Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Trì Minh Tạng Du Già Đại Giáo Tôn Na Bồ Tát Đại Minh Thành Tựu Nghi Quỹ Kinh [佛說持明藏瑜伽大教尊那菩薩大明成就儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Phật Thuyết Trì Minh Tạng Du Già Đại Giáo Tôn Na Bồ Tát Đại Minh Thành Tựu Nghi Quỹ Kinh [佛說持明藏瑜伽大教尊那菩薩大明成就儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.38 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.48 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nghi Quỹ Đại Minh Thành Tựu Trì Minh Tạng Du Già Đại Giáo Tôn Na Bồ Tát

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

QUÁN TRÍ THÀNH TỰU
PHẦN THỨ HAI

Lại đến ca ngợi với các Hiền Thánh
( Ca ngợi Phật là:
Đức Phật dùng Đại Bi
Điều phục các chúng sanh
Thành biển Phước Công đức
Vì thế con tán lễ
( Ca ngợi Pháp là:
Diệu lý của Chân như
Hay hoại các nẻo ác
Lợi sinh, trụ tịch tĩnh
Vì thế con tán lễ
( Ca ngợi Tăng là:
Bền vững trì Giới hạnh
Chứng nhập môn Giải thoát
Trụ cõi Công đức thắng
Vì thế con tán lễ
( Ca ngợi Tôn Na với các Hiền Thánh:
_ ÁN – Lạc khất sất di la khất xoa nễ vĩ
Tát ly phộc lạc khất xoa noa man di đa
Bôn noa dã Hàm nga đa tất ly dã
_ Tao ma dã Tô ma nẵng sa nễ phộc dã
Phộc la hạ phộc la na tất ly dã
Bát nạp ma sa nẵng bát nạp ma mục khế
Vi ma la vi ma lệ khất xoa noa
_ Câu ma ly ca thuế đa bà sa
Ô na dã ly ca Tam ma bát la bà
Nhạ nẵng nễ nga ly nhạ nê tỷ ma
Ma hạ di cụ già phộc ly sa ni
_ A di đa A mật ly đa bà sa
A nhạ la A ma la độ lô phộc
Tất đà tất đà la dã gao ly
Bát đát la hạ sa đa nhị đê dân niết ly dã
_ Nại xả bà la di đa bát la bát đa
Nại xả bộ di số tăng tất thể đa
Để ly lạc ca nhạ nẵng nê đạt nê dã
A di đa ly tha bát la sa đạt mê
_ Nhạ nga sa la lhất xoa nữ nại dụ ngật đa
Bát la dã ngật ly bát dã nễ đa
Nga dã để ly tát ly phộc một đà âm
Sa vĩ đế ly tả nhị nô la sa
_ Đát la noa bộ đa nhạ nga đà để ly
Sa ly nga ma ly nga bát nga nại ly sa nâm
Nhất tha lô ba ma hạ ma dã
Nẵng nẵng nễ ly ma noa lỗ bế ni
_ Bát la đê hạ ly dã ma họ sa hạ
Bôn ni dã tam bà la tam bột ly đa
Ác khất xoa dã Ác khất xoa la tuất nễ dã
Phiến đa kiến đa đát bể tất thể đa
_ Đa nẵng hạ la ma hạ tát đỏa
Tát đỏa nẵng tất ly để phộc sa la
Kiến đa la da ni nạp ly nga
Tát ly phộc thương ca bát la mô tả nê
_ Nhạ diên đế nhạ đa phệ na tả
Một la hàng ma yết lạp ba ma nô nhạ phộc
Tán đa ca bá ly nê tả ma
Ma nẵng sa ma nẵng tế bộ đa
_ Nhan ngu lê nẵng nghĩ nê ngu tứ-dạ
Tô bà nga tất-ly dã nại ly sa-nẵng
Đạt la ni đà la ni Tôn Na
Phộc nễ dã để-ly bộ phộc nễ sa ly
_ Phan bà thất tổ đa la ni bố sắt-ni
Ngột-ly sắt-trí na phiến để na dĩ nễ
Đạt ly-ma nga ly-bà mẫu nễ phộc la
Nễ dã bà phộc bát xả nẫm
Tinh hạ một-la đa bát tra một-ly đa
_ A ba la nhĩ đa lạc ca yết ly
Tát ly-phộc nạp ly nga đế nễ phộc la ni
Tao bà nga-dã na phộc hỗ bộ nhạ
Để ly lạc ca nhạ nẵng nễ thất phộc
_ Ngật-ly sắt-noa nhĩ nẵng phộc để a ly-dã
Tát ly-phộc ma la bát-la ma ly-na nễ
Tát ly-phộc một để bát-la thiết sa đa dã
Tam bột ly đa dã ngu ni ly ngu long
_ A phộc lạc cát dã tăng nghê dã dã
Nẵng mô niết đát dã ngật ly bá đát ma nễ
Ma hạ phộc la dã thế noa dã
Vị nê dã la nhạ dã sa đạt phệ
Nạp ly nan đà na ma ca dạ dã
Nẵng mô tất đế phộc nhật la bà noa duệ
_ Lại nữa, Hành nhân ca ngợi Tam Bảo với Bản Tôn Tôn Na Bồ Tát như vậy xong, chắp tay chí tâm bày tỏ sám hối là:
“Con (họ tên … ) từ vô thủy đến nay luân hồi trong các nẻo đã tạo nghiệp Đại ác, hành Pháp bất thiện. Tự mình làm và dạy người làm, thấy nghe việc ấy đều tùy vui. Nghiệp như vậy thật là vô lượng vô biên. Giờ đối trước Phật, Bồ Tát xin tỏ bày sám hối. Từ nay trở đi con chẳng dám gây tội nữa. Nguyện xin Phật Bồ Tát Đại từ Đại bi nhận lời sám hối của con”.
_ Lại nói rằng: “Con (họ tên …) từ nay về sau sẽ đi thẳng đến ngồi ở Bồ Đề Đạo Trường. Thề xong, quy y Pháp Giới vắng lặng của Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thượng Như Lai cho đến quy y hết thảy A Phệ La Ly Để Đại Bồ Tát chúng ở 4 phương với Phật Bồ Tát. Xả bỏ thân mệnh không hề hối tiếc chỉ nguyện từ bi nhiếp thọ cho con.
_ Lại nói rằng: “Con (họ tên …) từ nay trở đi, thẳng đến ngồi ở Bồ Đề Đạo Trường. Các Pháp Sở Hữu nơi UẨN, XỨ, GIỚI, đều Vô ngã, Vô Thủ, Vô Xả. Xa lìa tất cả tướng. Tự tính như Hư không, chỉ như Phật và các Bồ Tát phát Tâm Bồ Đề. Lại như Chư Phật từ Tâm Sơ Giác biết Phước tối thượng là đem các phước có được tùy hỷ hối thí cho Chư Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, cho đến cùng tận giới chúng sinh con cũng tùy hỷ đem Công đức này nguyện cho con sau này cùng ở tất cả giới chúng sinh như Phật Đại bi tuôn mưa Đại Pháp, mọi loại phương tiện, ở các Thế gian làm lợi ích lớn, lợi lạc cho chúng sinh. Dùng tâm dũng mãnh mau thành sự nghiệp.
Tại sao vậy? Vì giới phàm phu này là Nan Địa (Đất khó khăn, nguy hiểm) chẳng có cứu cánh. Con đối với tất cả chúng sinh của giới này, nguyện đều khiến cho được đạo Xuất Thế gian, vắng lặng, an vui. Đã được đạo rồi, con liền khiến cho được Công dức Tối thượng, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”.
Hành nhân Tán Thán, Sám Hối, Tùy Hỷ, Hồi Hướng, Phát Nguyện như vậy xong. Liền kết Đại Ấn, kết xong lại kết Tam Muội Ấn, đem 2 bàn tay cùngnắm quyền, kèm ngón giữa như cây kim, 2 ngón trỏ hướng ra ngoài như cái Chày Kim Cương, đặt 2 ngón cái bên cạnh 2 ngón trỏ liền thành Ấn. Kết Ấn này, tụng Đại Minh là:
“ÁN _ Thương yết ly, Ma hạ tam ma duệ, Sa phộc hạ”
( OMÏ SAMÏKARE MAHÀ SAMAYE SVÀHÀ
_ Tiếp, kết Tam Ma Địa Ấn, đặt tay trái ở lỗ rốn. Đặt tay phải bên trong tay trái, 2 ngón cái và 2 ngón trỏ dính nhau liền thành Ấn. Tụng Đại Minh là:
“ÁN – Tôn”
( OMÏ CUNÕ
Kết Tam Ma Địa Ấn, tụng Đại Minh xong, liền nhập vào Tam Ma Địa, quán trong trái tim mình như trước sinh ra một hoa sen lớn do mọi báu hợp thành. Ở trên hoa sen có Tôn Na Bồ Tát đủ 5 phần Pháp Thân. Ở trong thân ấy tuôn ra ánh hào quang lớn. Nơi tuôn ra ánh sáng tùy vào Pháp đã làm hoặc màu trắng, hoặc màu vàng, hoặc màu đỏ, hoặc màu đen. Tùy hiện một màu tràn khắp thân ấy. Tưởng trong hào quang ấy tuôn ra chữ vi diệu tuôn ra ánh sáng lớn. Ánh sáng ấy liền thành Kim Cương Giới ( Vajra Dhàtu ) . Hành nhân tự tưởng thân của mình với thân Hiền Thánh không sai khác. Sau đó lại quán trên chóp mũi có Vật, chuyên chú Tâm ấy tác Tưø (Maitra:Ban vui cho người khác ) kiên cố, hơi thở ra vào thật nhẹ nhàng, ngồi ngay thẳng khiến đầu, cổ, eo hơi cúi xuống. Lại ở bên trong trái tim mình quán có Đức Như Lai. Lại quán trong trái tim của Như Lai hiện vành mặt trời (Nhật luân), ở trong vành mặt trời hiện 1 hoa sen hé nở do mọi báu hợp thành. Ở trong hoa sen hiện Tôn Na Bồ Tát có thân như màu vàng ròng mặc áo màu trắng, mọi thứ trang nghiêm. Ở hai hông sườn của Tôn Na tuôn ra ánh sáng lớn. Lại tưởng trong lỗ tai, con mắt, cái miệng tuôn ra ngọn lửa lớn. Tác quán tưởng như vậy mỗi mỗi hiện trước mặt cho thật rõ ràng không có sai lầm. Sau đó, thâu ánh sáng vào, cúi đầu đỉnh lễ, dâng hiến Ứ Già. Lại tụng Phật Nhãn Bồ Tát Đại Minh 7 biến hoặc 21 biến.
Hoặc vào lúc tác Pháp ngay trong Man Noa La, nằm ngủ lại gặp mộng ác, liền tụng Phật Nhãn Bồ Tát Đại Minh 800 biến. Ngay lúc tụng MINH, tay trái cầm tràng hạt, tay phải cầm Chày Kim Cương. Đại Minh là:
“ÁN – Độ nẵng phộc nhật la Hắc”
( OMÏ _ DHUNA VAJRA _ HOHÏ
_ Lại nữa, nói về Gia Trì Sổ Châu Ấn, duỗi rộng 2 ngón giữa của 2 tay, đem 2 ngón trỏ đè giữ ngón giữa, dùng 2 ngón cái, 2 ngón vô danh, 2 ngón út giữ tràng hạt. Tụng Đại Minh là:
“ÁN – A nạp bộ đế, vĩ nhạ duệ, tất đế tất đà ly thể Sa phộc hạ”
( OMÏ_ ADPUTE _ VIJAYE SIDDHI _ SIDDHA ARTHE _ SVÀHÀ
Lại chắp hai tay lại đặt trên đỉnh đầu, tiếp đặt trên trái tim. Tụng Đại Minh là:
“ÁN – Nẵng mô bà nga phộc để, tất đê, sa đạt dã, tát đà ly thê, sa phộc hạ”
( OMÏ NAMO BHAGAVATE _SIDDHI SÀDHAYA_SIDDHA ARTHE SVÀHÀ
Lại nữa, nói về Sổ Châu Pháp. Hoặc dùng hạt Bồ đề, hoặc Xà cừ, Pha lê … nên dùng 108 làm sổ (Chuỗi tràng hạt). Nhờ Đồng nữ xe chỉ lấy 21 sợi hợp thành một sợi chỉ mà xỏ kết chuỗi. Lúc trì tụng dùng ngón cái lần chuỗi, mội 1 hạt tụng Đại Minh 1 biến.
_ Chữ của Đại Minh ấy cũng có 3 loại. Hoặc dùng chữ của Đại Minh trong vành trăng Tâm, hoặc dùng chữ vi diệu của Pháp Đỉnh Lễ. Lúc Hành nhân trì tụng thời chí tâm chuyên chú chẳng được giải đãi.
Nếu là Pháp Tức Tai, Tăng Ích thì tụng nhẹ nhàng chữ Hồng (HÙMÏ) với chữ Phát tra (PHATÏ).
Nếu làm Pháp Điều Phục cũng dùng chữ HỒNG với chữ PHÁT TRA, chỉ khởi Tâm phẫn nộ dùng âm thanh giận dữ mà trì tụng. Đây là nghi tắc thông thường.
Mỗi lần tác Pháp trì tụng xong thì thường tụng Phật Nhãn Đại Minh và hiến Ứ Già. Tùy theo ước nguyện mà chí tâm cầu khẩn. Lại là Cúng Dường, Tán Thán, Sám Tạ “Con (họ tên …) đã mời Chư Vị đến mà cúng dường đơn sơ không có gì thù diệu. Nguyện xin Bồ Tát vui vẻ bỏ qua cho”.
Lại hiến Ứ Già mà tác đỉnh lễ.
Tác Pháp xong rồi, Phát Khiển Thánh Giả
Nghinh ( Mời đến ) dùng Câu Triệu Ấn chỉ dùng ngón cái dao động 3 lần làm phát khiển. Đại Minh là:
“Dã tứ dã tứ đế, vỉ ma nẵng lô căn, vĩ bát ly nhạ duệ”
( YAHI YAHITE VIMANA LOKAMÏ VIPARI JAYE
Phát Khiển Hiền Thánh xong, Hành nhân lại tác Man Noa La Phộc Ấn ủng hộ ngay thân mình.
Tiếp tác A Tam Hàm Nghĩ Nễ Ấn ( Asamàmïgni Mudra ). Liền dùng tam Muội Ấn, tách mở ngón cái đều như cây kim xoay về bên trái. Đại Minh là:
“ÁN Ngột ly A Tam hàm nghi nễ Hồng phát tra”
( OMÏ HRÌHÏ _ ASAMÀMÏGNI _ HÙMÏ PHATÏ
Lại kết Tam Muội Ấn làm ủng hộ.
Lại tụng Vô Năng Thắng Đại Minh. Minh này hay thành tựu tất cả việc. Đại Minh là:
“Năng mô tam mãn đà một đà nẫm. Aùn_ hổ lô, tán noa ly, ma đăng nghĩ sa phộc hạ”
( NAMAMÏ SAMANTA BUDDHÀNÀMÏ
OMÏ _ HULU HULU _ CANÏDÏARI MATANÕGI _ SVÀHÀ
Mỗi khi ăn xong dùng Đại Minh gia trì vào thức ăn dư rồi dùng Hiến Bất Động Tôn Minh Vương. Đại Minh là:
“Nẵng mạc tam man đa phộc nhật la nẫm, đát la tra A mô gia tán noa, lô sa noa, sa bố tra dã, Hồng đát la tra hồng, Hàm”
( NAMAHÏ SAMANTA VAJRÀNÏAMÏ _ TRATÏ _ AMOGHA CANÏDÏA ROSÏANÏA SPHATÏAYA _ HÙMÏ _ TRATÏ _ HÀM _ MÀMÏ
Người trì tụng làm 5 loại thuốc, nước sách. Mỗi một lần làm lấy nửa tháng làm giới hạn. Mỗi ngày uống cả 2 thứ 3 lần, dùng lá Ba La Xả làm vật chứa nước uống.
Năm loại thuốc là: Nước sữa bò vàng, củ Mâu Đát La Cù Ma Gia, lạc ( Sữa nấu chín ), cỏ Cát Tường, nước hòa hợp thành xong, liền tụng Đại Minh gia trì sau đó mới uống. Đại Minh là:
“Nẵng mô bà nga phộc đế, ô sắt nị sa dã. ÁN vĩ thủ đê, vĩ la nhi, thủy phệ, phiến để ca ly, Sa phộc hạ”
( NAMO BHAGAVATE USÏNÏISÏÀYA - OMÏ _ VI’SUDDHE VIRAJI ‘SIVE _ ‘SÀNTI KARI _ SVÀHÀ
Hành nhân dùng hoa màu hồng nhuộm chỉ, nhờ Đồng nữ hợp lại. Dùng Đại Minh gia trì 1.000 biến, kết 7 gút xong buộc cạnh eo lưng. Đại Minh là:
“Án – Hạ la hạ la , mãn đê thủ cật la đà ly ni tất đê, sa phộc hạ”
( OMÏ HARA HARA _ BANDHA ‘SUKRA DHÀRANÏI SIDDHI _ SVÀHÀ
Minh này cũng hay cấm phục Thủ Cật La và hay phá Thiết Đốt Lỗ ( ‘Sàtru : Oan Gia ). Nghi quỹ như vậy, người hành trì tụng có thể dùng 3 thời làm giới hạn.
_ Lại nữa ở Pháp môn Du Già, nếu muốn tu tập cầu các Tất Địa ( Siddhi ). Trước tiên nơi thân của mình ra mọi loại tác Pháp. Sám trừ Nghiệp đời trước ( Túc Nghiệp ) khiến không có chướng nạn. Nếu chẳng như vậy thì khó thành Thánh Đạo.
Lại nữa, lúc hành nhân muốn tác Pháp thời trước tiên nên phát Tâm xa lìa các nơi ồn ào luận nghị, ở ngay thân phân tưởng chữ vi diệu sao cho tướng các chữ mỗi mỗi hiện trước mặt. Nếu được hiện trước mặt thì tất cả mọi tội cấu đều được tiêu diệt.
Chữ vi diệu ấy trứơc tiên ở cửa miệng tưởng chữ HÀM ( - MAMÏ)
Ở trên vai phải tưởng chữ ÁM ( _ AMÏ )
Ở trên vai trái tưởng chữ ÁC ( _ AHÏ )
Ở trên đầu tưởng chữ ÁM ( _ AMÏ )
Ở trên cánh tay phải tưởng chữ A ( ), trên cánh tay trái tưởng chữ PHỘC ( _ VA )
Ở trong lỗ rốn tưởng chữ HỒNG ( _ HÙMÏ ).
Lại ở toàn thân tưởng chữ A ( )
Chữ vi diệu như vậy đều là chữ Phạn
Lại nữa, Hành nhân hồi tưởng chữ như vậy, ở trên thân phần hiện thời liền lại tụng Đại Minh là:
“Hồng Tả lệ tổ lệ Tông nễ Hồng”
( HÙMÏ _ CALE CULE CUNÕDHE _ HÙMÏ
Nếu tụng Minh này được 1 Lạc xoa biến thì hay trừ tất cả tội.
_ Lại tụng Đại Minh là:
“ÁN – Tả lệ tổ lệ Tôn nễ Phát tra”
( OMÏ _ CALE CULE CUNÕDHE _ PHATÏ
Nên tụng Minh này đủ một Lạc Xoa ( 100 ngàn biến ) thì được Đại Trí tuệ.
_ Lại tụng Đại Minh là:
“Nẵng mạc tả lệ tổ lệ Tôn nễ nẵng mạc”
( NAMAHÏ CALE CULE CUNÕDHE _ NAMAHÏ
Thường trì Minh này thì hay trừ tất cả Trần cấu.
_ Tiếp, lại nói về chữ vi diệu căn bản của Chư Phật Bồ Tát.
Chữ MÂU ( - MAMÏ) là căn bản của Diệu Cát Tường Bồ Tát (Manõju’srì Bodhisatva_ Văn Thù Bồ Tát )
Chữ MUỘI ( -MAI) là căn bản của Từ Thị Bồ Tát ( Maitrì Bodhisatva )
Chữ THẤT LY ( - ‘SRÌ) là căn bản của Như Lai( Tathàgata ), lại là căn bản của LY PHỆ Hiền Thánh.
Chữ ÁM ( - AMÏ) là căn bản của Phổ Hiền Bồ Tát ( Samantabhadra Bodhisatva )
Chữ ÁC ( - AHÏ) là căn bản của Hư Không Tạng Bồ Tát ( Aøkà’sa Garbha Bodhisatva )
Chữ A ( - À) là căn bản của tất cả Như Lai.
Chữ BỘT LONG ( - BHRÙMÏ) là căn bản của Đại Luân Minh Vương ( Mahà cakra Vidyaràja )
Chữ A ( - À) lại là căn bản của Quán Tự Tại Bồ Tát ( Avalokite’svara bodhisatva ) , lại là căn bản của Kim Cương Thủ Bồ Tát ( Vajrapànïi Bodhisatva )
Chữ HỒNG ( - HÙMÏ) là căn bản của Diễm Ma Đắc Ca Minh Vương ( Yamantaka Vidyaràja )
Chữ ÁN ( - OMÏ) là căn bản của Tỳ Lô Giá Na Phật ( Vairocana Buddha )
Chữ TẢ ( - CA) là căn bản của Đại Luân Minh Vương.
Chữ LỆ ( - LE) là căn bản của Bất Động Minh Vương ( Acala Vidyaràja ) , lại là căn bản của Mã Đầu Minh Vương ( Hàyagrìva Vidyaràja )
Chữ TÔN ( - CUNÕ ) là căn bản của Đại Tôn Na Bồ Tát ( Mahà Cunõdhe Bodhisatva )
Chữ NỄ ( - DHE) là căn bản của Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát (Vajrasatva Bodhisatva )
Chữ SA ( - SVÀ) là căn bản của I Ca Nhạ Tra.
Chữ HẠ ( - HÀ) là căn bản của Phộc Nhật La Nẵng Khư ( Vajra Dhaka)
_ Tiếp, lại diễn nói về các Ấn: là Trạch Địa Ấn, La Ấn (ấn cái cày), Phương Vị Ấn, Liên Hoa Ấn, Tam Xoa Ấn, Bát Ly Ca Ấn, Quyến Sách Ấn, Câu Ấn, Đảo Xử Ấn (ấn cái chày dầm), Bột Tổn Ni Ấn, Bảo Trượng Ấn, Tọa Ấn, Kim Cương Tọa Ấn với Hiền Toạ Ấn, Sa Tất Đế Ca Ấn, Nhạ Phộc Năng Ấn, Sư Tử Tọa Ấn, Thuyết Pháp Luân Ấn, Sư Tử Bộ Ấn (ấn bước đi của sư tử), Sư Tử Ngọa Ấn (ấn sư tử nằm), Phan Ấn, Phiến Ấn, Bạch Phất Ấn, Kim Cương Linh Trân Châu Lưu Ly Ấn, Pháp Cổ Ấn, Loa Ấn, Ưu Bát La Hoa Man Ấn, Tăng Già Lô Y Bát Ấn, Vô Úy Ấn, Pháp Luân Ấn, Hoa Ấn, Đồ Hương Ấn, Đăng Ấn, Thực Ấn, Thỉnh Triệu Bản Tôn Ấn, Phát Khiển Ấn, Cúng Dường Ấn, Át Già Ấn, Y Phục Trang Nghiêm Ấn, Hiền Bình Ấn, Hoa Man Ấn, Thần Thông Ấn, Nhạ Phộc Năng Xả Ấn, Thất Di Lô Ấn, Bồ Đề Thọ Ấn, An Tam Muội Ấn, Trừ Ma Ấn, Đầu Đỉnh Khí Trượng Ấn, Định Ấn, Phật Nhãn Ấn, Ma Ha Chỉ Ấn, Nhạ La Bá Ba Ni Ấn, Tĩnh Tranh Tượng Ấn, Quân Trì Ấn, Ca La Dã Noa Ấn, Tản Cái Ấn, Cách Tỉ Ấn, Đỉnh Lễ Ấn, Mộc Dục Ấn, … 84 ấn.
Tiếp, lại nói về các ấn tướng, khiến cho Hành nhân tu tập viên mãn được Pháp thành tựu. Lúc hành nhân muốn tác Pháp, trước tiên nên trong sạch thân tâm. Sau đó là dùng hương xoa bôi lên hai bàn tay thì mới có thể kết khế ấn. Hành nhân đứng ngay thẳng ở mặt Đông, chắp tay đặt trên đỉnh đầu đỉnh lễ Ta Bảo, sau đó đỉnh lễ Bản Tôn Đại Tôn Na Bồ Tát. Tiếp đỉnh lễ Quán Tự Tại Bồ Tát, tiếp đỉnh lễ Kim Cương Thủ Bồ Tát. Như vậy đỉnh lễ Chư Phật Bồ Tát xong rồi mới có thể kết ấn.
KINH ẤN: Chắp hai tay lại, dựng thẳng ngón trỏ, ngón giữa của tay trái và đặt ngón cái, ngón vô danh, ngón út vào trong lòng bàn tay phải. Đem ngón tay trái cùng kết lại thì thành ấn. Ấn này đúng vào lúc nhập vào Tam Muội và lúc tác Pháp thành tựu.
PHƯƠNG VỊ ẤN: Trước tiên, đứng thẳng làm thế múa bên phải (Hữu Vũ Thế) mà chuyển theo bên phải. Đem tay phải tác Thí Nguyện, tay trái làm tướng Tam Phan (3 cây phướng) đặt trên trán. Lại tác Hữu Vũ Thế rồi tác Tả Vũ Thế … thì thành ấn. Ấn này hay phục Sư tử, Rồng , Cọp với Bộ Đa, Quỷ Tất Xá Tả ( Pi’sàca ) … cho đến nhóm giặc cướp.
_ Tiếp, nói về PHÁP ẤN, hợp 2 tay lại như tướng hoa sen 8 cánh khiến cho ngón tay không chạm nhau. Đem 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay thì thành ấn. Kết ấn này thì khiến cho Chư Thiên có Đại uy đức thảy đều hoan hỷ hay ban cho Hành nhân việc Đại cát tường và thành tựu ước nguyện.
_ Tiếp, đến TAM XOA ẤN: tay trái nắm quyền, duỗi ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh thì thành ấn. Ấn này có uy lực lớn dùng vào lúc tác Pháp Tức tai.
_ Tiếp, đến BÁT LY GIÀ ẤN: đem 2 bàn tay đều đặt trên cánh tay, đều dựng ngón trỏ thành ấn, ấn này hay trừ tất cả bệnh sốt rét (ngược bệnh).
_ Tiếp, đến QUYẾN SÁCH ẤN: Hai tay cùng kèm song song nhau, đem ngón vô danh và ngón cái cùng móc nhau như cái khóa thì thành ấn. Ấn này ở trong Pháp Kính Ái, tác Câu Triệu thì có Công đức lớn.
_ Tiếp, đến ĐẢO XỬ ẤN: 2 tay nắm quyền cùng hợp nhau. Đem ngón cái cùng cái chéo nhau thì thành ấn. Ấn này nên dùng ngưng trừ Tú Diệu (các vì sao) đại ác.
_ Tiếp, đến BỘT TỔN NI ẤN: Đặt 2 tay kèm song song nhau, lại cùng đảo lộn đầu nắm quyền. Hơi co ngón giữa vào trong ngón cái thì thành ấn. Ấn này dùng trong lúc tác Pháp Điều Phục, hay phá hoại Thiết Đốt Lỗ ( ‘Sàtru ) và ngưng trừ nhóm Dạ Xoa ( Yaksïa ) , Tú Diệu Đại Ác.
_ Tiếp, đến BÁT TRÌ BÀ ẤN: đem ngón cái, ngón út của tay phải ở đầu ngón trỏ thành ấn. Ấn này hay giáng phục A TÔ La.
_ Tiếp, đến TỌA ẤN: Co ngón vô danh của tay phải, và duỗi rộng các ngón cái và hơi co ngón cái lại thì thành ấn. Kết ấn này thì tưởng thành Tòa Báu hiến các Hiền Thánh.
_ Tiếp, đến KIM CƯƠNG TỌA ẤN: 2 tay cùng kèm song song nhau nắm quyền. Lại tác như Châm Phộc (cây kim đan cột buộc nhau). Đặt ngón cái vào ở dưới cây kim thì thành ấn. Kết ấn này thì tưởng thành tòa Kim Cương phụng hiến Phật Thế Tôn.
_ Tiếp, đến HIỀN TỌA ẤN: trước tiên, giương tay trái ngang bằng đặt ở dưới lỗ rốn. Giương bằng bằng phải đảo lộn với tay trái và đặt trên tay trái thành ấn. Ấn này lúc tác Man Noa La ( làm Đàn ) với lúc nhập định dùng hiến Tôn Na Bồ Tát với Kim Cương Thủ Bồ Tát.
_ Tiếp, đến SA TẤT ĐẾ CA ẤN: Trước tiên, ngồi ngay trên tòa hoa sen, đặt chân phải vượt qua chân trái. Lại dùng tay phải mở rộng đè ngón cái tay trái thì thành ấn. Lúc tác Pháp thành tựu thì dùng ấn này, thường ban Tất Địa cho Hành nhân.
_ Tiếp, đến NHẠ PHỘC NĂNG ẤN: Trước tiên, đứng thẳng chân, sau đó xoay chuyển về bên phải, 2 tay đều nắm quyền, duỗi ngón giữa dao động thì thành ấn. Hành nhân dùng ấn này trong lúc bị nạn lớn hoặc lúc bị Pháp cấm phộc thì tất cả việc ấy chẳng có thể làm hại được.
_ Tiếp, đến SƯ TỬ NGOẠ ẤN: Trước tiên, tưởng ngồi yên trên hoa sen. Liếc ngó về bên phải, lại quay lưng ngồi sau đó đem bàn chân phải vượt qua bàn chân trái, đặt tay chạm đất thì thành ấn. Dùng ấn này vào lúc quán tưởng.
_ Tiếp, đến PHAN ẤN: duỗi thẳng ngón trỏ và ngón giữa của tay trái làm thế dao động thì thành ấn. Dùng ấn này vào lúc cúng dường.
_ Tiếp, đến TRÀNG ẤN: Tay phải nắm quyền, duỗi thẳng ngón giữa thì thành ấn. Dùng ấn này vào lúc chiến đấu hoặc có sự sợ hãi lớn.
_ Tiếp, đến SƯ TỬ TỌA ẤN: Trước tiên, đặt 2 tay kèm song song nhau. Lại như hợp chưởng, để ngón giữa và ngón út như cây kim, ngón vô danh và ngón trỏ như cái vòng, dựng thẳng ngón cái lên trên cho cứng thành ấn. Ấn này là Thế Tôn Ấn dùng để giáng phục Đại Dạ Xoa
Tiếp, đến PHÁP ẤN: Trước tiên, ngồi kiết già, tay trái nắm quyền dựng thẳng ngón trỏ, dùng tay phải nắm ngón trỏ tay trái, đặt ở lỗ rốn thì thành ấn. Dùng ấn này đề cầugiải thoát, tất cả Trời, người thảy đều xưng tán.
_ Tiếp, đến BÁT BỨC LUÂN ẤN: Duỗi rộng 2 bàn tay sao cho các ngón rời nhau rồi xoay chuyển trên đầu như tướng bánh xe (Luân Pháp) thì thành ấn. Ấn này có uy lực hay trừ tất cả đại ác.
_ Tiếp, đến SƯ TỬ BỘ ẤN: Trứơc tiên, đứng ngay ngắn như con Sư tử, sau đó đặt tray trái ở sau lưng, rồi đặt ở bên phải, dựng ngón út như cây kim, hơi co 2 ngón trỏ dang rộng cùng dính nhau. Đặt ngón cái bên cạnh ngón trỏ thì thành ấn. Ấn này dùng vào lúc Câu Triệu và Phát Khiển ở trong Pháp Kính Ái.
_ Tiếp, đến TÔN NA BỒ TÁT CĂN BẢN ẤN: Dùng các ấn tướng ở thân phần của Bồ Tát.
_ ĐỈNH LỄ ẤN: Trước tiên đứng ngay thẳng, chắp tay lại làm tướng đỉnh lễ thì thành ấn. Ấn này là Tôn Na Đỉnh Lễ, là ấn tối thượng.
_ Tiếp, đến LIÊN HOA ẤN: Chỉ sửa tướng lúc trước, chắp tay, lại đặt ở trái tim của Tôn Na. Liền dùng 2 chân đảo lộn đầu thì thành ấn. Đây cũng gọi là Tối Thượng Ấn
_ Tiếp, đến ĐẦU ẤN: Trứơc tiên, kiễng bàn chân trái, sau đó quỳ gối phải sát đất, tay phải đặt trên trán làm thế dao động. Lại để 4 ngón cùng kèm song song nhau, đặt ngón cái ở trong lòng bàn tay thì thành ấn.
_ Tiếp, đến ĐỈNH ẤN: đặt ngón giữa như cây kim và ngón cái của tay phải cùng vịn nhau thì thành ấn. Ấn này nếu dùng Gíap Trụ Đại Minh thì đồng dạng, cũng gọi là Giáp Trụ Ấn
_ Tiếp, đến TÔN NA BẢN ẤN: Trước tiên, dao động ngón cái của 2 tay xong, chắp 2 tay lại, để ngón cái của tay phảivào bên trong lòng bàn tay thì thành ấn, đặt ở trái tim.
_ Tiếp, đến HOA ẤN: 2 tay nắm quyền lại, dựng 2 bàn tay như cây kim, đặt ngón trỏ và ngón cái cùng hợp nhau thì thành ấn.
_ Tiếp, đến ĐẠI ẤN: 2 tay cùng kèm song song cái ngón đừng để dính nhau. Đặt ngón cái ở lóng thứ 3 của ngón út, sau đó nắm quyền bền chắc thì thành ấn. Đặt ấn này ở Bãn Tâm ( Trái tim của mình ) , liền tụng Đại Minh 7 biến thì hay tác tất cả Pháp.
_ Tiếp, đến ĐỆ NHỊ ẤN: (ấn thứ hai) Liền dùng ấn lúc trước, dựng 2 ngón cái, giương duỗi các ngón còn lại đừng cho dính nhau thì thành ấn.
_ Tiếp, đến ĐỆ TAM ẤN: (ấn thứ ba) Dùng ấn lúc trứơc, đều đặt ngón trỏ ở lóng thứ 3 của ngón giữa thì thành ấn.
_ ĐỆ TỨ ẤN: (ấn thứ tư) Đem 2 tay duỗi rộng các ngón và đều co lóng giữa. Lại đặt ngón giữa, ngón vô danh trên ngón cái ở ngay lóng giữa thì thành ấn.
_ Tiếp, đến KINH ẤN: Đem 2 ngón cái đè móng 2 ngón út. Lại đặt tay phải trên tay trái thì thành ấn.
_ Tiếp, đến LOA ẤN: Giương rộng ngón trỏ, ngón giữa của 2 tay sao cho dính nhau, để ngón út vịn móng ngón cái bền chắc thì thánh ấn.
_ Tiếp, đến ĐỊNH ẤN: Trước tiên ngồi kiết già, giương rộng 2 bàn tay, đặt tay phải trên tay trái sao cho móng 2 ngón cái dính nhau rồi đặt dưới lỗ rốn thì thành ấn.
Các Ấn Tướng như vậy cũng tùy phần diễn nói, Hành nhân tu thành thành tâm ghi nhớ tu tập khiến cho tinh thục, chẳng thành Ấn Khế tức Hiền Thánh chẳng vui, phàm sự cầu đảo chẳng được thành tựu.
PHẬT THUYẾT TRÌ MINH TẠNG DU GIÀ ĐẠI GIÁO TÔN NA BỒ TÁT ĐẠI MINH THÀNH TỰU NGHI QUỸ KINH
QUYỂN THỨ HAI ( Hết )

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới cội Bồ-đề


Phật Giáo Yếu Lược


Báo đáp công ơn cha mẹ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.238.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập