Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không Kinh [佛說五蘊皆空經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không Kinh [佛說五蘊皆空經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.04 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Năm Uẩn (kết hợp) Đều Không(thật)

Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net
để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Việt dịch: Quảng Lượng - Lý Hồng Nhựt

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Bạc Già Phạm, ở tại Bà-la-nhiếp-tư (Ba la nại) thành; trong vườn Tiên nhân Đạo (Vườn Tiên- Rishipatana) (Lộc uyển). Lúc bấy giờ đức Thế tôn nói với năm vị tỳ kheo ( Kiều Trần Như ) rằng:

Các Ông nên biết; sắc (uẩn) thì không phải là cái Ta (ngã); vì nếu như (sắc uẩn) mà là cái Ta (ngã) thì Sắc (uẩn) sẽ không bị bịnh cùng không bị đau khổ hay phiền não.. Lòng ham muốn của chúng ta giống như là Sắc (uẩn); mà lòng không ham muốn cũng giống như là sắc (uẩn).

Nếu đã không phải như hai điều nêu trên; vậy thì tùy theo trạng thái của điều mong cầu. Cho nên cần phải biết, Sắc (uẩn) không phải là cái Ta ( ngã). Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều không phải là cái Ta (ngã) vậy! Lại nữa, này các thầy Tỳ kheo ; các Ông nghĩ như thế nào?

Sắc là thường (còn) hay Sắc là không thường (còn)? Các vị Tỳ kheo thưa rằng: Sắc là không thường (còn).

Phât nói: Sắc (uẩn) đã là vô thường ; thì chính nó tức là khổ (khổ có ba thứ): (1) là khổ khổ ( khổ chồng chất lên nhau); (2) là hoại khổ ( khổ do bị hư hoại); (3) là Hành khổ (trong tâm buồn khổ). Nhưng mà hàng Thanh văn, những người đệ tử học rộng của Phật; lại chấp cho là có cái Ta (ngã) chăng?

Sắc (uẩn) chính là cái Ta; trong cái Ta có các phần của Sắc. Sắc hợp lại chính là cái Ta. Vậy thì cái ta ở trong Sắc chăng?

Bạch đức Thế Tôn không phải như thế! Nên biết Thọ (cảm nhận), Tưởng (suy nghĩ), Hành (động), Thức (hiểu biết); thường (còn); hay không thường (còn); tất cả cũng đều như vậy (cũng đều không có cái ta).

Thường cái gì thuộc về Sắc; như quá khứ, vị lai, hiện tại, trong, ngoài, to, nhuyễn hoặc mạnh, hoặc yếu, hoặc xa, hoặc gần; tất cả đều là không có cái Ta ( vô ngã ). Các Ông nên biết như vậy!

Nên dùng sự hiểu biết đúng và khéo mà xem xét. Cũng như vậy đối với Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Quá khứ, vị lai, hiện tại; tất cả đều như trên, hãy lấy sự hiểu biết đúng mà xem xét.

Nếu như những Thanh văn chứng thánh trong hàng đệ tử của Ta (Phật); xem xét năm uẩn đã nói trên; liền biết là không có cái Ta (trong năm uẩn) và cũng không có những gì thuộc về cái Ta.

Như đây mà xem xét xong rồi; thì liền biết thế gian không thể nào (thủ) nắm giữ (được một điều gì) và cũng không có điều gì để mà phải nắm giữ. Vì tất cả đều thay đổi. Nhưng cũng do đây mà tự hiểu rõ (cái ta) mới được giải thoát. Nguồn gốc phát sinh ra cái Ta đã dứt, và những việc làm thanh tịnh đã thành.

Những điều cần đã nói xong; không cần phải nói đến những phần sau. Khi Phật nói kinh này. Năm thầy Tỳ kheo ( Kiều Trần Như )… ở nơi các phiền não mà tâm được giải thoát; tin nhận và thực hành.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Gõ cửa thiền


Về mái chùa xưa


San sẻ yêu thương

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.193.85 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập