Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Đại Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Này thiện nam tử ! Bồ tát thành tựu bốn pháp tu hành tịnh giới Ba la mật đa giống như hư không. Những gì là bốn ? Đó là biết thân như bóng dáng, biết tiếng như âm vang của hang, biết tâm như huyễn hóa, biết tuệ như hư không. Đó là bốn pháp thành tựu của Bồ tát tu hành tịnh giới Ba la mật đa cũng như hư không. Lại nữa, nếu Bồ tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh tu hành tịnh giới Ba la mật đa. Những gì là tám ? Đó là chẳng lìa tâm Bồ đề, giới thanh tịnh; lìa tâm Thanh văn, Duyên giác, được tâm không hạn lượng giới thanh tịnh. Chẳng bỏ tất cả chỗ học, trí tuệ thanh tịnh. Ở tất cả chỗ thọ sanh, nguyện thanh tịnh. Đối với giới chẳng hoãn nhậm vận, hạnh vô tác thanh tịnh. Hồi hướng Bồ đề, tâm ma la thanh tịnh. Lòng không nhiệt não, phiền não thanh tịnh. Đại nguyện viên mãn, Bồ đề thanh tịnh. Đó là tám pháp thành tựu của Bồ tát có thể tịnh tu hành tịnh giới Ba la mật đa. Này thiện nam tử ! Ví như hư không thanh tịnh, Bồ tát trì giới thanh tịnh cũng vậy. Ví như hư không không có cấu bẩn, Bồ tát trì giới không cấu bẩn cũng vậy. Ví như hư không tịch tịnh chẳng loạn, Bồ tát trì giới tịch tịnh cũng vậy. Ví như hư không không có bờ cõi, Bồ tát trì giới vô biên cũng vậy. Ví như hư không không có hệ thuộc, Bồ tát trì giới không hệ thuộc cũng vậy. Ví như hư không không có chấp trước, Bồ tát trì giới lìa chấp trước cũng vậy. Ví như hư không không thể tích tập, Bồ tát trì giới không tích tập cũng vậy. Ví như hư không chẳng lìa khỏi tính, Bồ tát trì giới chẳng lìa cũng vậy. Ví như hư không tính ấy thường trụ, Bồ tát trì giới thường trụ cũng vậy. Ví như hư không rốt ráo không tận, Bồ tát trì giới vô tận cũng vậy. Ví như hư không không có hình tướng, Bồ tát trì giới lìa tướng cũng vậy. Ví như hư không không có qua lại, Bồ tát trì giới không động cũng vậy. Ví như hư không không có hí luận, Bồ tát trì giới lìa hí luận cũng vậy. Ví như hư không xa lìa các lậu, Bồ tát trì giới vô lậu cũng vậy. Ví như hư không không làm điều gì, Bồ tát trì giới vô vi cũng vậy. Ví như hư không không có biến dị, Bồ tát trì giới chẳng biến dị cũng vậy. Ví như hư không không có phân biệt, Bồ tát trì giới không thủ lấy cũng vậy. Ví như hư không khắp cùng mọi chỗ, Bồ tát trì giới châu biến cũng vậy. Ví như hư không không có phá hoại, Bồ tát trì giới không phạm cũng vậy. Ví như hư không không có cao thấp, Bồ tát trì giới bình đẳng cũng vậy. Ví như hư không tính lìa khỏi nhiễm, Bồ tát trì giới vô nhiễm cũng vậy. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát tu hành tịnh giới Ba la mật đa giống như hư không.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Hộ giới tịch tịnh tâm vô cấu
Hay trừ nhiệt não, sở đắc không
Nghiệp thân, ngữ, ý không lầm lỗi
Tất cả luật nghi đủ hoàn toàn
Người trí chẳng dùng giới kiêu dật
Nội tâm hằng tịch mà không loàn
Người trí thường nương Bồ đề tâm
Mà ở tâm ý chẳng nhiễm trước.
Xa lìa các nghiệp, tư lự không
Như vậy chẳng sinh các phân biệt
Đã lìa đỏ trắng và xanh vàng
Cũng chẳng trụ ở trong danh sắc.
Không thủ, không xả, không nhiễm tâm
VÍ như hư không không chướng ngại
Giới (cấm) này, người trí đã ngợi khen
Chẳng thấy ngợi khen các cú nghĩa.
Giới đó hay khiến tịch tịnh lòng
Cũng hay tịch tịnh các phiền não
Bờ cõi chỉ quán được vẹn toàn
Rõ vậy, hiển hiện được giải thoát.
Thánh giả giải thoát các buộc ràng
Đều an trụ ở Thi la hết
Vậy nên giới là thắng giải thoát
Cũng là câu Bồ đề căn nguyên.
Các hữu đổ la (?) ở lan nhã
Ít dục, mừng đủ, dứt tham lam
Mà trụ ở thiền, xa náo loạn
Lòng được khinh an, lìa não phiền.
Như vậy giới chính là căn bản
Tư duy tịch tịnh giải thoát liền
Vậy nên Giới là trang nghiêm đó
Tất cả chỗ là đường lạc an.
Giới cũng khiến xa lìa tán động
Đoạn các kiến và những não phiền
Lòng từ như hư không trải khắp
Hay lặng biên chấp khiến sạch trong.
Bồ đề quyết định chẳng xả bỏ
Mà với Bồ đề không biệt phân
Người trí nếu đủ đức như vậy
Đều do nhờ giới đến Niết bàn (đáo bỉ ngạn).
Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát thành tựu bốn pháp thì tu hành nhẫn nhục Ba la mật đa giống như hư không. Những gì là bốn ? Đó là người khác chửi mắng chẳng đáp lại, biết lời nói như hư không. Người đánh chẳng đánh trả, biết thân như hư không. Người khác sân chẳng sân lại, biết tâm như hư không. Trạo hí chẳng đáp lại, biết ý như hư không. Đó là bốn pháp thành tựu của Bồ tát tu hành nhẫn nhục Ba la mật đa giống như hư không.
Lại nữa, nếu Bồ tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh tu hành nhẫn nhục Ba la mật đa. Những gì là tám ? Đó là, đối với các loài hữu tình, lòng không hạn ngại giống như hư không, tu hành nhẫn nhục được thanh tịnh. Với các lợi dưỡng chẳng sinh tham trước giống như hư không, tu hành nhẫn nhục được thanh tịnh. Với các loài hữu tình lợi ích bình đẳng giống như hư không, tu hành nhẫn nhục thanh tịnh. Thân tâm không hoại giống như hư không, tu hành nhẫn nhục thanh tịnh. Lìa các hoặc kết giống như hư không, tu hành nhẫn nhục được thanh tịnh. Lìa cảnh sở quán giống như hư không, tu hành nhẫn nhục được thanh tịnh. Quán các pháp tánh chẳng sinh, chẳng diệt giống như hư không, tu hành nhẫn nhục thanh tịnh. Đối với sắc, vô sắc dùng từ (bi) duyên khắp giống như hư không, tu hành nhẫn nhục thanh tịnh. Đó là tám pháp thành tựu của Bồ tát có thể tịnh tu hành nhẫn nhục Ba la mật đa giống như hư không.
Này thiện nam tử ! Lại có tám pháp có thể chắc chắn quan sát tu hành nhẫn nhục Ba la mật đa. Những gì là tám ? Đó là tính Không Nhẫn nhục chẳng hoại các kiến. Vô tướng nhẫn nhục chẳng để lại tướng. Vô nguyện nhẫn nhục chẳng bỏ Bồ đề. Vô hành nhẫn nhục chẳng tận hữu vi. Vô sanh nhẫn nhục chẳng trụ ở vô vi. Vô khởi nhẫn nhục chẳng trụ ở sanh diệt. Vô hữu tình nhẫn nhục chẳng hoại thể tánh. Như Như nhẫn nhục chẳng hoại ba đời. Như vậy, này thiện nam tử ! Đó là tám pháp nhẫn quán sát chắc chắn có thể tu nhẫn nhục Ba la mật đa. Lại, này thiện nam tử ! Khi hành nhẫn nhục Ba la mật đa, nếu có người hủy báng mắng chửi ta, ta sẽ nhẫn thọ thì gọi là ngã nhẫn nhục, chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật đa. Nếu thấy người mắng chửi và pháp mắng chửi mà ta sẽ nhẫn thọ thì gọi là ngã nhẫn nhục, chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật đa. Trụ hạnh vô tránh là âm thanh nhẫn nhục, chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật đa. Làm thêm hạnh này, người đó và ta đều không, tư duy nhẫn thọ, người đó và ta vô thường, tư duy nhẫn thọ. Đây gọi là thi (hành) thiết (lập) nhẫn nhục, chẳng phải là nhẫn nhục Ba la mật đa. Này thiện nam tử ! Ông đều chẳng thấy có thì có thể hành sở hạnh. Ví như rừng cây Ta-la lớn, nếu lại có người tay cầm búa bén vào trong rừng đó chặt cành lá của chúng. Những cây ấy nhất định lòng không một ý nghĩ : đó là người (năng chặt, đây là cây bị chặt (sở), chẳng sinh ra yêu ghét. Này thiện nam tử ! Đại Bồ tát khi hành nhẫn nhục Ba la mật đa thì cũng lại như vậy, không có yêu ghét không phân biệt “năng”, không phân biệt sở. Đó là Bồ tát tu hành nhẫn nhục Ba la mật đa giống như hư không.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Tận trí vô sinh, nhẫn sạch trong (thanh tịnh)
Với cảnh chẳng nhiễm, ý thành tựu
Trong ngoài tịch tịnh, không chỗ nương
Tâm tịnh, nhẫn hư không bình đẳng.
Thân như cây cỏ, như bóng dáng
Tâm hình như huyễn không thật chơn
Pháp tính rỗng không, không sở kiến
Thân tâm biến dị, kia ngang bằng
Ví có hủy, dự không mừng giận
Không cao thấp, không sự biệt phân
Biết nhẫn như đất như then cửa
Nương dạy nhẫn nhục độ hữu tình.
Tuy biết mọi pháp, tính rỗng không
Không nhân, không ngã, không thọ mạng
Chẳng trái tạo tác và nhân duyên
Nhẫn này là hạnh tối chân thật.
Nghe lời ác đó chẳng nổi sân
Biết tính lời nói như hư không
Tu tập thân tâm không cũng vậy
Tu nhẫn này sẽ tịnh hữu tình.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát tu hành Tinh tấn Ba la mật đa giống như hư không ? Nếu có Bồ tát thành tựu bốn pháp thì tu hành tinh tấn Ba la mật đa giống như hư không. Những gì là bốn ? Đó là siêng tu thiện căn, biết tất cả pháp chưa thành tựu. Tạo tác đại cúng dường đối với các đức Phật, rõ biết thân Như Lai bình đẳng. Thường ưa thành tựu vô lượng loài hữu tình, biết các loài hữu tình không sở đắc. Từ chỗ chư Phật thọ trì chánh pháp, chẳng thấy sự chán lìa các pháp. Đó là bốn pháp thành tựu của Bồ tát, tu hành tinh tấn Ba la mật đa giống như hư không.
Lại nữa, này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh tu hành tinh tấn Ba la mật đa. Những gì là tám ? Do trang nghiêm thân nên siêng hành tinh tấn, biết thân như bóng dáng, không sở đắc. Do trang nghiêm lời nói nên siêng hành tinh tấn, biết lời nói như tính của sương mốc, không sở đắc. Do trang nghiêm tâm nên siêng hành tinh tấn, được đạt đến định, biết tâm không sở đắc. Vì đủ các Ba la mật đa nên siêng hành tinh tấn, đắp đổi tu tập tư duy không sở đắc. Do thành tựu tất cả pháp Bồ đề phận nên siêng hành tinh tấn, tính tướng Bồ đề tư duy không sở đắc. Vì tịnh cõi Phật nên siêng hành tinh tấn, biết các nước Phật ngang bằng với hư không, không sở đắc. Vì thành tựu tất cả điều đã nghe mà đều có thể trì giữ nên siêng hành tinh tấn, biết pháp đã nghe giống như vang ứng, rốt ráo không sở đắc. Vì thành tựu tất cả Phật pháp nên siêng hành tinh tấn, biết các pháp giới bình đẳng một tướng tư duy không sở đắc. Đó là tám pháp thành tựu của Bồ tát có thể tịnh tu hành tinh tấn Ba la mật đa. Này thiện nam tử ! Bồ tát lại có hai thứ tinh tấn. Đó là : Gia hành tinh tấn, Hạn tề tinh tấn. Dùng gia hành tinh tấn sách tấn thân miệng ý tu tập thành tựu tất cả thiện pháp, không có chỗ trụ, tư duy không sở đắc. Dùng hạn tề tinh tấn ứng trụ ở chỗ chẳng ra, chẳng vào, thuận theo pháp giới không chỗ khứ lai tức là như hư không, không sở đắc. Như hư không không sắc đối với các loài hữu tình thành tựu tạo tác, Bồ tát tinh tấn cũng lại như vậy, nương theo pháp chư Phật thành tựu việc của tất cả loài hữu tình. Như hư không dung chứa hết tất cả sắc, Bồ tát tinh tấn dung chứa hết tất cả loài hữu tình, lìa tất cả kiến cũng lại như vậy. Như hư không, tất cả cỏ cây sinh trưởng không rễ, không trụ, Bồ tát tinh tấn sinh trưởng tất cả Phật pháp, chẳng trụ ngã kiến cũng lại như vậy. Như hư không cùng khắp tất cả chỗ, không gì lay động, Bồ tát tinh tấn cùng khắp tất cả thiện pháp, không tướng lay động cũng lại như vậy. Như hư không bình đẳng hiện đủ thứ sắc, Bồ tát tinh tấn bình đẳng vì loài hữu tình thị hiện tu tập, bình đẳng tư duy đều không sở đắc cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát tu hành tinh tấn Ba la mật đa giống như hư không.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Dũng mãnh sinh ra lực tinh tấn
Không lận của cải và mạng thân
Hay hành uy đức Bồ đề lớn
Với các hữu tình lợi ích luôn.
Thuở xưa đã tu lợi công đức
Thường tu tập chẳng sinh mệt nhàm
Với hữu tình ưa làm giải thoát
Với các Như Lai thường cúng dường.
Nguyện đi vô lượng những cõi Phật
Tất cả các ma diệt, phục hàng
Tất cả mọi người thường cấp thí
Với tịnh giới thường ưa giữ gìn
Thường ưa Đại Từ tương ứng niệm
Thường ưa siêng tập các thiện căn
Tư duy không lường tâm thiền định
Dùng Đại trí tuệ quan sát luôn
Lòng từ vô lượng, bỏ sân nhuế
Công đức ích lợi chánh tu hành.
Với thân với mạng không xan tiếc (keo bẩn tiếc nuối)
Khéo hay giải thoát các não phiền.
Thường tu vô ngã, không, giải thoát
Lìa tướng, vô tướng uy mênh mông
Tu Bồ đề mãi lìa các kiến
Hằng lìa các kiến tu Bồ đề
Quán tự tánh như ánh huyễn dương (ánh sáng mặt trời huyễn hóa)
Ưa nói “không pháp” không tư lự
Nương đời, hạnh tịnh, đọc các kinh.
Pháp, không pháp cả hai quên hết
Chẳng bỏ văn tự và âm thanh.
Với đời thường nói các kinh điển
Khen Phật công đức cũng vô biên.
Tâm hạnh hữu tình đã khó lượng
Đại tinh tấn, người trí nên sanh
Giác ngộ vô lượng hữu tính tánh
Chẳng ngừng ở sanh và chẳng sanh
Hay dùng vô biên lòng tinh tấn
Các tịnh pháp thường tập độ sanh (tập :tập quen)
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát tu hành Thiền định Ba la mật đa giống như hư không ? Nếu Bồ tát thành tựu bốn pháp thì tu hành Thiền định Ba la mật đa giống như hư không. Những gì là bốn ? Đó là an tâm ở bên trong, nội tâm không sở kiến. Chế ngự tâm ở bên ngoài, ngoại tâm không sở đắc. Do tự tâm bình đẳng nên biết tâm của tất cả hữu tình cũng bình đẳng. Tâm đó và bình đẳng tư duy chứng biết như huyễn hóa. Đó là Bồ tát thành tựu bốn pháp tu hành Thiền định Ba la mật đa giống như hư không. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh tu hành thiền định Ba la mật đa. Sao gọi là tám ? Đó là chẳng nương uẩn mà tu thiền định. Chẳng nương xứ mà tu thiền định. Chẳng nương giới mà tu thiền định. Chẳng nương hiện thế mà tu thiền định. Chẳng nương đời khác mà tu thiền định. Chẳng nương Dục giới mà tu thiền định. Chẳng nương Sắc giới mà tu thiền định. Chẳng nương Vô sắc giới mà tu thiền định. Đó là tám pháp thành tựu của Bồ tát có thể tịnh tu hành thiền định Ba la mật đa giống như hư không.
Lại nữa, này thiện nam tử ! Bồ tát vì chuyên chú tâm nên Thiền định thanh tịnh. Sao gọi là chuyên chú ? Đối với danh tự của pháp chẳng trừ, chẳng gia thêm, không biến dị, không sai biệt, không tổn, không thêm, không thủ, không xả, không tối, không sáng, không phân biệt, chẳng phải chẳng phân biệt, không tưởng, không tác ý, không một, không hai, cũng không không một hai, không động, không suy nghĩ, không hí luận, không tích tụ, cũng không không tích tụ, chẳng tư duy tất cả tướng, lòng không sở trụ gọi là chuyên chú. Chuyên chú thì tâm chẳng lưu tán. Đối với sắc nhãn thì sắc thức xa lìa nên tự tướng thanh tịnh. Quán hạnh chuyên chú thì tâm chẳng lưu tán, đối với thanh nhĩ thì thanh thức xa lìa nên tự tướng thanh tịnh. Chuyên chú thì tâm chẳng lưu tán, với hương tỵ thì hương thức xa lìa nên tự tướng thanh tịnh. Chuyên chú thì tâm chẳng lưu tán, với vị thiệc thì vị thức xa lìa nên tự tướng thanh tịnh. Chuyên chú thì tâm chẳng lưu tán, với xúc thân thì xúc thức xa lìa nên tự tướng thanh tịnh. Chuyên chú thì tâm chẳng lưu tán, với pháp ý thì pháp thức xa lìa nên tự tướng thanh tịnh. Này thiện nam tử ! Ví như hư không, với khi kiếp cháy thì chẳng bị thiêu đốt, với khi tai nước thì chẳng bị ẩm thấp. Như vậy Bồ tát tu tập thiền định thì chẳng bị sự thiêu đốt của tất cả các lửa phiền não, tất cả giải thoát bình đẳng giữ gìn, bình đẳng đi đến. Sự đắm đuối của những nước thiền định thường không xen tạp khiến cho tán động loài hữu tình. An trụ ở thiền định mà đối với thiền định chẳng sinh ra vị yêu thích, ra khỏi định cũng vậy, không chướng ngại nữa. Đối với Thánh nhân thì thường hiện tịch tịnh, chẳng phải Thánh nhân thì siêng năng thành tựu tịch tịnh, thường khiến cho định tâm, trụ ở bình đẳng. Với người bất bình đẳng thì nói pháp giáo hóa dẫn đường. Bồ tát chẳng thấy bình đẳng và bất bình đẳng, đối với bình đẳng và bất bình đẳng cũng chẳng trái nhau, lòng không có ngăn ngại giống như hư không. Vậy nên gọi là tu thiền định, cũng gọi là thắng tuệ tu thiền định, cũng gọi là bất trụ thức tu thiền định. Nhờ thiền định này mà Bồ tát đó thu hoạch được vô trụ thiền định giống như hư không như vậy.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Khéo hộ các căn, tu tịnh lự
Thường định chẳng nhiễm trước hữu tình
Bình đẳng dẫn bình đẳng độ thế
Ở trong, ở ngoài thường trụ yên.
Chẳng nương theo uẩn và xứ, giới
Xa lìa cảnh giới trụ tịch nhiên (tịch tịnh)
Người trí, tâm thường tại thiền định
Đẳng với chẳng đẳng đều ngang bằng (bình đẳng).
Đạt đến pháp giới không cao thấp
Thấy tâm cùng ý đều tịch nhiên (tịch tịnh)
Vì khiến cho thế gian thành tựu
Thị hiện biến dị và các thiền.
Đó không biến dị và thiền định
Cũng vậy, tự tại hướng cõi lòng
Hiện cảnh Vô sắc trong thiền định
Cũng như vậy cõi Dục hiện lên
Đều vì hữu tình mà thành tựu
Mà lại chẳng nhiễm trước hữu tình.
Cảnh giới như rỗng không, huyễn hóa
Loáng mặt trời, trăng nước, mộng,
Đã biết thiền định và thế gian
Liền chuyển thế tâm thành trí tuệ.
Chẳng thể phủ che được cả tâm
Thì được sinh ra tâm tự tại
Liễu đạt thiền định và thần thông
Du lịch cùng khắp câu chỉ cõi.
Với chư Phật hay khắp cúng dường
Vô tri hoặc chướng đều trừ đoạn
Các căn điều phục, ý tịch nhiên
Độ xa-ma-tha không phân biệt.
Thế gian và ý đều sạch trong
Thường hằng trí lực tịch cũng vậy.
Dùng vô sở đắc trụ ngang bằng (bình đẳng)
Nên gọi bình đẳng khắp vô tướng.
Nếu không sở trụ ở bình đẳng
Vậy nên gọi là được định thiền.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa giống như hư không ? Nếu Bồ tát thành tựu bốn pháp thì tu hành Bát nhã Ba la mật đa giống như hư không. Sao gọi là bốn ? Đó là, do hư không thanh tịnh nên vào tất cả hữu tình thanh tịnh. Do trí thanh tịnh nên vào tất cả thức thanh tịnh. Do pháp giới thanh tịnh nên vào ngã, nhân, hữu tình, thọ mạng thanh tịnh. Do nghĩa thanh tịnh nên vào tất cả văn tự thanh tịnh. Đó là bốn pháp thành tựu của Bồ tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa giống như hư không.
Lại nữa, này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát thành tựu tám pháp thì có thể tịnh tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Sao gọi là tám ? Đó là siêng tu tập tất cả thiện pháp mà chẳng chấp trước “thường kiến”. Siêng đoạn trừ tất cả pháp bất thiện mà chẳng chấp trước “đoạn kiến”. Biết pháp duyên khởi mà chẳng trái với Vô sanh pháp nhẫn. Hiện bốn vô ngại giải mà chẳng chấp trước bốn biện tài. Giỏi có thể quyết định chọn lựa bốn Ổ-đà-nam (?) chẳng thấy vô thường, khổ, vô ngã, tịch tịnh. Giỏi nói nghiệp quả mà cũng chẳng động. Đối với không nghiệp quả trụ ở chỗ không hí luận. Trí thường hiểu nói tướng của tất cả pháp cú sai biệt. Giỏi được ánh sáng của tất cả tịnh pháp. Đối với các loài hữu tình giảng nỏi về pháp, thanh tịnh và pháp tạp nhiễm. Đó là tám pháp thành tựu của Bồ tát có thể tịnh tu hành Bát nhã Ba la mật đa. Này thiện nam tử ! Ông phải biết, Bát nhã chính là câu thanh tịnh có thể tiêu diệt ác giác, chính là câu không biến dị mà tự tướng thanh tịnh, chính là câu không phân biệt mà không thể hạn tề (bằng), chính là câu như thật mà tính chân thật, chính là câu Đế không lay động, chính là câu thành thật không hư dối, chính là câu thông tuệ mở các trói buộc, chính là câu mãn túc công đức của Thánh giả, chính là câu thông đạt khéo có thể quan sát, chính là câu đệ nhất nghĩa không lời ngôn thuyết, chính là câu bình đẳng không sai biệt, chính là câu bền chắc chẳng thể phá hoại, chính là câu chẳng động không chỗ nương, chính là câu kim cương có thể đục xuyên thủng, chính là câu tế độ tạo tác đã thành tựu, chính là câu thanh tịnh tính không nhiễm, chính là câu không tối mà ánh sáng không sở đắc, chính là câu không hai không có kiến lập, chính là câu tận rốt ráo tận diệt, chính là câu vô tận vô vi thường trụ, chính là câu vô vi chẳng phải sự nhiếp lấy của sinh diệt, chính là câu không tối thanh tịnh, chính là câu hư không không chướng ngại, chính là câu hư không đạo không hành tích (dấu vết), chính là câu vô sở đắc tự tính không có, chính là câu trí mà trí thức không hai, chính là câu vô thôi (xô, đẩy lìa khỏi đối trị, chính là câu vô thân (mạng) không chuyển dịch, chính là câu khổ biến tri lìa khổ biến kế, chính là câu tập đoạn hại tham dục, chính là câu chứng Diệt rốt ráo vô sanh, chính là câu tu đạo vào đạo không hai, chính là câu Phật đà có thể sinh ra Chính Giác, chính là câu Đạt ma rốt ráo ly dục. Này thiện nam tử ! Những loại câu nghĩa sai biệt như vậy mà ánh sáng trí tuệ chẳng thuộc về người khác thì đối với lời pháp đã nói có thể theo vào chút ít đều không có năng phân biệt và sở phân biệt. Đó gọi là tu hành Bát nhã Ba la mật đa giống như hư không.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
Tuệ sáng hay đoạn tập phiền não
Thị hiện tác nghiệp và nhân duyên
Chẳng nương hữu tình và ngã kiến
Chẳng trụ thọ mạng cùng tướng nhân (người).
Ngã, vô ngã cả hai lìa khỏi
Hiểu nói Bát nhã đến chân nguyên
Bát nhã hay đánh đổ sở hữu
Bát nhã hay qua dòng bạo cuồng
Bát nhã hay tạo nhân thanh tịnh
Bát nhã hay giải thoát thắng an.
Tịnh tuệ hay lìa các triền cái (trói buộc che chắn)
Với uẩn, xứ, giới biết khắp cùng.
Minh tuệ soi sáng ba cõi rỗng
Với tương năng, sở giải thoát xong.
Tu hành Bát nhã khiến thanh tịnh
Không chấp trước tất cả thế gian.
Thông đạt hay hành Bát nhã hạnh
Thường tu tịnh tuệ chiếu chân không
Ngũ nhãn thanh tịnh, ngũ căn sáng
Tịnh năm uẩn, hay trừ năm đường.
Đến với bờ kia thường an trụ
Pháp giới cũng vậy khi vào trong
Bình đẳng giống như hư không lớn
Cao rộng khéo thuận trí Thế Tôn (Phật)
Đắc, vô đắc cả hai lìa khỏi
Hay bày trung đạo, cam lộ môn
Thuận theo sở hạnh của bậc Thánh
Khéo hay phân biệt, không biệt phân
Hay biết khổ tập, đoạn tham ái
Bày Diệt, hiển vô vi tu hành
Thành tựu ánh sáng thật trí tuệ
Nên rõ ba đời, đi lại không.
Đối với các cõi đều bình đẳng
Các pháp tịch tịnh cũng bình đẳng
Rõ các hữu tình không ngã, nhân
Đó là tu trí tuệ chính chân.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là tu hành phước đức giống như hư không ? Này thiện nam tử ! Tất cả pháp tánh giống như hư không. Dùng tâm Bồ đề mà làm hạt giống thì việc tu phước tụ đều chẳng lìa bỏ tâm Bồ đề. Tích tập thiện căn mà đều hồi hướng về biển Tát bà nhã (Nhất thiết chủng trí) thì do đó thu hoạch được vô lượng phước đức đều như hư không. Này thiện nam tử ! Bồ tát nên phải phát tâm như vậy ! Hư không vô lượng, chiêu cảm phước tụ (gom) cũng lại không lường. Sở dĩ vì sao ? Vì do ý không lường nên phước cũng không lường. Bồ tát đối với điều đó nên tác khởi sự quan sát này ! Này thiện nam tử ! Lại có mười thứ vô lượng trang nghiêm mà Bồ tát ứng đầy phước tụ như vậy. Những gì là mười ? Đó là : Vô lượng thân trang nghiêm tướng hảo viên mãn. Vô lượng ngữ (lời nói) trang nghiêm tùy thuận nói pháp luân đều thanh tịnh. Vô lượng tâm trang nghiêm, thông đạt lòng của tất cả loài hữu tình. Vô lượng hành thân trang nghiêm, thành thục vô lượng những loài hữu tình. Vô lượng hành tướng trang nghiêm, tịnh vô lượng cõi Phật. Vô lượng phước đức thiền định tinh tấn trang nghiêm thành tựu viên mãn vô lượng uy nghi của Phật. Vô lượng Đại Bồ đề tràng trang nghiêm, ứng đầy tất cả tướng và hạnh. Vô lượng Vô Già thí hội trang nghiêm thành tựu viên mãn vô lượng hào tướng của đức Phật. Vô lượng cung kính vô ngã trang nghiêm, thành tựu viên mãn Vô kiến đảnh của Như Lai. Vô lượng vô gián định tâm trang nghiêm, thành tựu viên mãn vô lượng lòng không dua nịnh quanh co, thuận theo tịnh ý. Này thiện nam tử ! Đó là mười thứ vô lượng trang nghiêm. Bồ tát nếu có thể như vậy phát tâm rộng lớn giống như hư không thì thu được phước đức như hư không.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát tu hành trí tuệ giống như hư không ? Nếu Bồ tát duyên khắp cùng tất cả loài hữu tình mà biết đúng như thật loài có dục tâm, loài không có dục tâm; biết đúng như thật loài có sân tâm, loài không có sân tâm; biết đúng như thật loài có si tâm, loài không có si tâm; biết đúng như thật loài có tạp nhiễm tâm, loài không có tạp nhiễm tâm... thì tự mình đã lìa khỏi dục, lại có thể vì Tha-bổ-đặc-già-la nói pháp điều phục dục; tự mình đã lìa khỏi sân, lại có thể vì Tha-bổ-đặc-già-la nói pháp điều phục sân; tự mình đã lìa khỏi si, lại có thể vì Tha-bổ-đặc-già-la nói pháp điều phục si; tự mình lìa khỏi tạp nhiễm, lại có thể vì người khác nói pháp điều phục tất cả các phiền não. Chẳng thấy có tham, sân, si, phiền não là tâm hạ liệt. Lìa khỏi tham, sân, si, phiền não là tâm thắng thượng. Vì sao vậy ? Vì Bồ tát đó đối với pháp giới bất nhị, pháp môn thanh tịnh đã chứng biết. Như vậy pháp giới tức tham, sân, si, như vậy pháp giới tức ly nhiễm giới. Vậy nên pháp giới cùng với tất cả pháp hỗ tương vào nhau. Pháp giới tức là pháp, pháp tức là pháp giới, không đâu chẳng khắp cùng. Nếu biết ngã giới tức là biết pháp giới, pháp giới, ngã giới không có hai vậy. Sở dĩ vì sao ? Vì ngã thanh tịnh nên pháp giới thanh tịnh. Như vậy tất cả pháp thanh tịnh, quang hiển, dung thọ, cũng không dung thọ, lìa khỏi tất cả tướng, không tướng, không chỗ đứng yên giống như hư không, gọi là Vô ngại trí. Do trí vô ngại mà rõ tất cả pháp không có gì ngăn ngại. Đó là Bồ tát tu hành trí tuệ giống như hư không.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Phật đã ấn khả, Phật tùy niệm của Bồ tát ? Đó là, niệm vô lậu giới chính là Giới Phật tùy niệm. Tất cả pháp bình đẳng chẳng tán loạn, đó là Định Phật tùy niệm. Tất cả pháp không sự phân biệt, đó là Tuệ Phật tùy niệm. Chẳng trụ ở hai lòng, đó là Giải thoát Phật tùy niệm. Chẳng chấp trước Nhất thiết trí, đó là Giải thoát tri kiến Phật tùy niệm. Ba đời bình đẳng chẳng động, đó là Lực Phật tùy niệm. Chẳng trụ ở tất cả lậu, đó là Vô sở úy Phật tùy niệm. Như vậy phải nghĩ về tất cả công đức sở hữu của thân Phật thì đều là Phật tùy niệm. Pháp giới bình đẳng không có gì phân biệt. Lại nữa, Phật tùy niệm là nghĩ sắc sở hữu của Phật tự tánh thanh tịnh. Do thấy tự tánh của sắc thanh tịnh nên trí vô niệm theo đến. Cho đến thọ, tưởng, hành, thức thấy... tự tánh của thức thanh tịnh nên trí vô niệm theo đến. Như vậy mười hai xứ, mười tám giới cũng lại như vậy. Do trí tự tánh của tất cả các pháp, tất cả tác ý của tối thù thắng tuệ nên xa lìa xa lìa tất cả ràng buộc của kiến. Xa lìa như vậy thì biết sắc không vẩn đục, niệm không vẩn đục. Đó là Phật sở ấn khả Phật tùy niệm. Lại nữa, Phật tùy niệm là nghĩ đến sự đi, đứng, ngồi, nằm, tất cả uy nghi của đức Phật mà chẳng sinh chấp trước. Đối với lời nói pháp của đức Phật, đối với sự lặng yên của đức Phật chẳng sinh chấp trước. Cũng chẳng chấp trước niệm cũng chẳng phải niệm. Sở dĩ vì sao ? Vì đức Phật không niệm, không tác ý, chẳng phải sắc, chẳng phải tướng, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Do tất cả tướng duyên vào tư lự chẳng hiện hành, này thiện nam tử ! Nên đó gọi là Phật sở ấn khả Phật tùy niệm.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Phật sở ấn khả pháp tùy niệm của Bồ tát? Pháp tên là ly dục, đối với pháp không nhiễm, cũng không pháp tùy niệm. Pháp tên là Vô a lại gia, đối với pháp không ẩn mất, cũng không pháp tùy niệm. Pháp tên là tịch tịnh vì không có tâm ý thức nhiễm trước, cũng không pháp tùy niệm. Pháp tên là Vô tướng, đối với pháp không theo tướng thức, cũng không pháp tùy niệm. Pháp tên là Vô vi, đối với pháp không thi thiết trụ, cũng không pháp tùy niệm. Lại nữa, pháp tùy niệm là nếu nghĩ không gián đoạn, chẳng dấy lên pháp tưởng thì liền vào chánh vị, chứng Vô sinh nhẫn. Quán tất cả pháp bản lai chẳng sanh, không pháp có thể chứng thì tức là chỗ chứng được của tất cả học, vô học, Duyên giác, Bồ tát, Chánh Đẳng Bồ đề. Như vậy pháp giải thoát chứng được của tất cả Thánh cũng không tự tánh. Đó là Phật sở ấn khả pháp tùy niệm của Bồ tát.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Phật sở ấn khả tăng già tùy niệm của Bồ tát ? Tăng tên là Vô vi. Đó chẳng thể dùng tạo tác mà làm, mà không hiện hành nghiệp thân, ngữ, ý, chỉ là thi thiết (thi hành thiếp lập) mà có hành động, là tăng vô vi lìa khỏi trụ thi thiết, siêu việt các ngôn luận. Này thiện nam tử ! Đó là Phật sở ấn khả tăng già tùy niệm. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Phật sở ấn khả xả tùy niệm của Bồ tát ? Đó là bỏ tất cả tư trang dụng cụ đã nương nhờ và bỏ cả pháp, cũng không gì để bỏ. Đây gọi tối thắng xả. Đối với tất cả pháp không thủ, không xả, cũng không sở cầu, không có duyên lự, chẳng phải không duyên lự. Hạnh vô tâm đó cũng không thi thiết, cũng chẳng trụ ở thức, chẳng sinh ra tâm vì không trụ ở tâm nên gọi là Phật sở ấn khả xả tùy niệm. Lại nữa, Bồ tát xả tùy niệm là do sự tu hành hồi hướng bình đẳng trí Nhất thiết trí, chẳng thấy Bồ đề là cái để tùy niệm (sở tùy niệm). Vì sao vậy ? Vì Nhất thiết trí cùng tùy niệm đó tính không hai vậy. Này thiện nam tử ! Như vậy là pháp, trí tương ứng. Đó gọi là Phật sở ấn khả xả tùy niệm của Bồ tát. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Phật sở ấn khả Giới tùy niệm của Bồ tát ? Giới tên là vô vi, vô lậu, vô ngại, vĩnh viễn dứt công dụng, thành tựu tất cả cấm giới, vô thức, vô tướng, cũng chẳng trụ ở tâm tạo tác tam ma địa (tam muội), chỗ nương tối thắng, cũng là căn bản phát sinh tịnh tuệ, lìa khỏi hí luận và tướng giải thoát, cũng không hai thứ tướng phân biệt, kẻ trí khen không có hiện sắc, có thể dứt phiền não, cũng không thi thiết an vui theo hành động, cũng không đối trị tất cả phân biệt. Bồ tát thường đối với những loại như vậy thì Giới không có vẩn đục. Đó gọi là Phật sở ấn khả Giới tùy niệm của Bồ tát.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Phật sở ấn khả Thiên tùy niệm của Bồ tát? Ứng theo ý nghĩ về hai thứ trời, một là trời Ngũ Tịnh Cư, nơi có Thánh giả, hai là trời Đổ Sử Đa, Bồ tát nhất sanh bổ xứ ở tại cõi trời đó. Lại nữa, Bồ tát nhất sanh bổ xứ này trụ ở cung trời đó có mười thứ đảnh pháp. Những gì là mười ? Đó là, trong tất cả Ba la mật thì Bát nhã Ba la mật đa là đảnh của những pháp ấy. Trong tất cả thần thông thì thần thông Bất thoái là đảnh của những thần thông ấy. Trong tất cả Địa thì Chỉ Quán đảnh địa là đảnh của những địa ấy. Trong tất cả pháp Bồ đề phận thì Bất thoái chánh kiến thắng tam ma địa là đảnh của những pháp ấy. Trong tất cả Vô ngại giải thì nghĩa biện vô ngại là đảnh của những vô ngại giải ấy. Trong tất cả trí thì trí vô trước vô ngại là đảnh của những trí ấy. Trong tất cả căn thì trí biết căn thượng, trung, hạ không ngăn ngại là đảnh của những căn ấy. Trong tất cả lực vô úy thì trí soi sáng theo vào là đảnh của những lực ấy. Trong tất cả mắt thì Phật nhãn quan sát tất cả Phật pháp rõ như lòng bàn tay là đảnh của những mắt ấy. Trong việc ngồi Bồ đề tràng sẽ thành Chánh Giác thì sát na tâm tương ứng với Chánh tuệ là đảnh của việc ngồi đạo tràng ấy. Đó là mười thứ tướng của đảnh pháp (đảnh là phần trên cùng của đầu) ứng theo ý niệm. Nếu Bồ tát được niệm đó rồi thì thấy chẳng loạn theo ràng rịt, chẳng loạn tác khởi ý hý luận. Chẳng loạn đối với loạn như vậy, ý niệm không vẩn đục. Hãy nên như vậy mà theo nghĩ đến trời đó. Này thiện nam tử ! Đó gọi là Phật sở ấn khả Thiên tùy niệm của Bồ tát.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là các hạnh tu hành của Bồ tát bình đẳng với Niết bàn ? Niết bàn gọi là Tịch tịnh. Trừ hết tất cả phiền não, diệt tất cả thọ, lìa tất cả sở duyên, ra khỏi uẩn, xứ, giới tức là Chánh sĩ đó thu hoạch được Niết bàn bình đẳng. Dùng sức bổn nguyện, du hí Đại Bi, trí tuệ phương tiện, được Như Lai gia trì, giỏi tu trí tuệ, ý ưa thanh tịnh, trụ ở Như huyễn diệu tam ma địa, biết hết sinh tử phiền não của hữu tình đều như huyễn hóa, thị hiện thọ sanh, nhờ đây có thể đoạn trừ những trói buộc sinh tử, không bị nhiễm ô... thì gọi là Niết bàn. Đã được tự tại chẳng sinh mà sinh, không gì chẳng sinh cũng không sinh gì, thường ở tại Niết bàn mà chẳng đoạn sinh tử, mà thành thục hữu tình không có ngưng nghỉ. Này thiện nam tử ! Đây gọi là cửa Đại Bi Phương Tiện Song Trí Tuệ của Bồ tát. Nếu Bồ tát trụ ở cửa này thì thu hoạch được hạnh Niết bàn bình đẳng hạnh Bồ tát. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát giỏi biết hành tướng của tất cả hữu tình ? Này thiện nam tử ! Bồ tát có tám muôn bốn ngàn hạnh chính là căn bản. Ổ đà nam cú (?) tướng hạnh của hữu tình sai biệt không lường, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể ngôn thuyết, chỉ đức Phật mới có thể biết, chẳng phải điều rõ biết của các Thanh văn, Duyên giác, cũng chẳng phải điều có thể biết của Bồ tát. Bồ tát kia nhờ đức Phật gia trì và trí lực của mình mà theo biết tướng hạnh của tất cả loài hữu tình như là tướng tự tánh như vậy, tướng hành như vậy, tướng nhân như vậy, tướng duyên như vậy, tướng tạo tác như vậy, tướng hòa hợp như vậy, hoặc đủ thứ tướng, tướng ly, tướng dục, tướng sân, tướng si, tướng đẳng phân, tướng địa ngục, tướng bàng sinh, tướng Diễm ma giới, tướng trời, tướng người, hoặc tướng Thanh văn Ni dạ ma, hoặc tướng Duyên giác Ni dạ ma, hoặc tướng Phật Ni dạ ma, hoặc tướng vĩnh viễn (nguyên nhân), tướng trung nhân, tướng cận nhân. Như vậy tất cả tướng hành của loài hữu tình, Bồ tát biết chúng y như thật, trừ Nhất thiết trí chẳng bị tiêu diệt và khuất phục. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát giỏi biết hành tướng của tất cả loài hữu tình.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.239.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.