Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh [佛說大乘無量壽莊嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh [佛說大乘無量壽莊嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.3 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.39 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | Quyển cuối
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lại nữa A Nan! Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Đông, trong mỗi một cõi có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát với vô lượng vô số chúng Thanh Văn đem các hương, hoa, phướng, phan, lọng báu…cầm giữ dùng cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ ở Thế Giới Cực Lạc.
Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Nam, trong mỗi một cõi cũng có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát với vô lượng vô số chúng Thanh Văn đem các hương, hoa, phướng, phan, lọng báu…cầm giữ dùng cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ ở Thế Giới Cực Lạc.
Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Tây, trong mỗi một cõi cũng có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát với vô lượng vô số chúng Thanh Văn đem các hương, hoa, phướng, phan, lọng báu…cầm giữ dùng cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ ở Thế Giới Cực Lạc.
Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Bắc, trong mỗi một cõi cũng có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát với vô lượng vô số chúng Thanh Văn đem các hương, hoa, phướng, phan, lọng báu…cầm giữ dùng cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ ở Thế Giới Cực Lạc.
Bốn phương bàng, phương trên, phương dưới cũng lại như vậy, đều lễ bàn chân của Đức Phật xong, khen ngợi Công Đức trang nghiêm của cõi Phật
Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói Tụng rằng:
_Phương Đông: hằng hà sa Thế Giới
Trong mỗi một cõi có vô số
Bồ Tát, Thanh Văn phát Thắng Tâm
Đều đem nhóm hương hoa, lọng báu…
Cầm đến trong cõi Phật trang nghiêm
Cúng dường Như Lai Vô Lượng Thọ
Cúng xong, lễ chân Phật, khen ngợi
Ruộng Phước lớn tối thượng hiếm có.
_Như vậy Tây, Nam với phương Bắc
Bốn góc, trên, dưới hằng sa cõi
Số Thanh Văn, Bồ Tát cũng thế
Đều dùng hương hoa bày cúng dường
Lễ chân, nhiễu quanh, ôm Kính Ái
Lại khen Như Lai: Túc Nguyện (Nguyện trong đời trước) sâu
Gom chứa Công Đức, trang nghiêm khắp
Vô lượng vô biên nước Cực Lạc
_Các cõi nước Phật tuy nghiêm sức Khó sánh cõi báu của Như Lai Lại dùng hoa Trời cúng dường Phật Hoa giãn trong Không, làm dù lọng Cao rộng khoảng bằng trăm do tuần Sắc tướng trang nghiêm không gì sánh Tràn khắp cõi báu của Như Lai Trợ nhau chúc mừng, sinh vui vẻ Từng ở trăm ngàn kiếp quá khứ Gom chứa vô lượng mọi căn lành Buông thân ba Hữu (3 cõi) trong luân hồi Khiến đến cõi thanh tịnh giải thoát _Bấy giờ Đức Phật Vô Lượng Thọ Hóa Đạo phương khác, Tâm Bồ Tát Ngầm dùng Thần Thông hóa đại quang (ánh sáng to lớn)Ánh sáng từ diện môn tuôn ra Ba mươi sáu ức na do tha Chiếu khắp câu chi ngàn cõi Phật Như vậy Người, Trời…chiếu khắp xong Liền vào trong đỉnh kế Như Lai _Thời tất cả chúng sinh trong Hội Kính khen Phật Quang chưa từng có Mỗi mỗi đều phát Tâm Bồ Đề Nguyện rời trần lao, lên bờ kia (bờ giải thoát)
Khi ấy Đức Thế Tôn nói Kệ này xong thời trong Hội có Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về Đức Phật, rồi nói lời này: “Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà ở diện môn của Đức Phật Vô Lượng Thọ phóng ra vô lượng ánh sáng chiếu các cõi Phật? Nguyện xin Đức Thế Tôn phương tiện giải nói, khiến cho các chúng sinh với Bồ Tát của phương khác, nghe lời đó xong, sinh tâm hiếm có nơi Phật Bồ Đề, chí vui hướng cầu vào địa vị Bất Thoái”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Bồ Tát Quán Tự Tại rằng: “ Nay ông hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông nói. Đức Phật Như Lai ấy, trước kia ở vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp quá khứ, khi còn làm Bồ Tát thời phát lời Thề lớn rằng: “Khi Ta ở đời vị lai, thành Chính Giác thời, nếu có vô lượng chúng sinh trong mười phương Thế Giới, nghe danh hiệu của Ta, hoặc đỉnh lễ nghĩ nhớ, hoặc khen ngợi quy y, hoặc dùng nhóm hương hoa cúng dường thì chúng sinh như vậy mau sinh về nước của Ta, thấy ánh sáng này liền được giải thoát. Nếu các Bồ Tát thấy ánh sáng này, liền được Thọ Ký, chứng địa vị Bất Thoái. Tay cầm hương hoa với các vật cúng đi đến vô biên cõi Tịnh ở mười phương Thế Giới, cúng dường chư Phật rồi làm việc Phật, tăng ích Công Đức. Trải qua phút chốc lại quay về cõi của mình, thọ nhận các khoái lạc”
Chính vì thế cho nên, ánh sáng lại nhập vào đỉnh đầu của Đức Phật.
Lại nữa A Nan! Hết thảy cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa) của Đức Vô Lượng Thọ Phật Ứng Chính Đẳng Giác, cao một ngàn sáu trăm do tuần, cành lá bốn bên tỏa rộng tám trăm do tuần, rễ cắm sâu vào lòng đất năm trăm do tuần, hoa quả xum xuê tươi tốt, tạo màu sắc của vô lượng trăm ngàn trân bảo. Ở trên cây ấy lại dùng báu Nguyệt Quang Ma Ni(Candra-bhāsa-maṇi-ratna), báu Đế Thích Ma Ni (Śakrābhilagna-maṇi-ratna), báu Như Ý Ma Ni (Cintāmaṇi-ratna), báu Trì Hải Ma Ni (Sāgara-vara-maṇi-ratna), báu Đại Lục (),báu Sa Tất Đế Ca (Sphaṭika-ratna), Ái Bảo anh lạc (Ratna-hāra), Đại Lục Bảo Anh Lạc (), Hồng trân châu anh lạc (Lohita-muktā-hāra), Thanh trân châu anh lạc (Nīla-muktā¬hāra) với vàng, bạc, lưới báu… mọi loại trang nghiêm
Lại nữa A Nan! Vào mỗi buổi sáng thời gió thơm tự khởi, thổi cây báu này, cây va chạm lẫn nhau phát ra âm thanh vi diệu. Tiếng ấy vang khắp vô lượng Thế Giới, chúng sinh nghe được, không có bệnh về lỗ tai cho đến thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Nếu có chúng sinh nhìn thấy cây này cho đến thành Phật, ở khoảng giữa ấy, chẳng sinh bệnh về mắt.
Nếu có chúng sinh ngửi được mùi thơm của cây này cho đến thành Phật, ở khoảng giữa ấy, chẳng sinh bệnh về mũi.
Nếu có chúng sinh ăn quả của cây này cho đến thành Phật, ở khoảng giữa ấy, lưỡi cũng không có bệnh.
Nếu có chúng sinh được ánh sáng của cây này chiếu chạm, cho đến thành Phật, ở khoảng giữa ấy, thân cũng không có bệnh.
Nếu có chúng sinh quán tưởng cây này cho đến thành Phật, ở khoảng giữa ấy, tâm được trong sạch, xa lìa bệnh phiền não thuộc nhóm Tham.
Đức Phật bảo A Nan: “Như vậy hoa quả cây cối của cõi Phật ấy cho các chúng sinh để làm việc Phật, đều là nơi nhiếp thọ thuộc Đại Nguyện quá khứ của Đức Phật ấy.
Lại nữa A Nan! Trong cõi Phật ấy, hết thảy đời hiện tại với vị lai, tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát, một đời khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Nếu có Bồ Tát do Nguyện đời trước cho nên đi vào cõi sinh tử, tác tiếng rống của sư tử (Siṃha-nāda) lợi ích hữu tình thì Ta khiến cho tùy theo ý mà làm việc Phật.
Lại nữa A Nan! Trong cõi Phật ấy, tất cả Bồ Tát với các Thanh Văn đều có thân tướng đoan nghiêm, hào quang tròn trịa sáng rực, xoay vòng chiếu sáng trăm ngàn do tuần. Có hai vị Bồ Tát có ánh sáng của thân chiếu xa đến ba ngàn Đại Thiên Thế Giới”
A Nan bạch rằng: “Hai vị Bồ Tát có ánh sáng của thân to lớn này, có tên gọi thế nào?”
Đức Phật bảo A Nan: “Hai bị Bồ Tát, vị thứ nhất tên là Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), vị thứ hai tên là Đại Tinh Tiến (Mahā-sthāmaprāpta:Đắc Đại Thế, hay Đại Thế Chí). Hiện cư ngụ tại cõi này làm lợi lạc lớn, sau khi mệnh chung sẽ sinh vào nước ấy.
Lại nữa A Nan! Trong cõi Phật ấy, tất cả Bồ Tát có dung mạo nhu hòa, đầy đủ tướng tốt, Thiền Định Trí Tuệ thông đạt không có ngăn ngại, Thần Thông Uy Đức không có gì chẳng viên mãn, vào sâu Pháp Môn được Vô Sinh Nhẫn, thấu tỏ cứu cánh Bí Tạng của chư Phật, điều phục các Căn, thân tâm mềm mại, an trụ Tịch Tĩnh Đại Thừa Niết Bàn, vào sâu Chính Tuệ, không có học lại điều khác, y theo chỗ hành của Phật là bảy Giác Thánh Đạo, tu hành năm loại mắt, chiếu Chân đạt Tục, biện tài tổng trì tự tại không ngại, khéo hiểu vô biên phương tiện của Thế Gian, nói năng thành thật, vào sâu Nghĩa Vị, độ các hữu tình diễn nói Chính Pháp, ba cõi bình đẳng lìa các phân biệt, không có tướng (vô tướng), không có hành động tạo ứng (vô vi), không có Nhân, không có Quả, không có lấy, không có bỏ, không có cột trói, không có mở thoát, xa lìa điên đảo, bền chắc chẳng động như núi Tu Di, Trí Tuệ sáng tỏ như ánh sáng của mặt trời mặt trăng, rộng lớn như biển tuôn ra báu Công Đức, sáng rực như lửa thiêu đốt củi phiền não, nhẫn nhục như đất tất cả bình đẳng, trong sạch như nước tẩy rửa các bụi dơ.
Như hư không vô biên, chẳng che lấp tất cả. Như hoa sen rời khỏi nước, lìa tất cảnhiễm. Như tiếng dội lại của sấm sét, phát ra Pháp Âm. Như mây kéo mù mịt, tuôn cơn mưa Pháp. Như gió lay động cây, phát ra mầm giống Bồ Đề. Như tiếng của vua bò (ngưu vương) khác với mọi con bò. Như uy của rồng voi (long tượng), khó thể đo lường được. Như ngựa thuần tốt, chuyên chở không có mất mát. Như sư tử ngồi, lìa sự sợ hãi. Như cây Ni Câu che rợp hết thảy. Như núi Tu Di, tám gió chẳng động. Như chày Kim Cương phá núi tà bậy. Như thân Phạm Vương sinh ra Phạm Chúng. Như Kim Xí Điểu ăn nuốt rồng độc. Như chim trong hư không, không có chỗ trụ. Như Từ Thị (Maitre) quán nhóm Pháp Giới (Dharma-dhātu).
Bồ Tát như vậy đầy khắp cõi Phật, thổi loa Pháp, dựng phướng Pháp, đánh trống Pháp, thắp đèn Pháp, lìa lỗi lầm, trong sạch, không mê, không mất. Trong bàn tay sinh ra Hoa Man, Anh Lạc, hương xoa bôi, hương bột, tất cả vật cúng…cầm giữ đi đến trăm ngàn câu chi na do tha cõi Phật, cúng dường chư Phật.
Lại ở trong bàn tay, riêng hiện ra hoa báu rải trong hư không hóa thành cái lọng báu rộng mười do tuần, hoặc hai mươi do tuần cho đến trăm ngàn do tuần tràn khắp các cõi Phật, trải qua phút chốc, quay lại nước của mình, không yêu không dính, không lấy không bỏ, thân tâm vắng lặng”.
Đức Phật bảo A Nan: “Các Bồ Tát này không có ở chốn năm Trược thuộc cõi của Ta, trải qua ngàn câu chi kiếp, nói chẳng thể hết”
Đức Phật bảo A Nan: “Nay cõi này của Ta, hết thảy Bồ Tát Ma Ha Tát đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng mọi gốc Đức, sau khi mệnh chung đều được sinh ở Thế Giới Cực Lạc.
Này A Nan! Ông hãy đứng dậy, chắp tay hướng mặt về phương Tây mà đỉnh lễ”
Khi ấy A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng mặt về phương Tây. Trong khoảng đỉnh lễ, đột nhiên nhìn thấy dung nhan của Đức Phật Vô Lượng Thọ ở Thế Giới Cực Lạc với sắc tướng rộng lớn, đoan nghiêm như núi vàng ròng. Lại nghe chư Phật Như Lai ở mười phương Thế Giới xưng dương khen ngợi mọi loại Công Đức của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
A Nan bạch rằng: “Cõi Tịnh của Đức Phật đó được điều chưa từng có. Con cũng vui nguyện sinh về cõi ấy”
Đức Thế Tôn bảo rằng: “Người sinh trong đó là Bồ Tát Ma Ha Tát đã từng gần gũicúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng mọi gốc Đức. Ông muốn sinh về cõi ấy, cần phải một lòng quy y, chiêm ngưỡng”.
Nói lời đó xong thời ở trong lòng bàn tay của Đức Phật Vô Lượng Thọ, phóng ra vô lượng ánh sáng chiếu trăm ngàn câu chi na do tha cõi Phật ở phương Đông. Ở Thế Giới này, hết thảy núi đen (Hắc sơn:Kāla-parvata), núi Tuyết (Hīmalāya), núi vàng (Suvarṇa¬parvata), núi báu (Ratna-parvata), núi Mục Chân Lân Đà (Mucilinda-parvata), núi Ma Ha Mục Chân Lân Đà (Mahā-muculinda-parvata), núi Tu Di (Sumeru-parvata), núi Thiết Vi (Cakra-vāla-parvata), núi Đại Thiết Vi (Mahā-cakra-vāla-parvata), biển lớn, sông lớn, sông nhỏ, rừng rậm, cây cối với cung điện của Người, Trời…tất cả cảnh giới không có gì chẳng chiếu thấy, ví như mặt trời tỏa ra ánh sáng soi chiếu Thế Gian cũng lại như vậy.
Khi ấy trong Hội: Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuṇi), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsika), Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)… đều nhìn thấy mọi thứ trang nghiêm của Thế Giới Cực Lạc và nhìn thấy Đức Như Lai Vô Lượng Thọ với Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh cung kính, ví như Tu Di Sơn Vương (Sumeru-parvata-rāja) vươn ra từ biển lớn.
Lúc đó, Thế Giới Cực Lạc vượt qua trăm ngàn câu chi na do tha nước ở phương Tây, do uy lực của Đức Phật như đối trước mắt. Lại nhìn thấy cõi ấy trong sạch, bằng phẳng ví như mặt biển, không có gò, đống, núi, dốc cao, cỏ, cây tạp uế….mà chỉ là mọi báu trang nghiêm, Thánh Hiền cùng trụ.
Lại nữa A Nan! Lại Đức Phật Vô Lượng Thọ ấy cùng với các chúng Bồ Tát, Thanh Văn cũng đều được thấy thân của Ta với chúng Bồ Tát, Thanh Văn, Người, Trời của Thế Giới Sa Bà”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Từ Thị Bồ Tát rằng: “Ông có nhìn thấy Công Đức trang nghiêm(Guṇālaṃkāra-vyūha), cung điện, lầu gác, vườn, rừng, đài, quán, sông, suối, ao tắm của Thế Giới Cực Lạc chưa?
Này Từ Thị! Ông có nhìn thấy chư Thiên cõi Dục, bên trên đến Trời Sắc Cứu Cánh (Kaniṣṭha) tuôn mưa mọi loại hương hoa tràn khắp cõi Phật làm trang nghiêm chưa?
Ông có nhìn thấy chúng Bồ Tát, Thanh Văn Tịnh Hạnh…tạo làm tiếng Phật (Buddhasvara), diễn nói Diệu Pháp, tất cả cõi Phật đều được nghe tiếng, được lợi lạc chưa?
Ông có nhìn thấy trăm ngàn câu chi chúng sinh dạo ở hư không mà cung điện tùy theo thân chưa?”
Từ Thị Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như điều đức Phật đã nói, mỗi mỗi con đều nhìn thấy”
Từ Thị bạch rằng: “Vì sao cõi này có một loại chúng sinh, tuy cũng tu Thiện mà chẳng cầu sinh?”
Đức Phật bảo Từ Thị: “Chúng sinh của nhóm này có Trí Tuệ kém cỏi, phân biệt phương Tây chẳng thể bằng cõi Trời, vì thế chẳng ưa thích cầu sinh về cõi ấy”
Từ Thị bạch rằng: “Chúng sinh của nhóm này hư vọng phân biệt, chẳng cầu cõi Phật thì làm sao miễn được Luân Hồi?!...”
Đức Phật hỏi Từ Thị: “Trong nước Cực Lạc có thai sinh (Jarāyuja: sinh trong bào thai) chăng?”
Từ Thị bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng hề có. Người sinh trong cõi ấy ví như chư Thiên cõi Dục ở cung điện rộng năm trăm do tuần, tự tại du hý thì làm sao mà có Thai Sinh. Thế Tôn! Chúng sinh của cõi này do Nhân nào, Duyên nào mà sinh ở trong Thai (Garbha)?”
Đức Phật bảo Từ Thị: “Chúng sinh của nhóm này đã gieo trồng căn lành nhưng chẳng thể lìa tướng, chẳng cầu Phật Tuệ, vọng sinh phân biệt, nhiễm sâu niềm vui của đời, Phước Báo của cõi người cho nên sinh trong thai.
Nếu có chúng sinh dùng Trí Tuệ không có tướng gieo trồng mọi gốc Đức, thân tâm trong sạch, xa lìa phân biệt, cầu sinh về cõi Tịnh, hướng đến Phật Bồ Đề. Người đó mệnh chung, trong khoảng sát na ở cõi thanh tịnh của Phật, ngồi trên hoa sen báu, đầy đủ thân tướng…thì làm sao có việc sinh trong thai.
Này Từ Thị! Ông thấy người ngu si chẳng gieo trồng căn lành, chỉ dùng Thế Trí Thông Biện vọng sinh phân biệt, tăng thêm Tà Dâm thì làm sao ra khỏi nạn lớn Sinh Tử!
Lại có chúng sinh tuy gieo trồng căn lành, cúng dường Tam Bảo, làm ruộng Phước lớn nhưng lại chấp giữ tướng phân biệt, Tình chấp sâu nặng. Cầu ra khỏi luân hồi, cuối cùng chẳng thể được”.
Đức Phật bảo Từ Thị: “ Ví như vị vua Sát Đế Lợi đã nhận địa vị Quán Đỉnh làm một cái ngục lớn, ờ trong ngục ấy an trí điện, gian nhà chính giữa, lầu gác, lan can hình móc câu, cửa sổ, giường, phản, vật dụng để ngồi đều dùng trân bảo nghiêm sức. Quần áo, thức ăn uống cần thiết, không có gì không dư thừa. Bấy giờ Quán Đỉnh Vương xua đuổi Thái Tử, giam nhốt trong ngục, lại cho tiền tài, châu báu, lưới, vòng, quạt lụa, tơ lụa…tùy ý thọ dụng”
Đức Phật bảo Từ Thị: “Ý ông thế nào? Vị Thái Tử ấy được khoái lạc chăng?”
Từ Thị thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng thể vui được. Trong ấy tuy có gian nhà giữa, điện, lầu gác, thức ăn uống, quần áo, tiền, lụa, vàng, báu…tùy ý thọ dụng. Nhưng thân bị giam trong lao ngục nên tâm chẳng thể tự tại, chỉ cầu được ra khỏi”
Đức Phật hỏi Từ Thị: “Nếu Quán Đỉnh Vương chẳng bỏ qua lỗi lầm ấy thì các hàng Đại Thần, Trưởng Gia, Cư Sĩ của vị vua ấy có thể khiến cho Thái Tử được miễn ngục cấm chăng?”
Từ Thị bạch rằng: “Vua đã chẳng tha thì làm sao được ra”
Đức Phật nói: “Như vậy! Như vậy! Các chúng sinh ấy tuy đã tu Phước, cúng dường Tam Bảo nhưng lại hư vọng phân biệt, cầu quả Người Trời. Khi được quả báo thời đã ở Khí Giới (thế giới vật chất), cung điện, lầu gác, quần áo, vật nằm nghỉ, thức ăn uống, thuốc thang, tất cả vật cần dùng thảy đều đầy đủ, nên chưa thể ra khỏi ngục trong ba cõi, thường ở chốn luân hồi, chẳng được tự tại. Giả sử cha mẹ, vợ con, quyến thuộc nam nữ muốn cứu giúp miễn trừ thì cuối cùng chẳng thể ra khỏi nghiệp Tà Kiến. Vua không thể buông lìa.
Nếu các chúng sinh chặt đứt vọng phân biệt, gieo trồng các gốc lành, không có tướng, không có dính mắc sẽ sinh về cõi Phật, vĩnh viễn được giải thoát.
Từ Thị Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay Thế Giới Sa Bà này với các cõi Phật, có bao nhiêu Bồ Tát Ma Ha Tát được sinh về Thế Giới Cực Lạc, nhìn thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề?”
Đức Phật bảo Từ Thị: “Thế Giới Sa Bà (Sāha-loka-dhātu) này của Ta có 72 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng mọi gốc Đức, sẽ sinh vể nước ấy, gần gũi cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Lại nữa A Nan! Cõi Phật Nan Nhẫn (Duṣprasaha) có 80 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Bảo Tạng (Ratnākara) có 90 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Hỏa Quang (Jyotiṣprabha) có 22 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Vô Lượng Quang (Amita-prabha) có 25 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Thế Đăng (Lokapradīpa) có 60 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Long Thọ (Nāgābhibhuva) có 1400 Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Vô Cấu Quang (Viraja-prabha) có 25 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Sư Tử (Siṃha) có 1800 Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Cát Tường Phong (Śrī-kuṭa) có 2100 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Nhân Vương (Narendra-rāja) có 1000 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Hoa Tràng (Puṣpa-dhvaja) có một câu chi Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Quang Minh Vương (Jvalādhipati) có 12 câu chi Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy
Cõi Phật Đắc Vô Úy (Vaiśāradya-prāpta) có 69 câu chi na do tha Bồ Tát Ma Ha Tát sinh về cõi nước ấy, thảy đều gần gũi cúng dường Đức Phật Vô Lượng Thọ, chẳng lâu sẽ thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề”.
Đức Phật bảo Từ Thị: “Công Đức trang nghiêm cõi nước Cực Lạc như vậy, mãn vô lượng kiếp tính đếm vẫn chẳng thể nói hết. Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện được nghe danh hiệu của Đức Phật Vô Lượng Thọ, phát một niệm Tín Tâm, quy y, chiêm lễ.Nên biết người này chẳng phải là Tiểu Thừa (Hīna-yāna), ở trong Pháp của Ta được tên gọi là Đệ Tử bậc nhất”
Đức Phật bảo Từ Thị: “Nếu có Bật Sô, Bật Sô Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Trời, Rồng, Dược Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Ma Hầu La Già, Người, Phi NHân…đối với Kinh Điển này, viết chép, cúng dường, thọ trì, đọc tụng, vì người khác diễn nói cho đến ở một ngày đêm suy nghĩ cõi ấy với Công Đức của thân Phật. Khi người này mệnh chung sẽ mau được sinh về cõi ấy, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Lại nữa Từ Thị! Nay Kinh Điển này thâm sâu vi diệu, rộng lợi chúng sinh. Nếu có chúng sinh đối với Chính Pháp này, thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường. Khi người ấy lâm chung, giả sử lửa lớn tràn đầy trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới cũng hay vượt qua để sinh vễ cõi nước ấy. Người đó đã từng gặp Đức Phật quá khứ, nhận Bồ Đề Ký, là nơi mà tất cả Như Lai cùng nhau khen ngợi, tùy ý thành tựu Vô Thượng Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi)”
Đức Phật bảo Từ Thị: “Khó gặp Phật ra đời, khó nghe Chính Pháp, chỗ hành của Như Lai cũng nên tùy hành. Đối với Kinh Điển này làm bậc đại thủ hộ, vì các hữu tình, đêm dài lợi ích, đừng để cho chúng sinh bị đọa trong ngục trang nghiêm tại năm nẻo. Nên khiến cho các hữu tình gieo trồng tu Phước Thiện, cầu sinh về cõi Tịnh”
Khi ấy Đức Thế Tôn nói Tụng là:
_Nếu xưa kia chẳng tu Phước Tuệ
Nơi Chính Pháp này chẳng thể nghe
Đã từng cúng dường các Như Lai
Thế nên các ông nghe nghĩa này
Nghe xong, thọ trì với viết chép
Đọc tụng, khen, diễn kèm cúng dường
Như vậy một lòng cầu phương Tịnh
Quyết định sinh về nước Cực Lạc.
_Giả sử lửa lớn tràn Tam Thiên (ba ngàn Đại Thiên Thế Giới)
Với trang nghiêm các lao ngục ấy
Các nạn như vậy, hay vượt qua
Đều là sức uy đức Như Lai
Phật ấy lợi lạc các Công Đức
Chỉ Phật với Phật mới hay biết
Thanh Văn Duyên Giác đầy Thế Gian
Tận Thần Lực ấy, không lường nổi
_Giả sử các hữu tình sống lâu
Mạng trụ vô số câu chi kiếp
Khen Thân Công Đức của Như Lai
Trọn thân mệnh ấy, khen không hết
Pháp do Đại Thánh Pháp Vương nói
Lợi ích tất cả các quần sinh
Nếu có kẻ thọ trì, cung kính
Phật nói người này Chân Thiện Hữu
Khi Đức Thế Tôn nói Pháp này thời, có 12 câu chi na do tha người xa bụi (Viraja:viễn trần) lìa dơ (Vigatamalaṃ:ly cấu) được Pháp Nhãn trong sạch (Dharma¬cakṣu-viśuddham). Tám trăm Bật Sô lậu tận ý giải, tâm được giải thoát. Trong chúng Trời Người có 12 câu chi na do tha người chứng quả A Na Hàm
Lại có 25 câu chi người được Pháp Nhẫn (Dharma-kṣānti) chẳng thoái lui
Lại có 40 câu chi trăm ngàn na do tha người phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, gieo trồng các căn lành, nguyện sinh về Thế Giới Cực Lạc, thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Lại có mười phương cõi Phật, hoặc đời hiện tại đời vị lai, nhìn thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ đều có tám vạn câu chi na do tha người, được Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṃkara) thọ ký tên là Diệu Âm Như Lai (Mañjusvara-tathāgata), sẽ được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Các hữu tình ấy đều là nhân duyên thuộc Nguyện trong đời trước của Đức Phật Vô Lượng Thọ, đều được sinh về Thế Giới Cực Lạc”
Lúc Đức Phật nói lời đó thời ba ngàn Đại Thiên Thế Giới chấn động theo sáu cách, tuôn mưa các hương hoa tràn ngập mặt đất cao đến đầu gối. Lại có chư Thiên ở trong hư không tấu âm nhạc màu nhiệm phát ra tiếng tùy vui, cho đến chư Thiên cõi Sắc thảy đều được nghe, khen chưa từng có.
Bấy giờ Tôn Giả A Nan với nhóm Từ Thị Bồ Tát kèm tám Bộ Trời Rồng , tất cả Đại Chúng nghe điều Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành.
PHẬT NÓI KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM _QUYỂN HẠ (Hết)_

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.43.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập