Tất cả những trần cấu chẳng thể nhiễm được, hiện cao sáu trượng, ánh sáng tuyệt vời đến tận hư không giới. Lúc ẩn lúc hiện chẳng hề biến mất. Mắt Ngài to lớn như lá hoa sen xanh; giữa mi có tướng lông trắng như trăng mùa thu. Mặt ấy sáng rực, vi diệu dễ thương. Tóc quấn màu xanh như đuôi chim công. Đảnh tướng đầy đặn như vòm che của Thiên Đế. Nhục kế thanh tịnh như châu Ma Ni. Toàn thân sáng chói như lửa chiếu rọi khiến cho tất cả chúng sanh thấy đó làm vui. Giống như bầy ong với nhụy hoa tốt; mỗi mỗi tướng đẹp, xem chẳng muốn thôi. Giống như mùa xuân hoa Câu Tô Ma nở. Lúc bấy giờ Đức Như Lai, như tâm của ngoại đạo kia nghĩ đến, dùng mắt thanh tịnh để quan sát vô lượng vô biên thế giới kia, tất cả chúng sanh, sanh lòng bi mẫn mà nói lời rằng: Nầy các Thiện Nam Tử! Ta ở trong 3 đại A Tăng kỳ kiếp tu tập vô lượng thanh tịnh chánh hạnh, tích chứa rộng rãi vô biên phước trí, chớ chẳng phải là cái nhơn ít ỏi, mới có thể được như vậy. An trụ vô tận công đức bảo tạng, dùng tâm từ bi quyết định cứu giúp vô lượng trăm ngàn chúng sanh nơi địa ngục, lìa oan, gần tưởng. Tất cả làm cho dứt khổ. Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển một
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.186.132 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.