Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lúc bấy giờ, đại Bồ tát Bảo Thủ hỏi Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Tâm Bồ đề thì dùng pháp gì nhiếp trì để được chẳng thoái chuyển.
Bồ tát Đại Hư Không Tạng nói rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Tâm Bồ đề thì dùng hai pháp nhiếp trì để trụ ở chẳng thoái chuyển. Những gì là hai pháp ? Đó là Ý lạc và tăng thượng Ý lạc.
Lại hỏi rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Ý lạc và tăng thượng ý lạc này lấy gì nhiếp ?
Đáp rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Dùng bốn nhiếp pháp. Những gì là bốn ? Đó là ý lạc do sự nhiếp lấy của không dua nịnh (siễm) và không lừa dối (vô cuống). Tăng thượng ý lạc do sự nhiếp lấy của lòng chẳng tạp và thắng tấn tu hành. Đó là bốn pháp nhiếp với hai pháp.
Lại hỏi rằng :
- Mà bốn pháp với bao nhiêu pháp nhiếp ?
Đáp rằng :
- Dùng pháp tám nhiếp ! Sao gọi là tám ? Đó là vô siểm do sự nhiếp lấy của chánh trực và chánh trụ. Vô cuống do sự nhiếp lấy của không hư giả và ý thanh tịnh. Lòng chẳng tạp do sự nhiếp lấy của lòng chẳng thoái mất và tinh tấn chẳng thoái. Thắng tấn tu hành do sự nhiếp lấy của phước đức tư lương và trí tuệ tư lương. Đó là tám pháp nhiếp lấy bốn pháp.
Lại hỏi :
- Thưa thiện nam tử ! Tám pháp này lại dùng bao nhiêu pháp nhiếp ?
Đáp rằng :
- Dùng mười sáu pháp nhiếp lấy. Sao gọi là mười sáu ? Đó là Chánh trực do sự nhiếp lấy của tịch tịnh và nhu hòa. Chánh trụ do sự nhiếp lấy của vô ngã và vô kiêu. Không hư giả do sự nhiếp lấy của Đại từ và Đại bi. Ý lạc thanh tịnh do sự nhiếp lấy của thân thanh tịnh và tâm thanh tịnh. Tâm chẳng thoái mất do sự nhiếp lấy của kiên cố và lực. Tinh tấn chẳng thoái do sự nhiếp lấy của việc làm đúng như lời nói và tu hành chân chính. Phước đức tư lương do sự nhiếp lấy của Gia hạnh và tăng thượng gia hạnh. Trí tuệ tư lương do sự nhiếp lấy của đa văn và suy nghĩ. Đó là tám pháp do mười sáu pháp nhiếp lấy.
Lại hỏi rằng :
- Mười sáu pháp này dùng bao nhiêu pháp nhiếp lấy ?
Đáp rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Mười sáu pháp này dùng ba mươi hai pháp nhiếp lấy. Những gì là ba mươi hai ? Đó là tịch tịnh do sự nhiếp lấy của tàm và quí. Nhu hòa do sự nhiếp lấy của thiện ngữ và an lạc trụ. Vô ngã do sự nhiếp lấy của khiêm hạ và bất động. Vô kiêu do sự nhiếp lấy của vô cấu và lời nói không tổn thương (vô thương ngữ). Đại từ do sự nhiếp lấy của lòng bình đẳng đối với tất cả hữu tình và lòng vô ngại. Đại bi do sự nhiếp lấy của không mệt mỏi và cung cấp cho hữu tình tất cả tác sứ. Thân thanh tịnh do sự nhiếp lấy của chẳng hại và của cải của mình biết đủ. Tâm thanh tịnh do sự nhiếp lấy của điều nhu và tịch tịnh. Kiên cố do sự nhiếp lấy của chẳng khuyết yếu kỳ (hạn) và quyết định cứu vớt. Lực do sự nhiếp lấy của thiện trụ tuệ và bất động tuệ. Việc làm đúng như lời nói do sự nhiếp lấy của tính như thuyết và năng tác. Tu hành chân chính do sự nhiếp lấy của chánh gia hạnh và chánh tinh tấn. Gia hạnh do sự nhiếp lấy của siêu thắng và chẳng thoái chuyển. Tăng thắng gia hạnh do sự nhiếp lấy của theo người khác nghe và đúng như lý tác khởi ý. Đa văn do sự nhiếp lấy của thân cận bạn lành và thuận theo bạn lành. Nghĩ điều đã nghe do sự nhiếp lấy của chánh hạnh dũng mãnh và tịnh lự quan sát. Thưa thiện nam tử! Đó là dùng ba mươi hai pháp nhiếp lấy mười sáu pháp.
Lại hỏi rằng :
- Này thiện nam tử ! Ba mươi hai pháp này dùng bao nhiêu pháp nhiếp lấy ?
Đáp rằng :
- Ba mươi hai pháp này do sự nhiếp lấy của sáu mươi tư pháp. Những gì là sáu mươi tư ? Đó là Tàm do sự nhiếp lấy của nội quan sát và nhiếp lấy các căn. Quí do sự nhiếp lấy của hộ ngoại cảnh và kính có đức. Thiện ngữ do sự nhiếp lấy của cầu pháp và yêu thích pháp. An lạc trụ do sự nhiếp lấy của thân tịnh (lặng) và tâm tịnh (lặng). Khiêm hạ do sự nhiếp lấy của chẳng cống cao và lời nói đúng như pháp. Bất động do sự nhiếp lấy của thân chẳng quanh co và tâm chẳng quanh co. Vô cấu do sự nhiếp lấy của trừ ba cấu và tu ba cửa giải thoát. Lời nói không thương tổn do sự nhiếp lấy của không thô ác và lời nói không ly gián. Lòng vô ngại do sự nhiếp lấy của tự hộ và hộ người khác. Lòng bình đẳng đối với tất cả hữu tình do sự nhiếp lấy của không phân biệt và tính một vị. Chẳng mệt mỏi do sự nhiếp lấy của tự tính như mộng và tự tính như huyễn. Cung cấp cho hữu tình tất cả tác sự do sự nhiếp lấy của thần thông và phương tiện. Chẳng hại do sự nhiếp lấy của hổ thẹn và tin nghiệp báo. Đối với của cải của mình biết đủ do sự nhiếp lấy của thiểu dục và tri túc. Điều nhu do sự nhiếp lấy của chẳng tháo động và chẳng khi cuống (dối gạt). Tính tịch tịnh do sự nhiếp lấy của xả ngô ngã và không ngã sở. Chẳng khuết yếu kỳ (hẹn) do sự nhiếp lấy của quán tâm Bồ đề và thuận bồ đề trường. Quyết định cứu vớt do sự nhiếp lấy của giác ngộ ma nghiệp và chư Phật gia trì. Thiện trụ tuệ do sự nhiếp lấy của chẳng khinh tháo và chẳng xao (trạo) động. Bất động tuệ do sự nhiếp lấy của tâm như núi và chẳng di chuyển. Tính như thuyết do sự nhiếp lấy của khéo tác nghiệp và chẳng truy hối (hối hận việc đã làm). Năng tác do sự nhiếp lấy của thật tính và chân tính. Chánh gia hạnh do sự nhiếp lấy của thuận duyên sinh và lìa đoạn, thường. Chánh tinh tấn do sự nhiếp lấy của gia hạnh và như lý. Bất thoái chuyển do sự nhiếp lấy của chánh đoạn và chẳng giãi đãi kiêu mạn. Siêu thắng do sự nhiếp lấy của dũng mãnh và tinh tấn. Theo người khác nghe do sự nhiếp lấy của bạn lành và cầu pháp. Như lý tác ý do sự nhiếp lấy của xa-ma-tha (chỉ) tư lương và Tỳ-bát-xá-na (quán) tư lương. Thân cận bạn lành do sự nhiếp lấy của Thừa thuận (vưng thuận) và cung kính. Thuận theo bạn lành do sự nhiếp lấy của thân khinh lợi và tâm khinh lợi. Chánh hạnh dũng mãnh do sự nhiếp lấy của Niết bàn và ly dục. Tịnh lự quan sát do sự nhiếp lấy của nhân chẳng hoại và quả chẳng hoại. Thưa thiện nam tử ! Đó là ba mươi hai pháp do sự nhiếp lấy của sáu mươi tư pháp.
Lại hỏi rằng :
-Thưa thiện nam tử ! Sáu mươi tư pháp này dùng bao nhiêu pháp nhiếp lấy ?
Đáp rằng :
- Thưa thiện nam tử ! Sáu mươi tư pháp này do sự nhiếp lấy của một trăm hai mươi tám pháp. Đó là : Nội quan sát do sự nhiếp lấy của quán không và quán tính. Nhiếp các căn do sự nhiếp lấy của chánh niệm và chánh tri. Hộ ngoại cảnh do sự nhiếp lấy của phòng (bị) các căn và chẳng đuổi tan (trì tán). Kính có đức do sự nhiếp lấy của người trí quan sát lỗi mình và người trí chẳng tìm cầu lỗi người khác. Cầu pháp do sự nhiếp lấy của yếu kỳ của mình dũng mãnh chẳng thoái và đối với người khác làm ác chẳng nghĩ. Yêu thích pháp do sự nhiếp lấy của cầu pháp và thuận pháp. Thân tịnh do sự nhiếp lấy của lìa hôn trầm và lìa tính si. Tâm tịnh do sự nhiếp lấy của biến tri và đoạn trừ phiền não. Chẳng cống cao do sự nhiếp lấy của chẳng kiêu mạn và đoạn bạo ác. Như pháp ngữ do sự nhiếp lấy của đoạn pháp bất thiện và đầy đủ tất cả thiện pháp. Thân chẳng quanh co do sự nhiếp lấy của lời nói chẳng thô và lời nói chẳng ác. Tâm chẳng quanh co do sự nhiếp lấy của chánh niệm và chánh tam ma địa. Trừ ba cấu do sự nhiếp lấy của bất tịnh quán và từ bi quán. Tu ba cửa giải thoát do sự nhiếp lấy của vô số thủ thú (con đường chọn lấy) và thắng nghĩa. Chẳng thô khoáng (ác) do sự nhiếp lấy của lời nói lợi ích và lời nói an lạc. Không lời nói ly gián do sự nhiếp lấy của lời nói chẳng hoại và lời nói hòa hợp. Tự hộ do sự nhiếp lấy của chẳng tạo tác tất cả tội và chứa tất cả phước. Hộ người khác do sự nhiếp lấy của nhẫn nhục và nhu hòa. Không phân biệt do sự nhiếp lấy của tâm bình đẳng hư không và tâm như gió. Tính một vị do sự nhiếp lấy của chân như và pháp giới tính. Tự tính như mộng do sự nhiếp lấy của thấy nghe hay biết pháp và sự trải qua pháp chẳng thọ dụng. Tự tính như huyễn do sự nhiếp lấy của cuống hoặc và biến kế phân biệt. Thần thông do sự nhiếp lấy của thành biện lợi ích và thuận trí tuệ. Phương tiện do sự nhiếp lấy của ánh sáng tuệ và quan sát hữu tịnh. Xấu hổ (tu sỉ) do sự nhiếp lấy của hối rồi chẳng sinh và không che giấu lỗi mình. Tin nghiệp báo do sự nhiếp lấy của hiện chứng các pháp chẳng sinh buông lung và sợ khổ đời sau. Thiểu dục do sự nhiếp lấy của thọ dụng thanh tịnh và lìa tâm không chán đủ. Tri túc do sự nhiếp lấy của dễ thỏa mãn và dễ nuôi dưỡng. Chẳng tháo động do sự nhiếp lấy của cứu cánh tận và vô tránh. Chẳng khi cuống do sự nhiếp lấy của thật ngữ và pháp nhu hòa. Xả ngô ngã do sự nhiếp lấy của chẳng kể nhân và tiêu diệt ác kiến. Vô ngã do sự nhiếp lấy của không ngã mạn và không tham. Quán Bồ đề tâm do sự nhiếp lấy của chẳng hy vọng thừa kém và bi mẫn hữu tình. Thuận Bồ đề trường do sự nhiếp lấy của tiêu diệt hàng phục các ma và hiện chứng Phật pháp. Giác ngộ ma nghiệp do sự nhiếp lấy của bạn lành dạy trao và tu tập Bát nhã Ba la mật đa. Chư Phật gia trì do sự nhiếp lấy của việc làm như lời nói và chẳng bỏ tất cả hữu tình. Chẳng khinh tháo do sự nhiếp lấy của tâm như đất và đoạn dứt yêu ghét. Chẳng xao động do sự nhiếp lấy của lìa khỏi việc làm ác và quán vô thường. Lòng như núi do sự nhiếp lấy của chẳng cao và chẳng thấp. Chẳng di chuyển do sự nhiếp lấy của chẳng thoái hoại nguyện hạnh và thắng tấn nguyện hạnh. Khéo tác nghiệp do sự nhiếp lấy của sự tạo tác của trí và chẳng đuổi theo ý niệm ma sự. Chẳng hối do sự nhiếp lấy của Giới (cấm) thanh tịnh và tam ma địa thanh tịnh. Thật tính do sự nhiếp lấy của thế tục đế và thắng nghĩa đế. Chơn tánh do sự nhiếp lấy của Chơn như và Chơn thật. Thuận duyên do sự nhiếp lấy của nhân và cả duyên. Lìa đoạn, thường do sự nhiếp lấy của Vô sinh và vô diệt. Sở gia hạnh do sự nhiếp lấy của tin nghiệp quả và dứt trừ nghiệp. Như lý do sự nhiếp lấy của đạo viễn ly và đạo bất sinh. Chánh đoạn do sự nhiếp lấy của đoạn bất thiện và chẳng đoạn thiện. Chẳng giải (đãi) mạn do sự nhiếp lấy của tâm lực và thân lực. Dũng mãnh do sự nhiếp lấy của thẩm đế (xem xét chắc chắn) và chẳng mất tu hành. Tinh tấn do sự nhiếp lấy của lòng chẳng tạp và chẳng thoái chuyển. Bạn lành do sự nhiếp lấy của cung kính và cúng dường. Cầu pháp do sự nhiếp lấy của cầu chánh trí và cầu giải thoát. Xa ma tha tư lương do sự nhiếp lấy của thân viễn ly và tâm viễn ly. Tỳ bát xá na tư lương do sự nhiếp lấy của nghe pháp chẳng chán và đúng như lý tác khởi ý, Thừa thuận do sự nhiếp lấy của lễ bái và chắp tay. Cung kính do sự nhiếp lấy của lời nói thật và chẳng dối gạt. Thân khinh lợi do sự nhiếp lấy của ăn biết lường và đầu đêm, giữa đêm, cuối đêm cảnh sách, ngủ nghỉ tương ứng. Tâm khinh lợi do sự nhiếp lấy của vô dục và chánh tư duy. Niết bàn do sự nhiếp lấy của vô thường và khổ. Ly dục do sự nhiếp lấy của vô ngã và không nhiếp lấy. Nhân chẳng hoại do sự nhiếp lấy của nhân tịch diệt và thắng giải. Quả chẳng hoại do sự nhiếp lấy như du già chẳng lừa dối và như thắng giải quả tán thán. Thưa thiện nam tử ! Đó là sáu mươi tư pháp do sự nhiếp lấy của một trăm hai mươi tám pháp. Thưa thiện nam tử ! Như vậy tôi đã lược nói sự nhiếp lấy của tất cả pháp. Nếu nói các pháp tăng số lên nhiều lần, nhiều lần bằng biện tài vô ngại của tôi thì hoặc trọn một kiếp, hoặc hơn một kiếp cũng chẳng thể cùng tận.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Bảo Thủ khi nghe Bồ tát Đại Hư Không Tạng nói những pháp đó được sự chưa từng có, vui sướng không lường, liền dùng bàn tay phải che ba ngàn đại thiên thế giới này, ở trong khoảnh khắc một sát na thì vòng hoa cài tóc, hương xoa, hương bột, tràng phan, y phục, mọi thứ âm nhạc vi diệu vốn có của cả mười phương thế giới đều từ trong bàn tay phải của ngài Bảo Thủ rơi xuống như mưa đầy khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Hoa ngập đến gối. Tràng phan, y phục nghiêm sức chói lòa cùng khắp hư không. Trăm ngàn âm nhạc chẳng tấu mà tự kêu lên. Ở trong tiếng âm nhạc ấy phát ra lời kệ rằng :
Trì đức hiển đức đầy trăm phước
Niệm tuệ diệt ma đủ tu hành
Đại Sa môn khéo nói pháp yếu
Hay diệt hạnh hữu lậu mười phương.
Tu trì thù thắng, cát tường mãn
Hàng phục bố úy, lìa hôn trần
Hay độ người, trời đặt Niết bàn
Mười lực hết lậu tâm vô tướng
Diễn nói pháp bằng vi diệu âm
Trừ ba cấu, chẳng lỗi, chẳng lầm
Ba cõi tôn, người trời vô tỷ
Hay cho vui thuận theo thế gian
Niệm tuệ tu trì đều viên mãn
Mười lực tối thắng hoại ma quân
Do đó hay mở cửa cam lộ
Khéo điều ngự, không có lụy trần
Du hành chẳng động ra khỏi chúng
Mười phương điều phục, lợi nhân thiên
Diệu tuệ như không, không chỗ cậy (nương)
Pháp giới chẳng động như đất yên
Thanh (tiếng) quang hay hoại các trần ám
Nên khen ngợi đấng Ly Cấu Tôn
Ánh tuệ soi sáng, cát tường mãn
Quang hiển mâu ni (tịch mặc) che ma quân.
Theo hóa người trời tại ba cõi
Bày định, bày loạn lìa níu (phàn) duyên
Thế gian như không đều không ngại
Cho nên Phật điều phục nhân thiên.
Ba ngàn biển lớn lường được hết
Có thể bước mười phương hư không
Lòng mọi hữu tình đều biết được
Công đức Như Lai khó nghĩ lường.
Khi nói bài kệ tán thán đức Phật này thì thiên ma Ba Tuần nghiêm chỉnh bốn thứ binh, đi đến chỗ đức Phật, trụ ở trước chúng hội, thị hiện thân mình như hình dáng vị trưởng giả, đầu mặt lễ dưới chân, rồi đứng về một bên, bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Bồ tát Đại Hư Không Tạng này và Bồ tát Bảo Thủ, hai vị Chánh sĩ đó thành tựu công đức vô lượng vô biên. Các vị ấy lại có thể thị hiện đủ thứ việc ích lợi thần thông kỳ lạ như vậy thì ở đời vị lai có phải có hữu tình nghe kinh điển này rồi khai ngộ, tín giải, tư duy không ?
Đức Phật bảo Ma Ba Tuần rằng :
- Trong đời vị lai, người tin kinh này, số ấy rất ít. Ví như lấy một sợi lông tách ra làm trăm ngàn phần, dùng một phần này, ở trong biển cả, lấy một giọt nước. Này thiện nam tử ! Người tin kinh này như giọt nước của một phần sợi lông, còn người chẳng tin kinh đó như nước của biển lớn.
Ma Ba Tuần nghe lời nói đó rồi thì lòng vui mừng, nhảy nhót ca múa ra khỏi chúng hội.
Lúc bấy giờ, ngài Xá Lợi Tử bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Đây là người nào mà vui mừng, nhảy nhót ra khỏi chúng hội ?
Đức Phật dạy rằng :
- Này Xá Lợi Tử ! Chính là thiên ma Ba Tuần hiện hình dáng trưởng giả đi đến chỗ của ta muốn che giấu chính pháp, nghe ta nói đời sau người tin Kinh ít nên lòng sinh mừng rỡ khoái lạc. Vậy nên hắn xướng lên rằng : “Quyến thuộc của Sa môn Cù Đàm giảm thiểu, quyến thuộc của ta nhiều !”
Lúc bấy giờ, Ma Ba Tuần phát sinh vui mừng rồi, ra khỏi chúng hội muốn trở về thiên cung, tác khởi ý niệm như vầy : “Đại Hư Không Tạng này và các Bồ tát khác cùng với ông Cù Đàm, công đức của họ đều giảm thiểu hết”. Bồ tát Đại Hư Không Tạng liền dùng thần thông lực chế ngự Ma Ba Tuần và quyến thuộc của hắn trụ ở trong không, khiến cho chẳng đi được mà bảo với ma rằng :
- Này Ba Tuần ! Hư không không ngăn ngại, sao chẳng mau đi về đi !
Bấy giờ, ma cung trời liền đáp rằng :
- Ông thấy hư không không có chướng ngại, còn ta quan sát hết trong hư không chỉ toàn là đen tối, chẳng biết theo về đâu, chỉ hướng xuống dưới xem thấy ánh sáng Phật Thế Tôn chiếu soi khắp.
Bồ tát Đại Hư Không Tạng bảo Ba Tuần rằng :
- Này Ba Tuần ! Há có người nội tâm, ý ưa bạch pháp mà bên ngoài thấy tối tăm sao ? Không lý nào như vậy !
Ma Ba Tuần tự biết nội tâm thường mang tật đố, não nhiệt nên thâm sinh xấu hổ, bạch Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Tôi từ ngày hôm nay về sau thay đổi, chẳng tạo tác nghiệp ma la nữa.
Bồ tát Hư Không Tạng nói rằng :
- Này ba Tuần ! Đó là việc hy hữu ! Đó là việc khó ! Ông có thể phát nguyện kiên cố như vậy ! Này Ba Tuần ! Ông và quyến thuộc nên xuống lại chỗ đức Như Lai để lắng nghe pháp yếu ! Sở dĩ vì sao ? Vì đời có Phật khó gặp !
Ma Ba Tuần có ý trở về bổn cung, chí chẳng ưa nghe pháp. Do Bồ tát Hư Không Tạng sắc bảo nên Ba Tuần cùng các quyến thuộc, từ ở trong hư không cung kính (phủ ngưỡng) mà hạ xuống.
Bấy giờ, Bồ tát Hư Không Tạng bảo chúng Bồ tát rằng :
- Thưa các ngài ! Vả có thể tuyên nói pháp môn siêu việt các ma vậy ! Mỗi vị theo sự ưa thích của mình hãy nói đi !
Trong hội đó có vị Bồ tát tên là Sơn Vương nói lên như vầy :
- Nếu có sự cầu lìa khỏi cảnh giới ma thì chính là đọa vào ma giới. Nếu biết tất cả cảnh giới đều là Phật giới, không có ma giới thì người đó gọi là theo cảnh giới Phật. Vào cảnh Phật còn chẳng thấy có cảnh giới của Phật, huống là cảnh giới khác. Bồ tát do đây mà siêu việt ma đạo. Vậy nên gọi là Siêu ma pháp môn.
Ngài Bồ tát Bảo Cát Tường nói rằng :
- Tâm duyên lự là cảnh giới ma. Nếu đối với pháp không có gì duyên lự nữa, biết tất cả pháp đều không sở đắc thì thu được không A lại gia. Người đó làm sao có việc làm của ma ? Đó là siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Bảo Thủ nói rằng :
- Nếu có chấp trước thì rơi vào ma cảnh. Nếu chẳng thủ trước thì không cạnh tranh. Cùng một, cùng hai mà chẳng chung lòng huống gì là các ma. Nếu Bồ tát chứng pháp môn bất câu (chẳng đều) này thì vượt ma cảnh. Đó gọi là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Bảo Dũng nói rằng :
- Nếu rơi vào không, có thì đó là có tranh. Vì có tranh nên trụ ở ma cảnh. Nếu chẳng rơi vào không, có thuận theo tướng thức mà không có sự chuyển trụ, không tướng tế thì vượt ma cảnh. Đó gọi là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Bảo Tư Duy nói rằng :
- Đức Như Lai nói, tất cả vọng tưởng phiền não như bóng sáng như ảnh tượng, chẳng chuyển, chẳng phải chẳng chuyển, chẳng lại, chẳng đi, chẳng trụ trong ngoài. Nếu biết như vậy thì đối với phân biệt phiền não chẳng khởi, đối với phân biệt phiền não chẳng diệt, đoạn trừ biến kế, vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Bảo Tạng nói rằng :
- Nếu có nhiễm, chẳng nhiễm thì có yêu ghét. Vì có yêu ghét nên rơi vào ma hạnh. Nếu lìa yêu ghét thì gọi là trụ bình đẳng. Nếu trụ bình đẳng thì lìa mọi thứ tướng của các pháp. Lìa các tướng nên bình đẳng tư duy. Được sự bình đẳng đó gọi là vượt khỏi ma cảnh. Đó gọi là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Ly Bảo Bồ tát nói rằng :
- Khởi ở ngã thì gọi là ma nghiệp. Nếu ngã thanh tịnh thì làm gì có ma ? Sở dĩ vì sao ? Vì do ngã tịnh nên phiền não tịnh. Phiền não tịnh nên tất cả pháp thanh tịnh. Do tất cả pháp thanh tịnh nên hư không thanh tịnh. Trụ ở pháp hư không thanh tịnh đó thì vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Pháp Vương nói rằng :
- Ví như vị đại vương được quán đảnh rồi có đại doanh từ đó không có sự sợ hãi. Bồ tát được quán đảnh cũng lại như vậy, dùng mọi pháp bảo mà làm quyến thuộc thì đối với tất cả ma không có sự sợ hãi. Sở dĩ vì sao ? Vì địa vị quán đảnh đó đầy đủ tất cả pháp bảo quyến thuộc của vô lượng Phật pháp, có thể hộ trì tất cả pháp của chư Phật mười phương đã nói. Nếu Bồ tát trụ ở tâm như vậy thì vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Sơn Tướng Kích Vương nói rằng :
- Ví như chỗ có lỗ hỏng, gió vào trong ấy, lay động đến vật, có tướng qua lại. Bồ tát cũng vậy, nếu tâm có lỗ hỏng thì tâm lay động. Vì tâm lay động nên ma được tiện nghi. Vậy nên Bồ tát thủ hộ tâm chẳng cho có khe hở. Nếu tâm không có khe hở thì các tướng viên mãn. Vì tướng viên mãn nên “tánh không” viên mãn. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Hỷ Kiến nói rằng :
- Ở trong các kiến thì kiến Phật, kiến Pháp chính là tối thắng. Trong kiến Phật này thì chẳng dùng sắc kiến, chẳng dùng thọ, tưởng hành, thức kiến. Đối với tất cả pháp đều không có cái để thấy thì chính là chân kiến Phật, kiến Pháp là đối với tất cả pháp lìa khỏi tác ý, chẳng thấy văn tự, chẳng sinh tham trước thì chính là Chân kiến pháp. Vì kiến Phật, kiến Pháp được thành tựu nên có thể vượt khỏi ma cảnh. Đó gọi là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Đế Võng nói rằng :
- Khởi niệm suy nghĩ gọi là ma nghiệp. Bồ tát đối với nhân duyên đó, nếu có động niệm suy nghĩ, chẳng đúng như lý tác khởi ý thì đều là ma làm. Nếu chẳng động, chẳng nghĩ, chẳng khởi lên tư duy, chẳng sinh ra xúc thì vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Công Đức Vương Quang Minh nói rằng :
- Nếu có đối trị thì tức là ma nghiệp. Nếu không đối trị thì tức là pháp giới. Tất cả các pháp đều thuận pháp giới. Nếu vào pháp giới thì không có ma giới. Sở dĩ vì sao ? Vì lìa khỏi pháp giới thì ma chẳng thể được. Pháp giới, ma giới đồng tính chân như không có thiếu, không có khác gì. Bồ tát hiểu được điều này thì vào “nhất đạo” vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Hương Tượng nói rằng :
- Không lực thì ma được tiện nghi ấy. Có lực thì ma chẳng được tiện nghi. Không lực thì nghe đến ba cửa giải thoát sinh ra sợ hãi. Có lực thì nghe đến ba cửa giải thoát chẳng sợ hãi. Vì sao vậy ? Vì nếu chứng giải thoát thì chẳng sợ hãi. Người thông đạt điều này thì chẳng sinh ra sợ hãi. Người giỏi tu hành cũng chẳng sợ hãi. Không sợ hãi nên vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Từ Thị Bồ tát nói rằng :
- Giống như biển cả đồng một vị mặn, biển trí của Phật pháp đồng một vị pháp cũng lại như vậy. Như Phật hoặc pháp đều bình đẳng, không, vô tướng, vô nguyện, chẳng sinh, chẳng khởi, một tướng bình đẳng, một vị bình đẳng. Nếu Bồ tát rõ biết tướng một vị thì vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Đại Hư Không Tạng nói rằng :
- Thưa các ngài ! Ví như hư không khởi qua tất cả cảnh giới sở hữu, cũng không nhãn, nhĩ, tỵ, thiệc, thân, ý. Bồ tát biết tự tính của tất cả pháp thanh tịnh như vậy giống như hư không bình đẳng với thân miệng ý vào với ánh sáng trí. Nếu được ánh sáng trí thì vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói rằng :
- Thưa ngài ! Việc nói lên của các ngài đều là ma cảnh. Vì sao vậy ? Vì lập bày văn tự đều là ma nghiệp. Thậm chí lời nói của đức Phật còn là ma nghiệp. Không có lời nói, lìa khỏi các văn tự thì ma không thể làm gì được. Nếu không lập bày tức là không ngã kiến và văn tự kiến. Do vô ngã nên đối với các pháp không tổn, ích. Người vào như vậy thì vượt khỏi ma cảnh. Đó là Siêu ma pháp môn của Bồ tát.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Hư Không Tạng bảo ma Ba Tuần rằng :
- Ông có nghe nói những pháp môn vượt cảnh giới ma này không?
Ma Ba Tuần đáp rằng :
- Thưa vâng, tôi đã nghe !
Ngài Đại Hư Không Tạng nói rằng :
- Này Ba Tuần ! Ông có dám đối với các vị Bồ tát đã nói pháp môn vượt cảnh giới ma này mà tạo tác việc ma không ?
Đáp rằng :
- Thưa Đại sĩ ! Tôi, hoặc thuở xưa đã nghe pháp môn thù thắng vượt cảnh giới ma, hoặc lại sẽ nghe, nhất định chẳng thể dám làm những ma nghiệp ấy, huống gì là hiện chứng.
Lúc bấy giờ, trong hội có bốn vị trời hộ Bồ đề trường quyến thuộc, một tên là Cữu Khước Lị, hai tên là Tam Mâu Đắc Khước Lị, ba tên là Cụ Hương, bốn tên là Tịnh Tín. Bốn vị trời này bảo Ba Tuần rằng :
- Thuở trước ta thấy ông ở dưới cây Bồ đề, đạo tràng đức Như Lai chánh tọa khi thành Chánh giác, ông đốc suất quân doanh cùng gây khó khăn cho đức Phật. Đức Thế Tôn lúc đó vì từ bi điều nhu giới văn định tuệ kiên cố dũng mãnh tinh tấn phước trí nên ngài dùng tay báu chạm xúc vào đất thì ngay tức thời vô lượng thế giới chấn động. Thần lực của đức Thế Tôn đã tiêu diệt, hàng phục ông và quyến thuộc. Ông nên tự chứng minh, hôm nay lại đối với Phật, Bồ tát còn muốn làm ma nghiệp. Này Ba Tuần ! Ông và quyến thuộc từ nay về sau đối với Phật, Bồ tát phải nên tôn trọng, tu các pháp cúng dường.
Lúc bấy giờ, Ba Tuần tức thời biến hóa ra tám muôn bốn ngàn câu chỉ bảo cái che khắp đại chúng. Ông lại dùng đủ thứ vô lượng những hoa đẹp, hương xoa, hương bột của trời, đem tung lên trên đức Phật và các chúng hội, nói lên như vầy :
- Sở hữu tất cả trang nghiêm của Dục giới và trang nghiêm của tất cả cõi Phật... cho đến đồ trân bảo thù thắng trang nghiêm sở hữu của cung điện ta, đồ thọ dụng vi diệu trên trời, dưới nhân gian đều đem phụng hiến đức Phật và chúng hội, cũng đem cúng dường Bồ tát Hư Không Tạng.
Bồ tát Hư Không Tạng nói với ba Tuần rằng :
- Ông và quyến thuộc đều nên phát tâm Bồ đề Chánh Đẳng Vô thượng.
Bấy giờ, Ba Tuần cùng với tám muôn bốn ngàn quyến thuộc đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Trong chúng ma đó có một ma tử tên là Ác Diện là bậc tối thượng thủ ở trong chúng ma, lòng bất kính, tin ưa làm việc phi pháp, nói lên như vầy :
- Phát tâm Bồ đề này làm gì ? Chúng ta sẽ thiết lập đủ thứ phương tiện làm cho Kinh này ẩn chìm ở dưới đất, chẳng được lưu bố.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Bồ tát Đại Hư Không Tạng rằng :
- Này thiện nam tử ! Nay ông có nghe ma đó nói không vậy ? Ông phải tuyên nói câu Minh chân ngôn tiêu diệt, hàng phục, ngăn chặn những quyến thuộc của ma khiến cho chúng không thể làm gì, và cũng nhờ câu Minh chân ngôn này khiến cho hằng hà sa số chúng ma đều được an trụ ở Bồ đề vô thượng.
Lúc bấy giờ, đại Bồ tát Hư Không Tạng liền nói Minh chân ngôn rằng :
Đát nhĩ dã (2 lần) Tha a mạt trai vĩ mạt trai tam mạt đề ta đa nô tán địa nộ lỗ đát la (2 lần) Nhi nát già đát nhỉ muội đát la (2 lần) Dữu yết đề (2 lần) Ca lỗ nả nhỉ san nê bà để dã (2 lần) Mạc để bộ đa lạc ngật lệ (2 lần) Đạt ma nát vật lý (2 lần) Đề đạt ma lạc khất sử (2 lần) Đề ô khấu lý nhỉ xí lý hộ lô hộ lô hộ lô hộ lô đát yết lị đát tha phọc nhỉ đê thỉ la nô mạt lị để ác khất lệ (2 lần) Gia nát (nật) nhi thế yết lị (2 lần) Xa bĩ yết lý (2 lần) Thê một đà địa sắt sỉ (2 lần) Đế đạt mâu nhập phọc (2 lần) La nhỉ tăng già nô ngu mê a nộ đỗ lễ a an để yết la (2 lần) Ma nê duệ nhỉ tích la (2 lần) Ha ni ma la bí ngật lệ (2 lần) Tư dữu hột để (2 lần) Hột lý (2 lần) Đề an nả lê a xa ta đát lị (2 lần) Tát vĩ lệ dã nỗ nga minh a lý dã (2 lần) Ngu nả ca lị tất đệ tất đà bỉ nê mẫu ngật lệ (2 lần) Nỗ câu lê nhỉ tích la (2 lần) Ha ni bí la phược nhỉ nẵm đạt lý lệ (2 lần) Nhỉ ma la bát lý lệ (2 lần) Nặc a vĩ phiến đỗ giả đát phược (2 lần) Lô ma ha la nhạ nặc xả yết lô (2 lần) Nê phọc na mẫn nại lạc (2 lần) Một la (2 lần) Ha ma (2 lần) Ta hám bí để mẫu đà bát la (2 lần) Tát na nê phọc na nga dược khất lệ (2 lần) Yết lý (2 lần) Đam bí lý đát la (2 lần) Nẳm tát tha (2 lần) Tỷ đảm ta phọc (2 lần) Ta đinh dã (2 lần) Dã nẳm đạt ma bà nả ca na ma lạc khất lệ (2 lần) Duệ tát đạt ma tả bí lý tích la (2 lần) Ha gia ta phọc (2 lần) Ha.
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại Hư Không Tạng nói chân ngôn đó rồi, tức thời ba ngàn đại thiên thế giới sáu thứ chấn động. Ác ma lòng không tịnh tín, chẳng ưa pháp đó nghe tiếng trong không nói rằng : “Nếu có nghe câu Minh Chân ngôn này, hoặc ma, hoặc ma nam, hoặc ma nữ, hoặc ma dân mà chẳng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng bỏ ma nghiệp thì khiến cho dược xoa Kim Cương Thủ dùng chày Kim cương lớn rực lửa đánh tan nát đỉnh đầu chúng”. Bấy giờ, lòng ma chúng sợ dựng tóc gáy. Chúng liền đồng lúc ngước nhìn hư không, thấy có năm trăm vị đại Kim Cương Thủ, mỗi mỗi đều đến ở trên ác ma như sẵn sàng đánh xuống. Bọn chúng đều kinh sợ nhất thời đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bấy giờ, đức Thế Tôn vui vẻ mỉm cười. Ngài cụ thọ A Nan Đà một lòng chắp tay bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Đức Thế Tôn mỉm cười chẳng phải không có nhân duyên ! Nguyện xin đức Như Lai vì con giải nói !
Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo ngài A Nan Đà rằng :
- Ông có thấy năm trăm chúng ma này vì sợ sệt nên phát tâm Bồ đề không ?
Ngài A Nan Đà thưa rằng :
- Thưa vâng, con đã thấy !
Đức Phật lại bảo ngài A Nan Đà rằng :
- Ma Ba Tuần này khi sẽ thành Phật cùng với các quyến thuộc ở những thế giới đó... đó... mỗi mỗi đều khác danh hiệu.
Lúc bấy giờ, cụ thọ A Nan Đà bạch đức Phật rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Trải qua thời gian bao lâu thì Ma này sẽ thành Vô thượng Bồ đề ? Được Bồ đề rồi thì Phật và thế giới tên là gì ?
Đức Phật bảo ngài A Nan Đà rằng :
- Ma Ba Tuần này, vào đời đương lai, sẽ ở mười ngàn chỗ Phật theo làm ma sự. Từ những chỗ Phật đó nghe được pháp môn Kim Cương Trường Tồi hoại phiền não thanh tịnh. Lại ở những chỗ Phật đó nghe được hạnh cư xử bí mật thậm thâm quĩ tắc uy nghi công đức Thi La (trì giới) và siêng làm phương tiện. Vào đời sau cùng, ở chỗ đức Như Lai Vô Biên Vô Cấu Tràng, Ma ấy sẽ làm ma sự. Ở chỗ đức Phật đó, ma ấy căn lành thuần thục, lòng được quyết định, chứng được ánh sáng của tất cả Phật pháp, phát tâm Bồ đề. Nhiên hậu, trải qua a tăng kỳ số lượng chỗ của Phật, ma ấy cung kính cúng dường, đối với Phật pháp đó xuất gia tu đạo, hộ trì chánh pháp, giáo hóa thành tựu vô lượng hữu tình. Lại qua bốn vạn a tăng kỳ kiếp nữa thì ma ấy sẽ được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, danh hiệu là Diệu Trụ Đắc Pháp Quang Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Minh Hành Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Sư Phật Thế Tôn, thế giới tên là Thanh Tịnh An Lập, kiếp tên là Thanh tịnh. Lại nữa, này A Nan Đà ! Thế giới Thanh Tịnh An Lập, đất nước giàu thịnh, nhân dân sung sướng như niềm thọ dụng sở hữu của cung trời Đỗ Sử Đa (Đâu Suất Đà). Bồ tát nước đó thọ dụng vui sướng cũng lại như vậy. Đức Như Lai Diệu Trụ Đắc Pháp Quang đó sống lâu bốn mươi trung kiếp. Ngài có sáu mươi câu chỉ những chúng Thanh văn, một vạn hai ngàn chúng Đại Bồ tát. Này A Nan Đà ! Như vậy các ma, hoặc ma nam, hoặc ma nữ, hoặc ma dân đều phát tâm trụ ở Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, đều theo sinh đến thế giới Thanh Tịnh đó. Đức Như Lai Diệu Trụ Đắc Pháp Quang biết thân tâm của những ma ấy nên đều trao cho lời ký Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác !
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.105.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.