Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đệ tử chúng con, xin nhờ công đức nhân duyên sám hối hôm nay, cho các chúng sanh và mọi loài đều được hoàn toàn như sở nguyện, mãn bồ đề nguyện:
Đệ tử chúng con, những lời phát nguyện hôm nay đã nói lên, cầu xin nguyện nào cũng đồng như mười phương, hết cõi hư không chư Phật, chư Đại Bồ Tát đã phát nguyện.
Các đức Phật, chư Đại Bồ Tát đã có phát thệ nguyện không thể cùng tận, chúng con hôm nay phát nguyện cũng như vậy, rộng như pháp tánh, cứu cánh như hư không; cùng tận đời vị lai, hết thảy số kiếp, chúng sanh không thể hết, chúng con lễ sám cũng không thể tận.
Thế giới không thể hết, phát nguyện của chúng con cũng không thể hết.
Hư không không cùng tận, lời nguyện của chúng con cũng không thể cùng tận.
Pháp tánh không cùng tận, lễ sám chúng con cũng không cùng tận.
Niết bàn không thể tận, phát nguyện chúng con cũng không thể tận.
Phật ra đời không thể tận, lễ sám của chúng con cũng không thể tận.
Trí huệ của chư Phật không thể tận, phát nguyện chúng con cũng không thể tận.
Tâm tưởng biết không bao giờ hết, lễ sám chúng con cũng không bao giờ hết.
Trí sanh khởi không thể hết, lời nguyện của chúng con cũng không thể hết. Thế gian đạo chủng, pháp đạo chủng, trí huệ đạo chủng không cùng tận, lời phát nguyện của chúng con cũng không cùng tận.
Nếu mười điều ấy cùng tận, thì sự lễ sám và lời phát nguyện của chúng con mới có thể cùng tận. Mười điều ấy không cùng tận, lễ sám và phát nguyện chúng con không bao giờ cùng tận.
Chúng con thành tâm cung kính đảnh lễ mười phương chư Phật, cầu các Ngài minh chứng:
Tán thán công đức Phật
Đại Y Vương thương xót thế gian,
Thân tâm, trí tuệ và tịch tĩnh,
Trong pháp vô ngã có chơn ngã,
Thế nên kính lễ Vô Thượng Tôn,
Cứu đời muốn cầu về sau được,
Như Lai Vô Thượng làm chỗ về,
Thế gian theo Phật như con một,
Thế nên được gọi lòng đại bi,
Công đức Như Lai đầy mười phương,
Phàm phu thiểu trí không thể khen,
Con nay khen ngợi tâm từ bi,
Để trả thân, khẩu hai thứ nghiệp,
Thế gian thường ưa lợi ích mình,
Như Lai trọn không làm việc ấy,
Hay dứt các quả báo chúng sanh,
Thế nên con nguyện lợi mình, người,
Thế gian theo dõi làm ích nhiều,
Như Lai lợi ích, không quán thân,
Phật không tướng ấy như người đời,
Thế nên tâm kia rất bình đẳng,
Thế gian nói khác tạo nghiệp khác,
Như Lai nói làm không sai khác,
Chỗ đã tu hành đoạn các hạnh,
Thế nên được gọi là Như Lai,
Trước đã rõ biết lỗi phiền não,
Tùy chỗ thị hiện vì chúng sanh,
Ở lâu thế gian được giải thoát,
Ưa ở chỗ sanh tử, từ bi,
Tuy hiện thân trời và thân người,
Từ bi theo dõi như con một,
Như Lai tức là mẹ chúng sanh,
Lòng từ thương xót người con nhỏ,
Tự chịu các khổ nghĩ chúng sanh,
Khi tâm thương nghĩ không hối tiếc,
Thương xót tâm đầy khổ bất giác,
Nên con cúi đầu Đấng Cứu khổ,
Tán thán đã rồi, chí tâm kính lạy…
Kính lạy đức Phật Pháp Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Pháp Giới Hoa
Kính lạy đức Phật Hộ Pháp Nhãn
Kính lạy đức Phật Nhiên Pháp Đình Liệu
Kính lạy đức Phật Pháp Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhơn Tự Tại
Kính lạy đức Phật Công Đức Tự Tại
Kính lạy đức Phật Thinh Tự Tại
Kính lạy đức Phật Thế Tự Tại
Kính lạy đức Phật Quán Thế Tự Tự
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Tự Tại
Kính lạy đức Phật Ý Trụ Trì
Kính lạy đức Phật Địa Trụ Trì
Kính lạy đức Phật Ni Di Trụ Trì
Kính lạy đức Phật Khí Trụ Trì
Kính lạy đức Phật Công Đức Tánh Trụ Trì
Kính lạy đức Phật Thắng Sắc
Kính lạy đức Phật Chuyển Phát Khởi
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Quán Hình Thị
Kính lạy đức Phật Phát Nhứt Thiết Vô Yểm Túc Hành
Kính lạy đức Phật Phát Thành Tựu
Kính lạy đức Phật Thiện Hộ
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Duy
Kính lạy đức Phật Thiện Hỷ
Kính lạy đức Phật Thiện Xứ
Kính lạy đức Phật Phổ Thiền
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Công Đức
Kính lạy đức Phật Thiện Nhãn
Kính lạy đức Phật Sư Tử Tiên
Kính lạy đức Phật Phật Nhãn
Kính lạy đức Phật Hiệp Tụ
Kính lạy đức Phật Tật Trí Dũng
Kính lạy đức Phật Thiện Trụ
Kính lạy đức Phật Thật Hạnh
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thủ
Kính lạy đức Phật Hải Mãn
Kính lạy đức Phật Thiện Tư Duy
Kính lạy đức Phật Xưng Vương
Kính lạy đức Phật Trụ Từ
Kính lạy đức Phật Thiện Dạ Ma
Kính lạy đức Phật Thiện Hành
Kính lạy đức Phật Thiện Công Đức
Kính lạy đức Phật Thiện Sắc
Kính lạy đức Phật Thiện Thức
Kính lạy đức Phật Thiện Tâm
Kính lạy đức Phật Thiện Quang
Kính lạy đức Phật Sư Tử Nguyệt
Kính lạy đức Phật Bất Khả Thắng
Kính lạy đức Phật Bất Khả Thắng Vô
Kính lạy đức Phật Vô Lượng
Kính lạy đức Phật Tốc Dữ Lạc
Kính lạy đức Phật Bất Động Tâm
Kính lạy đức Phật Ưng Xứng
Kính lạy đức Phật Ưng Bất Khiếp Nhược Thanh
Kính lạy đức Phật Bất Yểm Túc Tạng
Kính lạy đức Phật Bất Tận
Kính lạy đức Phật Bất Khả Động
Kính lạy đức Phật Danh Vô Úy
Kính lạy đức Phật Danh Tự Tại Hộ Thế Gian
Kính lạy đức Phật Danh Long Tự Tại Thinh
Kính lạy đức Phật Danh Pháp Hành Quảng Huệ
Kính lạy đức Phật Danh Hiệu Thắng Tự Tại Tướng Thông Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Hiệu Thắng Tự Tại Thắng
Kính lạy đức Phật Danh Lạc Pháp Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Danh Pháp Giới Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Danh Đại Thừa Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Danh Tịch Tĩnh Vương
Kính lạy đức Phật Danh Giải Thoát Hạnh
Kính lạy đức Phật Danh Đại Hải Di Lưu Khởi Vương
Kính lạy đức Phật Danh Hiệp Tụ Na La Diên Vương
Kính lạy đức Phật Danh Tán Hoại Kiên Ma Luân
Kính lạy đức Phật Danh Tinh Tấn Căn Bửu Vương
Kính lạy đức Phật Danh Phật Pháp Ba Đầu Ma
Kính lạy đức Phật Danh Đắc Phật Nhãn Phân Đà Lợi
Kính lạy đức Phật Danh Tùy Tiền Giác Giác
Kính lạy đức Phật Danh Bình Đẳng Tác
Kính lạy đức Phật Danh Sơ Phát Tâm Niệm Viễn Ly Nhứt Thiết Kinh Bố Vô Phiền Não Khởi Công Đức
Kính lạy đức Phật Danh Kim Cang Phủ Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Danh Bửu Tượng Quang Minh Phủ Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Danh Phá Hoại Ma Luân
Kính lạy đức Phật Danh Sơ Phát Tâm Thành Tựu Bất Thoái Luân
Kính lạy đức Phật Bửu Cái Khởi Vô Úy Quang Minh
Kính lạy đức Phật Danh Giáo Hóa Bồ Tát
Kính lạy đức Phật Danh Bửu Cái Khởi Vô Úy Quang Minh
Kính lạy đức Phật Danh Sơ Phát Tâm Niệm Đoạn Nghi Đoạn Phiền Não
Kính lạy đức Phật Danh Quang Minh Phá Ám Khởi Tam Muội Vương
Đây là Hồng Danh của chư Phật Như Lai trong thế giới mười phương, chúng sinh nào thiếu huệ nhãn (1), đọc tụng lễ bái thường xuyên sẽ đặng huệ nhãn:
Kính lạy đức Phật Thập Thiên Đồng Danh Tinh Tú
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Tinh Tú
Kính lạy đức Phật Tam Thập Thiên Đồng Danh Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thích Ca Mâu Ni
Kính lạy đức Phật Nhị Ức Đồng Danh Câu Lân
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Câu Lân
Kính lạy đức Phật Thập Bát Ức Đồng Danh Thật Pháp Thắng Quyết Định
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Thật Pháp Thắng Quyết Định
Kính lạy đức Phật Thập Bát Ức Đồng Danh Nhựt Nguyệt Đăng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt Nguyệt Đăng
Kính lạy đức Phật Thiên Ức Đồng Danh Đại Oai Đức
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Đại Oai Đức
Kính lạy đức Phật Thiên Ngũ Bách Đồng Danh Nhựt
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Nhựt
Kính lạy đức Phật Tứ Vạn Tứ Thiên Đồng Danh Diện
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Diện
Kính lạy đức Phật Vạn Thiên Đồng Danh Kiên Cố Tự Tại
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Kiên Cố Tự Tại
Kính lạy đức Phật Vạn Bát Thiên Đồng Danh Phổ Hộ
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Phổ Hộ
Kính lạy đức Phật Thiên Bát Bách Đồng Danh Xá Ma Tha
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Đồng Danh Xa Ma Tha
Có một kiếp tên là Thiện Nhãn, trong kiếp ấy có bảy mươi hai na do tha Như Lai thành Phật, con đều đảnh lễ các đức Như Lai kia. Có một kiếp tên là Thiện Kiến, trong kiếp ấy có đến bảy mươi hai ức Như Lai thành Phật, con đều quy mạng các đức Như Lai kia. Có một kiếp gọi là Tịnh Tán Thán, trong kiếp ấy có một muôn tám nghìn Như Lai thành Phật, con đều kính lễ các đức Như Lai kia. Có một kiếp tên là Thiện Hạnh, trong kiếp kia có ba muôn hai ngàn Như Lai thành Phật, con đều quy mạng các đức Như Lai kia. Có một kiếp tên là Trang Nghiêm, trong kiếp ấy có tám muôn bốn nghìn Như Lai thành Phật, con đều quy mạng các Như Lai kia.
Như Lai đầy đủ các công đức,
Bốn vô sở úy lòng đại bi,
Mười tám bất cộng, sáu thần thông,
Ba mươi bảy phẩm, ba giải thoát,
Phước đức trí tuệ đều viên mãn,
Khó làm, làm được diệt ma quân,
Tám mươi tướng hảo nhiếp chúng sanh,
Nước trí rưới tâm thành đại giác,
Con nguyện từ nay về Phật đạo,
Trí tuệ học Phật chứng chân Phật,
Lại dùng bi nguyện độ chúng sanh,
Hằng cùng thế gian làm Pháp Vương,
Như Lai vì chúng tu thắng hạnh,
Đầy đủ tự tại đại oai thần,
Làm sao một mai xả báo thân,
An trụ niết bàn biển tịch diệt,
Chúng sanh dứt hết ba đường ác,
Các khổ ép ngặt đáng thương xót,
Cúi mong Đại Bi Đại Pháp Vương,
Chỉ trong hiện đời làm cứu hộ,
Con nguyện từ nay vô lượng kiếp,
Thường thỉnh Như Lai chuyển pháp luân,
Giúp Phật giáo hóa độ quần mê,
Chúng sanh chưa hết không thôi dứt,
Như Lai tịch diệt để lời dạy,
Kinh điển vi diệu đại Niết Bàn,
Phật tánh chúng sanh vốn tròn sáng,
Tam Bảo thường trú không đổi dời,
Kim Cang bửu tạng không bụi nhơ,
Nghĩa lý sâu xa pháp trung vương,
Nhiều kiếp cúng dùng các Như Lai,
Mới được lòng tin nghe câu kệ,
Con nguyện từ nay nghe pháp mãi,
Thường đem pháp mầu soi nguồn tâm,
Thọ trì chép viết rộng lưu hành,
Đầy pháp vị chúng sanh khát ngưỡng,
Như Lai ba cõi từ bi phụ,
Vô lượng ức kiếp đến bồ đề,
Chỉ có chúng sanh không vì thân,
Thường muốn chúng sanh được an lạc,
Chúng con phàm phu nhiều tội cấu,
Không gặp Như Lai khi xuất thế,
Trôi nổi trong biển lớn sanh tử,
Nghèo cùng cô độc không cứu hộ,
Con nguyện từ nay nương sức Phật,
Nhiều kiếp gần gũi Đại Y Vương,
Đoạn trừ phiền não chứng vô sanh,
Thường uống sữa Đại Bi Như Lai,
Như Lai nhiều kiếp đầy bi trí,
Thường ở biển khổ độ quần sinh,
Tâm lớn vận dụng chứng bồ đề,
Trở lại cõi trần không mệt mỏi,
Chúng con, chúng sanh không phước lực,
Khiến cho Như Lai chóng niết bàn,
Thương thay, khổ thay, mặt trời lặn,
Biển khổ mờ mờ nhiều tăm tối,
Con nguyện từ nay tu phước huệ,
Thường làm tương lai thấy nhơn Phật,
Vì Phật thương chúng sanh đáo để,
Lân mẫn thế gian nối Tam Bảo,
Như Lai tôn trọng vượt ba cõi,
Yến sáng khắp soi tánh vô biên,
Chúng con, chúng sanh cấu chướng sâu,
Luyến mộ Như Lai nhưng không thấy,
Hương hoa, ăn uống không tinh khiết,
Khinh mạn Như Lai giáng đạo tràng,
Cúi mong Từ Bi Đại Pháp Vương,
Cho con cúng dường về cõi tịnh,
Chúng con chí tâm, dốc lòng kính lạy…
Kính lạy chư Phật hiện tại trú trong thế giới mười phương, các đức Phật không xả thân mạng mà vì chúng sanh thuyết pháp. Đó là trong thế giới An-Lạc, A-Di-Đà Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Khả Lạc, A-Sức Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Ca Sa Tràng, Toái Kim Cang Kiên Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Bất Thoái Luân Khổng, Thanh Tịnh Quang Ba Đầu Ma Hoa Thân Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Vô Cấu, Pháp Tràng Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Thiện Đăng, Sư Tử Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Thiện Trụ, Lô Xá Na Tạng Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Nan Quá, Công Đức Hoa Thân Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Trang Nghiêm Huệ, Nhứt Thiết Thông Quang Minh Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Cảnh Luân Quang Minh, Nguyệt Trí Huệ Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Hoa Thắng,Ba Đầu Ma Thắng Như Lai làm Thượng Thủ,trong thế giới Ba Đầu Ma Thắng , Kiên Thắng Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Bất Thuấn, Phổ Kiên Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Phổ Kiên, Tự Tại Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Bất Khả Thắng, Thành Tựu Nhứt Thiết Nghĩa Như Lai làm Thượng Thủ; trong thế giới Ta Bà, Thích Ca Mâu Ni Như Lai làm Thượng Thủ; Thiện Thuyết Thắng Như Lai làm Thượng Thủ; Tự Tại Tràng Vương Như lai làm Thượng Thủ; Tác Hỏa Quang Như Lai làm Thượng Thủ; Vô Úy Quang Như Lai làm Thượng Thủ.
Các Thượng Thủ chư Phật như thế, tôi đem thân, khẩu, ý, nghiệp, khắp đầy mười phương, một thời lễ bái, khen ngợi cúng dường, vì các đức Phật kia đã thuyết pháp trong cảnh giới thậm thâm, cảnh giới không thể lường, cảnh giới không thể nghĩ bàn, cảnh giới vô lượng v.v… tôi đều đem thân, khẩu, ý, nghiệp khắp đầy mười phương, lễ lạy, khen ngợi cúng dường, trong thế giới của chư Phật kia, Bồ Tát Tăng bất thoái, Thanh Văn Tăng bất thoái, tôi đều dùng thân, khẩu, ý, nghiệp, khắp đầy mười phương, đầu mặt lạy dưới chân chư Phật, khen ngợi cúng dường:
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Ma Nhơn Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Tham Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Sân Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Si Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Nộ Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Kiến Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Hàng Phục Chư Hý Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Liễu Đạt Pháp Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Đắc Thần Thông Tự Tại
Kính lạy đức Phật Danh Đắc Thắng Nghiệp Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Khởi Thí Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Khởi Thanh Tịnh Giới Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Khởi Nhẫn Nhục Nhơn Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Khởi Tinh Tấn Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Khởi Thiền Nhơn Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Khởi Phước Đức Thanh Tịnh Quang Minh Tự Tại Xưng
Kính lạy đức Phật Danh Khởi Đà La Ni Tự Tại Xưng
Kính lạy Như Lai Cao Thắng
Kính lạy Như Lai Quang Minh Thắng
Kính lạy Như Lai Đại Thắng
Kính lạy Như Lai Tán Hương Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Đa Bửu Thắng
Kính lạy Như Lai Nguyệt Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Hiền Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Vô Lượng Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Thượng Thắng Vương
Kính lạy Như Lai Tam Muội Thủ Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Đại Hải Thâm Thắng
Kính lạy Như Lai Thiện Thuyết Danh Thắng
Kính lạy Như Lai A Tăng Kỳ Tinh Tấn Trụ Thắng
Kính lạy Như Lai Lạc Thuyết Nhứt Thiết Pháp Trang Nghiêm Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Luân Oai Đức Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Nhựt Luân Thượng Quang Minh Thắng
Kính lạy Như Lai Vô Lượng Tàm Quý Kim Sắc Thượng Thắng
Kính lạy Như Lai Công Đức Hải Lưu Ly Kim Sắc Quang Minh Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Hoa Phổ Chiếu Thắng
Kính lạy Như Lai Khởi Vô Biên Công Đức Vô Cấu Thắng
Kính lạy Như Lai Khởi Đà La Vương Thắng
Kính lạy Như Lai Thụ Vương Hẩu Thắng
Kính lạy Như Lai Pháp Hải Triều Thắng
Kính lạy Như Lai Trí Thanh Tịnh Công Đức Thắng
Kính lạy Như Lai Lạc Kiếp Hỏa Thắng
Kính lạy Như Lai Bất Khả Tư Nghì Quang Minh Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Nguyệt Quang Minh Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Hiền Tràng Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Thành Tựu Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Tập Thắng
Kính lạy Như Lai Thành Tựu Nghĩa Thắng
Kính lạy Như Lai Phấn Tấn Thắng
Kính lạy Như Lai Bất Không Thắng
Kính lạy Như Lai Văn Thắng
Kính lạy Như Lai Hải Thắng
Kính lạy Như Lai Trú Trì Thắng
Kính lạy Như Lai Thiện Hạnh Thắng
Kính lạy Như Lai Long Thắng
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Thắng
Kính lạy Như Lai Phước Đức Thắng
Kính lạy Như Lai Trí Thắng
Kính lạy Như Lai Diệu Thắng
Kính lạy Như Lai Hiền Thắng
Kính lạy Như Lai Thắng Hiền Thắng
Kính lạy Như Lai Chiên Đàn Thắng
Kính lạy Như Lai Thắng Chiên Đàn Thắng
Kính lạy Như Lai Vô Lượng Quang Minh Thắng
Kính lạy Như Lai Tràng Thắng
Kính lạy Như Lai Thắng Tràng Thắng
Kính lạy Như Lai Đế Bửu Tràng Ma Ni Thắng
Kính lạy Như Lai Vô Ưu Thắng
Kính lạy Như Lai Ưu Bát La Hoa Thắng
Kính lạy Như Lai Ly Nhứt Thiết Ưu Thắng
Kính lạy Như Lai Bửu Trượng
Kính lạy Như Lai Thiện Bửu Trượng
Kính lạy Như Lai Câu Tô Ma Thắng
Kính lạy Như Lai Hoa Thắng
Kính lạy Như Lai Tam Muội Phấn Tấn Thắng
Kính lạy Như Lai Thọ Đề Thắng
Kính lạy Như Lai Hỏa Thắng
Kính lạy Như Lai Quảng Công Đức Thắng
Kính lạy Như Lai Chúng Thắng
Kính lạy Như Lai Phổ Quang Thế Giới, Phổ Hoa Vô Úy Vương
Kính lạy Như Lai Thanh Tịnh Quang thế giới, Tích Thanh Tịnh Tăng Trưởng Thắng Thượng Vương
Kính lạy Như Lai Phổ Cái thế giới, danh Quân Bửu Trang Nghiêm. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát La Võng Quang, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Kính lạy Như Lai Nhứt Bửu Cái thế giới, danh Vô Lượng Bửu Cảnh Giới. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Không Phấn Tấn Cảnh Giới, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Tướng Oai Đức Vương thế giới, danh Vô Lượng Thinh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Phát Tâm Chuyển Pháp Luân sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Danh Xưng thế giới, danh Tu Di Lưu Tựu Tập. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Quang Minh Luân Thắng Oai Đức, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thiện Trụ thế giới, danh Hư Không Tịch. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Nguyệt Quang, sẽ chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Địa Luân thế giới, danh Xưng Lực Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Xưng, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nguyệt Khởi Quang thế giới, danh Phóng Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Quang Minh Luân, sẽ chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ca Sa Tràng thế giới, danh Ly Ca Sa. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Lượng Bửu Phát Khởi, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Hoa thế giới, danh Chủng Chủng Hoa Thắng Thành Tựu. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Lượng Tinh Tấn, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nhứt Cái thế giới, danh Viễn Ly Chư Bố Mao Thụ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát La Võng Quang Minh, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Chủng Chủng Tràng thế giới, danh Tu Di Lưu Tụ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đại Thắng, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Phổ Quang thế giới, danh Vô Chướng Ngại Nhãn. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Thắng, sẽ chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hiền thế giới, danh Chiên Đàn Ốc. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Công Đức Tràng, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hiền Huệ thế giới, danh Hiệp Tụ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Diệu Trí, sẽ chứng đặng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Bửu Thủ thế giới, danh La Võng Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Công Đức, sẽ chứng đặng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai An Lạc Thủ thế giới, danh Bửu Liên Hoa Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Ba Đầu Ma Thắng Công Đức, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Xứng thế giới, danh Trí Hoa Bửu Quang Minh Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đệ Nhất Trang Nghiêm, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hiền Tý thế giới, danh Khởi Hiền Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Quang Minh, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vô Úy thế giới, danh Diệt Tán Nhứt Thiết Bố Úy. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Úy, tương lai sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Di Lưu Tràng thế giới, danh Di Lưu Tự. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Hiệp Tụ, trong tương lai, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Viễn Ly Nhứt Thiết Ưu Não Chướng Ngại thế giới, danh Vô Úy Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Tác, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thiện Trụ thế giới, danh Bách Nhứt Thập Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thắng Quang Minh, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Cộng Quang Minh thế giới, danh Thiên Thượng Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Phổ Quang Minh, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Đa Già La thế giới, danh Trí Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thiện Nhãn, tương lai sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hương thế giới, danh Bửu Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Lượng Quang Minh, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Quang Minh Thủ thế giới, danh Vô Lượng Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Dược Vương, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vô Thủ Hiền thế giới, danh Vô Chướng Ngại Thinh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tịnh Thinh, sẽ chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Pháp thế giới, danh La Võng Quang. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tối Thắng, sẽ chứng đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hiền Nhập thế giới, danh Bửu Trí Huệ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Hương, sẽ chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trong tương lai
Kính lạy Như Lai Ưu Bát La thế giới, danh Vô Lượng Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đàm Vô Yết, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thanh Tịnh thế giới, danh Vô Lượng Trang Nghiêm. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Trang Nghiêm, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Giác Trụ thế giới, danh Ưu Bát La Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Ba Đầu Ma Thắng, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Tác thế giới, danh Trí Trụ Như Lai. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Mãn Túc, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Trí Lực thế giới, danh Thích Ca Mâu Ni. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Mâu Ni, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thập Phương Xưng thế giới, danh Trí Xưng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Biên Tinh Tấn, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hỷ thế giới, danh Kiên Tự Tại Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Kiên, sẽ thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nguyệt thế giới, danh Bửu Sa La. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Phổ Hương, sẽ thành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ta Bà thế giới, danh Đại Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đại Thắng Thiên Vương, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nhứt Cái thế giới, danh Bửu Luân. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tinh Tú Man, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Quá Nhứt Thiết Ưu Chướng Ngại thế giới, danh Bất Không Thuyết. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Không Thuyết, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Viễn Ly Ưu Não thế giới, danh Công Đức Thành Tự. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Biên Thắng Oai Đức, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Tịch Tịnh thế giới, danh Xưng Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Dũng Đức, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Bất Không Kiến thế giới, danh Bất Không Phấn Tấn. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Không Phát Hạnh, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hương thế giới, danh Hương Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Tạng, sẽ thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vô Lượng Hẩu Thinh thế giới, danh Vô Chướng Ngại Thinh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Phân Biệt Phát Hành, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nguyệt Luân Quang Minh thế giới, danh Xưng Lực Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Xưng, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Bửu Luân thế giới, danh Bửu Thượng Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đại Đạo Sư, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thật Luân thế giới, danh Thiện Nhãn. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Lạc Hạnh, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Pháp thế giới, danh Ba Đầu Ma Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đại Pháp, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Danh Tu Di thế giới, Danh Tu Di Đảnh Thượng Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Lực, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Liên Hoa thế giới, danh Ba Đầu Ma Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thắng Đức, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Đà La Ni Luân thế giới, danh Hương Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đà La Ni Tự Tại Vương, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Kim Quang Minh thế giới, danh Thập Phương Xưng Phát. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Xưng Phát Hành, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Trí Khởi thế giới, danh Phổ Thanh Tịnh Tăng Thượng Vân Thinh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tinh Tú Vương, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thường Quang Minh thế giới, danh Vô Lượng Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đại Quang Minh, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nhiên Đăng thế giới, danh Vô Lượng Trí Thành. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Công Đức Vương Quang Minh, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nhiên Đăng Tác thế giới, danh Vô Lượng Phấn Tấn. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Chướng Ngại Phát, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Chủng Chủng Tràng thế giới, danh Thượng Thủ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Na La Diên, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thập Phương Xưng thế giới, danh Phật Hoa Thành Tựu Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Khuyết Phấn Tấn, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Kim Cang Trụ thế giới, danh Phật Hoa Tăng Thượng Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Hỏa, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Chiên Đàn Khuất thế giới, danh Bửu Hành. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Quán Thế Âm, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Dược Vương thế giới, danh Bất Không Thuyết. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Không Phát Hành, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Dược Vương Thắng Thượng thế giới, danh Vô Biên Công Đức Tinh Tấn Phát. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Thọ Giới Nhiếp Thọ, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Phổ Trang Nghiêm thế giới, danh Phát Tâm Sanh Trang Nghiêm Nhứt Thiết Chúng Sanh Tâm. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Phật Hoa Thủ, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Phổ Cái thế giới, danh Cái Man. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Hạnh, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hoa Thượng Quang Minh thế giới, danh Nhựt Luân Oai Đức Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thiện Trụ, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thiện Trang Nghiêm thế giới, danh Chúng Sanh Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bửu Diện, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hiền thế giới, danh Vô Úy. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Kinh Bố, sẽ được thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trong tương lai
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma thế giới, danh Ba Đầu Ma Thắng Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Tượng, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ưu Bát La thế giới, danh Trí Ưu Bát Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Cảnh Giới Hạnh, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Bửu Thượng thế giới, danh Bửu Tác. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Pháp Tác, sẽ được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nguyệt thế giới, danh Vô Lượng Nguyện. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tán Hoa, sẽ được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Thiện Trú thế giới, danh Bửu Tụ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Dược Vương, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hương Quang Minh thế giới, danh Sa La Tự Tại Vương. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thắng Huệ, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hoa Thủ thế giới, danh Bửu Quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Nhựt Đức, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Phổ Sơn thế giới, danh Bửu Sơn. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Hỏa Đức, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ưu Cái Nhập thế giới, danh Thượng Thủ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thượng Trang Nghiêm, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Ưu thế giới, danh Phát Vô Biên Công Đức. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Phát Quan, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nhứt Thiết Công Đức Trụ thế giới, danh Thiện Thượng Thủ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Phổ Chí, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Bửu Quang Minh thế giới, danh Tu Di quang Minh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thiện Trụ, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Nhứt Thiết Công Đức Trụ thế giới, danh Vô Lượng Cảnh Giới. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Dược Thượng, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Trang Nghiêm Bồ Đề thế giới, danh Cao Diệu Khứ. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tư Ích Thắch Huệ, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vô Cấu thế giới, danh Bửu Hoa Thành Tựu Công Đức. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đắc Thắng Huệ, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vân thế giới, danh Phấn Tấn. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Tự Tại Quan, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hoa Võng Phú thế giới, danh Nhứt Thiết Phát Chúng Sinh Tín Phát Tâm. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Thắng Huệ, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Tinh Tú Hành thế giới, danh Lạc Tinh Tú Khởi. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Vô Ưu, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Bửu Hoa thế giới, danh Thắng Chúng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Diệu Thắng, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vô Lượng Chí thế giới, danh Vô Lượng Hoa. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Hương Tượng, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Hoa thế giới, danh Bửu Thắng. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Viễn Ly Chư Hữu, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Chủng Chủng Tràng thế giới, danh Nguyệt Thắng Công Đức. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Đoạn Nhứt Thiết Chư Nạn, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Khả Lạc thế giới, danh Tắc Phát Tâm Chuyển Pháp Luân. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Bất Thoái Chuyển Luân, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Vô Úy thế giới, danh Thập Phương Xưng Danh. Như Lai nầy thọ ký cho Bồ Tát Trí Xưng, sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Kính lạy Như Lai Tự Tại Thế Giới Danh Ca Lăng Già
Kính lạy Như Lai An Lạc Thế Giới Nhựt Luân Đăng Minh
Kính lạy Như Lai Vô Úy Thế Giới Bửu Thắng
Kính lạy Như Lai Trí Thành Tựu Thế Giới Trí Khởi
Kính lạy Như Lai Thuần Lạc Thế Giới Công Đức Vương
Kính lạy Như Lai Cái Hạnh Hoa Thế Giới Vô Chướng Ngại Nhãn
Kính lạy Như Lai Kim Cang Luân Thế Giới Vô Úy
Kính lạy Như Lai Phát Khởi Thế Giới Trí Tích
Kính lạy Như Lai Thiện Thanh Tịnh Thế Giới Vô Quán Tướng Phát Hành
Kính lạy Như Lai Phổ Quang Minh Thế Giới Quang Minh Luân Thành Đức Thắng Vương
Kính lạy Như Lai Cao Tràng Thế Giới Nhơn Huệ
Kính lạy Như Lai Đức Thế Giới Na La Diên
Kính lạy Như Lai Vô Cấu Thế Giới Vô Cấu Tràng
Kính lạy Như Lai Viễn Ly Nhứt Thiết Ưu Chướng Thế Giới An Ẩn
Kính lạy Như Lai Hiền Thượng Thế Giới Viễn Ly Chư Phiền Não
Kính lạy Như Lai Nhứt Thiết An Lạc Thế Giới Thanh Tịnh Huệ
Kính lạy Như Lai Vô Lượng Công Đức Cụ Túc Thế Giới Thiện Tư Duy Phát
Kính lạy Như Lai Bình Đẳng Thế Giới Hàng Phục Chư Oán
Kính lạy Như Lai Vô Úy Thế Giới Ưu Bà La Thắng
Kính lạy Như Lai Thập Phương Quang Minh Thế Giới Thắng Lực Vương
Kính lạy Như Lai Thường Quang Minh Thế Giới Vô Lượng Quang Minh Vân Hương Di Lưu
Kính lạy Như Lai Thường Trang Nghiêm Thế Giới Hàng Phục Nam Nữ
Kính lạy Như Lai Trầm Thủy Hương Thế Giới Thượng Thắng Hương
Kính lạy Như Lai Thường Trang Nghiêm Thế Giới Chủng Chủng Hoa
Kính lạy Như Lai Hương Cái Thế Giới Vô Biên Trí
Kính lạy Như Lai Chiên Đàn Hương Thế Giới Bửu Thượng Vương
Kính lạy Như Lai Hương Thế Giới Hương Di Lưu
Kính lạy Như Lai Phổ Hỷ Thế Giới Trí Kiến Nhứt Thiết Chúng Sanh Tín
Kính lạy Như Lai Bất Khả Lượng Thế Giới Vô Biên Thanh
Kính lạy Như Lai Phật Hoa Trang Nghiêm Thế Giới Trí Công Đức Thắng
Kính lạy Như Lai Thiện Trụ Thế Giới Bất Động Bộ
Kính lạy như thế vô lượng vô biên Như Lai xin chiếu giám cho, chúng con tiếp tục:
Kính lạy Như Lai Hoa Thế Giới Vô Chướng Ngại Hống Thinh
Kính lạy Như Lai Nguyệt Thế Giới Phổ Bửu Tạng
Kính lạy Như Lai Kiên Trụ Thế Giới Ca Diếp
Kính lạy Như Lai Phổ Ba Đầu Ma Thế Giới Quán Nhứt Thiết Cảnh Giới Kỉnh
Kính lạy Như Lai Chiên Đàn Thế Giới Thượng Thủ
Kính lạy Như Lai Bửu Thế Giới Thành Tựu Nghĩa
Kính lạy Như Lai Hữu Nguyệt Thế Giới Thành Tựu Thắng
Kính lạy Như Lai Vô Chướng Ngại Thế Giới Danh Xưng
Kính lạy Như Lai An Lạc Thế Giới Đoạn Nhứt Thiết Nghi
Kính lạy Như Lai Vương Thế Giới Trí Thắng
Kính lạy Như Lai Chủng Chủng Thành Tựu Thế Giới Công Đức Vi
Kính lạy Như Lai Chủng Chủng Hoa Thế Giới Tinh Tú Vương
Kính lạy Như Lai Quảng Thế Giới Vô Lượng Tràng
Kính lạy Như Lai Phổ Úy Thế Giới Nguyệt
Kính lạy Như Lai La Võng Thế Giới La Võng Quang Minh
Kính lạy Như Lai Vô Kinh Bố Thế Giới Tịnh Thinh
Kính lạy Như Lai Khả Lạc Thế Giới Hiện Thật Thắng
Kính lạy Như Lai Ly Quan Thế Giới Nhứt Thiết Pháp Vô Sở Phát
Kính lạy Như Lai Thường Xưng Thế Giới Bất Đoạn Nhứt Thiết Chúng Sanh Phát Hành
Kính lạy Như Lai Thường Hoan Hỷ Thế Giới Vô Lượng Phấn Tấn
Kính lạy Như Lai Phổ Cảnh Thế Giới Kiến Nhứt Thiết Pháp
Kính lạy Như Lai Phổ Chiếu Thế Giới Phổ Kiến Nhứt Thiết Pháp
Kính lạy Như Lai Nhứt Thiết Công Đức Thành Tựu, Thế Giới Thành Tựu Vô Biên Thắng Công Đức
Kính lạy Như Lai Vô Cấu Thế Giới Trí Khởi Quang
Kính lạy Như Lai Vô Bố Ưu Bát La Thế Giới Ba Đầu Ma Thắng
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Bố Thế Giới Thập Phương Thắng
Kính lạy Như Lai Hoa Bố Thế Giới Hoa Thành Tựu Thắng
Kính lạy Như Lai Thiên Thế Giới Kiên Cố Chúng Sinh
Kính lạy Như Lai Quang Minh Thế Giới Trí Quang Minh
Kính lạy Như Lai An Lạc Điều Thế Giới Tu Trí
Kính lạy Như Lai An Lạc Thế Giới Viễn Ly Thai
Kính lạy Như Lai Nhiễm Thế Giới Minh Vương
Kính lạy Như Lai Vân Thế Giới Đoạn Nhứt Thiết Phiền Não
Kính lạy Như Lai Phổ Sắc Thế Giới Vô Biên Trí Xưng
Kính lạy Như Lai Kiên Cố Thế Giới Chiên Đàn Ốc Thắng
Kính lạy Như Lai Vô Tỷ Công Đức Thế Giới Thành Tựu Vô Tỷ Thắng Vương
Kính lạy Như Lai Bửu Thế Giới Thiện Trụ Lực Vương
Kính lạy Như Lai Thập Phương Thượng Thủ Thế Giới Khởi Nguyệt Quang
Kính lạy Như Lai Long Vương Thế Giới Thượng Thủ
Kính lạy Như Lai Thiện Trụ Thế Giới Thiện Cao Tụ
Kính lạy Như Lai Vô Bố Úy Thế Giới Tác Xưng Thân
Kính lạy Như Lai Ái Hương Thế Giới Đoạn Chư Nạn
Kính lạy Như Lai Thành Tựu Nhứt Thiết Công Đức Thiện Trụ Thế Giới Xưng Thân
Kính lạy Như Lai Thành Tựu Nhứt Thiết Thế Lực, Thiện Trụ Thế Giới Xưng Kiên Cố
Kính lạy Như Lai Vô Ưu Huệ Thế Giới Viễn Ly Chư Ưu
Kính lạy Như Lai Xưng Thế Giới Khởi Ba Đầu Ma Công Đức Vương
Kính lạy Như Lai Hoa Câu Tô Ma Trụ Thế Giới Thiện Tán Hoa Tràng
Kính lạy Như Lai Thập Phương Danh Xưng Thế Giới Phóng Quang Minh Phổ Chí
Kính lạy Như Lai Thập Phương Thượng Thủ Thế Giới Danh Xưng Nhãn
Kính lạy Như Lai Diệm Huệ Thế giới Phóng Diệm
Kính lạy Như Lai Khổng Thế Giới Thập Phương Xưng Danh
Kính lạy Như Lai Quang Minh Thế Giới Tự Tại Di Lưu
Kính lạy Như Lai Bửu Quang Minh Thế Giới Bảo Quang Minh
Kính lạy Như Lai Thường Hoan Hỷ Thế Giới Diệm Xí
Kính lạy Như Lai Hữu Thế Giới Tam Giới Tự Tại Phấn Tấn
Kính lạy Như Lai Vô Úy Thế Giới Phóng Quang Minh Luân
Kính lạy Như Lai Thường Huyền Thế Giới Chúng Tịch Thắng
Kính lạy Như Lai Ba Đầu Ma Vương Thế Giới Vô Tận Thắng
Kính lạy Như Lai Phổ Khổng Thế Giới Diệu Cổ Thinh
Kính lễ vô lượng vô biên Như Lai trong mười phương như thế xong; giờ đây chúng con đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân:
Kính lạy Tôn Kinh Tác La Quốc
Kính lạy Tôn Kinh Đại Ý
Kính lạy Tôn Kinh Thiên Vương Thái Tử Tịch La
Kính lạy Tôn Kinh Trưởng Giả Ý Duyệt
Kính lạy Tôn Kinh Trưởng Giả Pháp Chí Thê
Kính lạy Tôn Kinh Nhứt Thiết Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Nhân Duyên Bất Thực Nhục
Kính lạy Tôn Kinh Văn Thù Sư Lợi Bát Niết Bàn
Kính lạy Tôn Kinh Sư Tử Nguyệt Phật Bổn Sanh
Kính lạy Tôn Kinh A-Di-Đà Cổ Âm Thinh Đà-La-Ni
Kính lạy Tôn Kinh Pháp Hoa Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Kim Cang Tam Muội Bản Tánh Thanh Tịnh Bất Hoại Bất Diệt
Kính lạy Tôn Kinh Bửu Tích Tam Muội Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp Thân
Kính lạy Tôn Kinh Thiên Phật Nhân Duyên
Kính lạy Tôn Kinh Bát Bộ Phật Danh
Kính lạy Tôn Kinh Bát Kiết Tường Thần Chú
Kính lạy Tôn Kinh Bát Dương
Kính lạy Tôn Kinh Thập Kiết Tường
Kính lạy Tôn Kinh Hiền Thủ
Kính lạy Tôn Kinh Thậm Thâm Đại Hồi Hướng
Kính lạy Tôn Kinh Hiền Giả Ngũ Phước Đức
Kính lạy Tôn Kinh Huyển Sĩ Nhân Hiền
Kính lạy Tôn Kinh Phật Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Quyết Định Tỳ Ni
Kính lạy Tôn Kinh Bửu Lương
Kính lạy Tôn Kinh Phạm Võng
Kính lạy Tôn Kinh Văn Thù Sư Lợi Hối Quá
Kính lạy Tôn Kinh Xá Lợi Phất Hối Quá
Kính lạy Tôn Kinh Ưu Bà Tắc Giới
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Quảng Tam Giới
Kính lạy Tôn Kinh Pháp Luật Tam Muội
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Nội Giới
Kính lạy Tôn Kinh Tam Mạn Đà Bạt Đà La Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Thọ Trai
Kính lạy Tôn Kinh Tịnh Nghiệp Chướng
Kính lạy Tôn Kinh Đại Thừa Tam Tụ Sám Hối
Kính lễ Tôn Luận Đại Trí Độ
Kính lễ Tôn Luận Bát Nhã Đăng
Kính lễ Tôn Luận Thập Địa
Kính lễ Tôn Luận Đại Thừa Trang Nghiêm
Kính lễ Tôn Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa
Kính lễ Tôn Luận Bồ Đề Tư Lương
Kính lễ Tôn Luận Đại Niết Bàn Kinh
Kính lễ Tôn Luận Đại Niết Bàn Kinh Bản Hữu Kim Vô Kệ
Kính lễ Tôn Luận Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn Kinh
Kính lễ Tôn Luận Bửu Tích Kinh
Kính lễ Tôn Luận Kim Cang Bát Nhã Kinh
Kính lễ Tôn Luận Thắng Tư Duy Kinh
Kính lễ Tôn Luận Tam Cụ Túc Kinh
Kính lễ Tôn Luận Pháp Hoa Kinh
Chúng con thành tâm kính lạy các vị Đại Bồ Tát trong mười phương:
Kính lạy Đại Bồ Tát Mạn Đà Bà Hương
Kính lạy Đại Bồ Tát Lạc Tác
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Cấu Xưng
Kính lạy Đại Bồ Tát Tư Ích
Kính lạy Đại Bồ Tát Phổ Hoa
Kính lạy Đại Bồ Tát Nguyệt Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Nguyệt Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Trí Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Thắng Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Quang Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Hiền Thủ
Kính lạy Đại Bồ Tát Công Đức Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Thắng Hộ
Kính lạy Đại Bồ Tát Na La Diên
Kính lạy Đại Bồ Tát Long Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Long Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Trụ Trì Sắc
Kính lạy Đại Bồ Tát Ma Lưu Thiên
Kính lạy Đại Bồ Tát Nhập Công Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Nhiên Đăng Thủ
Kính lạy Đại Bồ Tát Thường Cử Thủ
Kính lạy Đại Bồ Tát Quang Minh Thường Chiếu Thủ
Kính lạy Đại Bồ Tát Bửu Thủ
Kính lạy Đại Bồ Tát Phổ Quang
Kính lạy Đại Bồ Tát Tinh Tú Vương
Kính lạy Đại Bồ Tát Kim Cang Bộ
Kính lạy Đại Bồ Tát Bất Động Hoa Bộ
Kính lạy Đại Bồ Tát Bộ Tam Giới
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Biên Bộ Phấn Tấn
Kính lạy Đại Bồ Tát Hải Huệ
Kính lạy Đại Bồ Tát Quang Minh Vô Cấu Trụ Trì Oai Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Cao Tinh Tấn
Kính lạy Đại Bồ Tát Trí Xuất
Kính lạy Đại Bồ Tát Thường Quán
Kính lạy Đại Bồ Tát Bất Thuấn
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Ngôn
Kính lạy Đại Bồ Tát Bửu Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Bửu Tâm
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Tư Nghị
Kính lạy Đại Bồ Tát Ma Ni Kế
Chúng con kính lạy vô lượng vô biên các vị Đại Bồ Tát trong thế giới mười phương xong; giờ đây chúng con kính lạy chư vị Hiền Thánh Tăng, Thinh Văn, Duyên Giác:
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Thiện Pháp
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Ứng Cầu
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Kế Cầu
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Đại Thế
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Tu Hành Bất Trước
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Nan Xả
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Thật Tế
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Bất Khả Tỷ
Chúng con kính lạy Phật Bích Chi Hoan Hỷ
Chúng con kính lạy Phật Bích Hỷ Hộ
Kính lạy chư vị Phật Bích Chi vô lượng vô biên, nói chung là chúng con đảnh lễ Tam Bảo vừa xong, kế đây sám hối: Đệ tử chúng con lược sám phiền não chướng rồi, giờ đây thứ lớp sám hối nghiệp chướng. Luận về nghiệp là tác động là hành động nó thường hay trang điểm trên con đường đời, bất cứ chốn nào, nơi nào. Thế nên, chúng ta phải suy nghĩ tìm con đường giải thoát, chớ nên chìm đắm trong đời để tạo ác nghiệp, phần nhiều là nghiệp xấu. Sở dĩ quả báo trong sáu đường (2) nhiều thứ không đồng là vì hình loại tạo nghiệp mỗi đường khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều do sức nghiệp thúc đẩy, chúng ta phải biết trong pháp thập lực (3) của Phật, nghiệp lực rất sâu. Những người phàm phu đa số, trong điểm nầy, thường ưa nghi hoặc. Vì sao thế? Bởi vì hiện tại trong thế gian những người làm lành, thường bị đau khổ và thiệt thòi; những kẻ làm ác thì lại vui tươi và gặp nhiều may mắn. Do đó mà người đời cho rằng, thiên hạ làm lành tạo ác kết quả không công minh. Suy nghĩ như vậy, đều do người đời chưa hiểu rõ nghiệp lý. Vì sao thế? Trong Kinh Phật đã dạy có ba thứ nghiệp. Những gì là ba?
- Một là hiện báo nghiệp.
- Hai là sanh báo nghiệp.
- Ba là hậu báo nghiệp.
Hiện báo nghiệp là như thế nào? – Nghĩa là hiện tại làm lành, làm ác, thân đời nầy phải chịu quả báo ngay.
Thế nào gọi là sanh báo nghiệp? – Thời gian nầy làm thiện, làm ác, phải đợi một thời gian sau hoặc đời sau mới trả quả báo, là phải cách một thời gian.
Còn hậu báo nghiệp là như thế nào? – Nghĩa là trong nhiều đời nhiều kiếp về trước làm thiện hoặc làm ác, đến trong đời nầy mới lãnh chịu, hoặc cho đến nhiều đời sau nữa mới trả quả báo.
Luận về những kẻ làm ác, hiện tại họ được tốt đẹp may mắn, là do các sanh báo, hậu báo thiện nghiệp ở các đời trước đã thuần thục, vì thế mà hiện tại họ được quả báo tốt đẹp an vui sung sướng, đâu có quan hệ gì với các việc làm ác của họ trong đời hiện tại mà được quả báo tốt, các việc ác hiện tại họ làm kiếp sau sẽ biết.
Những người làm lành hiện tại họ bị khổ đau, thiếu thốn… đó là do sanh báo và hậu báo ác nghiệp đã thuần thục trong đời quá khứ, hiện tại sức làm lành yếu kém, không thể điều khiển được, thế nên phải bị khổ báo, đâu phải do việc làm lành hiện tại mà bị khổ đau, ác báo. Việc làm lành đời nầy, kiếp sau trọn hưởng. Nhơn quả ba đời đành rành như thế đó. Vì vậy mà hiện thấy những ai làm lành trong thế gian, được người khen ngợi, được người tôn kính, vì biết chắc trong tương lai họ sẽ được quả báo an vui; vì rõ quá khứ đã có ác nghiệp như thế, nên chư Phật, Bồ Tát thường hay dạy bảo, cần phải gần gũi bạn lành, đồng tâm sám hối, gần thiện tri thức (4), ở trong sự đắc đạo, hoàn toàn lợi ích. Thế nên đệ tử chúng con ngày nay chí thành trở về nương tựa với chư Phật.
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Ly Cấu Phương Đông
Kính lạy đức Phật Thọ Căn Hoa Vương Phương Nam
Kính lạy đức Phật Liên Hoa Tự Tại Phương Tây
Kính lạy đức Phật Kim Cang Năng Phá Phương Bắc
Kính lạy đức Phật Tất Đàn Nghĩa Thắng Phương Đông Nam
Kính lạy đức Phật Kim Hải Tự Tại Vương Phương Tây Nam
Kính lạy đức Phật Vô Biên Pháp Tự Tại Vương Phương Tây Bắc
Kính lạy đức Phật Vô Ngại Hương Tượng Vương Phương Đông Bắc
Kính lạy đức Phật Vô Ngại Huệ Tràng Phương Dưới
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Thượng Vương Phương Trên
Kính lễ tất cả ngôi Tam Bảo, hết cõi hư không mười phương như thế. Đệ tử chúng con từ vô thỉ đến ngày nay, gây ác như số cát sông Hằng, tạo tội đầy trời đất, xả thân thọ nhiều báo thân, không hay cũng chẳng biết, hoặc tạo tội nghiệp ngũ nghịch (5) sâu dày ràng buộc không gián đoạn, hoặc tạo ‘nhứt xiển đề’ (6), dứt các căn lành, nghiệp khinh chê lời Phật dạy, hủy báng Kinh Phương Đẳng (7), nghiệp phá diệt Tam Bảo, hủy báng chánh pháp, không tin tội phước nhân quả, luôn luôn khởi mười nghiệp ác (8), nghiệp mê chơn phản chánh si hoặc, nghiệp bất hiếu cha mẹ, phản phúc người ơn, nghiệp khinh mạn sư trưởng, vô lễ các bậc bề trên, nghiệp không tin bạn bè, phạm điều bất nghĩa, nghiệp ngăn thánh đạo, hoặc làm tội ‘tứ trọng’ (9), ‘lục trọng’ (10), ‘bát trọng’ (11) v.v… nghiệp phá phạm ngũ giới (12), phá Bát Quan Trai (13), nghiệp phạm nhiều ít trong ‘ngũ thiên’ (14), ‘thất tụ’ (15), nghiệp cấu khinh trọng, trong ưu bà tắc giới, hoặc Bồ Tát giới (16), không giữ thanh tịnh, không theo lời dạy tu hành, nghiệp dơ phạm hạnh tốt, trước sau phương tiện, nghiệp biếng nhác mỗi tháng không ăn sáu ngày chay, nghiệp không thường thật hành ba tháng ăn chay (17) mỗi năm, nghiệp không đúng như pháp, không giữ ba nghìn oai nghi (18), nghiệp tội nhỏ nhặt tám muôn luật nghi (19) không giữ, nghiệp không tu thân giới tâm huệ, tạo các tội nghiệp trong bốn mùa, tám tiết, luôn luôn làm mười sáu thứ ác luật nghi (20) nghiệp không thương xót đối với khổ não của chúng sanh, nghiệp không suy nghĩ để giúp chúng sanh,nghiệp không cứu hộ, không giúp đỡ cho sanh linh, nghiệp không giúp ai, ôm lòng ganh kỵ, nghiệp không bình đẳng đối với kẻ oán người thân, nghiệp chẳng nhàm chán, đắm mê ngũ dục lạc (21) nghiệp vì ăn uống mà đào ao nuôi cá, sát hại sinh vật, hoặc lợi dụng thời thế tốt buông lung tâm ý tạo các tội nghiệp, hoặc tạo nghiệp hữu lậu, để lại chướng ngại ba cõi, ngăn con đường xuất thế. Các tội nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay tỏ bày hướng đến mười phương chư Phật, tôn Pháp và hiền Thánh Tăng, kính lễ sám hối. Đệ tử chúng con phát nguyện tu trì, nhờ sức sám hối nầy, tất cả tội nghiệp vô gián chuyển sanh phước lành, xin đời đời kiếp kiếp, dứt sạch ngũ nghịch, trừ mê lầm xiển đề. Như thế các tội nghiệp nặng nhẹ, từ nay trở đi cho đến các chốn đạo tràng, thề không phạm lại, thường thật hành pháp lành thanh tịnh xuất thế, tinh tấn thọ trì giới hạnh, giữ gìn oai nghi, như người qua biển, phải có phao nổi. ‘Lục độ’ (22), ‘tứ đẳng’ (23) thường được dẫn đầu, giới, định, huệ, ba môn vô lậu học càng được mỗi ngày thêm sáng tỏ để chóng thành ba mươi hai tướng tốt (24) và tám mươi vẻ đẹp (25) của Như Lai, nào pháp ‘thập lực’ (26), ‘tứ vô sở úy’ (27), nào lòng đại bi ‘tam niệm’ (28), thường được trí nhiệm mầu, vào ‘tám tự tại’ (29) của mỗi người chúng con. Chú thích:
1. Huệ nhãn: Oeil (yeux) de la Sagesse (F). Mắt huệ, sự thấy bằng trí huệ; huệ nhãn là một thứ nhãn mục trong ngũ nhãn của đức Như Lai. Những bậc đắc đạo như La Hớn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật đều có huệ nhãn.
2. Sáu đường: Đã giải ở quyển thứ Nhất, số 37.
3. Thập lực: Dasabala (S); Dix forces (F). Mười sức lực trí tuệ: 1. Tri thị xứ phi xứ trí lực. 2. Tri tam thế nghiệp báo trí lực. 3. Tri chư thiên giải thoát tam muội trí lực. 4. Tri chúng sanh tâm trí trí lực. 5. Tri chủng chủng giải trí lực. 6. Tri chủng chủng giới trí lực. 7. Tri nhứt thiết sở đạo trí lực. 8. Tri thiên nhãn vô ngại trí lực. 9. Tri túc mạng vô lậu trí lực. 10. Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực.
4. Thiện tri thức: Ami vertueux, Homme vertueux et intelligent (F). Bạn lành, bạn về đạo lý. Cũng gọi là thiện trí thức. Thiện tri thức là người tốt lành quen biết mình, hiểu rõ tánh tình, chí hướng của mình.
5. Ngũ nghịch: Cinq péchés (F). Năm tội phản bội: Thay vì báo ơn trả nghĩa, bồi bổ phước điền, lại đi làm phản nghịch, cho nên kể là tội: Giết cha, giết mẹ, giết A La Hớn, phá hòa hiệp Tăng và ra máu mình Phật.
6. Nhứt xiển đề: Atyantika (S), tiếng âm theo Phạn, có những nghĩa nầy: Kẻ bất tín triệt để; kẻ ác tâm; kẻ làm việc tội lỗi mà chẳng biết hổ thẹn, chẳng chịu cải hối; kẻ không tin luân hồi, nhân quả; kẻ chẳng gần với thiện hữu; kẻ không tin Phật tánh…
7. Kinh Phương Đẳng: Thường đọc trọn câu là: Phương Đẳng Đại Thừa Kinh Điển. Các Kinh điển của đạo Phật Đại Thừa đều chứa đủ nghĩa lý rộng rãi và bao quát như nhau, cho nên gọi là Phương Đẳng. Phương = phương quảng, tức là vuông vức và rộng rãi, chứa đủ các pháp, từ nhỏ tới lớn, từ thấp lên cao. Đẳng = bình đẳng, như nhau. Những Kinh Đại Thừa, như: Hoa Nghiêm, Viên Giác, Pháp Hoa, Niết Bàn v.v… đều như nhau cả, chứa đủ lý nhiệm mầu, thật tướng. Bất cứ ai tu cho triệt để một kinh điển nào về Đại Thừa, cũng đều thành Phật.
8. Mười nghiệp ác: Đã chú giải ở quyển thứ Nhất, số 24.
9. Tứ trọng tội: Parajika (S) Quatre cas de degradation (F). Bốn điều nặng, bốn giới cấm hệ trọng. Giới luật tỳ kheo có tất cả 250 giới, có 4 điều nầy hệ trọng hơn hết: Ấy là: sát sanh, trộm cướp, dâm dục và đại vọng ngữ…
10. Lục trọng: Cũng như lục tệ, sáu thứ tệ trọng. Ấy là: Xan tham, phá giới, giận tức, biếng nhác, tán loạn và ngu si.
11. Bát trọng: Tám tội nặng bên nữ giới đi tu thọ đại giới bị phạm: Sát sanh, trộm cướp, dâm dục, nói dối, xúc chạm, phạm 8 việc, che dấu và theo trú…
12. Ngũ giới: Năm giới cấm của người tại gia: 1. Không giết hại chúng sanh. 2. Không trộm cắp. 3. Không tà dâm. 4. Không nói dối. 5. Không uống rượu say.
13. Bát Quan Trai: Atthanga Sila (S) Huit défenses (F) Tám giới trai: 1. Không sát sanh. 2. Không trộm cướp. 3. Không dâm dục. 4. Chẳng láo xược. 5. Chẳng uống rượu. 6. Chẳng ướp hoa, thoa phấn, xức dầu, mang đồ trang sức. 7. Chẳng nằm giường cao, và chẳng xem hát xướng. 8. Chẳng ăn quá ngọ.
14. Ngũ thiên: Năm loại tội trong Phật giáo: 1. Ba la di. 2. Tăng tàng. 3. Ba dật đề. 4. Đề xá ni và 5. Đột kiết la (Xin xem kỹ trong tạng Luật)
15. Thất tụ: Bảy loại tội trong Phật giáo: 1. Ba la di. 2. Tăng tàng. 3. Thâu lan giá. 4. Ba Dật Đề. 5. Đề xá ni. 6. Đột kiết la và 7. Ác thuyết (Xin xem kỹ trong tạng Luật)
16. Bồ Tát giới: Giới làm lợi ích cho chúng sanh gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh. (Xin xem trong Kinh Phạm Võng)
17. Ba tháng ăn chay mỗi năm: Có hai thuyết ăn chay mỗi năm: Một là ăn chay theo tam ngươn, tức là ăn tháng giêng, thượng ngươn, ăn tháng bảy, trung ngươn hay tháng mười ta, hạ ngươn. Hai là theo câu “chánh, ngũ, cửu, niên tam trường trai.” Tháng giêng, tháng năm, và tháng chín ta, mỗi năm ăn chay trường ba tháng để thân tâm thanh tịnh mà sám hối hay cầu nguyện…
18. Ba nghìn oai nghi: Ba nghìn oai nghi. Oai nghi là cung cách: đi, đứng, ngồi, nằm cho nghiêm chỉnh, khiến người kính trọng. Một tỳ kheo phải giữ 250 giới; mỗi giới có 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Như vậy là 250x4=1.000 oai nghi; tuần tự có ba thời gian: 1.000 oai nghi đời quá khứ; 1.000 oai nghi đời hiện tại và 1.000 oai nghi đời vị lai. Tức là 3.000 oai nghi vậy.
19. Tám muôn luật nghi: Tám muôn luật nghi 250 giới tỳ kheo, mỗi giới có 4 oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, tức là 4x250=1000. Nhơn cho tam tụ tịnh giới của Bồ Tát: 1. Nhiếp luật nghi giới. 2. Nhiếp thiện pháp giới. 3. Nhiêu ích hữu tình giới. Tức là 3x1.000 = 3000. Nhơn cho ba nghiệp về thân: Sát, đạo, dâm và bốn nghiệp về khẩu: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu tức là 7x3.000=21.000. Nhơn cho 3 thứ tham, sân, si và Mạt Na thức có 4 thứ phiền não = ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái. Tức là 4x21.000=84.000. Tất cả là 84.000 tế hạnh, nhưng kêu theo số chẵn là tám mươi ngàn (80.00) tế hạnh hay luật nghi.
20. Mười sáu thứ ác luật nghi: Người tu theo Phật không nên làm 16 ác luật nghi. 1. Vì lợi dưỡng nuôi dê và dê con, khi chúng nó mập mạp đem đi bán. 2. Vì lợi, mua dê và dê con mà làm thịt. 3. Vì lợi nuôi dưỡng heo và heo con, khi chúng nó mập mạp thì đem đi bán. 4. Vì lợi, mua heo và heo con mà làm thịt. 5. Vì lợi nuôi dưỡng bò và bò con, khi chúng nó mập mạp thì đem đi bán. 6. Vì lợi, mua bò và bò con mà làm thịt. 7. Vì lợi nuôi gà cho mập, khi chúng nó mập mạp thì đem đi bán. 8. Vì lợi, mua gà mà làm thịt. 9. Câu cá. 10. Săn thú. 11. Cướp giựt. 12. Làm kẻ hàng thịt. (Đứng chặt thịt bán). 13. Giăng lưới bắt chim. 14. Nói đâm thọc. 15. Ngục tốt và 16. Chú long. (Chuyên bùa chú thư ếm để hại người mà lấy lợi.)
21. Ngũ dục lạc: Năm thứ ham muốn khoái lạc. Ấy là tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Hay cũng có chỗ gọi: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là ngũ dục lạc.
22. Lục độ: Đã chú giải ở quyển thứ ba, số 26.
23. Tứ đẳng: Đã chú giải ở quyển thứ Nhứt, số 91.
24. Ba mươi hai tướng tốt: Trente deux signes (F). 32 tướng tốt của Phật. Ngoài chữ x nơi ngực là tướng rất quý. Đức Phật có đủ 32 tướng tốt: 1. Bàn chân bằng phẳng. 2. Chỉ dưới bàn chân có ngàn cái xoay tròn như hình cả ngàn cây căm bánh xe. 3. Ngón tay dài, trước đầu ngón tay nhỏ và nhọn. 4. Tay, chân đều dịu mềm. 5. Trong kẽ tay và kẽ chân có da mỏng như giăng lưới. 6. Gót chân đầy đặn; 7. Trên bàn chân nổi cao đầy đặn. 8. Bắp về tròn như bắp chuối. 9. Khi đứng hai tay dài quá gối. 10. Nam căn ẩn kín. 11. Thân hình cao lớn và cân phân. 12. Những lỗ chân lông thường ánh ra sắc xanh. 13. Những lông trên mình uốn về bên hữu. 14. Thân thể sáng chói như vàng thắm. 15. Quanh mình thường có hào quang chiếu ra một tầm. 16. Da mỏng và mịn. 17. Lòng bàn chân, bàn tay, hai vai và trên đảnh, bảy chỗ ấy đầy đặn. 18. Hai nách đầy đặn. 19. Thân thể oai nghiêm như sư tử. 20. Thân thể vuông chắn ngay thẳng. 21. Hai vai tròn trịa cân phân. 22. Bốn mươi cái răng. 23. Răng trắng, trong, đều nhau và khít. 24. Bốn cái răng cửa lớn hơn. 25. Gò má nổi cao, như hai mép của sư tử. 26. Nước miếng đủ chất thơm ngon. 27. Lưỡi rộng dài, mềm mỏng, khi le ra đến chân tóc. 28. Giọng nói trong trẻo nghe xa, như giọng nói của Phạm Thiên. 29. Mắt xanh biếc. 30. Lông nheo dài đẹp. 31. Chòm lông trắng thường chiếu sáng, mọc giữa hai chặng mày. 32. Trên đỉnh đầu, thịt nổi cao lên như một bới tóc.
25. Tám mươi vẻ đẹp: Anuvjajana (S). Quatre-vingt marques secondaires (du Bouddha): Cũng gọi là bát thập chủng hảo. 80 tướng tốt phụ theo 32 tướng trang nghiêm của Phật: 1. Móng tay bầu tròn. 2. Móng tay màu như đồng đỏ. 3. Móng tay láng. 4. Ngón tay tròn trịa. 5. Ngón tay đẹp. 6. Ngón tay nhọn đàng đầu. 7. Gân máu ẩn kín. 8. Mắt cá ẩn kín. Những khớp xương chắc chắn. 10. Hai bàn chân bằng nhau. 11. Gót chân rộng rãi. 12. Đường chỉ trong bàn tay thì láng. 13. Đường chỉ trong bàn tay thì bằng nhau. 14. Đường chỉ trong bàn tay ăn sâu. 15. Đường chỉ trong bàn tay không quanh quẹo. 16. Đường chỉ trong bàn tay thì chạy dài. 17. Môi đỏ như trái tần bà. 18. Tiếng thốt ra không to lắm. 19. Lưỡi mềm, mịn và đỏ. 20. Tiếng nói dịu ngọt và trong, nghe như tiếng voi hay tiếng sấm. 21. Nam căn đầy đủ. 22. Cánh tay dài. 23. Tay chân sáng láng. 24. Tay chơn mịn màng. 25. Tay chơn rộng rãi. 26. Tay chơn không có lệch xệ. 27. Tay chân không cợm xương. 28. Tay chơn đều đủ và mạnh mẽ. 29. Tay chân rất cân phân với nhau. 30. Xương đầu gối rộng lớn và đầy. 31. Tay chân tròn trịa. 32. Tay chân rất láng. 33. Tay chơn đều. 34. Rún sâu. 35. Rún đều. 36. Cái hạnh của Ngài thanh tịnh. 37. Ngài dễ chịu, dễ thương. 38. Ngài tủa ra chung quanh mình hào quang rất sáng, rất trong làm tan mất sự mờ ám. 39. Tướng đi đằm thắm oai nghiêm như tượng vương. 40. Tướng đi oanh liệt như sư tử. 41. Tướng đi trang nhã như bò thần. 42. Tướng đi như nga vương. 43. Vừa đi vừa xoay về phía hữu. 44. Từ hông chí bàn tọa tròn trịa. 45. Từ hông chí bàn tọa thì láng. 46. Từ hông chí bàn tọa không có chênh lệnh. 47. Cái bụng hình cây cung. 48. Một cái thân thể mà không vật gì làm lu lờ hoặc lem luốc được. 49. Mấy cái răng cửa thì bầu tròn. 50. Mấy cái răng cửa thì nhọn đàng đầu. 51. Mấy cái răng cửa đều với nhau hết. 52. Cái mũi rộng lớn. 53. Cặp mắt sáng. 54. Cặp mắt trong. 55. Cặp mắt hiền. 56. Cặp mắt dài. 57. Cặp mắt mở lớn. 58. Cặp mắt như hai kiến hoa sen xanh. 59. Cặp chân mày bằng nhau. 60. Cặp chân mày đẹp. 61. Cặp chân mày đâu với nhau. 62. Cặp chân mày rất cân phân đều đặn. 63. Cặp chân mày đen. 64. Hai gò má đầy đặn. 65. Hai gò má bằng với nhau. 66. Hai gò má đều xinh đẹp. 67. Thấy Ngài không ai dám mắng và rầy, vì hình thể Ngài tốt đẹp đủ điều. 68. Ngũ quan và trí giác của Ngài chịu quyền chế ngựa của Ngài một cách nghiêm chỉnh. 69. Các cơ thể đầy đủ và trang trọng. 70. Mặt và trán đối nhau rất cân phân. 71. Cái đầu rất nở nang. 72. Tóc đen. 73. Tóc bằng ngọn với nhau. 74. Tóc có hàng ngũ vén khéo. 75. Tóc có mùi thơm. 76. Tóc không cứng sợi. 77. Tóc không rối. 78. Tóc rất đều. 79. Tóc uốn lại. 80. Tóc có hình những chữ thánh, như chữ Srivatsa, chữ Savastika, chữ Nandyavasta, chữ Vardhamana…
26. Thập lực: Đã chú giải ở quyển nầy, số 3.
27. Tứ vô úy: Đã chú giải ở quyển thứ nhứt, số 94.
28. Tam niệm: Lòng đại bi của Phật, nhiếp hóa chúng sanh, thường trụ vào ba lòng nghĩ: 1. Chúng sanh tin Phật, Phật chẳng sanh lòng vui mừng, thường trú yên vào chánh niệm, chánh trí. 2. Chúng sanh chẳng tin Phật, Phật chẳng sanh lòng lo buồn, thường trú yên vào chánh niệm, chánh trí. 3. Đồng thời một hạng tin, một hạng chẳng tin, Phật biết vậy, chẳng sanh lòng vui mừng và lo buồn, thường trú yên vào chánh niệm, chánh trí.
29. Tám tự tại: Tám đức tự tại của Phật. Như Lai đắc Niết Bàn, tức là thể nhập đại ngã, hoàn toàn tự tại, có đủ tám đức: 1. Ngài dùng một thân mà thị hiện ra rất nhiều thân, nhiều như số vi trần. 2. Thân như vi trần của Ngài bủa khắp tam thiên đại thiên thế giới. 3. Cái đại thân của Ngài nhẹ nhàng bay lên trên không, bay đến các thế giới khác. 4. Ngài hiện ra vô lượng hình thể các loại mà ở tại một cõi. 5. Sáu căn của Ngài đều tự tại. 6. Ngài đắc tất cả các pháp, nhưng trong tâm Ngài vẫn tưởng là không đắc. 7. Ngài thuyết pháp một cách tự tại và 8. Ngài tự bủa mình khắp nơi, mà người ta chẳng thấy, dường như hư không. Phật là thế, chúng ta sám hối hết tội lỗi rồi cũng chứng đắc tám tự tại như Ngài.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.249.229 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.