Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nghi Quỹ Kinh [大方廣菩薩藏文殊師利根本儀軌經] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.29 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.35 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nghi Quỹ Căn Bổn Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Văn Thù Sư Lợi

Kinh này có 20 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

TỰA _PHẨM THỨ NHẤT_CHI BA_
_Lại có vô số chúng Đại Tiên (Mahā-ṛṣi) đều đến tại Hội. Ấy là: Á Đát Lý Dã Đại Tiên (Ātreya-mahā-ṛṣi), Phộc Tất Sắt Tra Đại Tiên (Vasiṣṭha), Kiều Đát Ma Đại Tiên (Gautama), Bà Nghệ La Tha Đại Tiên (Bhagīratha), Nhạ Hận Noa Đại Tiên (Jahnu), Ám Nghệ Sa Đại Tiên (Aṅgisa), A Ma Tất Đế Đại Tiên (?Avasthi), Mô La Tất Đế Đại Tiên (Pulasti), A Nga Tất Đế Đại Tiên (Agasti), Vĩ Dã Sa Đại Tiên (Vyāsa), Cật Lý Sắt Noa Đại Tiên (Kṛṣṇa), Cật Lý Sắt Noa Kiều Đát Ma Đại Tiên (Kṛṣṇa gautama), Ám Tỳ La Sa Đại Tiên (Aṅgirasa), Dạ Ma Nại Nghệ Nẵng Đại Tiên (Jāmadagni), A Tất Đế Ca Đại Tiên (Āstīka), Mâu Ni Đại Tiên (Muṇi), Mâu Ni Phộc La Đại Tiên (Muṇivara), A Phộc La Đại Tiên (Aśvara), Phệ Xá Bán Dạ Nẵng Đại Tiên (Vaiśampāyana), Bá La Xá La Đại Tiên (Parāśara), Ba La Thú Đại Tiên (Paraśu), Dụ Nghệ Thấp Phộc La Đại Tiên (Yogeśvara), Bế Già La Na Đại Tiên (Pippalāda), Phộc Lệ Bế Ca Đại Tiên (Vālmīka), Ma La Kiến Noa Đại Tiên (Mārkaṇḍa)…Nhóm Đại Tiên như vậy cùng với trăm ngàn chúng Thiên Tiên quyến thuộc đều đến nghe Pháp, đỉnh lẫ bàn chân của Đức Phật rồi lui ra ngồi một bên.
_Lại có chúng La Hầu La Vương (Mahoraga-rājā). Ấy là: Tỳ Lỗ Noa La Hầu La Vương (Bheruṇḍa), Bà Lỗ Ni La Hầu La Vương (Bhūrūṇḍa), Ma Lỗ Noa La Hầu La Vương (Maruṇḍa), Ma Lý Tả La Hầu La Vương (Mārīca), Ma Lý Tức La Hầu La Vương (Marīci), Nỉ Bát Đá La Hầu La Vương (dīpa)…cùng với các quyến thuộc đều đến tập hội.
_Lại có vô số chúng Ca Lâu La (Garuḍa). Ấy là: Tô Ba La Noa Ca Lâu La (Suparṇa), Thấp Phộc Đá Ba La Noa Đại Tiên Ca Lâu La (Śveta-parṇa), Bán Nẵng Nga Đại Tiên Ca Lâu La (Pannaga), Ba La Noa Nga Ca Lâu La (Parṇaga), Tô Nhạ Đá Bác Xoa Ca Lâu La (Sujāta-pakṣa), A NhạĐá Dạ Xoa Ca Lâu La (Ajātapakṣa), Ma Nỗ Nhạ Bác Ca Lâu La (Manojava), Bán Nẵng Nga Nẵng Xá Nẵng Ca Lâu La (Pannaga-nāśana), Y Nẵng Đế Dã Ca Lâu La (?Inateya), Lý Nẵng Đế Dã Ca Lâu La (?Riṇateya), Phệ Nẵng Đế Dã Ca Lâu La (Vainateya), Bà La Đà Nhạ Ca Ca Lâu La (Bharadvāja), Xá Câu Nẵng Ca Lâu La (Śakuna), Ma Hạ Xá Câu Nẵng (Mahā¬śakuna), Cầm Vương (Pakṣi-rāja)… cùng với trăm ngàn quyến thuộc đều đến tập hội
_Lại có chúng Đại Khẩn Na La Vương (Kiṃnara-rāja). Ấy là Nại Lỗ Ma Khẩn Na La Vương (Druma), Ổ Ba Nại Lỗ Ma Khẩn Na La Vương (Upadruma), Tô Nại Lỗ Ma Khẩn Na La Vương (Sudruma), A Nan Đà Nại Lỗ Ma Khẩn Na La Vương (Ananta-druma), Lộ Ca Nại Lỗ Ma Khẩn Na La Vương (Loka-druma), Lộ Nại Lỗ Ma Khẩn Na La Vương (Ledruma), Ma Nỗ La Tát Ca Khẩn Na La Vương (manoraska), Ma Hộ La Tát Ca Khẩn Na La Vương (Mahoraska), Ma Hộ Nhạ Tát Ca Khẩn Na La Vương (), Ma Hộ Nhạ Dã Khẩn Na La Vương (Mahoja), Hạ Vĩ Hạ Khẩn Na La Vương (Maharddhika), Vĩ LỗĐá Khẩn Na La Vương (Viruta), Tô Thấp Phộc Khẩn Na La Vương (Susvara), Ma Nỗ Nga-Dã Tức Đổ Ba Nại Ca La Khẩn Na La Vương (Manojña cittonmādakara), Ổ Ba Nại Khẩn Na La Vương (?Upāda), Ổ Ba Na Khẩn Na La Vương (?Upanaḥ), Ổ Ba Đa Khẩn Na La Vương (Unnata), Ổ Bế Xoa Ca Khẩn Na La Vương (Upekṣaka), Ca Lỗ Noa Khẩn Na La Vương (Karuṇa), A Lỗ Noa Khẩn Na La Vương (Aruṇa)… Nhóm như vậy cùng với vô số trăm ngàn quyến thuộc đều đến ngồi trong Hội để nghe Pháp
_Lại có chư Thiên của cõi Sắc, Cõi Dục trong Thế Giới Sa Bà. Ấy là: Phạm Chúng Thiên (Brahma-pāriṣadya), Phạm Phụ Thiên (Brahma-purohita), Đại Phạm Thiên (Mahā-brahman), Thiểu Quang Thiên (Parīttābha), Vô Lượng Quang Thiên (Apramāṇābhā), Cực Quang Tịnh Thiên (Ābhāsvara:Quang Âm Thiên), Thiểu Tịnh Thiên (Parītta-śubha), Vô Lượng Tịnh Thiên (Apramāṇa-śubha), Biến Tịnh Thiên (Śubha-kṛtsna), Quảng Quả Thiên (Bṛhat-phala), Phước Sinh Thiên (Puṇya¬prasava), Vô Vân Thiên (Anabhraka), Vô Tưởng Thiên (Asaṃjñisattvāḥ), Vô Phiền Thiên (Avṛha), Vô Nhiệt Thiên (Atapa), Thiện Hiện Thiên (Sudṛśa), Thiện Kiến Thiên (Sudarśana), Sắc Cứu Kính Thiên (Akaniṣṭha)
Bên dưới đến Dục Giới (Kāma-dhātu): Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmita¬vaśa-vartin), Hóa Lạc Thiên (Nirmāṇa-rati), Đâu Suất Đà Thiên (Tuṣita), Dạ Ma Thiên (Yāma), Đao Lợi Thiên (Trayastriṃśa: Tam Thập Tam Thiên), Tứ Đại Vương Thiên (Cāturmahārājakāyika-deva), Hằng Kiêu Thiên (Sadāmattā), Trì Man Thiên (Mālā-dhārā), Kiên Thủ Thiên (Karoṭapāṇaya)
Hoặc có hàng trụ trên núi (Parvata-vāsina), hàng trụ trên đỉnh núi (Kūṭa-vāsina), hàng trụ trên đỉnh núi cao (Śikhara-vāsina), hàng trụở nơi hoang vắng (Alaka-vāsina), hàng trụở thành hào (pura-vāsina), hàng trụở hư không (Vimāna-vāsina), hàng trụở khoảng giữa (Antarikṣacara), hàng trụ trên mặt đất (Bhūmi-vāsina), hàng trụở rừng rú (Vṛkṣa-vāsina), hàng trụở nhà cửa (Gṛha-vāsina)
Với A Tu La Vương (Asura-rāja): Bát La Hạ Na A Tu La Vương (Pralhāda), Vĩ Ma Tức Đá A Tu La Vương (vemacitti), Tố Tức Đát La A Tu La Vương (sucitti), Khất-Sử Ma Tức A Tu La Vương (Kṣemaciti), Nỉ Phộc Tức Đát La A Tu La Vương (Devacitti), La hộ (Rāhu) …..vô số A Tu La Vương cùng với trăm ngàn na dữu đa câu chi quyến thuộc ấy, dùng uy lực Thần Thông của Phật Bồ Tát đều đến tập hội, làm lẫ cung kính cũng ngồi một bên.
_Lại có Đại Diệu (Maha-grahā) ở trên hư không. Ấy là Nhật Nguyệt Đại Diệu (Āditya-soma), Kim Đại Diệu (Śukra), Mộc Đại Diệu (Vṛhaspati), Thủy Đại Diệu (Budha), Hỏa Đại Diệu (Aṅgāraka), Thổ Đại Diệu (Śaniścara), La Hộ Đại Diệu (Rāhu), Kiếm Ba Đại Diệu (Kampa), KếĐô Đại Diệu (Ketu), A Xá Nễ Đại Diệu (Aśani), Nễ Lý CụĐa Đại Diệu (Nirghāta), Đá La Đại Diệu (Tāra), Đà Phộc Nhạ Đại Diệu (Dhvaja), Khu La Đại Diệu (Ghora), Độ Một La Đại Diệu (dhrūmra), Độ Ma Đại Diệu (dhuma), Phộc Nhật La Ất Lý Ất Xoa Đại Diệu (Vajra-ṛkṣa), Vật Lý Sắt Tra Đại Diệu (Vṛṣṭi), Ô Ba Vật Lý Sắt Tra Đại Diệu (Upavṛṣṭi), Nẵng Sắt Tra La Tha Đại Diệu (Naṣṭārka), Nễ Lý Nẵng Sắt Tra Đại Diệu (Nirnaṣṭa), Hạ Sa Đa Đại Diệu (Haśānta), Ma Sắt Trí Đại Diệu (Māṣṭi), Ất Lý Sắt Trí Đại Diệu (Ṛṣṭi), Nột Sắt Đại Diệu (Tuṣṭi), Lộ Kiến Đa Đại Diệu (Lokānta), Khất Xoa Dã Đại Diệu (Kṣaya), Vĩ Nễ Bá Đa Đại Diệu (Vinipāta), A Bá Đa Đại Diệu (Āpāta), Đát Lý Ca Đại Diệu (Tarka), Ma Sa Đa Ca Đại Diệu (Mastaka), Du Hiến Đa Đại Diệu (Yugānta), Thấp Ma Xá Nẵng Đại Diệu (Śmaśāna), Bế Thi Đa Đại Diệu (Piśita), Lao Nại La Đại Diệu (Raudra), Thấp PhệĐa Đại Diệu (Śveta), A Tỳ NhĩĐa Đại Diệu (Abhijata), Mỗi Đát La Đại Diệu (Maitra), Thương Câu Đại Diệu (Śaṅku), Lộ Phộc Đại Diệu (Lūtha), Lao Nại La Ca Đại Diệu (Raudraka), Độ Phộc Nẵng Xá Đại Diệu (Kratunāśana), Phộc La Phộc Nẵng Đại Diệu (Balavāṃ), Khu La Đại Diệu (Ghora), A Lỗ Noa Đại Diệu (Aruṇa), Vĩ Hạ Tất Đa Đại Diệu (Vihasita), Ma Nễ Sắt Tra Đại Diệu (Mārṣṭi), Tắc Kiện Na Đại Diệu (Skanda), Sa Nẵng Đại Diệu (Sanat), Ô Ba Sa Nẵng Đại Diệu (Upasanat), Câu Ma La Đại Diệu (Kumāra), Cật Lý Noa Nẵng Đại Diệu (Krīḍana), Hạ Sa Nẵng Đại Diệu (Hasana), Bát La Hạ Sa Nẵng Đại Diệu (Prahasana), Nẵng Lý Đa Ba Ca Đại Diệu (Nartapaka), Nẵng Lý Đa ca Đại Diệu (Nartaka), Khư Nhạ Đại Diệu (Khaja), Vĩ Lỗ Ba Đại Diệu (Virupa)…. Như vậy vô số Đại Diệu cùng với trăm ngàn quyến thuộc ấy nương theo Uy Đức của Phật đều đến ngồi trong Hội
_Lại có vô số Tinh Tú (Nakṣatra) ở trên hư không. Ấy là A Thấp Vĩ Nễ Tinh (Aśvinī), Bà La Ni Tinh (Bharaṇī), Cật Lý Để Ca Tinh (Kṛttikā), Lỗ Hề Nê Tinh (Rohiṇī), Một Lý Ma Thi La Tinh (Mṛgaśirā), A La Nại La Tinh (Ārdra), Bố Nẵng Lý Phộc Tô Tinh (Punarvasū), Bố Sa Dã Tinh (puṣya), A Thất Lý Sa Tinh (Āśleṣā), Ma Già Tinh (Maghā), Ô Tỳ Lý Phả La Ngu Nễ Tinh (Ubhe-phalgunī), Hạ Sa Đa Tinh (Hastā), Tức Đát La Tinh (Citrā), Tát Phộc Đế Tinh (Svāti), Vĩ Xá Già Tinh (Viśākhā), A Nỗ La Đà Tinh (Anurādhā), Nhĩ Duệ Sắt Tra Tinh (Jyeṣṭhā), Một Lỗ La Tinh (Mūlā), Ô Phẩu A Tinh (Ubhau), Sa Xá Tinh (Āṣaḍhau), Thất La Phộc Noa Tinh (Śravaṇā), Đà Nễ Sắt Tra Tinh (Dhaniṣṭhā), Thiết Đa Tỳ Sa Tinh (Śatabhiṣā), Ô Phẩu Bạt Nại La Bá Nỗ Tinh (Ubhau-bhadrapadau), Lý Phộc Đế Tinh (Revatī), Nỉ Phộc Đế Tinh (Devatī), A Tỳ Nhạ Tinh (Prabhijā), Bố Nẵng Lý Phộc Tinh (Punarṇavā), Tổ Đế Tinh (Jyotī), Ương Nghĩ La Thi Tinh (Aṅgirasā), Nẵng Khất Xoa Đát Lý Ca Tinh (Nakṣatrikā), Ô Ba Phả La Ngu Tinh (Ubhau-phalgu) phalguvatī), Phả La Ngu Đế Tinh (Phalguvatī), Lộ Ca Bát La Phộc La Tinh (Lokapravarā), Bát La Phộc La Ni Ca Tinh (Pravarāṇikā), Thất Lý Dã Thi Tinh (Śreyasī), Lộ Ca Ma Đa Tinh (Lokamātā), Y La Tinh (Īrā), Nhạ Dã Phộc Hạ Tinh (Ūhā-vahā), A La Tha Phộc Đế Tinh (Arthavatī), Tô Tả A La Tha Tinh (Asārthā)… cùng với trăm ngàn quyến thuộc ấy nương theo Uy Thần của Phật đều đến tập hội, rồi ngồi xuống nghe Pháp
_Lại có 36 Cung (Ṣaṭ-tṛṃśad-rāśa). Ấy là: Dương Cung (Meṣa), Ngưu Cung (Vṛṣabha), Nữ Cung (Mithuna), Giải Cung (Karkaṭaka), Sư Tử Cung (Siṃha), Đồng Nữ Cung (Kanya), Xứng Cung (Tula), Hạt Cung (Vṛścika), Cung Mã Cung (Dhanu:Cung Cung), Ma Kiệt Ngư Cung (Makara), Bình Cung (Kumbha), Ngư Cung (Mīna), Hầu Cung (Vānara), Đại Bình Cung (Upakumbha), Tịnh Bình Cung (Bhṛñjāra), Loa Cung (Khaḍga: Kiếm cung), Tượng Cung (Kuñjara), Thủy Ngưu Cung (Mahiṣa),Thiên Cung (Deva), Nhân Cung (Manuṣya), Cầm Cung (Śakuna), Nhạc Thần Cung (Gandharva), Thế Gian Cung (Loka), Chúng Sinh Cung (Satva), Diệu Cung (Jita:thắng cung), Quang Minh Cung (Ugra-teja), Nguyệt Minh Cung (Jyotsna), Tra Trá Cung (Chāya), Địa Cung (Pṛthivī), Ám Cung (Tama), Trần Cung (Raja), Vi Trần Cung (Uparaja), Khổ Cung (Duḥkha), Lạc Cung (Sukha), Giải Thoát Cung (Mokṣa), BồĐề Cung (Bodhi)
_Lại có Bích Chi Phật Cung (Pratyeka), Thanh Văn Cung (Śrāvaka), Thiên Nhân Cung (?Naraka-vidyādhara), Phước Đức Cung (?Mahoja), Đại Phước Đức Cung (?Mahojaska), Súc Sinh Cung (Tiryak), Ngạ Quỷ Cung (Preta), Địa Ngục Cung (Nāraka), A Tu La Cung (Asura), Thần Quỷ Cung (?Piśita-piśāca), Dược Xoa Cung (Yakṣa), La Xoa Sa Cung (Rākṣasa) với Nhất Thiết BộĐa Cung (Sarva-bhūtika)…
Hoặc có ở bên trên, ở chính giữa, ở bên dưới. Hoặc có định cư tương ứng (Yoga-pratiṣṭha). Hoặc thượng đẳng (Uttama), trung đẳng (Madhyama), hạ đẳng (Adhama). Đại Cung như vậy cùng với trăm ngàn quyến thuộc ấy đều đến chỗ của Đức Phật, một lòng lễ bàn chân của Đức Phật, rồi ngồi xuống nghe Pháp
_Lại có vô số Đại Dược Xoa Nữ (Mahā-yakṣī). Ấy là: Diệu Nhãn Dược Xoa Nữ (Sulocanā), Thiện My Dược Xoa Nữ (Subhrū), Trường Phát Dược Xoa Nữ (Sukeśā), Diệu Âm Dược Xoa Nữ (Susvarā), Diệu Ý Dược Xoa Nữ (Sumatī), Thiên Ý Dược Xoa Nữ (Vasumatī), Hóa Nhãn Dược Xoa Nữ (Citrākṣī), Viên Mãn Dược Xoa Nữ (Pūrāṃśā), Bí Mật Dược Xoa Nữ (guhyakā), Thâm Mật Dược Xoa Nữ (Suguhyakā), Bảo Đới Dược Xoa Nữ (Mekhalā), Như Liên Hoa Dược Xoa Nữ (Padmoccā), Vô Úy Dược Xoa Nữ (Abhayā), Thí Vô Úy Dược Xoa Nữ (Abhaya-dāda), Đắc Thắng Dược Xoa Nữ (Jayā), Tối Thắng Dược Xoa Nữ (Vijayā), Lý Phộc Để Ca Dược Xoa Nữ (Revatikā), Diệu Phát Dược Xoa Nữ (Keśinī), Kế Phiến Đổ Dược Xoa Nữ (Keśāntā), A Lý La Dược Xoa Nữ (Anilā), Ma Nỗ Hạ La Dược Xoa Nữ (Manoharā), Ma Nỗ Phộc Đế Dược Xoa Nữ (Manovatī), Câu Tô Ma Phộc Đế Dược Xoa Nữ (Kusumāvatī), Câu Tô Ma Bố La Phộc Tỉ Nễ Dược Xoa Nữ (Kusuma-pura-vāsinī), Băng Nga La Dược Xoa Nữ (Piṅgalā), Hạ Lý Đế Dược Xoa Nữ (Hārītī), Vĩ La Ma Đế Dược Xoa Nữ (Vīra-matī), Vĩ La Dược Xoa Nữ (Vīrā), Tô Vĩ La Dược Xoa Nữ (Suvīrā), Tô Cụ Noa Dược Xoa Nữ (Sughora), Cụ Noa Phộc Đế Dược Xoa Nữ (Ghora-vatī), Tô La Tôn Na Lý Dược Xoa Nữ (Sura-sundarī), La Sa Dược Xoa Nữ (Surasā), Nữ Vương Hứ DụĐa Lý Dược Xoa Nữ (Guhyottamārī), Phộc Tra Phộc Tất Nễ Dược Xoa Nữ (Vata-vāsinī), A Thú Ca Dược Xoa Nữ (Aśokā), Án Đà La Tô Na Lý Dược Xoa Nữ (Andhāra-sundarī), A Lộ Ca Dược Xoa Nữ (Āloka), Tôn Na Lý Dược Xoa Nữ (Sundarī), Bát La Bà Phộc Đế Dược Xoa Nữ (Prabhāvatī), A Để Xá Dã Phộc Đế Dược Xoa Nữ (Atiśaya-vatī), Lỗ Ba Phộc Đế Dược Xoa Nữ (Rūpa-vatī), Lỗ Bá Dược Xoa Nữ (Surūpā), A Di Đa Dược Xoa Nữ (Asitā), Tảo Di Dã Dược Xoa Nữ (Saumyā), Ca Noa Dược Xoa Nữ (Kāṇā), Di Nẵng Dược Xoa Nữ (Menā), Nan Nỉ Nỉ Dược Xoa Nữ (Nandinī), Ô Ba Nan Nỉ Nỉ Dược Xoa Nữ (Upanandinī), Xuất Thế Gian Dược Xoa Nữ (Lokāntarā)… Đại Dược Xoa Nữ như vậy cùng với trăm ngàn quyến thuộc ấy đều đi đến đỉnh lễĐức Phật, nghe Pháp
_Lại có vô số Đại Tỳ Xá Chi (Mahā-piśācī). Ấy là: Mạn Noa Lý Ca Tỳ Xá Chi (Maṇḍitikā), Báng Tố Tỳ Xá Chi (Pāṃsu), Xá Chi Tỳ Xá Chi (Śācī), Lao Nại La Tỳ Xá Chi (Raudra), Ô La Ca Tỳ Xá Chi (Ulkā), Nhập Phộc La Tỳ Xá Chi (Jvāla), Bà Sa Mẫu Nghĩ La Tỳ Xá Chi (Bhasmodgirā), Bế Thi Đa Xá Nễ Tỳ Xá Chi (Piśitāśinī), Nỗ Phộc La Tỳ Xá Chi (Durdharā), Phổ Lỗ Ma Nễ Tỳ Xá Chi (Bhrāmarī), Mẫu Hạ Nễ Tỳ Xá Chi (Mohanī), Nga Lý Nhạ Nễ Tỳ Xá Chi (Tarjanī), Lỗ Hạ Ni Ca Tỳ Xá Chi (Rohiṇikā), Ngu Lỗ Hạ Ni Ca Tỳ Xá Chi (Govāhiṇikā), Lộ Kiến Nễ Ca Tỳ Xá Chi (Lokāntikā), Bà Phiến Để Ca Tỳ Xá Chi (Bhasmāntikā), Bế Lộ Phộc Đế Tỳ Xá Chi (Pīlu-vatī), Ma Hộ La Tỳ Xá Chi (Bahula-vatī), Nỗ Lý Nan Đa Tỳ Xá Chi (Durdāntā), Ế La Tỳ Xá Chi (Īra), Tức Hạ Nẵng Để Ca Tỳ Xá Chi (Cihnitikā), Độ Ma Tỳ Xá Chi (dhūma), Để Ca Độ Ma Tỳ Xá Chi (Tikā-dhūmā), Tô Độ Ma Tỳ Xá Chi (Sudhūma)… Nhóm Đại Tỳ Xá Chi như vậy cùng với trăm ngàn quyến thuộc ấy đều đến tập hội.
_Lại có Ma Đa Lỗ (Mātarā), Đại Ma Đa Lỗ (Mahā-mātarā) du hành Thế Gian hái thức ăn, hoa, cỏ… mê hoặc chúng sinh. Ấy là: Một La Hám Ma Nê Ma Đa Lỗ (Brahmāṇī), Ma Hứ Thấp Phộc Lỗ Ma Đa Lỗ (Māheśvarī), Phệ Sắt Vĩ Ma Đa Lỗ (Vaiṣṇavī), Câu Ma Lý Ma Đa Lỗ (Kaumārī), Tả Mô Noa Ma Đa Lỗ (Cāmuṇḍā), Phộc La Hứ Ma Đa Lỗ (Vārāhī), Ấn Nại Lý Ma Đa Lỗ (Aindrī), Dạ Ma Dã Ma Đa Lỗ (Yāmyā), A Nga Nẵng Duệ Ma Đa Lỗ (Āgneyā), Phệ Phộc Sa Phộc Đế Ma Đa Lỗ (Vaivasvatī), Lộ Kiến Đá Ca Lý Ma Đa Lỗ (Lokāntakarī), Phộc Lỗ Ni Ma Đa Lỗ (Vāruṇī), Ái Xả Nễ Ma Đa Lỗ (Aiśānī), Phộc Dã Vĩ Dã Ma Đa Lỗ (Vāyavyā), Bát La Bá Bát La Noa Hạ La Ma Đa Lỗ (Paraprāṇaharā), Mục Khư Mạn Ni Nễ Ca Ma Đa Lỗ (Mukha-maṇḍitikā), Thiết Câu Nễ Ma Đa Lỗ (Śakunī), Đại Thiết Câu Nễ Ma Đa Lỗ (Mahā-śakunī), BốĐá Nẵng Ma Đa Lỗ (Pūtanā), Ca Tra BốĐá Nẵng Ma Đa Lỗ (Kaṭa-pūtanā), Tắc Kiến Na Ma Đa Lỗ (Skandā)… Vô số Đại Ma Đá Lỗ của nhóm như vậy cùng với trăm ngàn quyến thuộc đều đến tập hội, quy mệnh Đức Thế Tôn, rồi nói lời như vầy “Nam mô Một Đà Dã” (NAMO BUDDHĀYA)
Như vậy vô số trăm ngàn Trời (Deva), Người (Manuṣya) với Phi Nhân (Amanuṣya), Chúng Sinh (Satva), Phi Chúng Sinh (Asatva), tất cả nhóm luân hồi Đại Địa NgụcA Tỳ Ngục (Avīci-mahā-narakaṃ) hoặc thích nghi với Hư Không Giới thảy đều thanh tịnh. Các chúng sinh đó không có yêu ghét. Do sức Uy Thần của Đức Phật trang nghiêm Bồ Tát nên ở trên đỉnh đầu của tất cả chúng sinh như vậy, đều hiện ra vị Hóa Phật (Nirmāṇa-buddha)
_Bấy giờ Đức Thích Ca Thế Tôn quán tất cả Thế Giới ấy nghiêm tịnh nhưđiều này, rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử: “Ông hãy lược nói Chân Thật Bồ Tát Tạng Chân Ngôn Hạnh Nghĩa Tam Ma Địa như việc đã làm”
Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tửở trước mặt Đức Phật Thích Ca muốn nói Bồ Tát Tạng Chân Ngôn Hạnh Nghĩa, liền nhập vào Tam Ma Địa tên là Dụ Hư Không Tự Tính Kim Cương Kiên Cố Trang Nghiêm. Khi Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào Định này thời đất báu Kim Cương trên Trời Tịnh Quang rộng vô số trăm ngàn Do Tuần.
Lúc đó thân của Kim Cương Thủ Bồ Tát như ngọn núi báu, đủ Uy Đức lớn, an lành ngồi xuống, quán bên trong tất cả chúng sinh giới ấy có vô số Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Càn Thát Bà (Gandharva), Ma LỗĐá (Maruta), Tỳ Xá Tả (Piśāca) ganh ghét lẫn nhau
Bấy giờ Diệu Cát Tường Đồng Tử viết vô số chúng Dạ Xoa này có sức mạnh bạo dũng mãnh, ganh ghét lẫn nhau nên bảo Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương (Yamāntaka-krodha-vidya-rāja) rằng: “Chỉ có Phật Bồ Tát mới có thể hóa làm tướng phẫn nộ của ông. Nay ông ủng hộ tất cả chúng sinh trong Đại Chúng Hội này, kẻ ác thì điều phục, kẻ thiện thì khiến cho tỏ ngộ, kẻ chẳng tin thì khiến cho tin, cho đến nghĩa của Bản Chân Ngôn, Pháp Tạng của Bồ Tát, Phương Quảng Tổng Trì, Nghi Tắc của Mạn Noa La cũng lại như vậy, nên chuyên ủng hộ”
Đại Phẫn Nộ Minh Vương nghe như vậy xong, y theo sự răn dạy phụng hành. Ở trước mặt Đại Chúng hiện tướng Đại Phẫn Nộ giáng phục Chúng ấy, ủng hộ tất cả chúng sinh, lại cùng với vô số trăm ngàn quyến thuộc phẫn nộ khiến khắp các nơi chốn ở bốn phương trên dưới, phát ra tiếng gầm rống lớn: “Các chúng sinh ấy hãy nhiếp Tâm tu thiện, quy y Tam Bảo, chẳng được trái ngược sự răn dạy. Người nghe như vậy, nếu trái ngược với Thánh Sắc thì cái đầu bị vỡ thành trăm phần như cành cây A Lê (Arjaka)”
_Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử nương theo Uy Lực của Phật Bồ Tát lược nói Nghĩa, Pháp Cú, Nghi Quỹ của Chân Ngôn Hạnh. Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát đầy đủ một Pháp thì được thành tựu Chân Ngôn Hạnh. Thế nào là một Pháp ? Nếu hay quán thấy một Pháp, tướng không có ngăn ngại của Pháp thì được Chân Ngôn thành tựu.
.)Nếu Bồ Tát an trụ hai Pháp lại được thành tựu Chân Ngôn Hạnh. Thế nào là hai Pháp? Đối với tất cả chúng sinh, Tâm ấy bình đẳng. Hai Pháp như vậy thành tựu Chân Ngôn.
.)Nếu Bồ Tát an trụở ba Pháp đối với Bản Hạnh của Chân Ngôn thì được thành tựu. Thế nào là ba Pháp? Đối với tất cả chúng sinh thì Tâm chẳng buông lìa. Đối với Giới Hạnh của Bồ Tát thì tinh tiến hộ trì. Đối với Bản Hạnh của Chân Ngôn thì giữ gìn bền chắc chẳng quên. Ba Pháp như vậy thành tựu Chân Ngôn.
.)Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát khiến cho Bồ Tát mới phát Tâm an trụ bốn Pháp nơi Chân Ngôn Hạnh thì được thành tựu. Thế nào là bốn Pháp? Ấy là: chẳng buông bỏ Bản Chân Ngôn. Chẳng chặt đứt Chân Ngôn khác. Đối với tất cả chúng sinh thì Tâm Từ (Maitra-citta) chẳng bị đứt đoạn. Đối với vô lượng Đại Bi thì rộng thực hành nhiêu ích. Bốn Pháp như vậy khiến cho Bồ Tát mới phát Tâm (Sơ Tâm Bồ Tát) thành tựu Chân Ngôn
.)Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ năm Pháp được viên mãn Bồ Tát Tạng Chân Ngôn Hạnh. Thế nào là năm Pháp? Ấy là: nhiếp Tâm cư trú ở nơi vắng lặng. Nhiếp Tâm cư trú ở nơi rừng núi hoang vắng. Quán sát Pháp Hữu Vi (Saṃskṛta) của Thế Gian giáo hóa chúng sinh. Trì Giới (Śīla), Đa Văn (Bahu-śrūta) luôn trụ Chính Pháp. Như vậy đầy đủ năm Pháp thì thành tựu viên mãn nghĩa của Chân Ngôn Hạnh
.)Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ sáu Pháp thì thành tựu viên mãn nghĩa của Chân Ngôn Hạnh. Thế nào là sáu Pháp? Ấy là: Đối với ruộng Phước Tam Bảo thì tin tưởng trong sạch chẳng có đứt đoạn. Tin tưởng trong sạch Đại Hạnh của Bồ Đề chẳng có đứt đoạn. Chẳng sinh hủy báng Chân Ngôn của Thế Gian. Đối với nghĩa sâu xa của Kinh Điển Đại Thừa, Pháp Giới không có ngăn ngại đã được nói thì không có nghi ngờ. Tinh tiến chẳng thoái lui nơi Chân Ngôn Hạnh. Cung kính Pháp Thiện (Kuśala¬dharma) khiến chẳng bịđoạn diệt. Sáu Pháp như vậy đều được thành tựu nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.
.)Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ bảy Pháp thì đều được hướng vào Chân Ngôn Hạnh đã mong cầu. Thế nào là bảy Pháp? Ấy là: Quán tưởng Pháp sâu xa của Bát Nhã Ba La Mật Đa. Viết chép, đọc tụng vì người khác diễn nói. Y theo Bồ Tát Hạnh, y theo Thời trì tụng. Yên lặng Hộ Ma (Homa) mau tu Chính Hạnh. An trụ ý trong sạch của Trí Tuệ. Cầu Đại Bồ Đề hướng vào Pháp sâu xa của Như Lai. Khéo hiểu Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả. Khéo quán bờ mé chân thật của Chúng Sinh Giới, Pháp Giới đều không có hai tướng, chẳng buông bỏ tất cả. Chẳng ưa thích Pháp của Tiểu Thừa (Hīna-yāna), bên trên cầu Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jña-jñāna). Bảy Pháp như vậy đều được thành tựu nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.
.)Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ tám Pháp thì đều được thành tựu nghĩa của Chân Ngôn Hạnh. Thế nào là tám Pháp? Ấy là: Hành Nhân thấy việc Thần Thông biến hóa của Vi Diệu Sắc Quả Bồ Tát chưa từng thấy. Chẳng sinh Tâm nghi ngờ, chẳng điên đảo. Thọ trì Chân Ngôn, tôn sùng kính trọng Bản Sư. Lại thọ trì Nghi Pháp, Bản Hạnh của Phật Bồ Tát. Hoặc Đất Thắng Điền của Hữu Xứ, Phi Xứ. Quán tài vật của mình như mộng, đều hay chu cấp bố thí cho kẻđã nhìn thấy. Chặt đứt hẳn gốc rề ganh ghét phiền não. Thường siêng năng tinh tiến cúng dường chư Phật Bồ Tát. Đầy đủ căn lành, mặc Đại Giáp Trụ phá các quân Ma khiến được Đại Phú Bồ Đề Đạo Trường, thành tựu Phước Đức Trí Tuệ của thân mình, gần gũi Thiện Tri Thức (Kalyāṇa-mitra).
Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử lược nói tám loại Hành Pháp. Đối với Bản Hạnh của Chân Ngôn đều được thành tựu. Nếu có người tin kính Tam Bảo, chẳng buông bỏ Tâm BồĐề. Giả sử lại Phạm Giới mà trì tụng Chân Ngôn Giáo Phẩm của Ta, vô biên Hành Pháp phát ý của Bồ Tát chưa từng có thì đều được thành tựu, không có nghi ngờ.
_Bấy giờ Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, tất cả Đại Chúng nói như vầy: “Lành thay! Lành thay Phật Tử (Buddha-putra)! Mọi loại tuyên nói Chân Ngôn Pháp Giáo tu hành Nghi Quỹ vì tất cả chúng sinh an tâm hướng vào, hiểu thấu Môn bí mật tối thượng. Nếu có người thọ trì, đọc tụng, nghĩ nhớ Pháp Cú của Phẩm này. Hoặc đem mọi thứ hoa dùng để cúng dường thì người ấy nếu ở chốn quân trận với các hiểm nạn, thời ngay lúc ấy, Ta cỡi voi, ngựa hiện trước mặt người ấy khiến cho Oan Trận chẳng lâu tự nhiên lui tan.
Nếu có Tỳ Khưu (Bhikṣu), Tỳ Khưu Ni (Bhikṣuṇi), Cận Sự Nam (Upāsaka), Cận Sự Nữ (Upāsikā) ở nhà cửa của mình viết chép, cúng dường sẽ được Phước Báo to lớn, sống lâu không có bệnh, tăng tưởng cát tường”
_Tất cảĐại Chúng nghe Pháp này xong thời yên lặng, ý thấu hiểu
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ BA (Hết)_

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 20 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Nắng mới bên thềm xuân


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.198.245 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập