Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
[0628b] Lúc ấy, thái tử và năm trăm đồng tử dòng họ Thích vừa tròn mười tuổi. Các em họ của thái tử như: Đề-bà-đạt-đa, Nan-đà, Tôn-đà-la Nan-đà v.v… có người được ba mươi tướng tốt, có người ba mươi mốt tướng, cũng có người đủ ba mươi hai tướng, nhưng không rõ ràng, ai cũng tài giỏi và có sức mạnh phi thường.
Bấy giờ, năm trăm đồng tử như: Đề-bà-đạt-đa… nghe thái tử thông thạo tất cả tài nghệ, tiếng tăm vang khắp mười phương, họ cùng nói với nhau: “Thái tử tuy thông minh trí tuệ, giỏi luận thư, nhưng sức mạnh làm sao hơn chúng ta được?”. Họ muốn cùng thái tử thi thố sức mạnh.
Vua Bạch Tịnh tìm các vị bắn cung giỏi trong nước, mời đến để dạy cho thái tử. Lúc mọi người đến thượng uyển, vị thầy tập thái tử bắn trống sắt. Khi đó, năm trăm đồng tử như Đề-bà-đạt-đa… cũng đều có mặt. Vị thầy trao cho thái tử một cây cung nhỏ, thái tử mỉm cười và hỏi:
- Trao cho tôi cây cung này để làm gì?
Thầy đáp:
- Để cho thái tử bắn cái trống sắt kia.
Thái tử nói:
- Cung này yếu quá!
Vị thầy lại cho mang đến bảy cây cung như thế trao cho thái tử. Thái tử cầm bảy cây cung, dùng một mũi tên bắn xuyên qua bảy cái trống sắt.
Bấy giờ, vị thầy đến tâu vua:
- Thưa đại vương! Thái tử tự biết bắn cung, chỉ dùng một mũi tên bắn xuyên qua bảy cái trống sắt. Trong cõi Diêm-phù-đề này không ai sánh bằng, tôi làm sao làm thầy thái tử được!
Vua Bạch Tịnh nghe nói như thế, lòng rất vui mừng và nghĩ: “Con ta thông minh, giỏi luận thư, toán số, khắp nơi đều biết, nhưng tài nghệ bắn cung thì chưa ai biết”, nên vua liền ra lệnh đánh trống truyền tin cho tất cả nhân dân trong nước, bảy ngày sau, thái tử Tát-bà-tất-đạt và năm trăm đồng tử như: Đề-bà-đạt-đa…, sẽ đến thượng uyển tỉ thí võ nghệ. Nhân dân trong nước ai có sức mạnh, đều có thể đến tham dự”. Đến ngày thứ bảy, Đề-bà-đạt-đa và sáu vạn quyến thuộc ra khỏi thành trước. Lúc đó, có một con voi lớn đang đứng trước cửa thành, mọi người đều không dám đi qua.
[0628c] Đề-bà-đạt-đa hỏi:
- Sao mọi người không đi tiếp mà dừng lại?
Họ đáp:
- Có một con voi lớn đang đứng ở cửa, mọi người đều sợ, cho nên không dám đi qua.
Đề-bà-đạt-đa nghe nói như thế, liền đi về phía trước, đến chỗ con voi, dùng tay đánh trên đầu, voi liền nằm quị xuống đất. Mọi người lần lượt đi qua.
Bấy giờ, Nan-đà cùng với quyến thuộc cũng ra khỏi thành, thấy mọi người đi quá chậm. Nan-đà liền hỏi:
- Vì sao đi chậm vậy?
Mọi người đáp:
- Đề-bà-đạt-đa dùng tay khống chế một con voi nằm ở cửa thành, ngăn cản lối đi, do đó người qua chậm.
Nan-đà liền đi về phía trước, đến chỗ con voi, dùng ngón chân hất qua bên đường, mọi người tụ họp xem rất đông.
Lúc ấy, thái tử cùng mười vạn quyến thuộc lần lượt đi ra cửa thành, thấy mọi người nhóm họp bên đường xem đông đúc, thái tử liền hỏi:
- Những người này xem gì vậy?
Người đi theo đáp:
- Đề-bà-đạt-đa dùng tay khống chế con voi nằm trước cửa thành, ngăn cản lối đi. Thứ đến, Nan-đà dùng ngón chân hất nó qua một bên, nên những người đi đường tập họp lại xem.
Thái tử liền suy nghĩ: “Nay chính là lúc ta thể hiện sức mạnh”. Ngài liền dùng tay nắm con voi ném ra ngoài thành, lại đưa tay đỡ lấy, nên voi kia không bị thương tổn, đồng thời, voi sống trở lại mà không bị đau đớn. Mọi người trông thấy đều khen là việc chưa từng có. Vua nghe việc ấy thì rất ngạc nhiên.
Thái tử, Đề-bà-đạt-đa, Nan-đà và nhân dân khắp nơi đều nhóm họp đông đủ. Bấy giờ, trong thượng uyển trang hoàng rực rỡ, đặt nhiều loại trống như: trống vàng, trống bạc, trống đồng, trống sắt, trống đá…, mỗi loại có bảy cái.
Khi ấy, Đề-bà-đạt-đa là người bắn đâu tiên, thủng ba cái trống vàng; thứ đến, Nan-đà bắn cũng thủng ba cái. Những người đến xem hết lòng khen ngợi.
Bấy giờ, các vị quần thần thưa với thái tử:
- Đề-bà-đạt-đa và Nan-đà đều đã bắn xong, nay đến lượt thái tử, xin Ngài bắn những cái trống kia!
Mời ba lần như thế, thái tử mới trả lời:
- Vâng!
Và nói:
- Nếu muốn ta bắn những cái trống kia thì cung này không đủ lực, tìm cây cung khác mạnh hơn.
Quần thần đáp:
- Tổ vương của thái tử có một cây cung tốt, đang để trong kho.
Thái tử bảo:
- Hãy mang đến đây!
Khi mang cung đến, thái tử liền cầm cung lắp tên, [0629a] bắn xuyên qua những cái trống, vọt xuống ao, rẽ nước xuyên qua núi Đại Thiết vi.
Lúc bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa và Nan-đà thi đấu vật, nhưng hai người ngang sức nhau. Thái tử đến, dùng tay nắm hai em quật ngã xuống đất, do sức từ bi nên không bị thương tổn. Nhân dân ở khắp nơi đều thấy thái tử có sức mạnh như thế, cất cao giọng hô: “Thái tử của vua Bạch Tịnh, không chỉ có trí tuệ hơn tất cả mọi người mà sức mạnh cũng chẳng ai sánh bằng”. Ai cũng khen ngợi, khâm phục và càng thêm cung kính.
Vua Bạch Tịnh suy nghĩ: “Thái tử trí tuệ, sức mạnh đều vẹn toàn, nay phải nên lấy nước bốn biển rưới lên đỉnh cho thái tử”. Vua lại ban chiếu chỉ xuống cho vua các nước nhỏ, vào ngày mùng tám tháng hai làm lễ Quán đỉnh[44] cho thái tử, tất cả đều phải nhóm họp đông đủ.
Đến ngày mùng tám tháng hai, vua các nước nhỏ và tiên nhân, bà-la-môn đều nhóm họp.
Hôm ấy, hoàng cung được trang hoàng lộng lẫy, treo tràng phan, bảo cái, đốt hương, rải hoa, đánh chuông trống, trỗi các kĩ nhạc, dùng chậu bảy báu đựng nước bốn biển. Mỗi vị tiên nhân đội chậu nước trên đầu, sau đó trao cho bà-la-môn, chuyền như thế cho đến các vị đại thần, cuối cùng trao cho vua. Vua lấy nước ấy rưới lên đỉnh của thái tử, đồng thời mang ấn bảy báu trao cho thái tử, lại đánh trống lớn và cất cao giọng hô: “Hôm nay lập Tát-bà-tất-đạt làm thái tử!”. Lúc đó, trên hư không trời, rồng, dạ-xoa, nhơn và phi nhơn…, trỗi các kĩ nhạc, đồng cất lời khen: “Hay thay!”. Ngay lúc nước Ca-tì-la-bái-đâu lập thái tử thì vua tám nước khác cũng lập thái tử.
Lúc bấy giờ, thái tử xin ra ngoài thành dạo chơi, vua liền chấp nhận. Khi ấy, vua cùng thái tử, quần thần đi tuần khắp nước, sau đó đi đến thăm ruộng của vua. Thái tử nghỉ ở bên gốc cây Diêm-phù, xem những người nông dân cày ruộng. Bấy giờ, trời Tịnh Cư hóa ra các côn trùng trong đất, chim bay theo mổ. Thái tử thấy cảnh tượng như vậy, khởi lòng từ bi, liền nghĩ: “Chúng sinh thật đáng thương, cứ ăn nuốt lẫn nhau”. Ngài liền tư duy, xa lìa tham ái cõi dục, cho đến đắc quả vị Tứ thiền. Lúc mặt trời lên cao, ánh nắng chiếu vào thì những cành cây chuyển theo che mát cho thái tử.
Vua Bạch Tịnh hỏi tìm thái tử khắp nơi, người tùy tùng tâu:
[0629b] - Tâu đại vương! Thái tử đang ngồi bên gốc cây Diêm-phù.
Vua và các quần thần liền đến nơi ấy, từ xa trong thấy thái tử ngồi ngay thẳng tư duy, lại thấy cành cây chuyển theo che mát cho thái tử, trong lòng cảm thấy rất kì lạ. Vua đến nắm tay thái tử và hỏi:
- Sao con ngồi ở đây?
Thái tử thưa:
- Con thấy cảnh chúng sinh ăn nuốt lẫn nhau thật đáng thương.
Vua nghe nói thế, lòng sinh lo buồn, sợ thái tử xuất gia, vua nghĩ: “Ta phải nhanh chóng cưới vợ đẹp để làm cho thái tử quên đi chí nguyện đó”. Vua liền bảo thái tử và mọi người trở về cung.
Thái tử thưa:
- Xin cho con ở lại đây chốc lát.
Vua nghe nói vậy, trong lòng liền nghĩ: “Lời của tiên nhân A-tư-đà nói trước kia, nay thái tử sẽ như vậy sao!”. Vua liền rơi lệ, gọi thái tử và mọi người về cung. Thái tử thấy vua cha như thế, liền đi theo về. Khi về cung, vua lại lo sợ thái tử không được vui, nên cấp thêm các kĩ nữ để làm vui lòng thái tử.
Năm thái tử mười bảy tuổi, vua nhóm họp các vị quần thần cùng nhau bàn bạc. Vua nói:
- Nay thái tử đã lớn khôn, phải tìm người kết hôn với thái tử.
Quần thần tâu:
- Có một bà-la-môn dòng họ Thích, tên là Ma-ha-na-ma, có người con gái tên là Gia-du-đà-la, dung mạo đoan chính, thông minh trí tuệ, hiền thục, tài giỏi hơn người, đầy đủ lễ nghi. Người có những đức như thế, có thể làm vợ thái tử.
Vua nói:
- Nếu đúng như lời các khanh nói thì hãy chọn nàng ấy.
Vua trở về cung, liền ra lệnh cho một cung nữ sống lâu trong cung, thông minh, có trí tuệ đến nhà trưởng giả Ma-ha-na-ma, ở đó bảy ngày, xem xét dung nghi, lễ giáo người con gái kia như thế nào? Người ấy vâng lệnh vua, liền đến nhà trưởng giả kia ở bảy ngày, sau đó trở về tâu vua:
- Tâu đại vương! Thần thấy cô gái này dung mạo đoan chính, cử chỉ đi đứng không ai sánh bằng.
Vua nghe nói thế, lòng rất vui mừng, liền sai quần thần đến nói với Ma-ha-na-ma:
- Thái tử nay đã lớn, triều đình muốn tuyển chọn phi, con gái của ông có thể làm vợ thái tử, mong ông chấp nhận.
Ma-ha-na-ma tâu vua:
- Thần cung kính vâng theo thánh chỉ!
Lúc đó, vua liền ra lệnh cho các quần thần chọn ngày tốt, mang một vạn cổ xe đến rước Gia-du-đà-la về hoàng cung kết hôn cùng thái tử. Vua lại ban thêm các kĩ nữ, ngày đêm múa hát vui chơi.
[0629c] Lúc bấy giờ, thái tử thường cùng vợ đi, đứng, nằm, ngồi đều ở bên nhau, nhưng trong lòng không khởi niệm thế tục; giữa đêm thanh vắng, thường tu tập thiền quán. Mỗi ngày vua đều đến hỏi các thể nữ:
- Thái tử cùng Gia-du-đà-la có gần gũi nhau không?
Thể nữ tâu:
- Tâu đại vương! Tì nữ không thấy thái tử thể hiện đạo vợ chồng.
Vua nghe nói lo lắng không vui, liền tăng thêm các kĩ nữ làm vui lòng thái tử. Trải qua thời gian dài như thế mà thái tử vẫn không gần gũi họ, vua nghi ngờ, sợ thái tử là một huỳnh môn[45].
Khi thái tử nghe các kĩ nữ ca ngâm về vườn cây hoa trái sum sê, dòng suối trong mát, bỗng nhiên ngài muốn ra ngoài dạo chơi. Thái tử sai các kĩ nữ đến tâu với vua: “Tâu đại vương! Thái tử ở trong cung đã lâu, nay muốn dạo chơi ngoài vườn cây”. Vua nghe nói, lòng rất vui mừng, nghĩ: “Phải chăng thái tử không muốn ở trong cung hành lễ vợ chồng, nên xin ra ngoài vườn cây dạo chơi”. Vua liền chấp nhận và ra lệnh cho các quần thần sửa sang vườn cây, lầu gác, những con đường thái tử đi qua đều phải sạch sẽ. Thái tử đến cúi đầu lễ dưới chân vua, từ biệt ra đi.
Khi ấy, vua ra lệnh cho một vị quan ở trong triều lâu năm, thông minh trí tuệ, giỏi nói năng đi theo thái tử.
Thái tử và các đại thần thứ tự đi ra cửa thành phía đông. Nhân dân trong nước nghe tin thái tử đi ra, tất cả nam nữ kéo đến đứng hai bên đường xem rất đông đảo. Lúc đó, trời Tịnh cư hóa làm một người già, tóc bạc, lưng gù, chống gậy, bước đi chậm chạp. Thái tử thấy, liền hỏi người hầu:
- Đây là người gì?
Người hầu thưa:
- Đây là người già.
Thái tử lại hỏi:
- Vì sao gọi là người già?
Người hầu thưa:
- Người này ngày xưa cũng từng sinh ra và lớn lên, biến đổi không ngừng, đến lúc các căn chín muồi, thân hình biến đổi, nhan sắc tiều tụy, ăn uống không tiêu, khí lực suy yếu, ngồi đứng cực khổ, mạng sống không còn bao lâu, nên gọi là già.
Thái tử lại hỏi:
- Chỉ có người này già thôi hay tất cả mọi người đều như vậy?
Người hầu thưa:
- Tất cả mọi người đều phải như vậy.
Khi thái tử nghe rồi, lòng rất đau khổ nghĩ: “Ngày giờ qua mau, năm tháng biến đổi, tuổi già đến nhanh như điện chớp, thân này đâu đáng nương cậy. Ta tuy giàu sang, đâu thể tránh khỏi! Tại sao người đời không lo sợ?”. Thái tử từ xưa đến nay vốn không thích cuộc sống thế tục, nghe việc này, càng thêm nhàm chán, liền bảo quay xe trở về, buồn bã không vui. Vua nghe việc ấy, lòng càng lo lắng, [0630a] sợ thái tử sẽ xuất gia học đạo, nên tăng thêm kĩ nữ để làm vui lòng thái tử.
Trải qua một thời gian ngắn sau, thái tử lại xin ra ngoài dạo chơi. Vua nghe vậy, lòng rất lo lắng, nghĩ: “Lần trước, thái tử ra ngoài gặp người già, buồn bã không vui, nay tại sao lại xin đi nữa?”. Nhưng vua quá thương thái tử, nên miễn cưỡng chấp nhận. Đồng thời, nhóm họp các quần thần, cùng nhau bàn bạc. Vua nói:
- Lần trước, thái tử ra cửa thành phía đông, gặp người già, trở về không được vui. Nay lại xin đi ra dạo chơi, Trẫm không thể từ chối, nên đành phải chấp nhận.
Quần thần tâu:
- Đại vương nên ra lệnh cho các vị đại thần bên ngoài sửa sang đường sá, treo tràng phan, bảo cái bằng lụa quí, rải hoa, đốt hương thật lộng lẫy, không để có các thứ dơ bẩn và người già, bệnh hai bên đường.
Ngoài bốn cửa thành của nước Ca-tì-la-bái-đâu, mỗi cửa có một khu vườn, cây cối, hoa quả, ao tắm, lầu gác, trang hoàng mọi thứ đều giống nhau. Vua hỏi các quần thần:
- Trong các khu vườn, lầu gác, nơi nào đẹp nhất?
Quần thần tâu:
- Tất cả đều đẹp ngang nhau, giống như vườn Hoan hỉ trên cung trời Đao-lợi.
Vua bảo:
- Lần trước, thái tử đã ra cửa phía đông, nay nên đi ra cửa phía nam.
Bấy giờ, thái tử cùng các quan đi ra cửa thành phía nam. Lúc ấy, trời Tịnh Cư hóa làm một người bệnh, thân gầy bụng to, hơi thở mệt nhọc, còn da bọc xương, hình sắc vàng vọt, toàn thân run rẩy, không thể đứng vững, nhờ người dìu đỡ ở bên đường. Thái tử thấy, liền hỏi:
- Đây là người gì?
Người hầu thưa:
- Đây là người bệnh.
Thái tử lại hỏi:
- Vì sao gọi là người bệnh?
Người hầu thưa:
- Sở dĩ có bệnh là do tham dục, ăn uống không chừng mực, bốn đại không điều hòa. Khi bệnh, toàn thân đau nhức, khí lực suy yếu, ăn uống rất ít, giấc ngủ không yên; tuy có thân thể và tay chân, nhưng không tự cử động, phải nhờ người khác giúp sức mới ngồi dậy được.
Thái tử nhìn người bệnh kia với lòng từ bi, lại sinh buồn rầu, hỏi:
- Chỉ có người này bệnh thôi hay tất cả mọi người đều như vậy?
Người hầu thưa:
- Tất cả mọi người, không kể sang hèn đều có bệnh.
Thái tử nghe rồi, liền nghĩ: “Bệnh khổ như thế, ngay đến trẻ con cũng không tránh khỏi, tại sao người đời cứ mãi tham đắm trong dục lạc mà không lo sợ?”. Nghĩ thế, ngài rất sợ hãi, thân tâm rúng động, giống như bóng trăng hiện dưới sóng nước. [0630b] Thái tử nói với người hầu:
- Thân này là nơi chứa nhóm tất cả các khổ, người ở trong thế gian cứ mãi vui thích, ngu si mê hoặc, không biết tỉnh ngộ. Cớ sao hôm nay ta lại muốn đến khu vườn kia vui vẻ dạo chơi!
Thái tử liền bảo quay xe trở về hoàng cung. Ngài ngồi im lặng suy nghĩ, buồn bã không vui.
Vua hỏi người hầu:
- Hôm nay, thái tử ra ngoài dạo chơi vui không?
Người hầu tâu:
- Tâu đại vương! Vừa ra cửa thành phía nam thì gặp một người bệnh, do đó thái tử không vui nên bảo quay xe trở về.
Vua nghe nói thế, lòng rất lo buồn, sợ thái tử sẽ xuất gia học đạo.
Lúc bấy giờ, vua hỏi các quần thần:
- Lần trước thái tử ra cửa thành phía đông gặp người già, nên buồn bã không vui, do việc ấy, trẫm đã ra lệnh cho các khanh dọn dẹp, sửa sang đường sá sạch sẽ, không để người già, bệnh ở hai bên đường. Vậy tại sao hôm nay ở ngoài cửa thành phía nam lại có người bệnh để cho thái tử trông thấy?
Quần thần tâu:
- Tâu đại vương! Hạ thần vừa nhận thánh chỉ, liền ra lệnh cho các quan ở bên ngoài canh phòng, dọn dẹp, không để các thứ dơ bẩn và người già, bệnh ở hai bên đường. Mọi người cùng nhau làm việc, chẳng dám trễ nãi, không biết tại sao bỗng nhiên xuất hiện một người bệnh, đây chẳng phải lỗi của chúng thần.
Vua hỏi những người hầu:
- Các ngươi thấy người bệnh ấy đi từ hướng nào đến?
Người hầu tâu:
- Tâu đại vương! Chúng thần không rõ tung tích, cũng chẳng biết ông ta từ đâu đến.
Vua vô cùng hoang mang, lo sợ thái tử sẽ xuất gia học đạo, liền tăng thêm kĩ nữ ngày đêm múa hát giúp vui, làm cho thái tử quên ý nghĩ đó và muốn thái tử sinh tâm tham đắm trong năm dục[46].
Lúc bấy giờ, có người con của bà-la-môn tên là Ưu-đà-di, thông minh trí tuệ, có tài biện luận. Vua liền triệu người này vào cung và nói:
- Nay thái tử không thích ở đời hưởng thụ năm dục, ta sợ không bao lâu nữa sẽ xuất gia học đạo. Ngươi có thể cùng thái tử kết làm bằng hữu, nói năm món dục lạc ở đời, khiến tâm thái tử rung động, không còn muốn xuất gia nữa chăng?
Ưu-đà-di tâu:
- Tâu đại vương! Thái tử thông minh không ai sánh bằng, uyên bác tất cả luận thư. Có những điều thần chưa từng nghe biết thì làm sao dẫn dụ thái tử được? Chẳng khác nào dùng sợi tơ nhỏ mà muốn treo núi Tu-di. Thần cũng giống thế, suốt đời không thể chuyển được tâm thái tử. Nhưng vua đã ra lệnh kết bạn cùng thái tử thì thần sẽ dốc hết khả năng hiểu biết của mình dẫn dụ thái tử.
[0630c] Ưu-đà-di vâng lệnh vua, luôn theo sát thái tử, đi, đứng, nằm, ngồi không dám rời xa. Vua lại chọn các kĩ nữ thông minh trí tuệ, dung mạo đoan chính, hát hay, múa đẹp, có thể mê hoặc lòng người, trang sức lộng lẫy, trông rất xinh đẹp đến hầu hạ thái tử.
Trải qua thời gian ngắn sau, thái tử lại xin vua ra ngoài dạo chơi. Vua nghe thế liền nghĩ: “Ưu-đà-di đã làm bạn với thái tử, nay nếu thái tử ra ngoài dạo chơi chắc sẽ tốt đẹp hơn lần trước, tâm ắt không còn chán ghét thế tục, thích xuất gia nữa”. Nghĩ như thế, vua liền chấp nhận.
Khi ấy, vua nhóm họp các vị đại thần và nói:
- Hôm nay thái tử muốn xin ra ngoài dạo chơi, trẫm đã chấp nhận. Lần trước thái tử ra hai cửa thành phía đông và nam, đã thấy người già và bệnh, trở về buồn bã. Lần này nên dẫn thái tử ra cửa phía tây, ta lo khi thái tử trở về lại không được vui, nhưng có Ưu-đà-di là bạn tốt. Ta mong sao lần này, lúc trở về, thái tử không còn buồn như trước nữa. Các khanh mau cho người sửa sang đường sá, vườn cây, lầu gác đều phải trang nghiêm, đốt hương rải hoa, treo tràng phan, bảo cái nhiều hơn lần trước, không để có người già, bệnh và các thứ dơ bẩn hai bên đường.
Các quần thần nhận lệnh vua rồi, liền phổ biến cho các quan ở bên ngoài, tiến hành sửa sang đường sá và vườn cây rực rỡ hơn ngày thường. Vua lại đưa các kĩ nữ đẹp đến vườn kia trước, đồng thời căn dặn Ưu-đà-di: “Nếu ở hai bên đường mà gặp việc chẳng lành, nên tìm cách dẫn dụ làm vui lòng thái tử”. Vua còn ra lệnh cho các quần thần, người theo hầu đều phải quan sát kĩ, nếu có điều gì không tốt thì nên đuổi ra xa.
Thái tử và Ưu-đà-di cùng bá quan đốt hương, rải hoa, trỗi các kĩ nhạc đi ra cửa thành phía tây. Khi ấy, trời Tịnh cư nghĩ: “Lúc trước ở hai cửa thành, ta hóa làm người già và bệnh cho mọi người cùng thấy, khiến vua Bạch Tịnh tức giận, quở trách những người đi theo và các quan ở bên ngoài. Hôm nay thái tử đi dạo, vua ra lệnh rất nghiêm ngặt, nếu ta hóa làm người chết, khiến cho mọi người cùng thấy, vua càng tăng thêm sự tức giận, ắt sẽ trách phạt giết người vô tội. Nay ta hiện ra chỉ để mình thái tử và Ưu-đà-di thấy mà thôi, để các vị đại thần không bị trách phạt”. Nghĩ thế rồi, vị trời liền hiện xuống, hóa thành một người chết và có bốn người khiêng đi, đem các loại hương hoa rải trên thân người chết, thân quyến người lớn, trẻ nhỏ kêu khóc đưa tiễn.[0631a] Khi ấy, chỉ có thái tử và Ưu-đà-di trông thấy. Thái tử liền hỏi:
- Đây là vật gì mà dùng hoa hương trang sức và có mọi người kêu khóc đưa tiễn?
Ưu-đà-di vì vâng lệnh của vua, nên im lặng không đáp.
Thái tử hỏi ba lần như thế, vua cõi trời Tịnh cư dùng sức oai thần khiến cho Ưu-đà-di tự nhiên đáp:
- Đây là người chết.
Thái tử lại hỏi:
- Vì sao gọi là người chết?
Ưu-đà-di đáp:
- Người lúc chết có gió sắc lạnh như đao, thổi vào cắt nát thân thể, khiến thần thức lìa khỏi xác, toàn thân và các căn không còn cảm giác. Người này ở đời, tham đắm năm dục, mến tiếc của cải, làm lụng cực khổ, chỉ biết cất giữ mà không biết sự vô thường, một khi chết đi thì lìa bỏ tất cả, lại bị ràng buộc bởi sự thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc. Người sau khi mạng chung cũng giống như cây cỏ, ân nghĩa, tình cảm tốt xấu không còn liên quan. Người chết như thế thật đáng thương xót.
Thái tử nghe rồi, lòng rất run sợ, lại hỏi Ưu-đà-di:
- Chỉ có người này chết thôi, hay những người khác cũng sẽ như vậy?
Ưu-đà-di đáp:
- Tất cả những người trong thế gian đều phải như thế, kẻ sang người hèn đều không thoát khỏi.
Bản tính thái tử vốn điềm tĩnh khó rung động, nhưng khi nghe nói thế, không thể tự trấn an, liền nói nhỏ với Ưu-đà-di:
- Ở thế gian còn có những sự chết chóc khổ sở như thế, tại sao tâm con người cứ buông lung, giống như cỏ đá không biết lo sợ?
Ngài liền bảo người đánh xe quay trở về.
Người đánh xe thưa:
- Lần trước ra hai cửa đều chưa đến vườn cây, nửa đường thì quay trở về, khiến đại vương tức giận quở trách. Nay tôi không dám làm như thế.
Ưu-đà-di nói với người đánh xe:
- Như lời ngươi nói thì không nên quay trở về, vậy hãy tiến lên phía trước.
Trong khu vườn kia bày biện hương hoa, treo tràng phan, bảo cái, trỗi các kĩ nhạc. Các kĩ nữ đoan chính không khác gì thể nữ của các cõi trời, ở trước thái tử tranh nhau múa hát, mong dùng sắc dục làm thái tử động tâm. Nhưng tâm thái tử vẫn an định không thể lay chuyển. Khi dừng lại trong vườn, nghỉ dưới bóng mát, thái tử bảo thị vệ lui ra, một mình ngồi thẳng tư duy, nhớ lại lúc xưa từng ở bên cây Diêm-phù, tư duy đạt được cảnh giới xa lìa cõi Dục, cho đến đắc quả Tứ thiền.
Lúc bấy giờ, Ưu-đà-di đến bên thái tử nói:
- Đại vương ra lệnh cho tôi kết bạn với thái tử, nếu có những vui buồn gì thì cùng nhau giải bày.
Đạo bạn bè, có ba điều trọng yếu:
1. Nếu thấy có lỗi thì cùng nhau can gián.
[0631b] 2. Thấy có việc tốt thì sinh lòng vui mừng.
3. Ở trong hoạn nạn không rời bỏ nhau.
Nay tôi nói lời thành thật xin thái tử đừng quở trách: Các vị vua đời trước và hiện nay đều vui thích thụ hưởng năm dục, rồi sau đó mới xuất gia. Tại sao thái tử không hề đoái hoài đến? Lại nữa, người sống trên đời thì nên thuận theo hạnh làm người, không có người nào bỏ đất nước mà xuất gia học đạo. Xin thái tử hãy hưởng thụ năm dục, sinh con cháu để vương tộc không bị tuyệt tự.
Thái tử đáp:
- Đúng như lời ngươi nói, ta không làm tổn hại đất nước, cũng chẳng nói không thích năm dục, nhưng vì sợ cái khổ sinh, già, bệnh, chết nên không dám đắm trước vào năm dục. Ngươi vừa nói các vị vua ngày xưa, trước thụ hưởng năm dục, sau đó mới xuất gia, nhưng các vị vua ấy hiện nay như thế nào? Do ưa thích tham đắm năm dục nên có người ở trong địa ngục, hoặc ở trong loài ngạ quỉ, hoặc ở trong loài súc sinh, hoặc ở trong hàng trời người, bị xoay chuyển mãi trong sự đau khổ như vậy. Vì thế, ta muốn xa lìa pháp khổ sinh, già, bệnh, chết. Tại sao ngươi bảo ta thụ hưởng năm dục?
Bấy giờ, Ưu-đà-di dù dốc hết tài hùng biện của mình để khuyên nhủ thái tử nhưng vẫn không thể lay chuyển được ngài, liền im lặng trở về chỗ ngồi. Thái tử ra lệnh trở về hoàng cung. Ưu-đà-di và các kĩ nữ buồn bã lo lắng, sắc mặt ủ rũ, giống như vừa bị mất người thân. Thái tử về cung, buồn bã hơn trước.
Vua Bạch Tịnh gọi Ưu-đà-di đến hỏi:
- Hôm nay thái tử ra ngoài có vui không?
Ưu-đà-di tâu:
- Tâu đại vương! Thái tử ra khỏi thành chưa bao xa, thần và thái tử đều thấy một người chết, cũng không biết đi từ hướng nào đến. Thái tử hỏi: “Đây là người gì?”. Tự nhiên thần đáp: “Đó là người chết”.
Vua lại hỏi những người đi theo:
- Các khanh đều thấy người chết ở ngoài cửa thành phía tây chứ?
Những người ấy tâu:
- Tâu đại vương! Chúng thần không thấy.
Vua nghe nói thế, trong lòng hiểu rõ, nghĩ: “Chỉ có thái tử và Ưu-đà-di thấy, đây là ý trời, chẳng phải lỗi của các vị đại thần. Nhất định đúng như lời tiên nhân A-tư-đà nói”. Nghĩ như thế rồi, tâm vua rất sầu khổ. ngài lại tăng thêm kĩ nữ để làm vui lòng thái tử. Hàng ngày, vua sai người đến thăm hỏi và nói với thái tử: “Đất nước này là của ngài, vì sao lại buồn bã?”. Vua lại ra lệnh cho các kĩ nữ ngày đêm múa hát mong làm vui lòng thái tử.
[0631c] Vua Bạch Tịnh tuy biết đây là năng lực của trời chứ không phải là của người, nhưng vì quá thương thái tử nên ngài nghĩ: “Lần trước thái tử đã ra ba cửa thành, nay chỉ còn cửa thành phía bắc chưa ra, chắc không bao lâu nữa sẽ xin ra dạo chơi. Ta phải cho trang hoàng vườn cây kia lộng lẫy hơn trước, không để có các việc không vừa ý xảy ra”. Suy nghĩ rồi, liền ra lệnh cho các quần thần thực hiện.
Lúc đó, vua lại cầu nguyện: “Nếu khi thái tử ra cửa thành phía bắc, mong các vị trời đừng hiện ra những điều không lành, khiến cho con tôi sinh lòng buồn rầu”. Cầu nguyện rồi, vua liền gọi người đánh xe đến căn dặn:
- Nếu lần này đi dạo, ngươi nên mời thái tử cưỡi ngựa để có thể trông thấy nhân dân khắp nơi trang trí lộng lẫy.
Khi thái tử xin ra ngoài dạo chơi, vua chấp nhận. Thái tử cùng Ưu-đà-di và đại thần đi ra cửa thành phía bắc. Đến khu vườn kia, thái tử xuống ngựa, nghỉ bên gốc cây, bảo thị vệ lui ra, một mình ngồi thẳng tư duy, nghĩ về các khổ già, bệnh, chết của thế gian. Lúc ấy, trời Tịnh cư hóa làm một vị tì-kheo, đắp y, ôm bát, tay cầm tích trượng, nhìn xuống đất bước đi, dừng trước thái tử. Thái tử thấy liền hỏi:
- Ông là ai?
Tì-kheo đáp:
- Ta là tì-kheo.
Thái tử lại hỏi:
- Sao gọi là tì-kheo?
Tì-kheo đáp:
- Người có năng lực phá trừ giặc phiền não, không thọ thân sau, nên gọi là tì-kheo. Tất cả những thứ trên thế gian này đều là vô thường giả tạm; ta tu học pháp Vô lậu thánh đạo, không chấp trước vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, hoàn toàn được vô vi, đến bờ giải thoát.
Nói thế rồi, vị ấy liền ở trước thái tử, vận sức thần thông bay lên hư không mà đi. Lúc ấy, các quần thần, tùy tùng đều trông thấy.
Thái tử đã gặp vị tì-kheo, lại nghe nói rõ về công đức của hạnh xuất gia, đúng với tâm niệm chán dục lạc đời trước của mình, liền khen ngợi: “Hay thay! Hay thay! Trong tất cả trời người, chỉ có pháp này là hơn hết. Ta nhất định xuất gia tu học đạo ấy!”. Nói như thế rồi, Ngài liền dong ngựa trở về hoàng cung.
Lúc ấy, thái tử lòng rất vui mừng, nghĩ: “Lần trước ta thấy các khổ già, bệnh, chết, ngày đêm thường bị nỗi sợ hãi bức bách. Hôm nay gặp vị tì-kheo khai ngộ tâm ta, mở bày con đường giải thoát”. Nghĩ thế, Ngài liền tìm cách xin xuất gia.
Bấy giờ, vua Bạch Tịnh hỏi Ưu-đà-di:
- Hôm nay thái tử ra ngoài dạo chơi có vui không?
[0632a] Ưu-đà-di tâu:
- Tâu đại vương! Trên đường đi thái tử không gặp điều gì xấu cả. Nhưng khi vào trong vườn, thái tử ngồi nghỉ dưới tàng cây, từ xa trông thấy một người cạo bỏ râu tóc, mặc y hoại sắc, đến trước thái tử cùng nhau nói chuyện, sau đó bay lên hư không mà đi. Thần hoàn toàn không biết họ nói điều gì? Nhân đó, thái tử ra lệnh quay xe trở về. Lúc ấy, diện mạo thái tử rất vui vẻ, khi về đến hoàng cung, mới sinh lòng buồn bã.
Vua Bạch Tịnh nghe nói việc ấy, sinh tâm nghi ngờ, không biết đây là điềm gì? Trong lòng đau buồn, nghĩ: “Thái tử nhất định sẽ bỏ hoàng cung xuất gia học đạo. Lại nữa, kết hôn đã lâu mà chưa có con, nay ta phải ra lệnh cho Gia-du-đà-la tìm cách gì để không tuyệt ngôi vị quốc vương, lại phải canh giữ cẩn thận, chớ để thái tử ra đi mà không hay biết”.
Gia-du-đà-la nghe vua dặn bảo, sinh lòng hổ thẹn, đứng im lặng không nói. Sau đó y theo lời vua, đi, đứng, nằm, ngồi Gia-du-đà-la không rời xa thái tử. Vua lại tăng thêm các kĩ nữ đẹp để làm vui lòng thái tử.
Năm mười chín tuổi, thái tử suy nghĩ: “Nay chính là lúc ta xuất gia”. Ngài liền đến gặp vua cha, oai nghi an tường, giống như Đế Thích đến chỗ Phạm thiên. Các quần thần bên cạnh trông thấy, tâu với vua:
- Tâu đại vương! Thái tử đang đến.
Vua nghe nói thế, vui buồn lẫn lộn. Thái tử đến cúi đầu lễ dưới chân vua. Vua ôm thái tử, bảo ngồi xuống. Thái tử ngồi xuống và thưa với phụ vương:
- Ân ái gặp nhau sẽ có lúc xa lìa, xin phụ vương cho con xuất gia học đạo. Tất cả chúng sinh, hễ xa lìa người yêu thương là khổ, con muốn khiến họ được giải thoát, xin phụ vương rủ lòng thương chấp nhận, không ngăn cản chí nguyện của con.
Vua Bạch Tịnh nghe thái tử thưa, lòng rất đau khổ, giống như dùng chày kim cương phá vỡ núi non, toàn thân rung động, ngồi không yên trên ngai. Vua cầm tay thái tử không nói nên lời, khóc lóc nghẹn ngào, một hồi lâu mới bảo nhỏ với thái tử:
- Con nên bỏ ý nghĩ xuất gia đi. Vì sao? Tuổi con còn trẻ, đất nước chưa có người kế vị, mà con lại giao cho ta, không hề đoái hoài đến.
Thái tử thấy phụ vương rơi lệ, không chấp nhận, liền trở về cung, suy nghĩ đến việc xuất gia thì buồn bã không vui.
[0632b] Lúc bấy giờ, trong nước Ca-tì-la-bái-đâu, các thầy tướng giỏi đoán biết thái tử qua bảy ngày sau nếu không xuất gia, sẽ làm Chuyển luân vương thống lĩnh bốn châu thiên hạ, bảy báu tự đến. Mỗi người đều đem sự hiểu biết của mình đến tâu vua:
- Tâu đại vương! Dòng họ Thích-ca từ nay sẽ hưng thịnh.
Vua nghe nói, lòng rất vui mừng, liền bảo với quần thần và những người họ Thích:
- Các khanh nghe thầy tướng nói chăng? Các khanh đều phải ngày đêm hầu hạ và bảo vệ thái tử.
Vua lại ra lệnh ở bốn cửa thành, sắp đặt mỗi cửa một trăm người, canh giữ xung quanh ngoài thành khoảng một do-tuần; lại bảo Gia-du-đà-la và các quan nội cung phải luôn cảnh giác, trong vòng bảy ngày đừng để thái tử xuất gia.
Lúc ấy, vua đến Đông cung. Từ xa trông thấy, thái tử liền ra nghinh đón, cúi đầu đỉnh lễ và hỏi thăm sức khỏe. Vua nói với thái tử:
- Ngày trước ta nghe tiên nhân A-tư-đà và các thầy tướng nói có những điềm lành kì lạ khi con vừa sinh. Ta biết chắc con không thích ở đời, nhưng việc kế thừa đất nước rất quan trọng, phải có người tiếp nối. Chỉ mong con sinh cho ta một hoàng tôn, sau đó ta sẽ chấp nhận cho con xuất gia.
Nghe vua cha nói thế, thái tử suy nghĩ: “Sở dĩ phụ vương ngăn cản ta, chính vì đất nước không có người nối dõi mà thôi”. Nghĩ như vậy, liền thưa vua cha: “Tốt lắm! Con sẽ vâng lệnh phụ vương”. Thái tử liền dùng tay trái chỉ vào bụng vợ, khi ấy Gia-du-đà-la cảm thấy toàn thân khác lạ, tự biết mình có thai. Vua nghe thái tử nói như thế, lòng rất vui mừng, nghĩ: “Trong vòng bảy ngày, nhất định chưa thể có con được, nếu qua thời gian đó, thái tử sẽ làm Chuyển luân vương thì không còn muốn xuất gia nữa”.
Lúc bấy giờ, thái tử nghĩ: “Ta đã mười chín tuổi, hôm nay là ngày mùng bảy tháng hai, ta phải tìm cách xuất gia. Vì sao? Nay đã đúng lúc, hơn nữa lòng mong cầu của phụ vương đã toại nguyện”. Nghĩ như thế, toàn thân thái tử phóng ra ánh sáng chiếu soi đến cung trời Tứ thiên vương và trời Tịnh cư, những người thế gian không thấy được.
Khi ấy, các vị trời thấy ánh sáng, đều biết đã đến lúc thái tử xuất gia, liền xuống chỗ thái tử, cúi đầu đỉnh lễ và chắp tay thưa:
- Từ vô lượng kiếp, ước nguyện tu tập của Ngài hôm nay đã đúng lúc.
Thái tử nói với các vị trời:
[0632c] - Các ngươi nói nay đã đúng lúc, nhưng phụ vương ra lệnh cho các quần thần trong ngoài canh giữ nghiêm ngặt, ta muốn đi cũng không được.
Các vị trời thưa:
- Chúng tôi tự sắp xếp mọi việc để thái tử ra đi mà không ai biết.
Nói xong, họ dùng thần lực, khiến cho các quần thần đều ngủ say.
Lúc đó, Gia-du-đà-la trong lúc nằm ngủ, mộng thấy ba điều:
1. Thấy mặt trăng rơi xuống đất.
2. Thấy răng bị rụng.
3. Thấy mất cánh tay phải.
Công chúa giật mình tỉnh giấc, trong lòng lo sợ, liền nói với thái tử:
- Thiếp ngủ thấy ba điềm mộng dữ.
Thái tử hỏi:
- Nàng nằm mộng thấy điều gì?
Gia-du-đà-la trình bày đầy đủ điều mình nằm mộng.
Thái tử nói:
- Trăng vẫn ở trên trời, răng không bị rụng, tay vẫn còn đây. Nàng nên biết, các điềm mộng đều là giả dối chẳng thật, nàng không nên vọng sinh lo lắng.
Gia-du-đà-la lại nói với thái tử:
- Thiếp tự nghĩ, giấc mộng này là điềm báo thái tử sẽ xuất gia.
Thái tử lại nói:
- Nàng cứ an tâm ngủ đi, đừng nghĩ ngợi nhiều, ta không để việc xấu đến với nàng đâu.
Gia-du-đà-la nghe nói như thế liền ngủ lại.
Lát sau, thái tử ngồi dậy, nhìn khắp các kĩ nữ và Gia-du-đà-la, tất cả đều như người gỗ, giống như cây chuối, bên trong không bền chắc, có người nằm tựa lên các nhạc cụ, tay chân buông thõng xuống đất; có người nằm gối vào nhau, nước mắt, nước mũi, nước dãi chảy ra. Thái tử lại quán chiếu thân thể của vợ và các kĩ nữ, thấy có tóc, móng, tủy, não, xương, răng, sọ, da, thịt, gân, mạch, mỡ, máu, tim, phổi, lá lách, thận, ruột, mật, dạ dày, phân, tiểu, đàm, giãi. Bên ngoài là một đãy da, bên trong chứa đầy các thứ tanh hôi, không có một chỗ nào đáng tin cậy, mà họ lại cố xông ướp hương hoa, lụa tốt để trang sức, giống như vay mượn rồi sẽ trả lại, cũng không tồn tại lâu dài. Mạng người trăm tuổi, nằm hết nửa đời, lại quá nhiều sầu muộn, niềm vui không được bao nhiêu. Người thế gian thường thấy điều đó mà tại sao không tỉnh ngộ, lại ở trong ấy tham đắm dục lạc? Nay ta sẽ học theo hạnh tu tập của chư Phật đời quá khứ, nhanh chóng lánh xa đống lửa lớn này.
Đến cuối đêm, vua trời Tịnh cư và các vị trời ở cõi Dục hiện đầy khắp hư không, cùng nói với thái tử:
- Thưa thái tử! Quyến thuộc trong ngoài đều đã ngủ say, bây giờ chính là lúc Ngài xuất gia.
[0633a] Nghe rồi, thái tử liền đến chỗ Xa-nặc. Do thần lực của trời nên Xa-nặc tự thức dậy.
Thái tử nói:
- Ngươi hãy dẫn ngựa Kiền Trắc đến đây cho ta.
Xa-nặc nghe thế, toàn thân run rẩy, trong lòng lưỡng lự, vừa không muốn trái ý thái tử, vừa sợ lệnh vua nghiêm ngặt. Suy nghĩ hồi lâu, rơi lệ nói:
- Đại vương ra lệnh nghiêm ngặt như vậy. Đêm khuya thế này chẳng phải lúc đi dạo, cũng không phải lúc đi đánh dẹp kẻ địch, tại sao bỗng nhiên thái tử bảo đi dắt ngựa đến, Ngài định đi đâu?
Thái tử lại bảo Xa-nặc:
- Nay ta vì tất cả chúng sinh và hàng phục giặc phiền não, ngươi không nên trái ý ta!
Lúc ấy, Xa-nặc cố khóc lớn tiếng, muốn cho Gia-du-đà-la và tất cả quyến thuộc đều biết thái tử sẽ ra đi, nhưng do thần lực của trời nên họ ngủ mê man không hay biết.
Xa-nặc liền dẫn ngựa đến. Thái tử từ từ đi ra, nói với Xa-nặc và Kiền Trắc:
- Tất cả sự ân ái, yêu thương, hội tụ cũng có lúc chia lìa, việc thế gian muốn thành tựu thì rất dễ, nhưng nhân duyên xuất gia rất khó thành.
Xa-nặc nghe rồi im lặng, Kiền Trắc cũng không kêu.
Bấy giờ, thái tử thấy trời gần sáng, thì thân phóng ánh sáng, chiếu khắp mười phương, đồng thời cất giọng như sư tử hống: “Pháp xuất gia của chư Phật đời quá khứ như thế nào, nay ta cũng sẽ làm như vậy”. Lúc ấy, các vị trời nâng bốn chân ngựa và đỡ Xa-nặc bay đi, Thích-đề-hoàn-nhân cầm bảo cái bay theo che, các vị trời khiến cho cửa thành phía bắc tự nhiên mở ra, không có tiếng động, thái tử từ cửa này ra đi, trên hư không các vị trời bay theo khen ngợi.
Thái tử lại cất giọng như sư tử hống: “Nếu ta không chấm dứt được sinh, già, bệnh, chết, ưu bi, khổ não thì suốt đời không trở về hoàng cung. Nếu ta không chứng quả Vô thượng chính đẳng chính giác, lại không thể chuyển bánh xe pháp thì ta quyết không trở về gặp phụ vương. Nếu ta không diệt được tâm ân ái thì suốt đời không về gặp Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Gia-du-đà-la”.
Lúc thái tử phát nguyện như thế, trên hư không các vị trời đồng khen ngợi: “Hay thay! Lời nguyện này nhất định sẽ thành tựu”. Đến lúc trời sáng, thái tử đã đi được ba do-tuần. Các vị trời đi theo thái tử đến nơi, khi xong công việc, bỗng nhiên biến mất.
[0633b] Lúc bấy giờ, thái tử đến chỗ tiên nhân Bạt-già[47] trong rừng Khổ hạnh. Thấy khu rừng này vắng lặng, lòng ngài rất vui mừng, toàn thân an định, liền bước xuống ngựa, vỗ vào lưng con vật và nói: “Việc khó làm nay ngươi đã làm xong”. Thái tử lại bảo Xa-nặc:
- Ngựa phi rất nhanh, giống như chim đại bàng cánh vàng chúa. Ngươi thường theo ta chưa từng rời xa. Ở thế gian có người tâm tốt, nhưng thân không thuận theo; có người vận dụng sức của thân, nhưng tâm không thích ứng. Nay tâm và thân của ngươi không trái nhau. Lại nữa, người thế gian thường tranh nhau cung phụng người giàu sang. Nay ta đã bỏ đất nước đến khu rừng này, chỉ có mình ngươi chịu theo là việc rất hiếm có vậy. Nay ta đã đến chỗ yên tĩnh, ngươi có thể cùng Kiền Trắc trở về hoàng cung.
Xa-nặc nghe nói thế, không kềm chế được, đau xót khóc lóc, mê ngất ngã xuống đất. Kiền Trắc nghe bị đuổi về thì quì xuống liếm chân thái tử, nước mắt tuôn như mưa.
Xa-nặc thưa:
- Nay tôi làm sao vâng theo lời của thái tử được? Lúc trong cung, tôi đã trái lệnh đại vương dẫn Kiền Trắc đến cho thái tử để đến nơi này. Đại vương và Ma-ha-ba-xà-ba-đề thấy mất thái tử, sẽ rất lo buồn, trong ngoài hoàng cung cũng sẽ chấn động. Lại nữa, ở đây nhiều hiểm trở, thú dữ, trùng độc đầy dẫy chặn đường, làm sao tôi bỏ thái tử một mình mà trở về hoàng cung được?
Thái tử nói:
- Theo pháp của thế gian, sinh một mình thì chết cũng một mình, há có bạn ư? Lại có các khổ sinh, già, bệnh, chết, làm sao ta làm bạn với chúng được? Ta nay muốn đoạn trừ các khổ mà đến nơi này. Khi nào đoạn được các khổ, sẽ làm bạn cùng chúng sinh. Bấy giờ ta chưa lìa các khổ thì làm sao kết bạn cùng ngươi được?
Xa-nặc lại thưa:
- Thái tử sinh ra và lớn lên trong thâm cung, thân thể, chân tay mềm mại, nằm ngủ trên giường nệm êm ái, mai này làm sao dẫm lên gai góc, sỏi đá, bùn đất thế này được? Lại còn ngủ dưới gốc cây.
Thái tử nói:
- Đúng như lời ngươi nói, giả sử ta ở trong cung có thể tránh được họa gai góc, nhưng các khổ già, bệnh, chết sẽ tự tìm đến ta.
Xa-nặc nghe thái tử nói thế, khóc lóc bi thảm đứng im.[0633c] Khi ấy, thái tử đến chỗ Xa-nặc lấy cây kiếm bảy báu, cất giọng như sư tử hống: “Chư Phật quá khứ vì thành tựu quả Vô thượng chính đẳng chính giác, nên xa lìa những trang sức tốt đẹp, cạo bỏ râu tóc, ta nay cũng sẽ làm theo các Ngài”. Nói xong, ngài liền cởi mũ báu và hạt minh châu trong búi tóc trao cho Xa-nặc, nói:
- Ngươi có thể đem mũ báu và hạt minh châu này của ta về để dưới chân vua, tâu: “Tâu đại vương! Thái tử không phải vì thích sinh lên cõi trời, không phải không hiếu thuận với cha mẹ, cũng không phải vì tâm sân hận, bực tức, chỉ vì sợ các khổ sinh, già, bệnh, chết. Vì muốn chấm dứt nó nên thái tử ra đi”. Ngươi vui vẻ giúp ta, không nên đối với việc tốt mà sinh lòng buồn bã. Nếu phụ vương nói ta xuất gia chưa phải lúc, ngươi hãy tâu với vua: “Tâu đại vương! Các khổ già, bệnh, chết đến há có thời gian nhất định ư? Con người tuy còn trẻ cũng đâu tránh khỏi!”. Nếu đại vương còn trách ta: “Phải có con mới cho xuất gia, vì sao nay chưa có con mà lại ra đi? Hơn nữa, lúc ra đi không xin phép”, ngươi nên tâu rõ với phụ vương: “Gia-du-đà-la đã có thai từ lâu”. Vua có hỏi nữa thì nói: “Lúc trước vua cho phép như vậy, chẳng phải tự ý. Ngày xưa các vị Chuyển luân thánh vương nhàm chán ngôi vị quốc vương, vào trong núi rừng xuất gia học đạo, không có ai giữa chừng trở về thụ năm dục cả. Nay ta xuất gia cũng vẫn như thế, nếu chưa thành Phật, suốt đời không trở về hoàng cung”. Quyến thuộc trong ngoài rất yêu thương ta, có thể giúp ngươi giải thích với vua, ngươi chớ vì ta mà lo buồn.
Thái tử lại tháo chuỗi bảy báu trên thân trao cho Xa-nặc, nói:
- Ngươi hãy mang chuỗi bảy báu này dâng lên cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề và thưa: “Nay ta vì muốn đoạn tận gốc các khổ nên ra khỏi hoàng cung, mong hoàn thành chí nguyện này. Phu nhân đừng vì ta mà sinh lòng buồn khổ”.
Ngài lại tháo các thứ trang sức trên thân, dặn Xa-nặc mang về trao cho Gia-du-đà-la và thưa: “Ở đời, xa lìa người yêu thương là khổ, ta nay vì muốn đoạn các khổ này, nên mới xuất gia học đạo, đừng vì ta mà sinh lòng sầu não”. Và các quyến thuộc cũng đều như thế.
Bấy giờ, Xa-nặc nghe nói thế, càng thêm buồn thảm, nhưng không nỡ trái lệnh của thái tử, liền quì xuống nhận lấy mũ báu, hạt minh châu, chuỗi anh lạc và các thứ trang sức, rơi lệ nói:
[0634a] - Tôi nghe thái tử nói ra chí nguyện như vậy thì toàn thân rung động. Giả sử có người nào tâm như gỗ đá mà nghe nói điều này cũng phải xúc động, huống gì tôi từ nhỏ đã theo hầu thái tử, nghe phát lời thệ nguyện này mà không xúc động ư? Mong thái tử bỏ chí nguyện đó, chớ để phụ vương, Ma-ha-ba-xà-ba-đề, Gia-du-đà-la và hàng quyến thuộc sinh lòng buồn khổ. Nếu thái tử quyết định không đổi ý thì đừng ở nơi này và không đuổi tôi về. Tôi nguyện theo hầu thái tử, trọn đời không rời xa. Nếu tôi trở về hoàng cung sẽ bị vua quở trách, tại sao bỏ thái tử một mình mà về, tôi trả lời với vua như thế nào đây?
Thái tử đáp:
- Ngươi không nên nói như vậy. Ở đời đều phải chia lìa, đâu thể đoàn tụ mãi. Chính ta lúc mới sinh ra bảy ngày thì mẹ qua đời. Mẹ con còn chia lìa bởi sinh tử, huống gì là người khác? Ngươi đừng vì ta mà sinh lòng quyến luyến, nên cùng Kiền Trắc trở về hoàng cung.
Thái tử bảo nhiều lần như thế mà Xa-nặc vẫn không chịu đi.
Bấy giờ, thái tử dùng kiếm bén tự cắt tóc và phát nguyện: “Nay tóc rơi xuống, nguyện cùng tất cả chúng sinh đoạn hết các phiền não và nghiệp chướng”. Thích-đề-hoàn-nhân hứng tóc mang đi. Bấy giờ, các vị trời trên hư không, đốt hương rải hoa, cùng khen ngợi: “Hay thay! Hay thay!”.
Thái tử cắt tóc rồi, tự thấy thân mình còn mặc áo bảy báu, liền nghĩ: “Pháp xuất gia của chư Phật đời quá khứ không phải mặc y phục như vậy”. Lúc ấy, trời Tịnh cư hóa làm người thợ săn ở trước thái tử, thân mặc ca-sa, thái tử trông thấy thì rất vui mừng, nói:
- Y ông mặc là y tịch tịnh, biểu tượng của các Đức Phật đời quá khứ. Tại sao ông mặc y này mà làm những điều tội lỗi?
Người thợ săn đáp:
- Tôi mặc ca-sa để dụ đàn nai. Chúng thấy tôi mặc ca-sa mới dám đến gần, do đó dễ dàng giết nó.
Thái tử lại nói:
- Như lời ông nói thì mặc ca-sa này chỉ muốn giết đàn nai thôi, chứ không phải mặc để cầu giải thoát sao? Nay ta mang áo bảy báu này cùng ông trao đổi: Ta mặc ca-sa này vì muốn thâu nhiếp, cứu độ và đoạn trừ phiền não cho tất cả chúng sinh.
Người thợ săn đáp:
- Hay thay! Tôi chấp nhận.
Thái tử liền cởi áo báu trao cho người thợ săn còn mình đắp ca-sa theo cách mặc của các Đức Phật đời quá khứ.
[0634b] Lúc ấy, trời Tịnh cư hóa lại thân cũ, bay lên hư không, trở về cung trời. Bấy giờ, trên hư không có ánh sáng lạ, Xa-nặc trông thấy rất ngạc nhiên, khen là điều chưa từng có. Nay ứng hiện điềm lành này, chẳng phải việc nhỏ vậy.
Xa-nặc thấy thái tử cạo bỏ râu tóc, thân mặc pháp phục, biết chắc thái tử sẽ không trở về, lòng càng thêm buồn khổ, ngất xỉu ngã xuống đất.
Bấy giờ, thái tử nói:
- Ngươi nên xả bỏ tâm sầu khổ mà trở về hoàng cung trình bày đầy đủ ý của ta.
Nói xong, thái tử từ từ tiến về phía trước. Xa-nặc khóc nức nở và đỉnh lễ cho đến lúc thái tử đi khuất không còn trông thấy, sau đó mới đứng dậy, toàn thân run rẩy không thể làm chủ, quay nhìn Kiền Trắc và các thứ trang sức, khóc lóc nghẹn ngào. Xa-nặc gào khóc, dắt Kiền Trắc, cầm mũ báu và những thứ trang sức, Kiền Trắc kêu tiếng bi thương, theo đường cũ trở về.
Thái tử đến chỗ tiên nhân Bạt-già. Các loài chim, thú trong rừng thấy thái tử thì ngắm nhìn chăm chú không nháy mắt. Tiên nhân Bạt-già từ xa trông thấy thái tử, nghĩ: “Đây là vị thần nào? trời Nhật Nguyệt hay là trời Đế Thích?”. Ông cùng quyến thuộc cung kính tôn trọng nghinh đón thái tử và nói:
- Hay thay! Nhân giả đến đây.
Thái tử thấy tâm ý của các tiên nhân rất nhu hòa, oai nghi an tường. Khi thái tử đến thì uy đức của các tiên nhân không còn nữa, họ cùng nhau đến mời thái tử ngồi. Thái tử ngồi xuống, quán xét sự tu tập của các vị tiên nhân kia; có người dùng cỏ làm áo, có người lấy vỏ cây, lá cây làm y phục. Hoặc có người chỉ ăn cỏ cây hoa quả, hoặc có người ăn ngày một bữa, hoặc hai ngày một bữa, hoặc ba ngày một bữa. Họ theo pháp tu hành tự nhịn đói như thế. Hoặc có người thờ nước, lửa, hoặc thờ mặt trời, mặt trăng; hoặc đứng co một chân, hoặc nằm trên đất, hoặc có người nằm trên gai góc, hoặc có người nằm bên cạnh nước, lửa.
Thái tử thấy pháp tu khổ hạnh như thế, liền hỏi tiên nhân Bạt-già:
- Pháp tu khổ hạnh của các ông rất kì lạ, vì muốn cầu quả báo gì?
Tiên nhân đáp:
- Chúng tôi tu khổ hạnh là muốn sinh lên cõi trời.
Thái tử lại hỏi:
[0634c] - Các cõi trời tuy vui, nhưng khi phước hết thì bị nghèo cùng, luân hồi trong sáu đường, cuối cùng cũng là chứa nhóm các khổ. Tại sao các ông lại tu nhân khổ để cầu quả báo khổ?
Thái tử tự than: “Người thương buôn vì của báu nên vào biển lớn. Vua vì đất nước mà khởi binh đánh nhau. Nay các vị tiên nhân vì sinh lên cõi trời mà tu khổ hạnh”. Than như thế rồi đứng im lặng.
Tiên nhân Bạt-già liền hỏi thái tử:
- Ý Nhân giả thế nào mà im lặng không nói? Chúng tôi tu không chân chính sao?
Thái tử đáp:
- Pháp các ông tu đều rất khổ, nhưng cầu quả báo hoàn toàn không lìa khổ.
Thái tử và các tiên nhân bàn luận cho đến chiều tối. Thái tử nghỉ lại đó một đêm. Đến sáng hôm sau, ngài suy nghĩ: “Các vị tiên nhân tuy tu tập khổ hạnh, nhưng đều chẳng phải là đạo giải thoát chân chính. Vậy ta không nên ở lại đây”, liền từ biệt các tiên nhân mà ra đi.
Bấy giờ, các tiên nhân nói với thái tử:
- Nhân giả đến đây, chúng tôi rất hoan hỉ, lại khiến uy đức chúng tôi càng thêm hưng thịnh. Nay vì sao Ngài muốn ra đi? Vì chúng tôi đối với Nhân giả mất oai nghi hay trong chúng có ai xúc phạm đến Ngài? Vì lí do gì Ngài không muốn ở lại nơi này?
Thái tử đáp:
- Chẳng phải các ông thất lễ gì giữa chủ và khách, cũng không có gì thiếu sót, nhưng sự tu tập của các ông làm tăng thêm nhân khổ. Nay ta học đạo chỉ vì đoạn tận gốc khổ, do nhân duyên này nên ta ra đi mà thôi.
Các tiên nhân bàn luận với nhau: “Sự tu tập của vị này rất rộng lớn, làm sao chúng ta lưu giữ vị ấy được?
Lúc bấy giờ, có một tiên nhân giỏi xem tướng, nói với mọi người:
- Nhân giả này đầy đủ các tướng tốt, ắt sẽ thành bậc Nhất thiết chủng trí, là thầy của trời người.
Nói xong, liền đến chỗ thái tử và thưa:
- Đạo của chúng tôi khác, nên không dám giữ Ngài ở lại. Nếu Ngài muốn đi thì nên đi về hướng bắc, ở đó có hai vị đại tiên tên A-la-la-ca-lan. Nhân giả có thể đến đó đàm luận, nhưng tôi biết Nhân giả cũng sẽ không ở lại nơi này.
Khi ấy, thái tử liền đi về hướng bắc. Các tiên nhân thấy thái tử ra đi, trong lòng buồn bã, chắp tay đưa tiễn, nhìn theo đến lúc không còn thấy nữa, sau đó mới trở về.
Từ khi thái tử ra khỏi cung, đến lúc trời sáng, Gia-du-đà-la và các thể nữ thức dậy không thấy thái tử thì khóc lóc thảm thiết, liền đến thưa với Ma-ha-ba-xà-ba-đề:
[0635a] - Sáng nay bỗng nhiên mất thái tử!
Ma-ha-ba-xà-ba-đề nghe nói thế liền ngất xỉu ngã xuống đất. Việc ấy lần lượt truyền đến tai vua. Khi vua nghe chuyện này thì sửng sốt im lặng, giống người mất hồn, toàn thân tê cứng. Tất cả mọi người trong ngoài hoàng cung cũng đều như thế.
Bấy giờ, các vị đại thần đến chỗ ở thái tử xem xét và tìm kiếm khắp trong hoàng cung, thấy cửa thành phía bắc tự nhiên mở ra, lại không thấy Xa-nặc và Kiền Trắc, liền hỏi người canh cửa:
- Ai mở cửa này?
Họ hỏi nhau, nhưng không ai biết. Hỏi những người canh giữ thì họ cũng không biết vì sao cửa mở.
Bấy giờ, các vị đại thần suy nghĩ: “Cửa phía bắc mở, hẳn là thái tử sẽ theo lối đó ra đi. Nên nhanh chóng tìm thái tử”. Vua liền ra lệnh cho một nghìn cỗ xe và một vạn kỵ mã phân ra bốn hướng tìm kiếm thái tử, nhưng do thần lực của trời khiến họ lạc đường không biết lối đi, bèn quay về tâu với vua:
- Tâu đại vương! Chúng thần đi tìm thái tử, nhưng không thấy.
Lúc đó, Xa-nặc dẫn Kiền Trắc và mang các thứ trang sức, buồn bã khóc lóc, theo lối cũ trở về. Toàn thể nhân dân trong thành thấy vậy đều kinh ngạc và sầu não, họ tranh nhau đến hỏi Xa-nặc:
- Ngươi đưa thái tử đi đâu mà nay một mình cùng Kiền Trắc trở về?
Xa-nặc nghe mọi người hỏi vậy thì càng thêm đau buồn, không thể đáp được. Mọi người chỉ thấy trên lưng Kiền Trắc chở những thứ trang sức bảy báu mà không thấy thái tử, giống như dùng hoa thơm, lụa là trang sức cho người chết vậy.
Xa-nặc vừa đến trước hoàng cung, Kiền Trắc bỗng cất tiếng kêu bi thương. Các đàn ngựa trong chuồng cùng kêu lên tiếng sầu thảm. Quần thần bên ngoài thưa với Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Gia-du-đà-la:
- Nay chỉ có Xa-nặc và Kiền Trắc trở về!
Nghe nói thế, bà liền quị xuống đất, nghĩ: “Sao chỉ có Xa-nặc và Kiền Trắc trở về mà không nghe nói đến thái tử?”.
Ma-ha-ba-xà-ba-đề nói:
- Ta nuôi dưỡng thái tử đến khi trưởng thành. Nay hài nhi bỏ ra đi không biết ở đâu? Giống như người trồng cây ăn quả, đơm hoa kết trái, sắp chín lại rơi xuống đất. Lại như người đói gặp những món ngon, khi sắp ăn thì bỗng nhiên lật đổ.
Gia-du-đà-la nghĩ: “Ta cùng thái tử đi, đứng, nằm, ngồi không rời xa nhau, nay lại bỏ ta không biết đi đâu? [0635b] Các vị vua ngày xưa vào núi học đạo đều mang theo vợ con, không nỡ xa lìa. Người thế gian một lần gặp gỡ, đến lúc xa nhau còn không quên, huống gì vợ chồng ân tình sâu nặng mà lại nhạt đến thế!”. Gia-du-đà-la lại chất vấn Xa-nặc:
- Thà kết oán thù với người trí còn hơn gần gũi với người ngu. Ngươi là kẻ ngu si, lén đưa thái tử đi đâu, khiến dòng họ Thích-ca từ nay không còn hưng thịnh?
Lại trách Kiền Trắc:
- Ngươi chở thái tử ra khỏi hoàng cung, lúc sắp đi tại sao im lặng, nay trở về một mình lại kêu lên tiếng bi thương, là ý gì?
Xa-nặc liền thưa:
- Xin phu nhân đừng trách tôi và Kiền Trắc. Vì sao? Đây là do thần lực của trời, chẳng phải sức người thường làm được. Đêm đó, phu nhân và thể nữ đều ngủ say, thái tử bảo tôi đi dẫn ngựa đến. Lúc đó tôi khóc rất lớn muốn khiến cho phu nhân và các thể nữ nghe biết tỉnh giấc để can ngăn thái tử, nhưng khi dẫn Kiền Trắc đến, vẫn không một ai thức. Cửa thành mỗi khi mở, tiếng vang xa bốn mươi dặm, nhưng nay mở lại không có tiếng động, những việc như thế, há chẳng phải do thần lực của trời sao? Lúc ra khỏi thành, trời sai các vị thần dùng tay nâng bốn chân ngựa và đỡ tôi bay đi, các vị trời trên hư không bay theo vô số, làm sao tôi có thể dừng lại được? Đến lúc trời sáng thì thái tử đã đi được ba do-tuần. Khi đến chỗ của tiên nhân Bạt-già kia, lại có những điều kì lạ, xin cho phép tôi trình bày: Vừa đến chỗ tiên nhân Bạt-già trong rừng Khổ Hạnh, thái tử liền xuống ngựa, lấy tay vỗ vào lưng nó và bảo tôi trở về hoàng cung. Lúc đó, tôi xin theo thái tử suốt đời không có ý quay về, nhưng thái tử đuổi tôi, không cho ở lại. Thái tử còn đến chỗ tôi, lấy cây kiếm bảy báu và tự xướng lên: “Các Đức Phật thời quá khứ vì thành tựu quả Vô thượng chính đẳng chính giác mà xa lìa những thứ trang sức tốt đẹp, cạo bỏ râu tóc. Ta nay cũng theo pháp của chư Phật vậy”. Nói như thế rồi, liền cởi mũ báu và tháo viên minh châu trong búi tóc bảo tôi mang về để dưới chân vua, lại tháo chuỗi bảy báu bảo tôi mang về trao cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề, các thứ trang sức khác thì bảo trao cho Gia-du-đà-la. Tôi nghe thái tử nói những lời này nhưng vẫn đứng hầu, không có ý trở về.
Bấy giờ, thái tử dùng kiếm bén tự cắt tóc, các vị trời trên hư không bay xuống hứng lấy mang đi. Sau đó, thái tử tiến lên phía trước thì gặp một người thợ săn, [0635c] Ngài đem chiếc áo bảy báu đang mặc đổi lấy y ca-sa của người thợ săn kia. Lúc ấy, trên hư không có ánh sáng lớn. Tôi thấy thái tử thay đổi y phục thì biết chắc sẽ không trở về, nên buồn rũ rượi, lòng rất sầu não. Thái tử lại đi tiếp, đến chỗ tiên nhân Bạt-già thì tôi từ biệt trở về. Những điều kì lạ như thế đều do thần lực của trời, chẳng phải người thường làm được, xin phu nhân đừng trách tôi và Kiền Trắc.
Ma-ha-ba-xà-ba-đề và Gia-du-đà-la nghe Xa-nặc trình bày mọi việc, trong lòng có chút tỉnh ngộ nên im lặng không nói.
Bấy giờ, vua Bạch Tịnh vừa tỉnh lại, liền ra lệnh cho gọi Xa-nặc đến, nói:
- Tại sao ngươi làm cho những người dòng họ Thích đau khổ? Ta ra lệnh nghiêm ngặt, các quần thần canh giữ trong ngoài sợ thái tử xuất gia, vì sao ngươi còn dẫn Kiền Trắc đến cho thái tử bí mật ra đi?
Xa-nặc nghe nói, sinh lòng lo sợ, tâu với vua:
- Tâu đại vương! Thái tử ra khỏi hoàng cung, thật chẳng phải lỗi của thần, xin đại vương cho thần được trình bày rõ.
Xa-nặc liền mang mũ báu và hạt minh châu trong búi tóc để dưới chân vua và nói:
- bảo thần mang mũ báu và hạt minh châu này để dưới chân đại vương, còn chuỗi bảy báu trao cho Ma-ha-ba-xà-ba-đề, các thứ trang sức khác trao cho Gia-du-đà-la.
Vua thấy các vật ấy, càng thêm đau buồn. Dù gỗ đá vẫn còn có tình cảm, huống gì tình nghĩa sâu nặng của cha con. Xa-nặc trình bày đầy đủ các việc như trước, đồng thời tâu với vua:
- Tâu đại vương! Thái tử bảo thần: “Nếu phụ vương nói: Ta phải có con mới cho xuất gia, nay chưa có con tại sao ra đi, hơn nữa lúc ra đi lại không xin phép? Ngươi có thể tâu giúp với phụ vương: “Gia-du-đà-la đã có thai từ lâu, Phụ vương nên hỏi nàng ấy. Lúc trước vua ra lệnh như thế, chẳng phải ta tự ý”.
Vua nghe nói liền cho người gọi Gia-du-đà-la đến, hỏi:
- Thái tử nói con có thai từ lâu, đúng thật như thế không?
Gia-du-đà-la thưa:
- Lúc đại vương đến Đông cung, thái tử dùng tay chỉ vào bụng con. Lúc ấy con biết mình đã mang thai.
Vua nghe nói lấy làm kì lạ, nỗi buồn vơi đi, nghĩ: “Ngày trước sở dĩ ta hứa với thái tử: “Phải có con mới cho xuất gia”, vì nghĩ trong vòng bảy ngày nhất định không có con, thì thái tử sẽ làm Chuyển luân vương. Nhưng không ngờ chưa đủ bảy ngày mà Gia-du-đà-la lại có thai!”.
[0636a] Vua tự trách mình trí tuệ nông cạn, đặt ra cách này không thể giữ thái tử lại được, mà vội vàng đưa ra giao ước. Nghĩ đến đó, ngài vô cùng hối hận, nghĩ: “Thái tử mưu lược như thần, vượt hẳn ý mọi người, việc hôm nay còn có thần lực của các vị trời giúp đỡ, ta không nên trách Xa-nặc”.
Vua Bạch Tịnh lại nghĩ: “Thái tử xuất gia, nhất định sẽ không trở về. Giả sử ta đưa ra cách khác cũng không thể giữ con được. Tuy thái tử bỏ đất nước xuất gia học đạo, nhưng đã có con nối dõi, không bị tuyệt tự. Nay ta sẽ bảo Gia-du-đà-la chăm sóc bảo hộ thai nhi thật tốt”.
Vua Bạch Tịnh nghĩ đến ân tình cha con sâu nặng, nên nói với Xa-nặc:
- Nay ta phải đi tìm thái tử, nhưng không biết bây giờ hài nhi ở đâu? Thái tử đã bỏ ta ra đi học đạo, ta làm sao nhẫn tâm để thái tử sống một mình được.
Ngài liền sai người đưa đi tìm chỗ ở của thái tử.
Quốc sư và các vị đại thần nghe vua muốn xuất cung đi tìm thái tử, cùng đến can ngăn:
- Đại vương không nên buồn bã. Vì sao? Thần xem tướng mạo của thái tử, thấy Người trong nhiều đời quá khứ đã xuất gia tu tập rồi. Giả sử cho làm Thích-đề-hoàn-nhân, thái tử cũng không vui, huống gì ngôi vị Chuyển luân vương mà có thể giữ thái tử được sao? Đại vương không nhớ lúc thái tử mới sinh, tự đi bảy bước, chỉ tay lên trời nói: “Đời này Ta sinh ra, đây là thân sau cùng”. Lúc ấy, các vua cõi trời và Thích-đề-hoàn-nhân đều đến hầu hạ. Có những điều kì lạ như thế thì làm sao thái tử thích ở đời được.
Quốc sư lại tâu:
- Tâu đại vương! Lúc trước tiên nhân A-tư-đà đoán tướng cho thái tử, năm 19 tuổi xuất gia học đạo, ắt sẽ thành tựu Nhất thiết chủng trí. Nay đã đến lúc, cớ sao đại vương sinh lòng sầu khổ? Lại nữa, đại vương lo sợ thái tử xuất gia nên ra lệnh cho quần thần trong ngoài canh giữ nghiêm ngặt, nhưng các vị trời đến hộ tống Người ra khỏi thành. Việc như thế vượt ngoài sức của người thường, xin đại vương nên vui mừng, chớ sinh lòng buồn bã, không nên tự đi tìm. Nếu Ngài nhớ thái tử không nguôi thì thần sẽ cùng các vị đại thần sẽ đi tìm Người.
Vua nghe nói thế, nghĩ: “Ta biết thái tử sẽ không trở về, nhưng ta không nỡ bỏ, nay thử để quốc sư và đại thần đi tìm một lần xem!”. Ngài liền nói với quốc sư và đại thần:
- Tốt lắm! Các khanh hãy đi đi. Tất cả mọi người trong ngoài cung tâm rất sầu não, các khanh nên mau chóng trở về.
[0636b] Bấy giờ, quốc sư và các đại thần liền từ biệt ra đi tìm thái tử. Chú thích:
[44] Quán đỉnh 灌頂 (S: Abhiṣecanī): nghi thức dùng nước rưới lên đầu ở Ấn Độ thời xưa. Khi vua lên ngôi và lập thái tử, Quốc sư dùng nước bốn biển lớn rưới lên đỉnh để chúc phúc.
[45] Huỳnh môn 黃門: người không có bộ phận sinh dục nam hoặc có mà không được hoàn bị.
Có năm loại gọi là Ngũ chủng bất năng nam 五種不能男 (Cg:i ngũ chủng huỳnh môn 五種黃門; S: pañca paṇḍakāḥ): Theo luật Thập tụng 21, năm hạng người này là:
1. Sinh bất năng nam: Khi sinh đã không có bộ phận sinh dục để hành dâm.
2. Bán nguyệt bất năng nam: Nửa tháng có thể hành dâm, nửa tháng không thể hành dâm.
3. Đố bất năng nam: Thấy người khác hành dâm liền nổi lên ghen ghét rồi khởi lên tâm dâm.
4. Tinh bất năng nam: Lúc hành dâm bộ phận sinh dục nam biến mất.
5. Bệnh bất năng nam: Bộ phận sinh dục nam bị bệnh mà cắt bỏ.
[46] Năm dục (ngũ dục 五欲; S: panca kãmãh): năm thứ ham muốn sinh ra từ sự nhiễm trước năm trần cảnh. Có hai loại:
1. Năm thứ ham muốn sinh ra từ sự nhiễm trước năm trần cảnh: sắc dục: ham muốn sắc đẹp của thế gian; thanh dục: ham muốn âm thanh; hương dục: ham muốn mùi thơm; vị dục: ham muốn những thức ăn ngon; xúc dục: ham muốn sự xúc chạm
2. Năm thứ ham muốn của người thế gian: tài dục: ham muốn của cải; sắc dục: ham muốn sắc đẹp ở thế gian; ẩm thực dục: ham muốn sự ăn uống; danh dục: ham thích tiếng tăm; thuỵ miên dục: ham muốn sự ngủ nghỉ.
Trái với năm dục của cõi Dục nầy là năm dục của cõi Sắc và Vô sắc, được gọi là thanh khiết ngũ dục.
[47] Tiên nhân Bạt-già, 跋伽仙人: vị tiên tu ở rừng Khổ Hạnh, nước Tì-xá-li. Sau khi vượt thành xuất gia, Đức Thích Tôn đã đi thẳng đến khu rừng này hỏi đạo tiên nhân Bạt-già, do đó mà vị tiên này được nổi tiếng.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.198.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.