Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không Kinh [佛說五蘊皆空經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không Kinh [佛說五蘊皆空經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (3) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.04 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Năm Uẩn Đều Trống Rỗng

Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net
để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Việt dịch: Huyền Thanh

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự trong Tiên Nhân Đọa Xứ Thí Lộc Lâm (Mṛgadāva: Rừng dành cho loài nai vui sống) tại nước Ba La Nhiếp Kỳ (Vārāṇasi)

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo năm vị Bật Sô (Bhikṣu) rằng: “Các ông nên biết hình thể vật chất (Rūpa-skandha: Sắc uẩn) chẳng phải là Ta (Ātma: ngã). Nếu là Ta thời hình thể vật chất chẳng nên bệnh với nhận chịu khổ não. Ta muốn hình thể vật chất như vậy, Ta chẳng muốn hình thể vật chất như vậy. Đã chẳng như vậy để tùy theo điều ước muốn của Tình. Chính vì thế cho nên biết hình thể vật chất chẳng phải là Ta. Cảm Giác (Vedanā-skandha: Thọ uẩn), Tri Giác (Saṃjñāskandha: Tưởng uẩn), Lưu Chuyển Tạo Ứng (Saṃskāra-skandha: Hành uẩn), Nhận Thức (Vijñāna-skandha: Thức uẩn) cũng lại như vậy

Lại nữa Bật Sô. Ý của ông thế nào ? Hình thể vật chất (Sắc) là Thường (Nitya) hay là Vô Thường (Anitya)?

Bạch rằng: “Đại Đức ! Hình thể vật chất (Sắc) là Vô Thường (Anitya)”

Đức Phật nói: “Hình thể vật chất (Sắc) đã Vô Thường (Anitya). Đây tức là Khổ (Duḥkha: cái gì xấu bởi vì nó trống rỗng, không thật, bất toàn, vô thường, hư giả, không làm thỏa mãn), hoặc là Khổ Khổ (Duḥkha-duḥkha: sự khổ não dồn dập khiến cho thân tâm bị tổn thương), Hoại Khổ (Vṛtti-duḥkha:Sự khổ não do Vô Thường chuyển biến, phân hóa mất mát), Hành Khổ (Saṃskāra-duḥkha: Sự khổ não do chấp thân có năm Uẩn, Sự khổ đau phiền não khi bị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi). Như thế Đệ Tử Thanh Văn (Śrāvaka), Đa Văn (Bahu-śrūta) của Ta chấp có cái Ta (Ātma: Ngã) chăng. Hình thể vật chất (Sắc) tức là cái Ta. Cái Ta có các hình thể vật chất (Sắc), hình thể vật chất (Sắc) thuộc về cái Ta, cái Ta ở ngay trong hình thể vật chất (Sắc) chăng ?”

“Bạch Đức Thế Tôn ! Chẳng phải như thế”

“Nên biết Cảm Giác (Vedanā: Thọ), Tri Giác (Saṃjñā: Tưởng), Lưu Chuyển Tạo Ứng (Saṃskāra:Hành), Nhận Thức (Vijñāna: Thức), Thường (Nitya) cùng với Vô Thường (Anitya) cũng lại như vậy

Phàm hết thảy hình thể vật chất (Sắc) hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai, bên trong, bên ngoài, thô sơ, nhỏ nhiệm, hoặc hơn, hoặc kém, hoặc xa hoặc gần thảy đều không có cái Ta (Vô ngã: Anātman, hoặc Nir-ātman). Các ông nên biết, nên dùng Chính Trí (Samyag-jñāna: Trí Tuệ khế hợp với Lý chính đúng) mà khéo quán sát. Như vậy hết thảy Cảm Giác (Vedanā: Thọ), Tri Giác (Saṃjñā: Tưởng), Lưu Chuyển Tạo Ứng (Saṃskāra:Hành), Nhận Thức (Vijñāna: Thức) quá khứ hiện tại vị lai… đều nên như lúc trước Chính Trí quán sát.

Nếu chúng Thanh Văn Thánh Đệ Tử của Ta, quán năm Thủ Uẩn (Pañcaskandha) này, biết không có cái Ta (Ngã: Ātma) cùng với cái của Ta (Ngã sở: Mama-kāra) liền biết Thế Gian không có Năng Thủ (Grāhaka: chủ thể nhận biết phân biệt đối tượng), Sở Thủ (Grāhya:đối tượng đã được nhận biết phân biệt) cũng chẳng chuyển biến, chỉ do tự mình tỏ ngộ mà chứng Niết Bàn (Nirvāṇa). Ngã Sinh (hành vi của Ta, điều sinh ra Ta) đã hết, Phạm Hạnh (Brahma-caryā) đã dựng lập, chỗ cần làm đã làm xong, chẳng còn thọ nhận Hậu Hữu (Punarbhava: quả báo đời vị lai, thân tâm của đời sau)”

Khi Phật nói Pháp này thời nhóm năm vị Bật Sô đối với các phiền não (Kleśa), Tâm được giải thoát (Vimokṣa, vimukti, mukti), tin nhận, phụng hành.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Hạnh phúc là điều có thật


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.46.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập