Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đệ tử chúng con, cầu xin chư Phật, các vị Đại Bồ Tát dùng bổn thệ nguyện lực, tế độ chúng sanh lực, mà nhiếp thọ mười phương vô cùng vô tận, hết thảy chúng sinh; nguyện xin chư Phật, các đức đại Bồ Tát không xả bỏ chúng sinh, xem chúng sanh đồng như thiện tri thức, không có quan niệm chia rẽ, nguyện cầu cho chúng sanh biết ơn chư Phật, các Bồ Tát, thân cận cúng dường chư Bồ Tát. Nguyện xin chư Bồ Tát thương xót nhiếp thọ, khiến các chúng sanh ấy được tâm ngay thẳng, theo dõi Bồ Tát, không xa lìa Bồ Tát. Nguyện xin cho chúng sanh biết vâng lời chư Phật, Bồ Tát bảo, không dám trái nghịch; được tâm kiên cố, không xa thiện tri thức, lìa bỏ tội lỗi, tâm không thoái chuyển, khiến chúng sanh vì thiện tri thức, không tiếc thân mạng, xả bỏ hết thảy, không trái ý thiện tri thức.
Nguyện cho chúng sanh lễ sám tu tập đại từ, xa lìa các điều ác, nghe chánh pháp của Phật đều hay thọ trì; nguyện khiến chúng sanh thiện căn nghiệp báo đồng như Bồ Tát; hạnh nguyện đồng như Bồ Tát; rốt ráo thanh tịnh; đầy đủ thần thông tùy ý tự tại; tu tập đạo lý nhiệm mầu, cho đến khi chứng được hoàn toàn nhứt thiết chủng trí; ở trong thời gian ấy không có giải đải, cởi nghiệp trí tuệ đến chỗ an ổn, được đạo vô ngại, hoàn toàn tự tại.
Chúng con đem hết lòng thành, đảnh lễ mười phương chư Phật, từ bi chứng giám:
Cội gốc vô minh gọi bất giác
Vì ban đầu trần sa phiền não,
Mê chơn sanh ra vọng viên minh,
Chấp trước, nhận kia thân chất ngại,
Một khi mờ tối thường đổi thể,
Trí huệ nhị thừa cũng khó phân,
Che lấp lý tam hiền, thập thánh,
Sanh ra tám muôn bốn ngàn cửa,
Nhờ đến bạn lành khai linh tánh,
Trừ hết nhơn, ngã, không chấp trước,
Ngày nay phát tâm theo lý sám,
Không theo mê lầm mờ tánh ta,
Lý sám cùng sự sám khác nhau,
Cùng tận hành tướng vốn rỗng không,
Thân tâm tụ tán đâu từng có,
Trong, ngoài, khoảng giữa tìm đều không,
Xưa nay nơi mộng đâu tìm mộng,
Biết được thân nô, đâu có nô,
Nay ngộ vô minh vốn là giác,
Giác mê, mê diệt hai đều không,
Đã được rõ ràng thường minh giác,
Ai chịu mờ tối lại giữ ngu,
Từ đây khó mà hoặc loạn nhau,
Hành vi tạo tác đều do ta,
Con nguyện thường an, trí thỉ giác,
Quán chiếu thông suốt làm bổn giác,
Phá trừ vô minh mê căn bản,
Mặt trời huệ sáng không chỗ tối,
Quán thân phi ngã là chơn ngã,
Quán tâm vô niệm là chơn tâm,
Vô thỉ, ngày nay đến bồ đề,
Không tăng, không giảm, đồng chơn lý,
Nguồn gốc, hoặc nghiệp đều đã ngộ,
Tâm hữu lậu thành tâm vô lậu,
Tâm vô lậu chánh tâm tự huân,
Chỗ tu đều vào đường giác ngộ,
Phát nguyện đã rồi dốc lòng kính lạy…
Kính lạy đức Phật Đại Hải
Kính lạy đức Phật Đại Nhạo Thuyết
Kính lạy đức Phật Đại Dược Vương
Kính lạy đức Phật Đại Công Đức
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Hương
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Tinh Tấn
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Hạnh
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Công Đức
Kính lạy đức Phật Bửu Sanh
Kính lạy đức Phật Vô Biên Công Đức Bảo Tác
Kính lạy đức Phật Pháp Tác
Kính lạy đức Phật Kim Sắc Tác
Kính lạy đức Phật Thắng Tác
Kính lạy đức Phật Tự Tại Tác
Kính lạy đức Phật Nhựt Tác
Kính lạy đức Phật Quang Tác
Kính lạy đức Phật Hỏa Tác
Kính lạy đức Phật Vô Úy Tác
Kính lạy đức Phật Lạc Tác
Kính lạy đức Phật Đăng Tác
Kính lạy đức Phật Hiền Tác
Kính lạy đức Phật Giác Tác
Kính lạy đức Phật Hoa Tác
Kính lạy đức Phật Hoa Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Ưu Ba La Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Công Đức Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Khoái Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Phước Đức Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Thiên Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Hương Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Đại Hương Thắng Tạng
Kính lạy đức Phật Đại Vân Tạng
Kính lạy đức Phật Na La Diên Tạng
Kính lạy đức Phật Như Lai Tạng
Kính lạy đức Phật Công Đức Tạng
Kính lạy đức Phật Căn Tạng
Kính lạy đức Phật Như Ý Tạng
Kính lạy đức Phật Kim Cang Tạng
Kính lạy đức Phật Đức Tạng
Kính lạy đức Phật Thế La Tạng
Kính lạy đức Phật Sơn Tạng
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Tạng
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Tạng
Kính lạy đức Phật Hương Tạng
Kính lạy đức Phật Ma Ni Tạng
Kính lạy đức Phật Hiền Tạng
Kính lạy đức Phật Bửu Tạng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Vô Cấu Tạng
Kính lạy đức Phật Nhựt Tạng
Kính lạy đức Phật Chiếu Tạng
Kính lạy đức Phật Quang Minh Tràng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Tràng
Kính lạy đức Phật Công Đức Tràng
Kính lạy đức Phật Ly Thế Gian Tràng
Kính lạy đức Phật Hoa Tràng
Kính lạy đức Phật Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy đức Phật Tự Tại Tràng
Kính lạy đức Phật Bửu Tràng
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Tràng
Kính lạy đức Phật Đại Tràng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Vô Cấu Tràng
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu Tràng
Kính lạy đức Phật Di Lưu Tràng
Kính lạy đức Phật Hộ Diệu Pháp Tràng
Kính lạy đức Phật Phóng Quang Minh Tràng
Kính lạy đức Phật Thiện Thanh Tịnh Vô Cấu Chiếu Tràng
Kính lạy đức Phật Thiện Thanh Tịnh Quang Minh Tràng
Kính lạy đức Phật Thiện Thanh Tịnh Quang Chiếu Tràng
Kính lạy đức Phật Hương Quang Minh
Kính lạy đức Phật Hư Không Quang Minh
Kính lạy đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Hỏa Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhựt Nguyệt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Hỏa Luân Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Chiếu Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thắng Oai Đức Hương Quang Minh
Kính lạy đức Phật Chủng Chủng Đa Oai Đức Vương Thắng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Hư Không Thanh Tịnh Kim Sắc Trang Nghiêm Oai Đức Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Pháp Huyển Phấn Tấn Oai Đức Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Quang Minh
Kính lạy đức Phật Công Đức Bửu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Kim Quang Minh Quang
Kính lạy đức Phật Cao Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phóng Quang Quang Minh
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Quang Minh
Kính lạy đức Phật Hương Quang Minh
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Bửu Hóa Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thủy Nguyệt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bửu Nguyệt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Di Lưu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Tu Tập Nhựt Luân
Kính lạy đức Phật Vân Quang Minh
Kính lạy đức Phật Bàn Đầu Kỳ Bà Già Hoa
Kính lạy đức Phật Vô Úy Quang Minh
Kính lạy đức Phật Pháp Lực Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thọ Đề Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhiên Hỏa Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phần Thiêu Quang Minh
Kính lạy đức Phật La Vỏng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Đại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Xứng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phổ Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Biên Quang Minh
Kính lạy đức Phật Sắc Quang Minh Thinh
Kính lạy đức Phật Hư Không Thinh
Kính lạy đức Phật Diệu Cổ Thanh
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thinh
Kính lạy đức Phật Vân Thinh
Kính lạy đức Phật Thiên Thinh
Kính lạy đức Phật Diệu Thinh
Kính lạy đức Phật Phạm Thinh
Kính lạy đức Phật Vân Diệu Cổ Thinh
Kính lạy đức Phật Pháp Cổ Thinh
Kính lạy đức Phật Pháp Cổ Xuất Thinh
Kính lạy đức Phật Thinh Mãn Pháp Giới Thinh
Kính lạy đức Phật Địa Hẩu Thinh
Kính lạy đức Phật Phổ Biến Thinh
Kính lạy đức Phật Sư Tử Hẩu Thinh
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Hẩu Thinh
Kính lạy đức Phật Vô Phân Biệt Hẩu Thinh
Kính lạy đức Phật Kinh Bố Nhứt Thiết Ma Luân Thinh
Kính lạy đức Phật Hàng Phục Nhứt Thiết Thinh
Kính lạy đức Phật Vô Chướng Ngại Nguyệt Huệ
Kính lạy đức Phật Pháp Vô Cấu Nguyệt
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu Nguyệt
Kính lạy đức Phật Phóng Quang Minh Nguyệt
Kính lạy đức Phật Lô Xá Na Nguyệt
Kính lạy đức Phật Giải Thoát Nguyệt
Kính lạy đức Phật Xứng Nguyệt
Kính lạy đức Phật Công Đức Nguyệt
Kính lạy đức Phật Bửu Nguyệt
Kính lạy đức Phật Mãn Nguyệt
Kính lạy đức Phật Đại Nguyệt
Kính lạy đức Phật Nguyệt Luân Thanh Tịnh
Kính lạy đức Phật Nhựt Nguyệt
Kính lạy đức Phật Nguyệt Huệ
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Huệ
Kính lạy đức Phật Thâm Huệ
Kính lạy đức Phật Giới Huệ
Kính lạy đức Phật Nan Thắng Huệ
Kính lạy đức Phật A Tăng Kỳ Kiếp Tu Tập Huệ
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Lạc Công Đức Trang Nghiêm Hành Huệ
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Công Đức Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Ly Kiếp
Kính lạy đức Phật Thắng Công Đức Vương Trang Nghiêm Oai Đức Vương Kiếp
Kính lạy đức Phật Tự Tại Diệt Kiếp
Kính lạy đức Phật Di Lưu Kiếp
Kính lạy đức Phật Tu Di Lưu Kiếp
Kính lạy đức Phật Bất Khả Thuyết Kiếp
Kính lạy đức Phật Kim Quang Minh Sắc Quang Thượng
Kính lạy đức Phật Long Tịch Thượng
Kính lạy đức Phật Ái Thượng
Kính lạy đức Phật Độ Thượng
Kính lạy đức Phật Pháp Thượng
Kính lạy đức Phật Kim Cang Thượng
Kính lạy đức Phật Oai Đức Thượng
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Thượng
Kính lạy đức Phật Long Tịch Thượng
Kính lạy đức Phật Bửu Thượng
Kính lạy đức Phật Thắng Bửu Thượng
Kính lạy đức Phật Sa Lê La Thượng
Kính lạy đức Phật Thiên Thượng
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thượng
Kính lạy đức Phật Hương Thượng
Kính lạy đức Phật Phóng Hương
Kính lạy đức Phật Lạc Hương
Kính lạy đức Phật Hương Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Hương Tượng Phấn Tấn
Kính lạy đức Phật Hương Tượng
Kính lạy đức Phật Đại Hương Tượng
Kính lạy đức Phật Đa La Bạt Hương
Kính lạy đức Phật Giới Hương
Kính lạy đức Phật Vô Biên Hương
Kính lạy đức Phật Phổ Biến Hương
Kính lạy đức Phật Huân Hương
Kính lạy đức Phật Đa Già La Hương
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Hương
Kính lạy đức Phật Mạn Đà La Hương
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Hương
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thủ
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Nhãn
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Trang Nghiêm
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Khởi
Kính lạy đức Phật Thân Thắng
Kính lạy đức Phật Kinh Bố Thắng
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thắng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Thắng
Kính lạy đức Phật Man Thắng Vân
Kính lạy đức Phật Công Đức Thành Tựu Vân
Kính lạy đức Phật Bửu Vân
Kính lạy đức Phật Công Đức Vân
Kính lạy đức Phật Vân Hộ
Kính lạy đức Phật Phổ Hộ
Kính lạy đức Phật Thánh Hộ
Kính lạy đức Phật Công Đức Hộ
Kính lạy đức Phật Phổ Biến Hộ
Kính lạy đức Phật Tinh Tấn Hộ
Kính lạy đức Phật Tinh Tấn Hỷ
Kính lạy đức Phật Thượng Hỷ
Kính lạy đức Phật Bửu Hỷ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Hỷ
Kính lạy đức Phật Long Hỷ
Kính lạy đức Phật Thật Hỷ
Kính lạy đức Phật Bửu Trí
Kính lạy đức Phật Hỷ Khứ
Kính lạy đức Phật Thiện Tri Tịch Tịnh Pháp
Kính lạy đức Phật Đại Thế
Kính lạy đức Phật Long Hỷ Kiến
Kính lạy đức Phật Bửu Hỷ Minh
Kính lạy đức Phật Thiện Tri Tịch Minh Vương
Kính lạy đức Phật Đại Thế Lực
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Thế
Kính lạy đức Phật Kim Cang Xử Thế
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Xử Thế
Kính lạy đức Phật Bất Động Xử Thế
Kính lạy đức Phật Quá Tam Giới Xử Thế
Kính lạy đức Phật Tam Muội Xử Thế
Kính lạy đức Phật Định Xử Thế
Kính lạy đức Phật Bất Động Xử Thế
Kính lạy đức Phật Cao Khứ
Kính lạy đức Phật Tịch Diệt Khứ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Khứ
Kính lạy đức Phật Thiện Bộ Khứ
Kính lạy đức Phật Vô Tận Huệ
Kính lạy đức Phật Hải Huệ
Kính lạy đức Phật Vãng Huệ
Kính lạy đức Phật Thắng Huệ
Kính lạy đức Phật Diệt Chư Ác Huệ
Kính lạy đức Phật Tịch Tĩnh Huệ
Kính lạy đức Phật Tu Hành Huệ
Kính lạy đức Phật Mật Huệ
Kính lạy đức Phật Kiên Huệ
Kính lạy đức Phật Thiện Thanh Tịnh Huệ
Kính lạy đức Phật Đại Huệ
Kính lạy đức Phật Phổ Huệ
Kính lạy đức Phật Vô Biên Huệ
Kính lạy đức Phật Oai Đức Huệ
Kính lạy đức Phật Thế Huệ
Kính lạy đức Phật Thượng Huệ
Kính lạy đức Phật Diệu Huệ
Kính lạy đức Phật Khoái Huệ
Kính lạy đức Phật Vô Quán Huệ
Kính lạy đức Phật Xứng Huệ
Kính lạy đức Phật Quảng Huệ
Kính lạy đức Phật Chiên Đàn Mãn Huệ
Kính lạy đức Phật Kim Cang Huệ
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Huệ
Kính lạy đức Phật Giác Huệ
Kính lạy đức Phật Pháp Huệ
Kính lạy đức Phật Sư Tử Huệ
Kính lạy đức Phật Hổ Huệ
Kính lạy đức Phật Thiện Huệ
Kính lạy đức Phật Bửu Huệ
Kính lạy đức Phật Thắng Huệ
Kính lạy đức Phật Thắng Tích Huệ
Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh Tích
Kính lạy đức Phật Bát Nhã Tích
Kính lạy đức Phật Lạc Thuyết Tích
Kính lạy đức Phật Hương Tích
Kính lạy đức Phật Bửu Tích
Kính lạy đức Phật Bửu Kế
Kính lạy đức Phật Công Đức Kế
Kính lạy đức Phật Thiên Kế
Kính lạy đức Phật Long Kế
Kính lạy đức Phật Đại Kế
Kính lạy đức Phật Di Lưu Tụ
Kính lạy đức Phật Đại Tựu
Kính lạy đức Phật Đại Diệm Tựu
Kính lạy đức Phật Bửu Tựu
Kính lạy đức Phật Bửu Thủ
Kính lạy đức Phật Bửu Thủ Nhu Hòa
Kính lạy đức Phật Bửu Ấn Thủ
Kính lạy đức Phật Bửu Quang Minh Phấn Tấn Tư Duy
Kính lạy đức Phật Bửu Hỏa Vi Nhiễu
Kính lạy đức Phật Bửu Thiên
Kính lạy đức Phật Bửu Thắng
Kính lạy đức Phật Bửu Cao
Kính lạy đức Phật Bửu Kiên
Kính lạy đức Phật Bửu Ma Đầu Ma
Kính lạy đức Phật Bửu Niệm
Kính lạy đức Phật Bửu Lực
Kính lạy đức Phật Bửu Sơn
Kính lạy đức Phật Bửu Diệm
Kính lạy đức Phật Bửu Hỏa Vi Nhiễu
Kính lạy đức Phật Bửu Chiếu
Kính lạy đức Phật Phóng Chiếu
Kính lạy đức Phật Dật Cộng Hoa
Kính lạy đức Phật Diệu Thuyết
Kính lạy đức Phật Nguyệt Thuyết
Kính lạy đức Phật Kim Cang Thuyết
Kính lạy đức Phật Bửu Thuyết
Kính lạy đức Phật Bửu Trượng
Kính lạy đức Phật Vô Lượng Bửu Trượng
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Trượng
Kính lạy đức Phật Vô Biên Trượng
Kính lạy đức Phật Pháp Trượng
Kính lạy đức Phật Bửu Cái
Kính lạy đức Phật Quân Bửu Cái
Kính lạy đức Phật Ma Ni Cái
Kính lạy đức Phật Kim Cái
Kính lạy đức Phật Phấn Tấn Vương
Kính lạy đức Phật Tăng Thượng Đại Thành Tựu Vương
Kính lạy đức Phật Tăng Thượng Dõng Mãnh
Kính lạy đức Phật Dõng Thí
Kính lạy đức Phật Trí Thí
Kính lạy đức Phật Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nhiên Đăng Hỏa
Kính lạy đức Phật Thanh Tịnh Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Công Đức Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Phước Đức Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Bửu Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Bửu Hỏa Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Vô Biên Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Đại Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Phổ Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nhựt Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nguyệt Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nhựt Nguyệt Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Vân Thinh Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Đại Hải Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nhẫn Nhục Luân Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Thế Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Quang Minh Biến Chiếu Thập Phương Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Phổ Chiếu Chư Ác Thú Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Phá Chư Ám Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Thành Tựu Nhiên Đăng
Kính lạy đức Phật Câu Tô Ma Kiến
Kính lạy đức Phật Bất Tán
Kính lạy đức Phật Tán Hoa
Kính lạy đức Phật Bất Tán Hoa
Kính lạy đức Phật Phóng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Thiên Quang Minh
Kính lạy đức Phật Lục Thập Quang
Kính lạy đức Phật Quán Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Chướng Ngại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phóng Quang Minh
Kính lạy đức Phật Vô Biên Quang Minh
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phước Đức Quang Minh
Kính lạy đức Phật Trí Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nguyệt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Nhựt Quang Minh
Kính lạy đức Phật Ngại Quang Minh
Kính lạy đức Phật Phấn Tấn Cung Kính Xưng
Kính lạy đức Phật Vô Tỷ
Kính lạy đức Phật Công Đức Xưng
Kính lạy đức Phật Bửu Xưng
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Xưng
Kính lạy đức Phật Vô Cấu Đức
Kính lạy đức Phật Kiên Đức
Kính lạy đức Phật Vô Ưu Đức
Kính lạy đức Phật Dõng Mãnh Đức
Kính lạy đức Phật Hoa Đức
Kính lạy đức Phật Hoan Hỷ Đức
Kính lạy đức Phật Long Đức
Kính lạy đức Phật Công Đức Hải
Kính lạy đức Phật Tịnh Đức
Kính lạy đức Phật Tịnh Thiên
Kính lạy đức Phật Cúng Dường
Kính lạy đức Phật Tịnh Thinh
Kính lạy đức Phật Tịnh Diệu Thinh
Kính lạy đức Phật Xuất Tịnh Thinh
Kính lạy đức Phật Phổ Trí Luân Quang Thinh
Kính lạy đức Phật Đại Thinh
Kính lạy đức Phật Vân Thắng Thinh
Kính lạy đức Phật An Ẩn Thinh
Kính lạy đức Phật Lạc Thinh
Kính lạy đức Phật Diệu Cổ Thinh
Kính lạy đức Phật Thiên Thinh
Kính lạy đức Phật Nhựt Thinh
Kính lạy đức Phật Nguyệt Thinh
Kính lạy đức Phật Sư Tử Thinh
Kính lạy đức Phật Ba Đầu Ma Thinh
Kính lạy đức Phật Phước Đức Thinh
Kính lạy đức Phật Kim Cang Thinh
Kính lạy đức Phật Tự Tại Thinh
Kính lạy đức Phật Huệ Thinh
Kính lạy đức Phật Diệu Thanh
Kính lạy đức Phật Soạn Trạch Thinh
Kính lạy đức Phật Cam Lộ Thinh
Kính lạy đức Phật Tịnh Tràng
Kính lạy đức Phật Kim Cang Tràng
Kính lạy đức Phật Pháp Tràng
Kính lạy đức Phật Trú Trì Pháp
Kính lạy đức Phật Lạc Pháp
Kính lạy đức Phật Hộ Pháp
Kính lạy đức Phật Đàm Vô Kiết
Kế đây, chúng con thành tâm đảnh lễ mười hai bộ Tôn Kinh, Đại Tạng Pháp Luân:
Kính lạy Tôn Kinh Bất Tất Định Nhập Định Nhập Ấn
Kính lạy Tôn Kinh Thập Nhị Phật Danh Thần Chú
Kính lạy Tôn Kinh Trừ Ma Nghịch
Kính lạy Tôn Kinh Tế Chư Phương Đẳng Học
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Hành Ngũ Thập Duyên Thân
Kính lạy Tôn Kinh Nội Tạng Bách Bảo
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì
Kính lạy Tôn Kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn Bổn Nguyện
Kính lạy Tôn Kinh Văn Thù Sư Lợi Thuyết Bát Nhã Ba La Mật
Kính lạy Tôn Kinh Kiên Cố Nữ
Kính lạy Tôn Kinh Diễn Đạo Tục Nghiệp
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Sanh Địa
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Đạo Thọ
Kính lạy Tôn Kinh Bửu Võng
Kính lạy Tôn Kinh Bách Phật Danh
Kính lạy Tôn Kinh Vô Lượng Nghĩa
Kính lạy Tôn Kinh Quán Di Lặc Thượng Sinh Đâu Suất Thiên
Kính lạy Tôn Kinh Vô Lượng Thọ Quán
Kính lạy Tôn Kinh Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp
Kính lạy Tôn Kinh Bất Không Cơ Sách
Kính lạy Tôn Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát
Kính lạy Tôn Kinh Thỉnh Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni
Kính lạy Tôn Kinh Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm
Kính lạy Tôn Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ký
Kính lạy Tôn Kinh Lộc Mẫu
Kính lạy Tôn Kinh Lộc Tử
Kính lạy Tôn Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn
Kính lạy Tôn Kinh Ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng
Kính lạy Tôn Kinh Tứ Bát Khả Đắc
Kính lạy Tôn Kinh Chư Đức Phước Điền
Kính lạy Tôn Kinh Xuất Gia Công Đức
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Quảng Thập Luân
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Tiện Báo Ân
Kính lạy Tôn Kinh Thất Phật Thần Chú
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Quảng Như Lai Tánh Khởi
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh
Kính lạy Tôn Kinh Bất Tư Nghị Công Đức
Kính lạy Tôn Kinh Đại Kiết Nghĩa Chú
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Mộng
Kính lạy Tôn Kinh Văn Thù Vấn
Kính lạy Tôn Kinh Nhân Vương Bát Nhã
Kính lạy Tôn Kinh Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt
Kính lạy Tôn Kinh Mật Tích Lực Sĩ
Kính lạy Tôn Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Vấn Trì Kỷ Phước
Kính lạy Tôn Kinh Đại Phương Quảng Như Lai Bí Mật Tạng
Kính lạy Tôn Kinh Thiện Giải Bồ Tát Sở Vấn
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Tu Hành
Kính lạy Tôn Kinh Bồ Tát Đầu Thân Từ Ngạ Hổ Khởi Tháp Nhân Duyên
Kính lạy Tôn Kinh Nhứt Thiết Thí Vương Sở Hành Đàn Ba La Mật
Kính lạy Tôn Kinh Tần Bà Sa La Vương Nghệ Phật Cúng Dường
Chúng con đồng kính lễ các vị Đại Bồ Tát trong mười phương:
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Cấu
Kính lạy Đại Bồ Tát Dõng Mãnh Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Tịnh Tâm
Kính lạy Đại Bồ Tát Bửu Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát La Võng Quang
Kính lạy Đại Bồ Tát Đoạn Chư Cái
Kính lạy Đại Bồ Tát Năng Xả Nhứt Thiết Sự
Kính lạy Đại Bồ Tát Hoa Trang Nghiêm
Kính lạy Đại Bồ Tát Nhựt Quang Minh
Kính lạy Đại Bồ Tát Tối Thắng Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Kiên Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Tự Tại Thiên
Kính lạy Đại Bồ Tát Thắng Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Tịnh Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Kim Cang Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Tăng Trưởng Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Trụ
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Đạo Sư
Kính lạy Đại Bồ Tát Ba Đầu Ma Tạng
Kính lạy Đại Bồ Tát Đà La Ni Tự Tại Vương
Kính lạy Đại Bồ Tát Phổ Hạnh
Kính lạy Đại Bồ Tát Giác Bồ Đề
Kính lạy Đại Bồ Tát Kiên Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Đoạn Chư Ác Đạo
Kính lạy Đại Bồ Tát Bất Bì Quyện Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Tu Di Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Đại Tu Di Sơn
Kính lạy Đại Bồ Tát Tâm Dõng Mãnh
Kính lạy Đại Bồ Tát Sư Tử Phấn Tấn Hạnh
Kính lạy Đại Bồ Tát Bất Khả Tư Nghị
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Thắng
Kính lạy Đại Bồ Tát Thiện Ý
Kính lạy Đại Bồ Tát Thật Ngữ
Kính lạy Đại Bồ Tát Ái Kiến
Kính lạy Đại Bồ Tát Vô Chướng Ngại
Kính lạy Đại Bồ Tát Đoạn Chư Nghi
Kính lạy Đại Bồ Tát Thật Tác
Kính lạy Đại Bồ Tát Quảng Đức
Kính lạy Đại Bồ Tát Hộ Hiền Kiếp
Kính lạy Đại Bồ Tát Bửu Nguyệt…
Chúng con kính lễ chư vị Đại Bồ Tát vô lượng vô biên ở thế giới mười phương như thế đã xong.
Giờ đây đảnh lễ tất cả Hiền Thánh, Thanh Văn, Duyên Giác.
Kính lạy Hiền Thánh Trực Phước Đức
Kính lạy Hiền Thánh Thức Tánh Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Hương Huê Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Hữu Hương Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Kiến Nhơn Phi Đằng Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Khả Ba La Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Tần Ma Lợi Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Nguyệt Tịnh Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Thiện Trí Bích Chi
Kính lạy Hiền Thánh Tu Đà La Bích Chi
Đảnh lễ các vị Hiền Thánh Bích Chi Phật vô lượng vô biên như thế, chúng con lễ Tam Bảo rồi, sau lại sám hối, cùng nhau giữ tâm yên lặng không chướng không ngại, chính là thời gian sanh thiện diệt ác; ngoài ra lại phải phát khởi bốn thứ quán hạnh để làm phương tiện diệt tội. Những gì là bốn?
Một là quán về nhân duyên.
Hai là quán về quả báo
Ba là quán tự thân ta
Bốn là quán thân Như Lai
Thế nào gọi là quán nhân duyên? – Biết ta gây ra tội lỗi là do vô minh, suy nghĩ không tốt, không có sức chánh quán, không nhận lỗi lầm, xa lìa bạn lành, chư Phật Bồ Tát; chạy theo đường ma, nhảy vào nẻo tà, như cá nuốt lưỡi câu, không biết họa hoạn, như con tằm nhả kén tự ràng tự buộc, như loài ‘thiêu thân’ nhảy vào ánh đèn, tự đốt tự cháy, vì các nhân duyên ấy, nên không bao giờ ra khỏi đường mê.
Thế nào là quán về quả báo? – Những nghiệp bất thiện, các điều ác đã tạo, lưu chuyển cả ba đời, khổ quả không bao giờ cùng tận, bị chìm đắm liên miên trong biển lớn đêm dài, bị các phiền não dày vò, bị quỷ La Sát ăn nuốt, sanh tử trong đời vị lai, mờ mịt không bờ mé. Dù ai có đặng phước báo như vị Chuyển Luân Thánh Vương (1), cai trị bốn châu thiên hạ (2), bay đi tự tại, đầy đủ bảy thứ của báu (3) đi nữa; nhưng sau khi chết, không khỏi đọa vào đường ác. Quả báo của ‘Tứ không’ (4) rất là cao quí trong ba cõi, nhưng khi hưởng hết phước vẫn còn bị đọa trong loài ngưu đầu (5), huống là những người không có phước đức, mà lại biếng nhác, không siêng năng sám hối. Ấy ví cũng như bao đá chìm dưới vực sâu, khó mà lấy lên được.
Thế nào gọi là quán tự thân ta? – Mặc dù ta có chánh nhơn Phật tánh (6), có tính linh tri, nhưng bị phiền não quá sâu dày, nó ngăn che nhiều kiếp; không rõ thân tâm ta, khó mà giải thoát. Thế nên ta nay cần phải phát khởi tâm thù thắng, xé nát bức màn vô minh điên đảo nghiệp chướng nặng nề, chặt đứt các nhơn khổ hư ngụy trong con đường sanh tử; phát khởi đại minh giác tuệ của Như Lai trong thân tâm ta, kiến lập diệu quả Vô Thượng Niết Bàn.
Thế nào gọi là quán thân Như Lai? – Thân của các đức Như Lai là thân vô vi tịch chiếu (7), lìa ‘tứ cú’ (8), dứt ‘bách phi’ (9), các phước đức đầy đủ, an nhiên thường trú; mặc dù có diệu dụng độ chúng sinh, nhưng đó chỉ là phương tiện ra vào diệt độ, thương xót cứu giúp chúng sanh, chưa bao giờ tạm bỏ. Chúng ta phải khởi tâm như thế, ấy gọi là điều tốt diệt tội và là hạnh cốt yếu trừ chướng. Đệ tử chúng con chí thành cúi đầu đảnh lễ các đức Phật:
Kính lạy đức Phật Thắng Tàng Châu Quang Phương Đông
Kính lạy đức Phật Bửu Tích Thị Hiện Phương Nam
Kính lạy đức Phật Pháp Giới Trí Đăng Phương Tây
Kính lạy đức Phật Tối Thắng Hàng Phục Phương Bắc
Kính lạy đức Phật Long Tự Tại Vương Phương Đông Nam
Kính lạy đức Phật Chuyển Nhứt Thiết Sanh Tử Phương Tây Nam
Kính lạy đức Phật Vô Biên Trí Tự Tại Vương Phương Tây Bắc
Kính lạy đức Phật Vô Biên Công Đức Nguyệt Phương Đông Bắc
Kính lạy đức Phật Hải Trí Thần Thông Phương Dưới
Kính lạy đức Phật Nhứt Thiết Thắng Vương Phương Trên
Kính lễ các ngôi Tam Bảo hết cõi hư không, cùng mười phương giới. Giờ đây đệ tử chúng con xét lại từ vô thỉ đến ngày nay, cứ lo trưởng dưỡng phiền não càng ngày càng sâu dày, tươi tốt, che tối huệ nhãn, khiến không thấy rõ đường tà, phát khởi nghiệp chướng, dứt bỏ con đường lành, không được tương tục. Phiền não chướng (10) khởi lên không gần được Phật, không nghe chánh pháp, không gặp chúng Tăng, phiền não chướng nổi lên không thấy được các hành nghiệp thiện ác trong tất cả đời quá khứ vị lai, phiền não chướng nổi lên khó thọ lãnh quả báo tôn quí ở cõi người cõi trời, phiền não chướng sanh khó hưởng phước lạc thiền định ở cõi Sắc và Vô Sắc, phiền não chướng ngăn chận không được thần thông tự tại đi lại tự do, trong mười phương cõi tịnh nghe pháp của chư Phật, các phiền não chướng nó ngăn chận sự học thiền, học định, học quán sổ tức (11), quán bất tịnh (12) vv…, phiền não chướng không cho tạo nhân duyên học từ, bi, hỷ, xả, phiền não chướng không cho học bảy phương tiện (13) ba quán nghĩa (14), phiền não chướng không cho tập tứ niệm xứ (15), noản, đảnh, nhẫn, phiền não chướng nó ngăn chận học văn, tư, tu, đệ nhất pháp (16) phiền não nó ngăn học pháp bình đẳng giải trung đạo (17), phiền não nó ngăn hành theo bát chánh đạo (18), phiền não chướng chận sự học không chỉ tướng thất giác chi (19), phiền não chướng không cho quán nhân duyên học đạo phẩm, phiền não chướng nó ngăn học bát giải thoát (20), cửu không (21), phiền não chướng không cho học mười trí tam muội (22), phiền não chướng ngăn học tam minh (23), lục thông (24), tứ vô ngại (25) phiền não chướng nó phá sự học về lục độ (26), tứ đẳng (27), phiền não chướng nó không cho rộng rãi giáo hóa tứ nhiếp pháp (28), phiền não chướng nó không cho phát tâm đại thừa, tập tứ hoằng thệ (29) nguyện, phiền não nó làm chướng ngại sự học thập minh, thập hạnh (30, phiền não chướng nó ngăn sự học thập hồi hướng (31), thập nguyện (32), phiền não nó chận sự minh giải của sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa (33), phiền não chướng nó ngăn các hiểu biết của ngũ địa, lục địa, thất địa (34), phiền não chướng nó không cho học bát địa, cửu địa, thập địa (35) song chiếu. Như thế cho đến nó ngăn chận học quả vị Phật trên trăm muôn A-tăng-kỳ các hạnh v.v… đều trở ngại do phiền não chướng. Như vậy nó làm chướng ngại vô lượng vô biên pháp lành, chúng con ngày hôm nay đến trước mười phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, hổ thẹn sám hối, xin đều tiêu diệt, nguyện đem pháp sám hối nầy, ngăn chận các hành động, tất cả phiền não chướng không còn; cầu cho chúng con thọ sanh được tự tại mỗi nơi mỗi chốn, không bị hồi chuyển kết nghiệp, được như ý thông, ở trong một niệm khắp đến mười phương, thanh tịnh hóa các cõi Phật, tiếp độ chúng sanh, ở trong cảnh giới thiền định, rất là thậm thâm, cùng các tri kiến, thông suốt vô ngại, tâm thường thu nhiếp tất cả các sự vật, ưa nói pháp không cùng tận, nhưng không bao giờ nhiễm trước.
Chúng con hy vọng đặng tâm tự tại, đặng pháp tự tại, trí tuệ tự tại, phương tiện tự tại; khiến các phiền não và vô tri kiết tập (36); rốt ráo dứt hẳn phiền não không bao giờ có lại, Thánh đạo vô lậu (37) sáng như mặt trời… Chú thích:
1. Chuyển Luân Thánh Vương: Tchakravartin (S). Hay Chuyển Luân Vương hay Chuyển Luân Thánh Đế hay Luân Vương, lại là bậc Thánh Vương vì pháp lý mà cai trị khắp bốn châu. Ngài có 32 tướng tốt cũng như Phật, song ít tỏ rõ hơn. Bậc Chuyển Luân Thánh Vương khi tức vị thì có đủ bảy báu nầy: 1. Luân bảo (xe báu). 2. Tượng bảo (voi báu); 3. Mã bảo (ngựa báu). 4. Ma Ni Châu (châu báu). 5. Nữ bảo (ngọc nữ). 6. Chủ tạng thần (vị quan lo giữ gìn kho tàng). 7. Chủ binh thần (vị quan nắm giữ binh quyền). Ngài ngự trên xe báu (luân bảo), đi hàng phục tứ phương. Thế nên gọi là Chuyển Luân Vương.
2. Bốn châu thiên hạ: Quatre regions du monde terreste (F). Cõi thế chia ra 4 châu thiên hạ. Cũng gọi tứ đại châu: 1. Bắc Câu Lư Châu = Uttarakura. 2. Nam Thiệm Bộ Châu: Jambudvipa. 3. Tây Ngưu Hóa Châu = Godana và 4. Đông Thắng Thần Châu = Purva-videha.
3. Bảy thứ của báu: Đã giải ở số 33, quyển thứ nhất.
4. Tứ không: Bốn nơi Không ở bốn cõi trời Vô Sắc: 1. Không Vô Biên Xứ. 2. Thức Vô Biên Xứ. 3. Vô Sở Hữu Xứ và 4. Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ.
5. Ngưu Đầu: Tức là đầu trâu. Một loại đầu trâu mặt ngựa ở chốn minh đồ mà trong sách sử thường ghi chép.
6. Chánh nhơn Phật tánh: Cause fondamentale (F) Chánh nhơn Phật tánh là một trong ba nhơn Phật tánh. Cái sức chánh do nơi đó mà phát sanh Phật tánh ở trong yếu tố chính, mà ai ai cũng đều có, nhờ đó mới kết thành duyên nhơn và liễu nhơn Phật tánh.
7. Vô vi tịch chiếu: Vắng lặng hằng soi, chỉ Pháp thân vô vi của Phật. Pháp thân mà chư Phật chứng được sâu xa, an nhiên, tịch tĩnh. Nó rời khỏi các nhơn duyên tạo tác, các nhơn duyên sanh diệt, nhưng nó thường chiếu soi.
8. 8 & 9. Lìa tứ cú, dứt bách phi: Hai danh từ siêu thoát nầy nói lên mỗi đấng giác ngộ đạo quả giải thoát, các Ngài không còn chấp trước mảy may, dứt bỏ tất cả, xa lìa bài kệ bốn câu, mà cũng tịch nhiên luôn trăm điều phải trái, chỉ còn chơn tâm trong sạch.
9. Phiền não chướng: Đã giải ở quyển thứ nhất, số 25.
10. Quán sổ tức: Ấy là pháp quán thứ năm trong ngũ đình tâm quán. Phép quán đếm hơi thở, ‘hô hấp’ đặng ngăn chận không cho loạn động. Nhờ đó, người tu hành mới vào các pháp thiền định cao.
11. Quán bất tịnh: Đây cũng là một trong ngũ đình tâm quán. Hành giả thật hành đạo lý và thiền định phải quán bất tịnh. Phép quán nầy để ngăn lòng tham sắc dục, dễ bề tiến tu đạo nghiệp.
12. Bảy phương tiện: 1. Ngũ đình tâm. 2. Biệt tướng niệm. 3 Tổng tướng niệm. 4. Noản vị. 5. Đảnh vị. 6. Nhẫn vị và 7. Thế đệ nhất vị.
13. Ba quán nghĩa: Rõ nghĩa của ba quán. Trois meditations, ba nghĩa quán tưởng. Ấy là không quán: Xét ra sự vật đều không có thật tánh, thật tướng, mọi pháp vốn không. Giả quán: Xét rằng muôn vật đều thay đổi, vô thường, giả tạm cả và Trung quán: Phải quán cho ra nghĩa trung đạo, không phải không, chẳng phải giả. Đó là chỗ trọng yếu của Phật giáo.
14. Tứ niệm xứ: Bốn chỗ hành giả phải suy nghĩ luôn. Ấy là: Quán thân bất tịnh; quán thọ thị khổ; quán tâm vô thường, và quán pháp vô ngã.
15. Đệ nhất pháp: Những pháp giáo, những pháp môn, những công việc trổi thẳng của bậc xuất gia, của hàng giải thoát, của hàng Thánh giả gọi là đệ nhất pháp. Đối với thế pháp, đệ nhất pháp thì ý nghĩa chẳng dời đổi, chẳng hư hoại, chẳng tiêu diệt, một bề trong sạch như nhiên.
16. Giải trung đạo: Juste milieu; La voie moyenne (F). Giải nghĩa đạo trung hòa. Trung nghĩa là hòa hiệp, chẳng phân hai; ở chánh trung, chẳng nghiêng, chẳng lệch, chẳng thái quá, chẳng bất cập. Khi thành đạo xong, Phật đến thành Ba La Nại (Bénarès) vào vườn Lộc, giải lý trung đạo cho 5 vị tỳ kheo. Ngài cũng giảng thêm đạo bát chánh. Nghe xong, 5 vị ấy đều đắc quả La-Hớn.
17. Bát chánh đạo: Đã giải ở quyển thứ hai, số 23.
18. Thất giác chi: Saptabodhyanga (S) Sept états d’Esprit constitutifs de l’Eveil (F).
19. Bảy phần giác ngộ. Cũng gọi Thất Giác Ý; Thất bồ đề phần; Thất giác phần; kêu tắt: Thất giác: 1. Trạch pháp. 2. Tinh tấn. 3. Hỷ. 4. Khinh an. 5. Niệm. 6. Định và 7. Xả.
20. Bát giải thoát: Tám phép thiền định giải thoát:
1.Nội hữu sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát. 2. Nội vô sắc tướng, ngoại quán sắc giải thoát. 3. Tịnh giải thoát thân chứng. 4. Không xứ giải thoát. 5. Thức xứ giải thoát. 6. Vô sở hữu xứ giải thoát. 7. Phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ giải thoát. 8. Diệt tận định xứ giải thoát.
21. Cửu không: Chín điều không thật: 1. Nội không. 2. Ngoại không. 3. Nội ngoại không. 4. Không không. 5. Đại không. 6. Đệ nhất nghĩa không. 7. Hữu vi không. 8. Vô vi không và 9. Tất cảnh không.
22. Mười trí tam muội: Mười trí thiền định: 1. Thế tục trí. 2. Pháp trí. 3. Loại trí. 4. Khổ trí. 5. Tập trí. 6. Diệt trí. 7. Đạo trí. 8. Tha tâm trí. 9. Tận trí và 10. Vô sanh trí.
23. Tam minh: Trois connaissances (F). 1. Túc mạng minh có nghĩa là biết các đời trước của người và của mình luân chuyển như thế nào. 2. Thiên nhãn minh là thấy đời của mình và của người về sau sẽ luân chuyển thế nào. 3. Lậu tận minh là biết những cảnh khổ trong đời hiện tại của mình và diệt hết các phiền não.
24. Lục thông: Abhijna (S). Six pouvoirs surnaturels (F) Sáu phép thần thông. Trong Phật giáo, người tu hành đắc quả A-La-Hớn, được giải thoát dứt phiền não thì được sáu phép thần thông: 1. Thiên nhãn thông. 2. Thiên nhĩ thông. 3. Túc mạng thông. 4. Tha tâm thông. 5. Thần túc thông và 6. Lậu tận thông.
25. Tứ vô ngại: Trí tuệ có 4 đức không bị trệ ngại. Đó là bốn trí biện tự tại thuyết pháp của bậc đại Bồ Tát: 1. Pháp vô ngại trí = cái trí tuệ biết hết các pháp và tên của pháp, biết và diễn giải không ngăn ngại. 2. Nghĩa vô ngại trí = Trí tuệ hiểu biết nghĩa lý của các pháp, tùy theo tên của mỗi pháp mà giảng nghĩa, không hề bị ngăn ngại. 3. Từ vô ngại trí = Trí tuệ hiểu biết các danh tự, các ngôn từ một cách không trệ ngại, cho nên diễn giảng, luận biết rất thông. 4. Lạc thuyết vô ngại trí = Trí tuệ biết căn tánh của chúng sanh, vui thuyết không hề bị chướng ngại, không thoái lui, không sợ sệt, không bị đốn phá.
26. Lục độ: Six vertus cardinals (F), cũng gọi là lục ba-la-mật. Sáu phương pháp độ thoát cho đời, ấy là: Bố thí trừ tham lam keo sẻn; trì giới trừ tà ác; nhẫn nhục trừ giận hờn; tinh tấn trừ biếng nhác; thiền định trừ tán loạn và trí huệ trừ ngu si.
27. Tứ đẳng: Bốn tâm bình đẳng: Từ, bi, hỷ, hộ, đã có giải ở số 91, quyển thứ nhất.
28. Tứ nhiếp pháp: Bốn phương pháp chiết phục lòng người: Bố thí; ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
29. Tứ hoằng thệ nguyện: Quatre grands voeux (F). Người tu hành theo Phật giáo phải phát bốn lời thệ nguyện rộng lớn: 1. Chúng sanh không số lường, thệ nguyện đều độ khắp. 2. Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch. 3. Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học. 4. Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện được viên thành.
30. Thập hạnh: Mười nết hạnh: 1. Hoan hỷ hạnh. 2. Nhiêu ích hạnh. 3. Vô sân hận hạnh. 4. Vô tận hạnh. 5. Ly si loạn hạnh. 6. Thiện hiện hạnh. 7. Vô trước hạnh. 8. Tôn trọng hạnh. 9. Thiện pháp hạnh và 10. Chơn thật hạnh.
31. Thập hồi hướng: Mười sự hồi hướng: 1. Hồi hướng cứu hộ chúng sanh, trong khi ấy lìa khỏi tướng chúng sanh. 2. Hồi hướng chẳng hoại. 3. Hồi hướng bằng hết thảy chư Phật. 4. Hồi hướng tới hết thảy mọi nơi. 5. Hồi hướng kho công đức vô tận. 6. Hồi hướng tùy thuận căn lành bình đẳng. 7. Hồi hướng tùy thuận quán tất cả chúng sanh như nhau. 8. Hồi hướng tướng chơn như. 9. Hồi hướng giải thoát không bị buộc, không dính mắc và 10. Hồi hướng nhập vào cõi pháp vô lượng.
32. Thập nguyện: Mười lời nguyện từ nhứt giả lễ kính chư Phật; nhị giả xưng tán Như Lai; tam giả quảng tu cúng dường; tứ giả sám hối nghiệp chướng; ngũ giả tùy hỷ công đức; lục giả thỉnh chuyển pháp luân; thất giả thỉnh Phật trụ thế; bát giả thường tùy Phật học; cửu giả hằng thuận chúng sanh và thập giả phổ giai hồi hướng.
33, 34 & 35. Nói chung bậc thập địa: Đã giả ở quyển thứ Nhứt, số 96.
36. Phiền não và vô tri kiết tập: Hành giả nếu không thường sám hối, đương nhiên tội chướng càng sâu dày, phiền não và các sự không hiểu biết mỗi ngày mỗi kết tập tăng thêm.
37. Thánh đạo vô lậu: Thánh đạo vốn thanh tịnh, không bị cấu nhiễm. Ấy là vô lậu dứt sạch phiền não, trở thành chơn như. Thánh đạo vô lậu nói lên sự dứt hết phiền não trở về đường Thánh.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.10.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.