Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ Siêu Việt Ác Thú Thiên Tử đã dùng kệ tán thán Đức Phật rồi, tâm sanh ra hoan hỷ; giống như vị Thiên Chủ được của cải lớn, như người nông phu kia gặt hái được mùa. Lại như một dũng tướng, thắng được chiến trận. Như người bịnh lâu năm, liền khỏi tật bịnh. Lúc ấy trong chúng hội có vị A La Hán rõ biết Thiên Tử nhơn duyên trước sau, do đây mà nhớ lại về vị Bổn Sư của mình đã mất chưa bao lâu, muốn rõ biết ở nơi nào. Có một vị tín chủ tạo lập chùa viện và có một vị Tỳ Kheo miệt mài với việc gánh nước để nấu cơm, làm việc bố thí cho chúng Tăng. Vị A La Hán kia dùng bình bát bằng đồng trắng nhận nước ấy và muốn uống và khi chạm ngón tay vào thì đã thấy nước thật lạnh. Lại liền suy nghĩ rằng: Thầy ta từ xưa hay làm chủ chùa (trụ trì), rõ biết việc của Đại Chúng, hay cất chứa đồ vật, rồi tham muốn làm của riêng; thường nguyện thân sau được sanh trở lại nơi nầy. Vì có tội như vậy nên bị đọa vào địa ngục nước đồng sôi, muốn được nước ngọt, há có thể được chăng ? Khi suy nghĩ như thế rồi, liền vào thiền định để quán chiếu. Địa ngục bên cạnh thì thấy toàn là Bàng Sanh, quỷ thú. Nhìn đâu cũng chẳng thấy. Lại tiếp tục suy nghĩ nữa. Có phải đã trồng được căn lành và bây giờ đã thành tựu; nên thác sanh vào xứ nào tốt đẹp chăng và quan sát ở chư Thiên và thấy Thầy mình sanh vào cõi Trời Tứ Thiên Vương. Lúc bấy giờ Tôn Giả liền đến nơi kia an ủi hỏi han mà nói rằng: “Con nghe ở cõi Trời nầy tuy làm những việc lành và kiên trì tịnh giới thì đầu tiên sẽ được sanh. Còn Thầy đã tích chứa được gì mà có thể đến nơi đây ?”.
Lúc bấy giờ Thiên Tử trả lời Tôn Giả rằng: Ta ngày xưa đã trải qua việc làm chủ chùa (Trụ Trì), ngu si làm việc ác, chẳng hề phát lồ sám hối; cho nên khi mạng chung chỉ chí thành nhớ nghĩ đến Phật Pháp Tăng là chỗ ta nương về. Do nhơn duyên lực nhớ nghĩ đến Tam Bảo nầy mà được căn lành ấy; nên mới được sanh tại nơi đây. Lúc bây giờ Tôn Giả kia nghe nói như thế rồi tâm thật vui vẻ, được điều chưa từng có. Liền đối trước Trời, Người; kẻ học và vô học và ở trong Đại Chúng xướng lên 3 lần tán thán tốt đẹp. Những việc như vậy đều nhờ vào lực của Phật Pháp Tăng; công đức thật khó nghĩ bàn, hay làm tiêu tan những sự khổ sở nơi các địa ngục; hay vì loài hữu tình trồng nhiều căn lành, đoạn trừ phiền não, cắt đứt lưới nghi; cứu cánh có thể đến Bồ Đề bỉ ngạn. Những bậc trí thường siêng năng tinh tấn thanh tịnh thân khẩu ý, tu trì thí giới định. Điều nầy có thể báo đền được ân đức to lớn của Đức Phật. Rồi những chúng sanh tánh dục mỗi khác, dần dần làm cho tu đầy đủ ba loại hạnh; hoặc vui với việc thọ dụng ngũ dục. Cho nên Đức Thế Tôn phương tiện, thường trì tịnh giới; hoặc vui với giải thoát xa rời khổ ải. Đức Thế Tôn phương tiện làm cho thực tập thiền định. Cho nên Đức Thế Tôn nói về 3 hạnh nầy; tên gọi là Phước Cái; nên phải phụng hành. Giống như hai con quỷ cạnh tranh 3 đồ vật. Đó là cái hòm nhỏ, chiếc giày và cây cầu độc nhất. Hai bên giao tranh với nhau và cãi nhau lớn tiếng. Ở nơi ấy có một ông Bà La Môn rất là ngay thẳng, có thể giải quyết việc nầy. Hai con quỷ cầm đồ vật cùng nhau đi đến nơi ấy và chắp tay bạch rằng:
Đại Bà La Môn! Ông hãy vì chúng tôi mà giải quyết cho việc nầy.
Bà La Môn trả lời rằng: Hãy nói cho ta nghe, vì sao lại tranh nhau và từ xa đến đây để cầu giải quyết?
Hai con quỷ thưa rằng: Việc nầy chẳng phải là việc nhỏ, thật là khó nói. Ông hãy xem cái hòm nầy có thể biến hiện tùy theo muốn việc gì, tất cả đều từ trong ấy mà ra. Còn đôi giày kia, người mù mang vào thì có thể đi đến Trời để hưởng những sự diệu lạc. Lại còn chiếc cầu độc nhất kia có thể giúp cho hàng phục tất cả những oán thù và làm cho tất cả đều thối lui. Lúc ấy vị Bà La Môn nghe điều kia rồi liền ra lệnh cho hai con quỷ lui về một bên và nói: Ta sẽ vì các ngươi mà suy nghĩ giải quyết tốt việc nầy để phân chia ba vật nầy; mỗi bên đều bình đẳng. Vị Bà La Môn kia liền mang đôi giày và lấy chiếc cầu cũng như cái hòm rồi bay lên hư không. Hai con quỷ thấy vậy rất hối tiếc về việc cho biết rõ về 3 vật kia, mà ông ta bây giờ sở hữu.
Trong thí dụ nầy bây giờ nên lành phân biệt. Bố thí giống như cái rương, sẽ được như ý. Trì giới giống như đôi giày, có thể sanh lên cõi Trời được. Thiền định giống như chiếc cầu, có thể hàng phục chúng ma. Nhơn đây mà Đức Thế Tôn gọi là thí, giới, định và Phương Tiện nhiếp thọ Phước Cái Chánh Hạnh.
Đối lại việc nầy lại có 3 ác hạnh. Đó là keo kiệt, phá giới và tán loạn sẽ sanh ra những điều sai quấy. Đó chính là cái gốc làm cho bị luân hồi vào cõi ác. Phá hoại thí, giới, thiền định công đức. Cho nên Đức Thế Tôn đã hiển thị ra các việc keo kiệt bỏn xẻn giống như đồ dơ nhớp, ô nhiễm hữu tình, thường chẳng như ý. Như vâỵ kẻ keo kiệt chỉ tích tụ của cải quý báu mà chẳng bố thí trí huệ thì cũng giống như con bồ câu đứng ở trên hoa sen. Đối với cha mẹ chẳng chu cấp cung phụng. Thân thuộc gặp nhau, lại tìm cách bỏ đi nơi khác. Chẳng tin lời lành; chẳng vui kinh pháp. Nương vào sự giàu có, chẳng để ý đến sự khó nhọc của người khác. Giống như con voi say, tánh tình thật khó điều phục. Lại như con rắn độc, con người chẳng muốn nhìn. Người lành thấy rồi, tất cả đều xa rời. Đối với việc phước báu kia chẳng vui theo đó mà tùy hỷ, thấy rồi dẫn dụ, tâm tất sanh lo. Như cây khô bờ giếng mà muốn có nước. Dẫu cho có than thở, con người chẳng thể nghe được. Dẫu cho có đến đó cũng chẳng nói được. Ở trong Đại chúng giống như người si, trải qua 4 đường, giống như nước tiểu hôi thối. Kẻ ngu si kia tuy ở thế gian mà chẳng thể xa lìa các loại xấu xa. Chẳng thể hộ trì những công đức lành; chẳng thể trồng được những hạt giống thiện. Như vậy người keo kiệt tạo ra cái nhơn nghèo nàn. Hiện tại tuy giàu có, mà chẳng thể thọ dụng được. Người ở dưới có yêu cầu thì chẳng đoái hoài đến. Nên biết người nầy như rừng Hộ Đà mà người thế gian chẳng ai vui ở nơi ấy. Do nhơn duyên keo kiệt nầy mà như trong kinh Đại Danh Trưởng Giả đã nói.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn trụ ở thành Xá Vệ, nơi vườn của ông Cấp Cô Độc và cây của Thái Tử Kỳ Đà. Lúc bấy giờ ở trong thành kia có một vị Đại Trưởng Giả tên gọi là Đại Danh; thật giàu có nhưng chẳng có con và đột ngột mất đi. Lúc bấy giờ Đại Vương Thắng Quân của nước Kiều Tất La nghe việc nầy rồi liền đến nơi nhà của Trưởng Giả. Nhà vua đã cho tịch thu hết tất cả của cải trong kho cũng như những tài sản khác. Tất cả đều được giao cho các vị quan coi ngó. Việc xong đâu đó lên xa giá trở về. Đoạn đến trước Đức Thế Tôn và đầu mặt lễ chân Đức Phật, rồi ngồi sang một bên.
Phật bảo rằng: Nầy Đại Vương! Tại sao đất bụi đầy mình và đến đây có việc gì?
Nhà vua đã bạch lên Đức Thế tôn việc như trên.
Phật bảo: Nầy Đại Vương! Vị Trưởng Giả kia giàu có của cải bao nhiêu ?
Vua thưa: Nhà nầy thật là quá giàu, có nhiều của cải tài sản, vàng bạc trân bảo kho chứa đầy vật. Mỗi thứ đều có vô lượng trăm ngàn Cu Ti. Giàu có như thế chẳng ai sánh bằng; nhưng ông ta ăn uống tiêu xài thì rất bỏn xẻn; áo chỉ một mảnh nơi thân và rách nát. Khi đi thì dùng xe xấu tệ dùng lá để che lên trên. Phàm khi ăn uống thì cho đóng cửa lại. Cả ngày bụng đói, ăn chưa bao giờ no. Giả sử nếu có Sa Môn hay Bà La Môn đến khất thực và dẫu cho họ đến từ đường xa như những người muốn học làm nghề v.v... những người nầy chỉ đến xin làm để được ăn uống thì cũng chẳng có một người nào được hứa hẹn một điều gì cả.
Lúc bấy giờ Đại Vương Thắng Quân lại bạch Phật rằng: Kính bạch Đức Thế Tôn! Nguyện vì con mà nói về vị Đại Danh Trưởng Giả nầy! Có phải vì keo kiệt quá nhiều nên bị quả báo ấy và khiến cho ai nghe đến tên ông ta thì sẽ được rõ biết.
Phật bảo: Nầy Đại Vương! Như vị Trưởng Giả nầy tuy là giàu có; nhưng chẳng phụng thờ tôn thân, cũng chẳng dùng riêng cho mình và đối với phước điền to lớn ấy lại chẳng ưa bố thí. Dẫu cho bằng hữu quyến thuộc cũng chưa nhờ được gì. Nô tỳ hay kẻ giúp việc và kể cả mọi người đều lìa bỏ. Nên phải biết người nầy tuy ở nơi giàu có; nhưng do sự keo kiệt, mà chẳng xứng đáng. Như trong đồ bất tịnh lại mọc hoa sen. Như trong vườn rừng tốt đẹp lại có thú dữ. Như trong đồ ăn ngon lại có thuốc độc. Như Ma Ni bảo châu lại ở nơi trơ trọi. Như trái cây ngọt ngào lại trồng ở chỗ thật cao. Như đất đai sạch sẽ lại thấm những phẩn uế. Như chứa độc dược mà muốn kéo dài đời sống. Như người mang thai mà tự xưng là phạm hạnh. Như người nhiều sân hận mà muốn người khác thương kính mình. Như kẻ điêu ngoa mà xưng là luận nghị giỏi. Nói như đứa trẻ dại khờ, chẳng có suy nghĩ. Chẳng phải pháp thì nói là pháp; chẳng lành thì nói là lành và hủy báng đủ loại trong thế gian. Giữ gìn tài sản như thế được gọi là giàu có. Tuy là có đồ quý giá đó; nhưng vật ấy cũng vô ích. Cuối đời lao khổ cũng chẳng có đồng nào. Người đời thấy thế, lại cũng chẳng rõ tường tận và ngay cả bạn hữu gặp qua cũng chẳng muốn đến thăm viếng. Người keo kiệt như đây hay làm toàn những chuyện dở xấu, như bầy diều hâu đậu nơi rừng lạnh. Do tiền của kia mà tự tạo ra sự trói buộc; chẳng rõ biết thọ mệnh. Như núi lỡ dốc. Chẳng nhớ nghĩ đến sự vô thường. Khi sự lo lắng đến thì chỉ trong một sát na, buồn mất mạng mình. Nên phải biết rõ về của cải giàu có lại chẳng ở lại dài lâu, giống như tai voi, chẳng bao giờ dừng nghỉ. Đối với pháp sư chẳng siêng hỏi han và tán thán về hạnh bố thí, tâm chẳng tin vui. Thấy ai đến hóa đạo thì núp như chuột, chạy cho khỏi chỗ. Giả sử như có người thấy thì giả lả chẳng biết nhục. Như vậy kẻ ngu phu tuy có nhiều tài sản; nhưng cũng như người trong mộng chẳng có gì khác. Cho đến việc tham chứa bỏn xẻn, chôn cất trong đất. Khi gặp bệnh khổ, chẳng cầu được thuốc hay, khi nghe mời Thầy thuốc đến thì tâm sanh lo rầu. Do bịnh nhiễm nặng khổ sở rồi bị mạng chung. Người ta nghe việc chết nầy chẳng có gì đáng xưng tụng. Tất cả thân phận rồi cũng tiêu hoại, khó cận kề. Lửa đốt cháy lên, khói hôi tỏa khắp, tụ thành đám khói, rồi gió thổi đi. Nên biết người nầy nhứt định rơi vào đường dữ; ở nơi địa ngục, thọ đủ thứ khổ. Từ địa ngục ra, sanh làm ngạ quỷ, thân hình ốm tong, mình trần đen đúa; thường hay bị lửa đốt thiêu cháy, thân thể tiêu tan. Hai mắt hõm sâu như một cái hố; bụng thì thật là lớn; cổ như cây kim. Trải qua nhiều kiếp chẳng thể ăn uống được, da xương liền nhau, chẳng thể đứng vững. Thường ăn đồ dơ cho đến khi chết, đồ dơ, môi khô chẳng sanh nhàm chán. Nếu thấy đàm dãi lại tranh đoạt nhau; hoặc được một ít, ăn nhiều lo lắng. Rồi sanh ra ăn tiệt các loài khoán giả hay cây cỏ nơi biển. Có quỉ kia chẳng hề nghe đến danh từ nước, thân lại to lớn, giống như hòn núi; gió mạnh thổi đến, giao động thành tiếng. Các loài chim chóc bay đến đậu trên ấy; hoặc mổ, hoặc xé. Chịu những khổ não. Từ đây được ra sanh vào loài quỷ, cho đến Dạ Xoa, La Sát Bà, Tốt Xá Giá, Bộ Đa, Cưu Bàn Trà, Bố Đơn Na, Yết Sất Bố Đơn Na, Di Kiền Na, Ôn Ma Na v.v... Giả sử nếu được làm người thì thân hình hôi thối, da thịt đen đúa, giống như màu da cây, các căn khó nhìn. Mắt chẳng sáng tỏ, tham lam đói khát; lấy cái ăn làm chính. Thường hay dùng đá, gậy để đoạt của người. Hoặc được chút ít chẳng ăn uống an ổn. Hoặc sanh ra trùng rúc ở dưới chân. Khi mưa gió lạnh nóng làm cho khổ sở. Muỗi mòng và các trùng khác đến chích cho đau đớn, suốt đời chẳng có niềm vui và nghe đến việc lành. Như vậy những ác báo thật là đáng sợ. Đây là hạnh nguyện của những người keo kiệt. Như trong kinh mà Tôn Giả hỏi được kể lại rằng:
Lúc bấy giờ Đức Phật đang ở tại thành Vương Xá thuộc vườn trúc Ca Lan Đà. Lúc ấy ở trong thành có con của một vị Trưởng Giả thường hay đến chỗ Phật vui nghe Phật Pháp, phát tâm tín nhận thanh tịnh muốn xin xuất gia. Liền đó thưa với mẹ rằng:
Nguyện mẹ vì con mà cho con xuất gia tu theo Phật Pháp.
Bà mẹ nói rằng: Bây giờ chỉ có một mình con là con trai còn ta thì đã già và khi nào chết rồi thì con tự ý.
Người con nghe dạy điều nầy rồi siêng năng nỗ lực làm việc để có được tiền của và nuôi dưỡng mẹ và mong rằng mẹ mình vui nhận để chi dùng. Nếu có dư dả thì làm phước bố thí. Khi người mẹ có của rồi lại chẳng bố thí mà càng muốn tích chứa cho nhiều nữa và chôn giấu nhiều nơi; hoặc có vị Sa Môn đến khất thực còn lấy tay xua đuổi và bảo rằng quỷ đã đến. Người con nghe vậy chẳng vui và bảo rằng mẹ ta ăn thì ít mà vì sao lại chẳng bố thí lại hay siêng năng dối trá như vậy. Chẳng bao lâu bà mẹ mệnh chung. Lúc ấy con của vị Trưởng Giả mới bố thí cúng dường rộng rãi để hồi hướng cho mẹ và sau đó bỏ nhà đi xuất gia. Siêng năng tinh tấn vui nghe chánh pháp. Như lý suy nghĩ, thành tựu các căn lực đạt được các việc làm hữu vi, ngộ được pháp sanh diệt, dứt được luân hồi ra khỏi ngũ thú, phá được màn vô minh, lìa khỏi 3 cõi tham. Khi thấy vàng bạc giống như thấy ngói gạch; chẳng có gì trói buộc vào thân, chẳng sanh ái si và tâm nầy bình đẳng, giống như hư không, quyết định xa lìa tất cả những phiền não. Chứng được quả A La Hán trong hiện tại. Các vị Đại Phạm Thiên Vương và chư Thiên Đế Thích đều tôn trọng cúng dường, ca ngợi tán thán.
Lúc bấy giờ ở trong một thảo am bên bờ sông Hằng Hà để tu tập thiền định. Đoạn có một con quỷ đến đứng phía trước thân hình đen đúa lõa lồ, giống như một cành cây khô, đầu tóc bờm xờm, bụng to đầu nhỏ, tay chân nóng hực như lửa rồi phát ra tiếng tru tréo. Tôn Giả hỏi rằng:
Ngươi là ai vậy ?
Quỷ trả lời rằng: Ta chính là mẹ của ngươi đây. Sau khi chết đi trải qua 25 năm bị đọa vào ngạ quỷ, thọ nhiều sự đói khát cực khổ, chẳng nghe được việc ăn uống, kể cả danh từ của nước nữa. Giả sử thấy được sông lớn thì tự nhiên đốt cháy như củi khô. Nếu có thấy rừng rậm, khi đến đó lại chẳng có gì. Cho đến trong mỗi sát na, chẳng có một niềm an lạc nào. Kính mong Tôn Giả cứu giúp cho mẹ, nguyện nương nơi nầy để sống, cầu được một ít nước để uống.
Khi Tôn Giả nghe qua rồi khóc thương thảm thiết và nhớ nghĩ lại lúc xưa khi còn sanh tiền, mẹ chẳng tu phước; nên khi chết bị đọa vào đường ác. Nay thì phải phát tâm chí thành để sám hối và tạ lỗi những lỗi lầm về trước cho mẹ.
Quỷ nói: Ta vì keo kiệt dơ bẩn làm che khuất tâm nầy, đối với những phước điền, chưa hề bố thí một chút gì cả. Ngày xưa làm chủ rất nhiều của cải và chôn cất trong vườn nhà không biết bao nhiêu thứ. Tôn Giả hãy vì ta mau mau đến đào những vật ấy lên rồi bố thí rộng rãi cho ta. Bố thí đồ ăn uống cho Sa Môn, Bà La Môn và thí cho những người nghèo khó. Cúng dường chư Phật và hiền thánh tăng và nên đọc tên ta lên để được phát lồ sám hối; nguyện vì thân ta được mau thoát khỏi sự khổ nầy.
Khi Tôn Giả nghe nói như thế rồi nghĩ rằng: Nếu quả là như thế thì tức khắc phải sám hối để tội kia được tiêu diệt.
Quỷ nói: Ta do thân trước chẳng biết xấu hổ; nên phải bị lõa lồ, không thể khác hơn được.
Tôn Giả nói rằng: Nếu đã tạo tội rồi, tâm chẳng nhớ lại thì nghiệp kia quyết định có thể phát lồ, tội chẳng tăng trưởng. Bây giờ nếu phát tâm, có thể ở được nơi đây.
Sau đó Tôn Giả mời gọi thân quyến trở về lại ngôi nhà xưa và đào những vật chôn cất tại đó lên; như bà ta đã chỉ bảo để làm việc bố thí. Những loại nào tốt đẹp thì đem cúng dường Tam Bảo và Bà La Môn. Còn những người đi xin ăn thì cho họ đầy đủ.
Liền lúc ấy mẹ của Tôn Giả đứng ở một bên thấy vô số người tụ tập ở đó; nên sanh tâm xấu hổ, nước mắt chảy dầm dề và khóc lớn lên, kính mong Đức Thế Tôn xót thương mà cứu độ.
Sau đó chính Tôn Giả ngũ thể đầu địa, lớn tiếng vì mẹ mà xưng tên của bà, nguyện nhờ việc lành nầy mà sớm được giải thoát.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dùng phương tiện và uy thần gia trì cũng như thuyết pháp. Cùng lúc ấy có trăm ngàn chúng sanh nghe pháp giải ngộ, đều thấy được điều chơn thật. Ngạ quỷ được lìa khổ sau đó chết đi. Tiếp theo Tôn Giả lại nhập định để quán chiếu, lại thấy mẹ mình bị sinh vào ngạ quỷ giàu có trở lại, rồi liền đến chỗ nầy để nghe nói về nguyên nhơn đời trước, làm cho phát tâm, siêng làm việc bố thí. Nay phải tu phước để cầu ra khỏi khổ. Quỷ nghe như vậy rồi liền suy nghĩ kỹ và nói rằng:
Thưa Tôn Giả! Mẹ chẳng thể bố thí. Khi Tôn Giả nghe như vậy sửng sốt và nói rằng: Bà thật là ngu si! Sự keo kiệt đã huân tập giống như trong hiện tại, chẳng rõ nghiệp quả tối tăm như thế, khắp nơi đều bủa vây, quỷ thú quá ác, tại sao mẹ lại chẳng sợ hãi, đủ loại phương tiện, khổ ấy hết rồi dần dần sẽ được tốt đẹp. Có 2 hào màu trắng. Tôn Giả thọ nhận rồi, liền đem cúng cho chúng Tăng, chưa trao cho ai gì cả, thì một vị Tỳ Kheo lấy đi và quỷ thì thường hay chẳng muốn buông xả; nên trong đêm tối ấy lấy cất giấu đi. Khi vị Tỳ Kheo nầy mất vật rồi liền đến hỏi Tôn Giả và Tôn Giả suy nghĩ. Đây không phải là của người, và ta sẽ đến lấy lại; rồi đi đến chỗ quỷ kia, quả nhiên lấy lại được 2 hào nầy. Như vậy vật đã bị ăn cắp đến lần thứ 3 và lại lấy lại được như lúc ban đầu. Cầm đồng tiền ấy, tâm vị Tỳ Kheo sanh lo; nên lại chặt ra nhiều mảnh và phân tán cho chúng Tăng; mỗi mỗi đều có phần; hoặc dùng bị để đựng. Quỷ kia lại đến, ăn cắp bị ấy mà đi.
Phật bảo: Hãy biết rằng tâm keo kiệt đã sai trái quá nhiều. Do sự ràng buộc kia mà luôn bị đọa vào ác thú. Cho nên ta nay phương tiện hiển thị, làm cho các loài hữu tình đoạn trừ sự keo kiệt dơ bẩn. Vui tu thí nghiệp thanh tịnh rộng rãi to lớn. Đây được gọi là nhiếp thọ bố thí Phước Cái Chánh Hạnh. Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển 6
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.22.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.