Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh [佛說大乘無量壽莊嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh [佛說大乘無量壽莊嚴經] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.3 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.41 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 |
Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bấy giờ Bật Sô Tác Pháp (Dharma-kara) bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Con được Bồ Đề thành Chính Giác xong thời hết thảy tất cả chúng sinh nghe danh hiệu của con sẽ lìa hẳn tâm nhiệt não, được hạnh trong mát, hạnh Chính Tín, được sinh về nước của con, ngồi dưới cây báu, chứng Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika-kṣānti), thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarāṃsamyaksaṃboddhi:Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)
_Bạch Đức Thế Tôn! Con được Bồ Đề thành Chính Giác xong thời hết thảy các chúng Bồ Tát trong tất cả cõi Phật ở mười phương, nghe danh hiệu của con, ứng thời chứng được Tam Ma Địa Tịch Tĩnh. Trụ Định đó xong, ở trong một niệm, được thấy vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn chư Phật Thế Tôn, thừa sự cúng dường, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
_Bạch Đức Thế Tôn! Con được Bồ Đề thành Chính Giác xong thời hết thảy Thanh Văn Bồ Tát trong tất cả cõi Phật ở mười phương, nghe danh hiệu của con, chứng Vô Sinh Nhẫn, thành tựu tất cả căn lành bình đẳng, trụ Vô Công Dụng Ly Gia Hạnh cho nên chẳng lâu khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
_Bạch Đức Thế Tôn! Con được Bồ Đề thành Chính Giác xong thời hết thảy các chúng Bồ Tát trong tất cả cõi Phật ở mười phương, nghe tên của con xong, sinh tâm hiếm có. Người đó liền được Tam Ma Địa Phổ Biến Bồ Tát.Trụ Định này xong, ở trong một niệm, được đến trong vô lượng vô số chẳng thể nghĩ bàn các cõi Phật, cung kính tôn trọng cúng dường chư Phật, thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
_Bạch Đức Thế Tôn! Con được Bồ Đề thành Chính Giác xong thời hết thảy Bồ Tát ở trong nước của con, hoặc vui nói Pháp, hoặc vui nghe Pháp, hoặc hiện Thần Túc (Ṛddhi-prātihārya), hoặc đến phương khác, tùy ý tu tập không có gì chẳng viên mãn, đều khiến chứng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
_Bạch Đức Thế Tôn! Con được Bồ Đề thành Chính Giác xong thời hết thảy tất cả cõi Phật, nghe tên của con, ứng thời liền được Sơ Nhẫn, Nhị Nhẫn cho đến Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti), thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Khi ấy Bật Sô Tác Pháp hướng về Đức Phật ấy phát Nguyện như vậy xong, nương theo uy thần của Đức Phật, liền nói Tụng là:
_Nay con đối trước Phật
Mà phát nguyện thành thật
Được thân Phật mười lực (Daśabala) Uy Đức không gì bằng Lại làm Đại Quốc Vương Phú Hào rất tự tại Rộng đem các tài bảo Cho khắp chỗ nghèo khổ Khiến các Quần Sinh ấy Đêm dài không ưu não Sinh ra mọi căn lành Thành tựu Quả Bồ Đề _Nếu con thành Chính Giác Lập tên Vô Lượng Thọ (Amitāyus) Chúng sinh nghe hiệu này Đều đến trong nước con Như thân Phật vàng ròng Diệu Tướng đều viên mãn Cũng dùng Tâm Đại Từ (Mahā-maitre) Lợi ích các quần phẩm _Nguyện con: Trí Tuệ Quang (Ánh sáng Trí Tuệ) Rộng chiếu cõi mười phương Diệt tăm tối, tham, sân Phiền não của hữu tình Địa Ngục, Quỷ, Súc Sinh Đều buông khổ ba nẻo (Tam Đồ) Cũng sinh trong nước con Tu tập Hạnh thanh tịnh Được thân quang minh ấy Như Phật chiếu sáng khắpÁnh Nhật (Sūrya), Nguyệt (Candra), ngọc (Maṇi), báu (Ratna) Đều chẳng thể sáng bằng _ Nguyện con: đời vị lai Thường làm Thầy Trời Người (Thiên Nhân Sư) Trong trăm ức Thế Giới Phát tiếng sư tử rống Như Phật quá khứ ấy Đã hành Hạnh Từ Mẫn Rộng vô lượng vô biên Câu chi các hữu tình Viên mãn ước nguyện xưa Tất cả đều thành Phật _Phát Đại Nguyện đó thời Ba ngàn cõi Đại Thiên Chấn động khắp mười phương Người Trời trong hư không Rải mưa tất cả hoa
Chiên Đàn (Candana) với Trầm Thủy
Xưng tán Đại Bật Sô
Nguyện Lực rất hiếm có
Quyết định sẽ làm Phật
Rộng lợi cõi chúng sinh
Lại nữa A Nan! Khi Bật Sô Tác Pháp đối trước Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai với Trời (Deva), Người (Manuṣya), Ma (Māra), Phạm (Brāhma), Sa Môn (Śramaṇa), Bà La Môn (Brāhman), A Tu La (Asura)…phát Nguyện (Praṇidhāna) đó xong, trụ Tuệ chân thật, dũng mãnh tinh tiến, tu tập vô lượng Công Đức (Guṇa) trang nghiêm cõi Phật, vào Tam Ma Địa (Samādhi), trải qua đại a tăng kỳ kiếp tu Bồ Tát Hạnh (Bodhisatva-cārya). Chẳng sinh tâm tham (Rāga-citta), tâm giận dữ (Dvesa-citta), tâm ngu si (Moha-citta) cũng không có Dục Tưởng (rāga-saṃjña), Sân Tưởng (Dvesa-saṃjña), Si Tưởng (Moha¬saṃjña). Tưởng (Saṃjña) của hình chất (Sắc:Rūpa), âm thanh (thanh:Śabda), mùi ngửi (hương:gandha), vị nếm (vị:Rasa), tiếp chạm (xúc:Spraṣṭavya), tâm chẳng mê loạn, miệng chẳng câm ngọng, thân chẳng lười biếng…chỉ ưa thích nghĩ nhớ căn lành, hành hạnh Tịch Tĩnh mà chư Phật quá khứ đã tu, xa lìa hư vọng, bền chắc giữ Luật Nghi, thường dùng Ái Ngữ nhiêu ích chúng sinh. Đối với Phật (Buddha) Pháp (Dharma) Tăng (Saṃgha) tin trọng, cung kính, điều thuận, nhu nhuyễn. Y theo Môn Chân Đế, thực chứng gốc của Đức. Hiểu thấu: Không (Śūnyatā:Tính trống rỗng), không có Tướng (Vô Tướng: Animitta) , không có Nguyện (Vô Nguyện:Apraṇihita), không có tạo tác luân chuyển (Vô Vi: Abhisaṃskāra), không có sinh (Vô Sinh:Anutpanna), không có diệt (Vô Diệt: Aniruddha).
Khéo bảo hộ Khẩu Nghiệp, chẳng chê trách lỗi của người khác. Khéo bảo hộ Thân Nghiệp, chẳng mất Luật Nghi. Khéo bảo hộ Ý Nghiệp trong sạch không nhiễm. Hết thảy đất nước, thành, làng xóm, nam, nữ, tôi tớ, quyến thuộc, vàng, bạc, châu báu cho đến nhóm hình chất, âm thanh, mùi ngửi, vị nếm, tiếp chạm…đều không có chỗ dính mắc. Luôn dùng Hạnh của sáu Độ: Bố Thí (Dāna), Trì Giới (Śīla), Nhẫn Nhục (Kṣānti), Tinh Tiến (Vīrya), Thiền Định (Dhyāna), Trí Tuệ (Prajña) lợi lạc chúng sinh. Đầy đủ Quỹ Phạm, viên mãn căn lành. Nơi sinh ra có vô số trăm ngàn câu chi na do tha kho tàng trân bảo từ đất phun ra, nhiếp thọ vô lượng vô số trăm ngàn câu chi na do tha chúng sinh, phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Hạnh như vậy nhiều vô lượng vô biên, nói chẳng thể hết.
Lại nữa A Nan! Lúc Bật Sô Tác Pháp hành Bồ Tát Hạnh thời ở chỗ của chư Phật: tôn trọng, cung kính, thừa sự, cúng dường chưa từng gián đoạn.
Làm bốn Đại Thiên Vương luôn đến chỗ của Phật cung kính lễ bái thừa sự cúng dường.
Làm Đao Lợi Thiên Vương luôn đến chỗ của Phật cung kính lễ bái thừa sự cúng dường.
Làm Dạ Ma Thiên Vương, Đâu Suất Thiên Vương, Hóa Lạc Thiên Vương, Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương cho đến hàng Đại Phạm Thiên Vương… luôn đến chỗ của Phật cung kính lễ bái thừa sự cúng dường.
Lại nữa A Nan! Ở cõi Diêm Phù Đề (Jāmbūdvīpa) làm Chuyển Luân Vương nhận địa vị Quán Đỉnh với hàng Đại Thần, Quan tộc… luôn đến chỗ của Phật cung kính lễ bái thừa sự cúng dường.
Như vậy trải qua vô lượng vô số trăm ngàn vạn ức kiếp gần gũi chư Phật, thực chứng gốc của Đức, gom tập A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề
Lại nữa A Nan! Lúc Bật Sô Tác Pháp hành Bồ Tát Hạnh thời trong miệng thường tuôn ra hương thơm của Chiên Đàn (Candana), các lỗ chân lông trên thân tuôn ra hương thơm của hoa Ưu Bát La (Utpāla). Hương thơm ấy xông ướp khắp vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn na do tha trăm ngàn do tuần, hữu tình ngửi được hương thơm này đều phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Lại nữa A Nan! Lúc Bật Sô Tác Pháp hành Bồ Tát Hạnh thời sắc tướng đoan nghiêm, 32 tướng, 80 chủng tử thảy đều đầy đủ. Lại dùng tất cả trân bảo trang nghiêm hai cánh tay. Trong bàn tay luôn tuôn ra tất cả quần áo, tất cả thức ăn uống, tất cả phướng phan, tất cả dù lọng, tất cả âm nhạc cho đến tất cả vật cần dùng tối thượng, lợi lạc tất cả chúng sinh, khiến phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề”.
Bấy giờ A Nan nghe Đức Phật nói về Hạnh Bồ Tát của Bật Sô Tác Pháp ấy, liền bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Bật Sô Tác Pháp là Phật quá khứ đó ư? Phật vị lai ư? Phật hiện tại ư?
Đức Thế Tôn bảo rằng: “Đức Phật Như Lai ấy, đến không có chỗ đến, đi không có nơi di, không có sinh, không có diệt, chẳng phải quá khứ vị lai, chỉ dùng Nguyện báo mời (酬願:Thù Nguyện) để độ sinh.
Hiện tại ở phương Tây cách cõi Diêm Phù Đề trăm ngàn câu chi na do tha cõi Phật, có Thế Giới tên là Cực Lạc (Sukhāvatī), Đức Phật tên là Vô Lượng Thọ (Amitāyus) thành Phật đến nay đã mười kiếp, có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát với vô lượng vôsố chúng Thanh Văn cung kính vây quanh để nghe nói Pháp. Ánh sáng của Đức Phật ấy chiếu suốt hằng hà sa số trăm ngàn câu chi na do tha chẳng thể xưng lường cõi Phật ở phương Đông. Như vậy các phương: Nam, Tây, Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới cũng lại như vậy
Lại nữa A Nan! Đức Phật Vô Lượng Thọ ấy, hoặc hóa ánh sáng tròn trịa, hoặc một do tuần, hai do tuần, ba do tuần, hoặc trăm do tuần, trăm ngàn do tuần, hoặc câu chi na do tha trăm ngàn do tuần cho đến tràn đầy khắp vô lượng vô biên vô số cõi Phật.
Lại nữa A Nan! Nay ánh sáng này có tên gọi là: ánh sáng không có lượng (Vô Lượng Quang:Amita-prabha), ánh sáng không có ngại (Vô Ngại Quang:Apratihata¬prabha), ánh sáng thường chiếu (Thường Chiếu Quang), ánh sáng chẳng trống rỗng (BấtKhông Quang:Amogha-prabha), ánh sáng lợi ích (Lợi Ích Quang:Anuśaṃsa-prabha), ánh sáng yêu thích (Ái Lạc Quang:Premanīya-prabha), ánh sáng an ổn (An Ổn Quang:Upoṣanīya-prabha), ánh sáng giải thoát (Giải Thoát Quang:Vimukta-prabha), ánh sáng không có ngang bằng (Vô Đẳng Quang:Atulya-prabha), ánh sáng chẳng thể nghĩ bàn (Bất Tư Nghị Quang:Acintya-prabha), ánh sáng hơn hẳn mặt trời mặt trăng (Quá Nhật Nguyệt Quang), áng sáng đoạt tất cả Thế Gian (Đoạt Nhất Thiết Thế Gian Quang), ánh sáng trong sạch không dơ (Vô Cấu Thanh Tịnh Quang:Amala-śuddha-prabha).
Ánh sáng như vậy chiếu khắp tất cả Thế Giới ở mười phương. Hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dược Xoa (Yakṣa), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)...thấy ánh sáng này, phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), được lợi lạc”.
Đức Phật bảo A Nan: “Ta trụ một kiếp, nói Công Đức lợi ích của ánh sáng này cũng chẳng thể hết.
Lại nữa A Nan! Đức Vô Lượng Thọ Như Lai có trăm (Śata), ngàn (Sahasra), vạn (Hrabheda), mười vạn (Hrabheda-daśa), trăm vạn (Hrabheda-śata), một câu chi (Koṭi), trăm câu chi (Koṭī-śata), ngàn câu chi (Koṭī-sahasra), khẩn na la số (Kaṃkara), tần bà la số (Bimbara, na do tha số (Nayuta), a do tha số (Akṣobhya), tỳ bà ha số (Vivāha), phộc sa na số (Vāhana), nhương già số (Gaṇya), a tăng kỳ số (Asaṅkya), mười a tăng kỳ số (Asaṅkya-daśa), trăm a tăng kỳ số (Asaṅkya-śata), ngàn a tăng kỳ số (Asaṅkya-sahasra), trăm ngàn a tăng kỳ số (Asaṅkya-śata-sahasra), a ma nễ dã số (Amāpya), bất khả tư nghị số (Acintya) như vậy…Vô lượng vô số chúng Thanh Văn như vậy mà ví dụ, tính đếm con số cũng chẳng thể theo kịp
Này A Nan! Đại Mục Kiền Liên ấy là bậc Thần Thông đệ nhất, hết thảy tất cả đồng nam đồng nữ trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, chỉ một ngày đêm ắt biết số đó. Giả sử sức Thần Thông của trăm ngàn câu chi Thanh Văn đều như Đại Mục Kiền Liên, lại mỗi một vị Thanh Văn sống đến trăm ngàn câu chi na do tha tuổi, hết số Thọ Mệnh ấy thì vị Thanh Văn kia, trong trăm phần chẳng theo kịp một phần.
Lại nữa A Nan! Ví như biển lớn, sâu tám vạn bốn ngàn do tuần, rộng rãi vô biên. Giả sử có người lấy một sợi lông trên thân, chẻ vụn làm trăm câu chi, tinh tế như hạt bụi nhỏ. Đem mỗi một hạt bụi ném vào nước của biển thì nước trên hạt bụi có hình lượngcũng thế, như vậy ném hết số bụi của sợi lông. Ý ông thế nào? Nước thuộc bụi nhỏ của sợi lông nhiều hơn, hay nước trong biển lớn nhiều hơn?”
A Nan bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nước thuộc bụi nhỏ của sợi lông chưa tới nửa hớp, còn nước biển thì nhiều vô lượng”
Đức Phật bảo A Nan: “Chúng Thanh Văn thuộc nhóm Mục Kiền Liên ấy, hết tuổi thọ của thân ấy, đếm biết số đó như nước thuộc bụi nhỏ của sợi lông, còn con số chưa đếm hết thì như nước trong biển.Như vậy Đức Phật ấy có số đệ tử Thanh Văn nhiều vô lượng chẳng thể tính đếm được.
Lại cõi nước Phật ấy giàu có vô lượng, chỉ thọ nhận khoái lạc, không có mọi khổ đau, không có Địa Ngục (Niraya), Quỷ đói (Preta), súc sinh (Tiryagyoni) cõi Diệm Ma La (Yāma-loka-dhātu) với quả báo của tám nạn. Chỉ có chúng Bồ Tát Ma Ha Tát thanh tịnh với Thanh Văn.
Lại nữa A Nan! Cõi nước Phật ấy có mọi loại cột trụ báu đều đem trăm ngàn trân bảo dùng để trang nghiêm. Ấy là cột trụ làm bằng vàng (Suvarṇa), cột trụ làm bằng bạc (Rūpya), cột trụ làm bằng lưu ly (Vaiḍūrya), cột trụ làm bằng pha lê (Sphaṭika), cột trụ làm bằng trân châu (Lohita-mukta:Xích châu), cột trụ làm bằng xà cừ (Musāra-galva), cột trụ làm bằng mã não (Aśma-garbha)
Lại có cột trụ làm bằng hai thứ báu là vàng và bạc. Cột trụ làm bằng ba thứ báu là vàng, bạc, lưu ly. Cột trụ làm bằng bốn thứ báu là vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Cột trụ làm bằng năm thứ báu là vàng, bạc, lưu lê, pha lê, trân châu. Cột trụ làm bằng sáu thứ báu là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, trân châu, xà cừ. Cột trụ làm bằng bảy thứ báu là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, trân châu, xà cừ, mã não.
Lại nữa A Nan! Cõi nước Phật ấy lại có mọi loại cây báu (Ratna-vṛkṣa) với rễ, thân, cành, gốc do vàng ròng tạo thành; hoa, lá, quả trái do bạc trắng hóa làm
Cũng có cây báu với rễ, thân, cành, gốc do bạc trắng tạo thành; hoa, lá, quả trái do lưu ly hóa làm
Cũng có cây báu với rễ, thân, cành, gốc do lưu ly tạo thành; hoa, lá, quả trái do pha lê hóa làm
Cũng có cây báu với rễ, thân, cành, gốc do pha lê tạo thành; hoa, lá, quả trái do trân châu hóa làm
Cũng có cây báu với rễ, thân, cành, gốc do trân châu tạo thành; hoa, lá, quả trái do xà cừ hóa làm
Cũng có cây báu với rễ, thân, cành, gốc do xà cừ tạo thành; hoa, lá, quả trái do mã não hóa làm
Cũng có cây báu với rễ, thân, cành, gốc do mã não tạo thành; hoa, lá, quả trái do vàng ròng hóa làm
Cũng có cây báu với vàng ròng làm rễ (Mūla), bạc trắng làm thân (Skandha), lưu lê làm cành (Śākha), pha lê làm ngọn (Viṭapa), trân châu làm lá (Patra), xà cừ làm hoa (Puṣpa), mã não làm quả (Phala).
Cũng có cây báu với bạc trắng làm rễ, lưu ly làm thân, pha lê làm cành, trân châu làm ngọn, xà cừ làm lá, mã não làm hoa, vàng ròng làm quả.
Cũng có cây báu với lưu ly làm rễ, pha lê làm thân, trân châu làm cành, xà cừ làm ngọn, mã não làm lá, vàng ròng làm hoa, bạc trắng làm quả.
Cũng có cây báu với pha lê làm rễ, trân châu làm thân, xà cừ làm cành, mã não làm ngọn, xà cừ làm lá, mã não làm hoa, vàng ròng làm quả.
Cũng có cây báu với trân châu làm rễ, xà cừ làm thân, mã não làm cành, vàng ròng làm ngọn, bạc trắng làm lá, lưu ly làm hoa, pha lê làm quả.
Cũng có cây báu với xà cừ làm rễ, mã não làm thân, vàng ròng làm cành, bạc trắng làm ngọn, lưu ly làm lá, pha lê làm hoa, trân châu làm quả.
Cũng có cây báu với mã não làm rễ, vàng ròng làm thân, bạc trắng làm cành, lưu ly làm ngọn, pha lê làm lá, trân châu làm hoa, xà cừ làm quả.
Như vậy Thế Giới Cực Lạc có bảy báu tạo thành cây (Vṛkṣa)
Lại nữa A Nan! Cõi nước Phật ấy trong sạch, nghiêm sức, rộng rãi, bằng phẳng, không có núi thuộc nhóm gò đống, hầm hố, chỗ hõm sâu, đường đi gai góc hiểm trở, bãi cát, đá vụn, đất , đá…núi đen (Hắc Sơn:Kāla-parvata), núi tuyết (Tuyết sơn:Hīmalāya¬parvata), núi báu (Bảo Sơn:ratna-parvata), núi vàng (Kim Sơn:Varṇa-parvata), núi Tu Di (Sumeru-parvata), núi Thiết Vi (Cakra-vālā-parvata), núi Đại Thiết Vi (Mahā-cakra-vālā¬parvata)… chỉ dùng vàng ròng làm đất”
Bấy giờ A Nan nghe lời đó xong, liền bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Hàng Tứ Đại Thiên Vương (Cātur-māhā-rāja-deva), Đao Lợi Thiên (Trayāstriṃśa-deva:Tam Thập Tam Thiên) y theo Tu Di Sơn Vương để trụ còn hàng Dạ Ma Thiên (Yāma-deva) sẽ y theo đâu mà trụ (Praṣṭhita)?”
Đức Phật bảo A Nan: “Dạ Ma (Yāma), Đâu Suất (Tuṣita) cho đến tất cả chư Thiên của cõi Sắc (Rūpa-dhātu), Vô Sắc (Arūpa-dhātu) đều y theo Không Giới (Ākāśa-dhātu) mà trụ
A Nan bạch rằng: “Không Giới không có ngăn ngại thì làm sao mà trụ ? Nghiệp Nhân, Quả Báo chẳng thể nghĩ bàn”
Đức Phật bảo A Nan: “Quả báo của thân ông cũng chẳng thể nghĩ bàn, Nghiệp Báo của chúng sinh cũng chẳng thể nghĩ bàn, Thánh Lực của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn. Cõi nước Phật ấy tuy không có biển lớn nhưng có suối, sông, chốn chốn giao lưu. Nước của suối sông ấy hoặc rộng mười do tuần, hai mươi do tuần, ba mươi do tuần cho đến trăm ngàn do tuần… sâu mười hai do tuần. Nước ấy trong sạch, có đủ tám Công Đức, phát ra tiếng vi diệu ví như tiếng của trăm ngàn vạn loại âm nhạc tràn khắp các cõi Phật, tất cả chúng sinh nghe thấy đều ưa thích, được đại khoái lạc.
Lại hai bên bờ nước ấy lại có vô số cây Chiên Đàn Hương, cây Cát Tường Quả, hoa cỏ luôn thơm tho, tỏa quang minh chiếu sáng. Nếu chúng sinh ấy đi qua nước này thời yêu cầu nước cao đến bàn chân, yêu cầu nước cao đến đầu gối cho đến yêu cầu nước cao đến cổ, hoặc yêu cầu nước mát lạnh, nước ấm áp, nước tuôn chảy gấp rút, nước tuôn chảy thong thả…thì nước ấy mỗi mỗi tùy theo ý của chúng sinh, khiến nhận được khoái lạc
Lại ở trong nước phát ra mọi loại tiếng (thanh:Śabda) như: Tiếng Phật (Buddha¬śabda), tiếng Pháp (Dharma-śabda), tiếng Tăng (Saṃgha-śabda), tiếng ngưng nghỉ (chỉ tức thanh:Māveṇika-śabda), tiếng không có Tính (vô tính thanh), tiếng Ba La Mật (Pāramitā-śabda), tiếng Lực (Bala-śabda), tiếng không có sợ hãi (Vô úy thanh:Abhaya¬śabda), tiếng thông đạt (Vaiśarādya-śabda), tiếng không có lưu chuyển biến đổi (vô hành thanh: Asaṃskāra-śabda), tiếng không có sinh (Anutpāda-śabda), tiếng không có diệt (Nirodha-śabda), tiếng vắng lặng (tịch tĩnh thanh:Śānta-śabda), tiếng Đại Từ (Mahā¬maitrī-śabda), tiếng Đại Bi (Mahā-kāruṇa-śabda), tiếng Hỷ Xả (Mudita-upekṣa-śabda), tiếng Quán Đỉnh (Abhiṣeka-śabda)…
Lại cõi Phật ấy, người sinh trong cõi đó chẳng nghe tiếng Địa Ngục, tiếng quỷ đói,tiếng súc sinh, tiếng Dạ Xoa, tiếng đấu tranh, tiếng miệng nói ác (Ác khẩu thanh), tiếng hai lưỡi, tiếng sát sinh, tiếng trộm cắp, tất cả tiếng ác. Chúng sinh ấy có sắc tướng đoan nghiêm, Phước Đức vô lượng, Trí Tuệ hiểu thấu, Thần Thông tự tại, cung điện, lầu gác, vườn, rừng, ao hồ, quần áo, vật dùng để nằm…như vật dụng tối thượng của Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmita-vaśa-vartino-deva), tất cả được đầy đủ.
Lại nữa A Nan! Chúng sinh của cõi ấy nghĩ đến nhóm hương hoa, muốn cúng chư Phật. Lúc tác niệm đó thời hoa, hương, Anh Lạc, hương xoa bôi, hương bột, phướng, phan, dù lọng với các kỹ nhạc…tùy theo ý liền đến, tràn đầy trong cõi Phật.
Nếu nghĩ đến nhóm thức ăn uống, thuốc thang, quần áo, vật dùng để nằm, mão đội đầu, vòng đeo tai, trân châu, lưới mành…thì tùy theo niệm liền đến, cũng đầy khắp cõi Phật.
Lại nữa, nghĩ đến nhóm báu Ma Ni trang nghiêm cung điện, lầu gác, gian phòng chính giữa nhà, mái hiên, buồng, cửa…hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc cao hoặc thấp. Khi niệm như vậy thời tùy theo ý hiện ra trước mặt, không có gì không đầy đủ.
_Lại nữa A Nan! Ví như có người có ít tài bảo, đối với vị vua Sát Đế Lợi đã nhận địa vị Quán Đỉnh (Rājñaścakravartin) thì hết thảy uy thế thảy đều chẳng hiện.
Lại Sát Đế Lợi đối trước mặt Thiên Đế Thích (Śakra-devānām-indra) thì hết thảy uy thế thảy đều chẳng hiện
Lại Thiên Đế Thích đối trước mặt Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmita-vaśa-vartino-deva) thì hết thảy uy thế thảy đều chẳng hiện
Lại tất cả uy thế của Tha Hóa Tự Tại Thiên với cõi Sắc (Rūpa-dhātu), Vô Sắc (Arūpa-dhātu) đối trước cõi nước Cực Lạc (Sukhāvatī) của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus-tathāgata) thảy đều chẳng hiện. Như vậy cõi đó có Công Đức trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn.
_Lại nữa A Nan! Cõi nước Phật ấy, mỗi khi ăn thời gió thơm tự khởi, thổi động cây báu, cây cùng đụng chạm nhau phát ra âm thanh vi diệu, diễn nói Khổ (Duḥkha), Không (Śūnya), Vô Thường (Anitya), Vô Ngã (Anātman), các Ba La Mật (Pāramitā). Lại thổi hoa của cây rơi xuống ở trên mặt đất, vòng khắp cõi Phật, cao khoảng bằng bảy người, bằng phẳng trang nghiêm, mềm mại, sáng tinh khiết. Hành Nhân đi lại, bàn chân bước vào đất ấy sâu bốn ngón tay như Ca Lân Na (kācilindika) tiếp chạm thân an vui. Sau khi qua giờ ăn thời các hoa báu ẩn vào lòng đất chẳng hiện, trải qua phút chốc lại có gió sinh, thổi cây rơi hoa bày trên mặt đất, như trước không khác. Đầu đêm sau đêm cũng lại như vậy
_Lại nữa A Nan! Cõi nước Phật ấy không có tối đen như thế, không có Tinh (Nakṣatra:sao Tú) Diệu (Graha:sao Diệu) như thế, không có mặt trời (Sūrya) mặt trăng (Candra) như thế, không có ngày đêm như thế, không có lấy bỏ như thế, không có phân biệt như thế… thuần nhất không có tạp, chỉ thọ nhận sự trong sạch, khoái lạc tối thượng
Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện hoặc đã sinh hoặc sẽ sinh thời người đó quyếtđịnh chứng A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Ý ông thế nào? Trong cõi Phật ấy không có ba thứ bị mất. Một là Tâm không có hư vọng, hai là địa vị không có thoái chuyển, ba là tốt lành không có hư mất.
_Lại nữa A Nan! Phương Đông có chư Phật Như Lai của hằng hà sa số Thế Giới, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng, nói lời thành thật, khen ngợi Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Phương Nam cũng có chư Phật Như Lai của hằng hà sa số Thế Giới, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng, nói lời thành thật, khen ngợi Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Phương Tây cũng có chư Phật Như Lai của hằng hà sa số Thế Giới, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng, nói lời thành thật, khen ngợi Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Phương Bắc cũng có chư Phật Như Lai của hằng hà sa số Thế Giới, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng, nói lời thành thật, khen ngợi Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Như vậy, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới…chư Phật Như Lai của hằng hà sa số Thế Giới, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng, nói lời thành thật, khen ngợi Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật Vô Lượng Thọ.
_Này A Nan! Ý ông thế nào? Muốn khiến chúng sinh nghe tên của Đức Phật ấy, phát ra tiếng, tịnh tâm nhớ nghĩ, thọ trì, quy y, cúng dường cầu sinh về cõi ấy. Người đó mệnh chung đều được sinh về Thế Giới Cực Lạc, chẳng thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Lại nữa A Nan! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nghe Kinh Điển này rồi thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường, ngày đêm liên tục cầu sinh về nước ấy. Khi người đó lâm chung thời Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng với các Thánh Chúng hiện ngay trước mặt kẻ ấy, trải qua phút chốc, liền được sinh về Thế Giới Cực Lạc, chẳng thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Lại nữa A Nan! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện phát Tâm Bồ Đề xong, trì Cấm Giới giữ gìn bền chắc chẳng phạm, nhiêu ích hữu tình, căn lành đã làm đều ban cho hết khiến được an vui, nhớ nghĩ Đức Vô Lượng Thọ Như Lai với cõi nước của Ngài ở phương Tây. Người đó mệnh chung như sắc tướng của Đức Phật với mọi loại trang nghiêm sinh trong cõi nước báu, có Hiền Thánh vây quanh, mau được nghe Pháp, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
_Lại nữa A Nan! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện phát mười loại Tâm. Ấy là:
1_ Chẳng trộm cắp (Adattādānādvirati)
2_ Chẳng sát sinh (Pāṇāṭipātā-paṭivirati)
3_ Chẳng dâm dục (Kāmamthyācārādvirati)
4_ Chẳng nói dối (Mṛṣāvādātvirati)
5_ Chẳng nói thêu dệt (Saṃbinnapralāpātprativirati)
6_ Chẳng nói ác (Pāruṣyātprativirati)
7_ Chẳng nói hai lưỡi (Paisunyātvirati)
8_ Chẳng tham lam (Abhidhyāyāḥ-prativirati)
9_ Chẳng giận dữ (Vyāpādātprativirati)
10_ Chẳng si mê (Mithyādṛṣṭi-prativirati : chẳng Tà Kiến. Không có những ý niệm, kiến giải sai lầm)
Như vậy ngày đêm suy nghĩ về Thế Giới Cực Lạc, Đức Phật Vô Lượng Thọ, mọi loại Công Đức, mọi loại trang nghiêm…chí tâm đỉnh lễ, cúng dường. Người đó lâm chung, chẳng sợ hãi, tâm chẳng điên đảo liền được sinh về cõi nước Phật ấy, có vô lượng vô số các Phật Thế Tôn khen ngợi Công Đức, danh hiệu của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Nghe Pháp đó xong, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
PHẬT NÓI KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM _QUYỂN TRUNG (Hết)_

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 3 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.34.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập