"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lại nữa sao gọi là ưu ? – Nghĩa là các loài hữu tình do sự tham dục chưa khỏi chỗ lo ngại. Giống như mãnh thú bị lửa vây đốt. Như cát ở dưới nước mà đem để trên đất. Như vào biển lớn mà thuyền bè bị hư hại; tâm tư lo rầu, sợ phải bỏ mất thân mạng nầy. Như một ít nước mà rưới lên hòn sắt nóng. Sắp vào cửa tử, mạng sống chẳng còn bao lâu. Giống như trong lò nấu đậu, đầy khói bốc lên, vì củi khô càng nhiều. Người thế gian kia ở nơi nhà cửa lo lắng bức thiết, các căn suy sụp, tâm chẳng an ổn; giống như đồ đất để gần lửa nung, biết chẳng dài lâu, sẽ vì đó mà tan hoại.
Sao lại gọi là bi ? – Nghĩa là các loài hữu tình trước đó có những của cải quý giá, chẳng thể giữ lại, thân lại lo lắng, vì tham là khổ. Thân hình lõa lồ, dung nhan tiều tụy, cuống cổ khô khan, lời nói gián đoạn. Nghĩ xưa giàu có, mà chẳng thể có lại được.
Còn khổ có nghĩa là gì vậy ? – Nghĩa là các loài hữu tình tạo ra những hành vi phi pháp, thân tiếp cận với pháp luật, dao gậy độc dược; hoặc vì kẻ chẳng phải người sai sử giết hại, cho đến mất mạng, thọ nhận những điều độc hại.
Não nghĩa là gì ? – Nghĩa là các loài hữu tình nói lời ác càng ngày càng gia tăng như mũi tên độc, các căn ưu phiền mất đi sự vui vẻ.
Sao gọi là cầu bất đắc khổ ? – Các loài hữu tình vui tập chánh pháp, nhưng chẳng thể nhập vào giải, thân tâm lao khổ; hoặc do buông lung, cầu nhiều nhưng chẳng toại ý; phát sanh ra nhiệt não. Vô dục vô cầu, tâm tự nhiên an ổn.
Sao gọi là ái biệt ly khổ ? – Nghĩa là chỗ vui với thân quyến và bạn bè, hòa hiệp vui vẻ rồi lại chia ly. Tâm hay luyến ái; nên sanh khổ não.
Sao gọi là oán tắn hội khổ ? – Nghĩa là chúng hữu tình kia vui đắm tham dục, cầu nhiều tài lợi, cùng nhau cạnh tranh xâm phạm với nhau mà kết thành oán giận. Hoặc vì mẹ con ân ái ràng buộc giống như gông cùm, chẳng thể tự tại. Nên nhớ rằng nữ sắc làm cho người khác bị loạn cảm. Lời nói mềm mỏng như hoa Câu Mâu Na mà kẻ ngu dại thì chỉ thấy phần trang sức, chứ chẳng biết đến gông cùm lâu dài. Như Tiên Kiều Đáp Ma cho đến chư Thiên đắm nhiễm dục lạc; như rơm gần lửa, tất sẽ bị cháy. Cho nên các Tỳ Kheo thường phải xa lìa; nếu cứ gần gũi với dục lạc kia thì là khổ sở lắm. Tất cả thế gian chư Thiên và loài người, tất cả đều do lửa dục mà bức bách bủa vây. Hiện tại bị nhiều loại khổ. Còn khi chết sẽ đọa vào đường ác. Trong 13 loại ngọn lửa lớn kia thiêu đốt chung quanh. Phật và chúng sanh trong thế gian như ông cha lành, thương xót họ mà nói kinh nầy. Đó là địa ngục có 13 loại. Một là Đẳng Hoạt; hai là Hắc Thằng; ba là Chúng Hợp; bốn là Hiệu Khiếu; năm là Đại Hiệu Khiếu; sáu là Thiên Khiếu; bảy là Cựu Thiên Khiếu; tám là Vô Gián; chín là Đường Ối; mười là Niếu Phẩn, muời một là Phong Dao; mười hai là Kiếm Thụ; muời ba là Hôi Hà. Các địa ngục như vậy gồm toàn những hiểm nạn, rất nhiều khổ não. Ở trong ấy có vô số chúng hữu tình tạo các nghiệp ác; khi mạng chung thì bị vào đó để thọ những loại khổ kia, để cho những ngục tốt trừng trị những tội lỗi. Dùng hòn sắt nóng đánh đập tàn nhẫn, hình thể bầm giập, ra máu khắp thân. Tất cả gân cốt đều bị đốt cháy. Lại trói hai chân cho vào hầm lửa và treo hai tay lên; tiếng ác kêu réo. Ngục tốt tra khảo nơi Diệm Ma kia thật là cực ác khó nói hết. Những người thọ tội, thấy thế sợ hãi; hoặc bỏ chạy trở lại trong ngục thiêu nướng. Da thịt xương gân, dưới chân bị đốt cháy. Do nghiệp ác cho nên bị chết đi sống lại.
Lại có địa ngục hầm phẩn dãi to lớn, hôi thối chẳng thể tả xiết. Có nhiều trùng; tên gọi Cô Noa Ba, qua lại trong ấy, rúc rỉa chân của tội nhơn cho đến khi tận thịt xương và lấy tủy để ăn. Lại có vô số kiếm đao thòng xuống lần lượt để chém chặt. Rồi chạy theo con đường của người bị tội mà chém vào chân. Lại có gió mạnh thổi ở bên trên, tạt vào làm khổ. Vào rừng đao kiếm có vô số kiếm bén, từ trên không đưa xuống, chặt đứt thân nầy; chẳng có gì là chẳng cắt đứt.
Lại có sông lớn đầy toàn chất tro, chìm nổi sôi sục; nấu nhừ tội nhơn. Ở hai bên bờ có những ngục tốt cầm cả chỉa ba đến lui dọa nạt. Những nỗi khổ như thế chịu khổ vô cùng không bao giờ dứt. Lại chứa những bầy chuột như cá chìm xuống dưới bùn. Rồi bị lưỡi câu xỏ vào nơi miệng. Vòng lưới nóng bỏng toàn là chất lửa. Lửa lớn thiêu đốt mạnh mẽ vô cùng. Lại có hòn sắt, đánh cho miệng mở. Rồi lấy nước đồng rót vào trong ấy. Hoặc lấy hòn sắt nóng cho vào trong miệng khiến môi khô cháy nám cháy lưỡi, cổ, răng nướu. Tất cả đều bị nướng cháy. Từ cổ trở xuống tất cả đều bị cháy bỏng. Lại có hai hòn đá kẹp sát vào thân từ đầu đến chân khó thể chạy được. Ngục tốt bạo ác giống như voi say, giận tóc gáy dựng lên. Bốn bề toàn là lửa bao vây người tội ấy. Nằm trên giường sắt nóng, các song sắt đều nóng, lửa đốt tứ bề; chỉ nghe toàn là tiếng tru tréo. Lại có 4 ngọn núi từ trên không sà xuống đánh vào tội nhơn, cả thân hình đều tan nát, muốn rơi xuống đất chạy trốn cho rồi. Lại có những ngục tốt giống như người say cầm đao kiếm búa quay thành vòng tròn, tên bắn chung quanh, gậy sắt cháy bỏng, đủ loại dụng cụ gây khổ như vậy khảo tra tội nhơn. Lại có cả trăm ngàn ngọn lửa đốt cháy mạnh từ bốn phương thổi đến. Gọp lại nơi thân đốt như đốt gỗ, tất cả đều cháy rụi. Lại có đao kiếm dùng để cắt lưỡi, hoặc thái hoặc chẻ ra làm trăm ngàn phần, làm cho cả tứ chi đều bị như vậy. Giống như mây trôi; rồi cho tội nhơn vào trong thành nung cháy ấy, dùng lửa đốt cháy bốn bề. Rồi nước nóng chảy ra, trên dưới nổi trôi giống như nấu đậu. Thân thể phình lên, da thịt tiêu hết, chỉ còn có xương, mò mẩm trên đất. Gió nghiệp thổi đến làm cho tỉnh lại như cũ. Như thế các loại khổ thật là đáng sợ. Người nào rơi xuống địa ngục nầy thì chẳng thể ngừng nghỉ.
Lại có địa ngục băng gió to lớn, có đầy tuyết đóng. Nó cao như núi. Toàn là giá lạnh, gió thổi liên tục. Lại có hang sâu kết thành băng trắng, trông như các loại thủy tinh tạo thành. Có những ngục tốt rà sát tội nhơn kia, cho đến khi cho vào đó. Lạnh khổ bức thiết, phát ra tiếng kêu bi ai. Lại có hai cái chày, giã rất đều nhịp, giã cho thân nầy nát tan ra, rồi trở lại như cũ nhờ gió nghiệp thổi đến như trước chẳng khác. Thọ khổ một thời gian lâu, nghiệp hết mới ra khỏi. Những loài hữu tình ấy đều do nhân duyên nhiễm huệ tà dục; cho nên thân kia bị đắm trước chẳng thể bỏ được; sự tham lam ấy làm cho vui ít, mà lại thọ quả báo thật nhiều. Cho nên Đức Thế Tôn mới thương xót sâu xa những chúng sanh như thế mà khởi tâm đại bi để nói kinh nầy.
Nầy các Tỳ Kheo! Trong thế gian có đủ nhiều loại nhơn khổ như vậy do sự sanh làm căn bản. Nếu không có duyên sanh ra thì luân hồi liền tắt. Hà huống là vị lai với vô lượng lần sanh là khổ. Do có sanh cho nên có sắc uẩn. Do sắc cuẩn cho nên mới có thọ uẩn. Do thọ uẩn cho nên mới có tưởng uẩn. Do tưởng uẩn cho nên mới có hành uẩn. Do hành uẩn cho nên mới có thức uẩn. Như vậy lần lượt liên tục khởi lên rồi tăng trưởng sự khổ sở vậy. Sự luân chuyển không cùng. Giống như đám ăn trộm vào trong làng xóm tìm bắt phá phách, làm cho não loạn lê dân. Đây là ngũ uẩn, nương vào thành của thức kia mà sanh ra những phiền não, làm cho tổn hại các căn.
Lại nữa lão, bệnh, tử đối với thế gian thì vì niềm vui mà làm tổn hại; nên thật khó yêu, như 3 loại oan gia thường hay theo sát. Một là hay cầu cho nhiều; hai là làm cho sa vào chỗ hiểm nạn; ba là khiến cho thân mệnh nầy đứt lìa. Cho nên các Tỳ Kheo! Thường nên tu tập phước cái chánh hạnh, thọ trì kinh điển, như thuyết tu hành. Giả sử già bệnh chết có vây chặt thì chẳng sanh ra sợ hãi. Với những đường ác liền qua khỏi được. Đây chính là bậc Đại Trượng Phu. Vì lợi ích cho đời sau; giống như lửa trong hoa sen là điều hy hữu, liền làm cho an trụ nơi tịch tịnh diệu lạc. Nầy các Tỳ Kheo! Cái phước của thể tánh kia hiển bày rõ ràng từ nhơn cho đến quả. Tất cả đều ái lạc. Cho đến phát sanh ra các pháp lành vô lậu. Thân, ngữ, ý nghiệp đều được thanh tịnh, ở vào bất thối chuyển, được ở trong đạo, như trăng mùa thu phóng ra ánh sáng tròn đủ, mà tất cả thế gian được hàm triêm lợi lạc. Đây là nhờ sự cho rộng rãi, không có giới hạn. Những người đến xin tùy theo đó mà cung cấp, làm cho các loài hữu tình tâm sanh vui vẻ. Như vị tướng chiến thắng, tâm thật mừng vui, như nương vào vua hiền, an ổn để ở. Giống như biển lớn dung nạp các sông ngòi: giống như núi Di Lô ở yên chẳng động. Tất cả chúng sanh, xem như cha mẹ, cúng dường cung kính cho tất cả thế gian, liền được niềm vui đệ nhứt thù thắng. Bạn bè gần xa liền xưng tán. Tất cả chỗ mong cầu đều được thành tựu. Cứu cánh ra khỏi luân hồi khổ ải. Cái nghĩa nầy đã làm sáng tỏ cho tự tánh của phước báu; giống như đồ bằng vàng, cứng chắc dễ mến. Vì là chỗ tốt đẹp bậc nhứt để cho chúng sanh nương vào; nên không có tự tánh của phước báu thì chẳng thể mến ưa được; giống như cái bình bằng đất sẽ dễ bị hoại, làm cho chúng sanh lưu chuyển vào đường ác. Như cái lọng để che cuộc đời, mà có người cầm giữ, thì bốn phương qua lại cũng đỡ được chỗ nóng thiêu đốt. Tốt đẹp dường ấy, đừng cho mất đi. Như vậy nên giữ gìn Phước Cái Chánh Hạnh sẽ không bị sanh vào chỗ nhiệt não và bị địa ngục lửa thiêu đốt. Những việc lành đã thành tựu thì nên giữ đừng cho hoại đi. Như trong thành Xá Vệ có một Nữ Trưởng Giả cùng với người con trai trong tộc mình kết thành vợ chồng, rồi sanh ra một đứa con trai, phí dụng, ngày càng sầu lo; nên mới nói với vợ rằng: Ta sẽ đi nơi khác để làm việc. Còn ngươi nên chăm sóc thương yêu con mình. Trải qua ngày tháng chờ chồng mãi chưa thấy về. Còn đứa con thì ngày càng lớn lại thêm buông lung đã cùng với những đứa con gái khác đắm đuối yêu mến. Đứa con gái kia muốn có đồ tốt trang sức cài tóc và bà mẹ sau nầy rõ biết việc nầy; nên nói lời diệu ngọt để giáo hóa sám hối và nói rằng: Con ta chẳng muốn vui với việc kia. Hãy tự lo thân; chẳng tội tình gì làm cho ta phải lo. Càng ngày càng bị kiểm tra thì đứa con trai chẳng tuân lệnh mà ra đi, ban đêm bị ngủ ngoài ngõ và bà làm cho một chiếc giường. Đứa con trai ấy trong một đêm nọ tham dục thiêu đốt nên mới ngồi dậy, như việc chẳng dừng nói với mẹ mở cửa để muốn qua lại nhà cô kia cho tiện lợi. Bà mẹ nói với con trai rằng: Việc nầy quá lắm, chẳng nên ra đi. Vì mẹ nghiêm cấm nên tâm dục lại tăng lên và nảy ra ác ý liền hại mẹ mình. Sau khi tạo ra tội rồi, tâm lại lo lắng, đến một chùa kia thưa rằng:
Đại Đức! Tôi muốn xuất gia, nguyện giúp đỡ cho! Lúc ấy vị Tỳ Kheo kia chẳng xem xét lý do vì sao mà đến, liền cho cạo đầu cho làm Tỳ Kheo. Cho đi qua nước xa khác, siêng năng tinh tấn kiên trì tịnh giới, tu tập thiền định, vui tụng kinh điển. Có một vị Trưởng Giả nọ thấy vị Tỳ Kheo nầy đầy đủ đức hạnh nên mới sanh tâm cúng dường và tạo lập chùa viện cho vị nầy làm chủ. Tám phương chúng tăng đều đến nương ở. Lúc bấy giờ vị Tỳ Kheo nầy vì chúng tuyên nói kinh điển Đại Thừa, lại làm cho sự tu tập tương ưng với Thiền quán. Cung cấp tứ sự, chẳng thiếu thứ gì. Lúc ấy Đại chúng siêng tu tinh tấn, dần dần chứng quả A La Hán, mà vị Tỳ Kheo nầy sau đó bị bịnh khổ cần có thuốc hay, mà bịnh lại chuyển nặng, rồi mới triệu tập chúng tăng lại nói lời sám hối tạ lỗi rằng: Tuy ta làm chủ nhưng khinh mạng đức chúng của các đệ tử. Sự não loạn cũng như thế, duy nguyện đại chúng lấy lòng từ mà làm cho ta được vui lây. Kẻ bình thường cũng rõ biết; người cao cả cũng phải rơi rụng. Có hợp thời có ly; có sanh tất có diệt. Nói như vậy rồi liền an nhiên mệnh chung.
Lúc ấy Đại chúng cùng các Đệ tử cùng chung lo việc, tạo dựng phước báu; nên nói với nhau rằng: Thầy chúng ta vừa thị tịch chưa rõ thần thức sẽ sanh về đâu? Trong đệ tử ấy có vị đã chứng được Thánh quả; nên nhập vào định quán, đầu tiên xem trong cõi trời rồi cõi người cho đến cõi ngạ quỷ súc sanh đều chẳng thấy gì. Sau đó mới theo dõi xem xét ở các địa ngục và rõ biết rằng Thầy mình đã bị đọa vào địa ngục vô gián. Đệ tử thấy rồi liền sanh nghi hoặc: “Thầy của ta khi còn tại thế kiên trì tịnh giới, đa văn biện tài, tinh tấn tu hành, chưa hề lười mỏi, nhiếp thọ cung cấp 8 phương Tăng chúng mà vì duyên cớ gì lại bị thọ quả báo nguy kịch như vậy. Lúc ấy vị đệ tử kia lại nhập định mãi để quán xem về nhân duyên đời trước, vì sát hại chính mẹ mình nên bị quả báo nầy, phải đọa vào địa ngục vô gián, lửa đốt cháy mãi để thiêu thân kia. Rồi bị ngục tốt đánh đập đủ loại và bảo rằng: “Ngươi lúc còn ở trên thế gian là đồ vô trí hạ liệt, tạo tội nghịch nầy nên phải thọ báo”. Tức thời ngục tốt liền lấy hòn sắt thật nóng đánh vào đầu, máu ra chẳng dứt, khổ sở chẳng nói hết được. Lúc bấy giờ vị đệ tử A La Hán kia thấy như thế rồi liền vận thần lực từ bi để trừ những khổ não kia. Nhờ thấm nhuần uy đức của pháp mà làm cho nhớ lại đời trước rồi nương vào sự nhớ nghĩ Tam Bảo, tích tụ những căn lành và mệnh ấy liền dứt, sanh vào cõi Trời Dạ Ma cùng với các vị Thiên Tử mới sanh vào đó. Ở tại cõi trời ấy rồi khởi lên 3 loại niệm. Thứ nhất xem lại thân trước mình đã thọ thân sanh vào tộc họ nào ? - Thứ hai ở nơi nào và thân hoại mạng chung ra sao ? - Thứ ba là nhờ tu phước gì mà được sanh lên cõi trời ?
Lúc ấy vị Thiên Tử kia quán như thế rồi liền thấy tự thân mình, trước đã tạo tội nghịch và nhờ vào ân lực của Phật mà được sanh vào cõi trời nầy; nên mới nghĩ rằng: Con nay một lòng chẳng muốn tưởng khác, chỉ cầu thấy Phật để gần gũi cúng dường, để báo ân đức to lớn ấy. Do phước lực của chư Thiên mà tự nhiên có được những loại anh lạc quý báu, trang nghiêm nơi thân nầy. Ở ban đầu của đêm, thân phóng ra ánh sáng rõ ràng chiếu đến vườn Kỳ Đà. Tất cả đều hiển hiện rõ ràng, đến trước nơi Phật, đầu mặt cúi lễ dưới chân Phật và dùng các hoa sen nhiều màu sắc trên cõi trời như hoa Mạn Đà La dùng để cúng dường Phật, chất cao đến đầu gối. Cúng dường xong rồi, đến ngồi một nơi.
Lúc bây giờ Đức Thế Tôn rõ biết tâm trạng của vị Thiên Tử kia nên liền nói Tứ Đế Pháp Luận; nói ba lần như vậy. Khi nghe rồi rõ biết, liền thấy chân lý, chẳng rời chỗ ngồi, chứng vào quả Dự Lưu. Vô lậu kiên cố kim cang trí. Sau khi thân hoại mạng chung, thấy rõ tà mạn như núi. Đó chính là 4 pháp chơn lý nầy. Chẳng kể là Sa Môn hay Bà La Môn,cha mẹ bằng hữu mà vì họ nên có thể nói rõ. Chỉ có Đức Thế Tôn thương xót cho ta, lệ và máu huyết nhiều như biển cả, xương chất thành núi. Đóng những cửa ác, khai mở đường lành, cứu khỏi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, làm cho an lạc ở nơi quả lành của chư thiên và loài người. Lúc ấy Thiên Tử nói bài kệ rằng:
Ta do nhiễm dục quá u mê
Đọa phải vào nơi ngục vô gián
Nhờ ân của Phật được sanh Thiên
Lại được chứng quả của Niết Bàn
Ta do nương tựa vào pháp lành
Vĩnh thoát luân hồi những đường ác
Và những dòng sanh tử vị lai
Liền được bờ giác ngộ tịch tịnh
Ta nay thấy được Đức Mâu Ni
Trăm ngàn lần sanh khó gặp được
Lành khỏi nguyên nhơn sanh lão bịnh
Nên muốn cúng dường rộng thế gian
Cầm những đồ quý đến đây dâng
Chắp tay nhiễu mặt tâm hoan hỷ
Nên ta đảnh lễ Đấng Lưỡng Túc
Hay làm Trời Người sanh giác ngộ. Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh
Hết quyển 5
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.194.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.