Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Tập Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn Kinh [大集大虛空藏菩薩所問經] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Đại Tập Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn Kinh [大集大虛空藏菩薩所問經] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Tập Đại Hư Không Tạng Bồ Tát Sở Vấn

Kinh này có 8 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát có thể trì Bảo Tạng Phật Pháp của đức Thế Tôn ? Này thiện nam tử ! Các Phật pháp tạng không có cùng tận. Do tất cả loài hữu tình, căn tính hành tướng sai biệt không lường mà các đức Phật Thế Tôn vì khiến cho họ đi vào Phật pháp nên phải tùy theo căn tính sai biệt ấy của họ mà nói pháp bảo tạng cũng có sự vô lượng vô biên ấy. Vậy nên gọi là Phật pháp bảo tạng. Lại nữa, từ đêm Như Lai chứng Bồ đề đến đêm vào Niết bàn, ở khoản giữa ấy, tất cả những điều đã nói, hiện đang nói và sẽ nói đều gọi Như thuyết, Bất dị thuyết, Chân thuyết. Sao gọi là Như thuyết ? Đúng như chân như bình đẳng đó mà nói nên gọi là Như thuyết. Sao gọi là Bất dị thuyết ? Pháp đã nói là y theo Thắng nghĩa đế, bình đẳng không hai nên gọi là Bất dị thuyết. Sao gọi là Chân thuyết ? Xứng với tự tánh của pháp nên gọi là Chân thuyết. Lại nữa, các pháp tạng của chư Phật chẳng thể dùng văn tự để nói. Giả sử tất cả loài hữu tình đầy trong ba ngàn đại thiên thế giới đều đa văn đệ nhất như A Nan Đà mà ở trong trăm ngàn câu chỉ kiếp chỉ nói về một nghĩa, chẳng thể cứu xét hết được. Vô biên pháp tạng của chư Phật như vậy, Bồ tát đều có thể theo đúng như pháp mà thọ trì, tất cả văn tự đều chẳng bỏ quên, đối với Đệ nhất nghĩa không có sai khác, khiến cho các loài hữu tình đều được vui mừng, cúng dường, phụng sự tất cả các đức Như Lai, hoại diệt tất cả ma oán, chế phục tất cả ngoại đạo, diệt dứt phiền não, hiển dương chánh pháp. Như vậy, này thiện nam tử ! Đó gọi là trì bảo tạng Phật Pháp của Phật Thế Tôn. Lại nữa, này thiện nam tử ! Như ta đẳng giác tự tánh của pháp đó thì Bồ tát như vậy đúng như pháp tánh đó mà nên phải thọ trì. Sao gọi là Như Lai đẳng giác tự tánh của pháp đó ? Nghĩa là Như Lai biết tự tánh của pháp đều như huyễn chẳng thành tựu tướng, đều như mộng không cảnh giới tướng, đều loáng nắng, rốt ráo vô sanh tướng, đều như bóng sáng không di động tướng, cũng như bóng dáng không tự tánh tướng. Như Lai biết tự tánh của không rốt ráo như sương mốc, biết tự tánh của vô tướng không phân biệt, biết tự tánh của vô nguyện tâm không trụ, biết tự tánh của ly dục tất cả dục xa lìa, biết tự tánh của vô vi siêu việt các số tướng. Này thiện nam tử ! Như vậy ngôn thuyết là vì sự tỏ rõ phân biệt của người khác. Ta đã hiện chứng tự tánh của pháp này. Tánh tướng của pháp đó chẳng thể ngôn thuyết. Nếu Bồ tát muốn thọ trì pháp tạng của chư Phật thì nên theo đúng như sự hiểu biết rõ tự tánh các pháp của Như Lai mà dùng văn tự ngôn ngữ vì các loài hữu tình nói pháp đúng như vậy. Đó là Bồ tát có thể trì bảo tạng chánh pháp của chư Phật. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát giỏi biết loài hữu tình bản lai thanh tịnh mà thành thục họ ? Này thiện nam tử ! Cõi hữu tình bản lai thanh tịnh. Đối với tánh căn bản đó loài hữu tình chẳng thể được. Nếu Bồ tát muốn thành thục hữu tình đó thì nên biết căn bản thanh tịnh như vậy. Bồ tát lại nên nghĩ rằng, đó không ngã kiến, không hữu tình kiến, không mạng kiến, không thọ kiến. Lại nữa, cái nói là tên hữu tình thì phải từ điên đảo kiến, ràng rịt vô minh, hữu ái, hư vọng, phân biệt các phiền não, sinh không có thật tánh mà Bồ tát đó nên phải nên phải đoạn trừ hư vọng, điên đão, tất cả phiền não. Bồ tát phải vì loài hữu tình nói đúng như pháp này, chẳng hoại tính của họ, vì khiến cho họ tỏ rõ đúng như là hữu tình không có, hữu tình lìa khỏi. Bồ tát nên phải như vậy mà thành thục hữu tình. Này thiện nam tử ! Đó gọi là Bồ tát giỏi biết loài hữu tình bản lai thanh tịnh mà thành thục họ.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát đúng như lý tương ứng tu tập Phật pháp ? Như lý gọi là nhập duyên sanh. Vì sao vậy ? Vì như nhân duyên như vậy thì cảm ứng quả báo như vậy. Chẳng hạn như nhân bố thí thì được của cải giàu to. Vậy nên Bồ tát làm bố thí rồi thì đem hết hồi hướng về trí Nhất thiết trí, thành tựu đầy đủ Đàn Ba la mật. Thi la (trì giới) là nhân sinh vào cõi người, trời. Bồ tát khiến cho khắp loài hữu tình giới dơ bẩn an trụ ở tịnh giới, rồi đem hồi hướng về Nhất thiết trí là thành tựu đầy đủ Giới Ba la mật. Nhẫn nhục nhu hòa là nhân trang nghiêm thân miệng ý. Bồ tát thường làm lợi mình, lợi người khác, chẳng bị phiền não hại, trụ ở nhẫn nhục, hồi hướng về Nhất thiết trí rồi là thành tựu đầy đủ Nhẫn Ba la mật. Tinh tấn là nhân dẫn nhiếp tất cả Phật pháp. Bồ tát nên phát tâm siêng tinh tấn, tích tụ tất cả sở hữu thiện căn, đem hết hồi hướng về Nhất thiết trí xong là thành tựu đầy đủ Tinh tấn Ba la mật. Thiền định là nhân của chánh tri. Bồ tát vì muốn cầu chánh tri nên tu tập xa ma tha tư lương (vốn liếng chỉ tức), đem hết hồi hướng về Nhất thiết trí rồi là thành tựu đầy đủ Thiền Ba la mật. Bát nhã đa văn là Đại tuệ. Bồ tát chẳng thủ, chẳng chấp văn tướng (tướng nghe), hồi hướng về Nhất thiết trí rồi là thành tựu đầy đủ Bát nhã Ba la mật. Như vậy có thể đối với tất cả thiện pháp, Bồ tát biết nhân như vậy cảm ứng quả như vậy. Đó gọi là nhân duyên đúng như lý mà tác khởi ý. Lại nữa, như lý tác ý là như đối với ngã và tất cả pháp đúng như lý mà tác khởi ý tưởng. Như vậy Bồ tát biết ngã, vô ngã, tất cả pháp đều vô ngã, biết ngã là rỗng không, tất cả pháp đều là rỗng không, ngã chỉ có danh, tất cả pháp cũng chỉ có danh. Bồ tát đúng như lý như vậy mà tác khởi ý tưởng đối với tất cả pháp bình đẳng tương ứng thì tức là đầy đủ tất cả Phật pháp. Đó là Bồ tát như lý tương ứng tu tập Phật pháp.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát chẳng thoái thần thông đối với tất cả pháp mà được tự tại ? Này thiện nam tử ! Nếu có Sa môn, hoặc Bà la môn chẳng hại thân kiến mà dấy khởi thần thông thì họ lại thoái mất. Nếu khi Bồ tát đã hại thân kiến và có thể xa lìa sáu mươi hai tất cả các kiến.v.v... mà dấy khởi thần thông thì gọi là đủ trí, đủ tuệ, đủ giác, đủ thí, đủ giới, đủ định, cũng tức là thân tâm xa lìa trí đầy đủ rồi, bên trong thường tịch tịnh, bên ngoài không sở hành, khắp cùng tâm sở tri, tâm sở dục, khéo quyết định chọn lựa tâm, giỏi làm tuệ thanh tịnh, không vẩn đục phiền não, được ánh sáng, trí không bị ngăn che, tích tập phước đức tư lương, tích tập tuệ tư lương, tích tập chỉ tức tư lương, tỳ bát xá na tư tương, tư trang dùng Đàn na, tịnh giới trang nghiêm, mặc dùng giáp trụ nhẫn nhục tinh tấn, nương vào thiền định, giỏi tu Bát nhã, tùy thuận Đại từ, an trụ Đại bi, vượt ra phương tiện, thành tựu pháp như vậy, khởi diệu thần thông, cao thăng vô ngại... cho đến ngồi ở Bồ đề đạo tràng, do thần thông nên đối với tất cả pháp đều được tự tại, hiện tất cả sắc, nghe tất cả tiếng, vào tất cả tâm, nghĩ nhớ được vô lượng kiếp, thu hoạch được tất cả du hí thần thông, hàng phục đoạn trừ các lậu... cho đến tùy ý chuyển biến đều được tự tại, đối với tất cả pháp không lại công dụng. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát chẳng thoái thần thông, đối với tất cả pháp mà được tự tại.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát vào lý thú Phật pháp thậm thâm mà tất cả Thanh văn, Duyên giác khó đo lường ? Này thiện nam tử ! Thậm thâm là lý thú duyên sanh. Đó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ (nhập), lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, ưu bi khổ não. Do tập là nhân làm duyên sinh ra đại khổ uẩn khiến cho các loài hữu tình lưu chuyển tạp nhiễm. Bồ tát đối với họ giỏi có thể rõ biết việc này thì gọi là Duyên sanh lý thú. Sao gọi là duyên diệt lý thú ? Đó là, vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục xứ diệt, lúc xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sinh diệt, sinh diệt thì lão tử, ưu bi, khổ não diệt. Do nhân duyên đó diệt thì đại khổ uẩn diệt nên khiến cho loài hữu tình hoạch được thanh tịnh. Như vậy gọi là duyên diệt lý thú. Nếu Bồ tát đối với những việc đó biết rõ như vậy thì đó gọi là vào lý thú thậm thâm, chẳng phải các Thanh văn, Duyên giác có thể đối với tạp nhiễm mà được thanh tịnh. Đây chính là cảnh giới của các đức Phật Như Lai. Nếu Bồ tát được sức Phật uy thần gia trì thì có thể đối với việc này tùy phận giác ngộ. Lại nữa, Thậm thâm gọi là Tát ca gia. Tát ca gia thanh tịnh nên tất cả pháp thanh tịnh. Vì sao vậy ? Vì Tát ca gia này mà tìm cầu căn bản thì không sở đắc. Không sở đắc ấy tức là thậm thâm. Các đức Phật đối với ngã đều không sở đắc. Ngã vốn thanh tịnh mà như ngã thanh tịnh thì tất cả pháp cũng thanh tịnh. Vì nhân duyên gì mà gọi là thanh tịnh ? Vì là các pháp đó bản lai không sanh, không khởi diệt, nên gọi là thanh tịnh. Lại nữa, pháp đó không tối, không sáng, không a lại gia (tàng thức), Chân thật thắng nghĩa gọi là thậm thâm. Đó không nhãn diệt... cho đến cũng không ý diệt, không có cảnh giới. Không cảnh giới đó tức là chân thật. Đệ nhất nghĩa đế gọi là thậm thâm, cũng không tâm ý chấp trước. Thắng nghĩa là vì khó đo lường, khó thấy, chẳng thể giác ngộ. Đối với những loại pháp lý thậm thâm này chỉ dùng giả danh thuận theo thế đế để đối với loài hữu tình khác mà phân biệt hiển bày. Đó là Bồ tát được vào lý thú của Phật pháp thậm thâm mà tất cả Thanh văn, Duyên giác khó đo lường. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát vào trí thiện xảo duyên khởi, xa lìa tất cả biên kiến ? Này thiện nam tử ! Duyên khởi là không sở duyên chính là duyên khởi. Không sự việc, không thành tựu chính là duyên khởi. Vô thường, khổ, vô ngã, tịch tịnh chính là duyên khởi vô, ngã, vô hữu tình, vô mạng thì không dưỡng dục, không bổ-đặc-già-la, không nhân (người), không nho đồng (đứa trẻ có học) chính là duyên khởi. Không sinh, không khởi chính là duyên khởi. Không sở hữu, không công dụng, rỗng không, không tướng, tịch tịnh, không sở hạnh, không hí luận... Vậy nên gọi là Pháp không hí luận. Như vậy sinh chính là sinh. Như vậy diệt chính là diệt. Lại nữa, không ngã, không hữu tình, không thọ mạng, không dưỡng dục, không bổ-đặc-già-la, không nhân (người), không nho đồng thì không có pháp có thể vì duyên sinh. Ở đó không có tên ngã, chủ tể. Ví như cỏ cây, tường vách, ảnh tưởng, tất cả các pháp cũng lại như vậy. Như khi sự sinh của các pháp ra bên ngoài là sinh không sở hữu thì khi diệt là diệt không sở hữu. Bên trong pháp cũng vậy. Khi sinh thì sinh không sở hữu, khi diệt thì diệt không sở hữu, trừ sự sinh không thật của pháp duyên khởi, khuyết duyên không diệt. Như vậy tương ứng thì tất cả biên kiến đều lìa khỏi vậy. Sao gọi là biên kiến ? Biên kiến gọi là đoạn, gọi là thường, khi sinh chẳng sinh, khi hoại chẳng hoại, không sinh không hoại, đối với bên đoạn bên thường tự nhiên thanh tịnh. Tự nhiên thanh tịnh nên đối với các biên kiến đều được thanh tịnh. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát vào trí thiện xảo duyên khởi xa lìa biên kiến. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát dùng ấn Như Lai in vào Chân Như, chẳng gián đoạn, trí thiện xảo ? Này thiện nam tử ! Ấn Như Lai, ấn là ấn chẳng gián đoạn, không sinh, không chuyển, không sở thủ, không động, không sở động, tất cả người, trời, a tu la... của thế gian không ai khuynh động được. Vì sao vậy ? Vì người, trời, a tu la... của thế gian do ấn đó in ra. Như vậy ấn Như Lai là ấn rốt ráo chẳng sinh, ấn rốt ráo không tính, ấn rốt ráo vô tướng, ấn rốt ráo vô nguyện, ấn rốt ráo vô vi, ấn rốt ráo ly dục, ấn rốt ráo chân như, ấn rốt ráo thật tế, ấn rốt ráo hư không. Này thiện nam tử ! Ví như trong không ấn không chỗ hiện. Như vậy ấn Như Lai đối với ngũ nhãn mà chẳng hiện ra tướng ánh sáng, do ấn tự tướng mà in đó. Cho đến đối với việc thiết bày nói năng của tất cả pháp, Như Lai đều dùng ấn Như Lai mà in đó. Đó là thi thiết (thiết bày). Thức sở hữu và pháp cảnh giới kia đều tác pháp an lập mà đối với pháp đó chẳng tạo tác đủ thứ tướng an lập, dùng ấn Chân Như mà in không có gián đoạn. Sao gọi là đối với Chân như gián đoạn ? Nếu phân biệt các pháp kiến thượng, trung, hạ thì gọi là gián đoạn. Nếu đối với các pháp không có gì phân biệt thì gọi là không gián đoạn. Lại nữa, đối với nhiều phân biệt mà sinh ra phân biệt thì đối với Chân Như đó không thể hoại loạn. Ví như loài hữu tình đi ở không trung mà hư không đó không có phá hoại. Như vậy tất cả hữu tình ở trong Chân Như tu hành mà Chân Như đó không có đoạn hoại. Bồ tát do dùng trí như vậy nên đối với sắc, đối với pháp dùng ấn Chân Như mà in, chẳng đối với Chân Như gián đoạn phá hoại. Đó là Bồ tát dùng Ấn Như Lai in vào Chân Như chẳng gián đoạn trí thiện xảo khéo léo.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát vào đến pháp giới thậm thâm lý thú? Bồ tát thấy tất cả pháp cùng các pháp giới hỗ tương cùng khắp, bình đẳng một tánh. Pháp giới cũng gọi là ly dục giới, lìa khỏi tất cả trần. Cũng gọi là Bất sinh giới, không tụ tập; bất tương vi giới, không sinh vậy; vô trụ giới, không gì bằng; vô lai giới, không ngăn ngại; vô trụ giới, chẳng sinh khởi; Như Như giới, ba đời bình đẳng; vô ngã giới, bản lai thanh tịnh; vô thọ giả giới, do thắng nghĩa; vô liễu biệt giới, không sở trụ; vô a lại gia giới, không nhiễm ô; vô sanh khởi giới, tính quyết định; Như hư không giới, tính thanh tịnh; như Niết bàn giới, không hí luận. Như vậy gọi là vào lý thú pháp giới. Nếu Bồ tát nhập vào lý thú như vậy thì phàm có điều diễn nói thì mỗi một lời nói đều cùng với lý thú pháp giới hỗ tương cùng khắp, liền biết Dục giới Pháp giới không hai không khác. Lại nữa, Pháp giới của dục tính, pháp giới của sân tính không hai. Pháp giới của sân tính, pháp giới của si tính không hai. Pháp giới của si tính, pháp giới của phiền não tính không hai. Pháp giới của phiền não tính, pháp tính của Dục giới tính không hai. Pháp giới của Dục giới tính, pháp giới của Sắc giới tính không hai. Pháp giới của Sắc giới tính, pháp giới của Vô Sắc giới tính không hai. Pháp giới của Vô Sắc Giới tính, pháp giới của không tính không hai. Pháp giới của không tính, pháp giới của nhãn giới tính không hai. Pháp giới nhãn giới tính, pháp giới sắc tính không hai. Pháp giới sắc tính, pháp giới nhãn thức giới tính không hai. Pháp giới nhãn thức giới tính... cho đến pháp giới ý giới tính không hai. Pháp giới ý giới tính, pháp giới ý thức giới tính không hai. Pháp giới ý thức giới tính, pháp giới uẩn giới tính không hai. Pháp giới uẩn giới tính pháp giới địa thủy hỏa phong giới tính không hai. Pháp giới địa thủy hỏa phong giới tính, pháp giới không tính không hai. Cho đến tám muôn bốn ngàn pháp uẩn hành, pháp giới tất cả pháp không hai. Đó là pháp giới của tất cả pháp tính. Nếu Bồ tát do trí bình đẳng vào pháp giới như vậy thì có thể thấy lý thú tính bình đẳng của tất cả pháp. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát vào lý thú pháp giới.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát ý lạc kiên cố giống như Kim cương, trụ ở Đại thừa này không có khuynh động ? Này thiện nam tử ! Bồ tát thành tựu mười hai thứ pháp ý lạc kiên cố giống như Kim cương, chẳng bị sự hủy hoại của người, trời, thế gian. Những gì là mười hai ? Đó là Bồ đề tâm ý lạc tăng thượng, ý lạc chẳng hoại. Đối với thí, giới, nhẫn, tinh tấn, thiền định, bát nhã chẳng hoại. Đại từ đại bi chẳng hoại. Bốn nhiếp pháp chẳng hoại. Thành thục hữu tình chẳng hoại. Tịnh đất nước Phật chẳng hoại. Chẳng chán hoạn nạn sinh tử chẳng hoại. Không chán đủ thiện căn chẳng hoại. Vì trang nghiêm tướng tốt thiết lập Vô già thí hội chẳng hoại. Vì hộ trì chánh pháp vất bỏ thân mạng chẳng hoại. Thiện căn sở hữu bố thí trở lại cho tất cả loài hữu tình chẳng hoại. Gom chứa tất cả Phật pháp chẳng hoại. Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát đối với pháp như vậy mà tu tập chẳng hoại thì phải biết lúc ấy gọi là thành tựu kiên cố Kim cương bất hoại ý lạc. Ý đó như báu Kim cương có thể làm tiêu tan các báu mà tự thể chẳng bị hủy hoại Bồ tát thành tựu ý lạc kiên cố như vậy có thể tiêu diệt phiền não tùy miên của tất cả loài hữu tình mà tự thể chẳng hoại. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát thành tựu Kim Cương Kiên Cố ý lạc mà đối với Đại thừa này không có khuynh động. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát đối với cảnh giới của mình thanh tịnh như cảnh giới của Phật ? Này thiện nam tử ! Cảnh giới Phật là không có cảnh giới, lìa khỏi cảnh giới, tất cả thanh tịnh. Bồ tát đó do cảnh giới của mình và cảnh giới của Phật đều thanh tịnh mà cảnh giới tịnh nhãn tức là cảnh giới Phật, cũng không cảnh giới Phật và cảnh giới của nhãn (mắt) không gần không xa. Vì sao vậy ? Vì xa lìa cảnh giới cùng với cảnh giới Phật, cũng không xa lìa cảnh giới và cảnh giới nhãn. Cảnh giới nhĩ (tai) ấy tức là cảnh giới Phật, cũng không cảnh giới Phật, không có xa gần. Vì sao vậy ? Vì xa lìa cảnh giới cùng cảnh giới Phật cũng không xa lìa cảnh giới và cảnh giới nhĩ. Cảnh giới Tỵ (mũi) ấy tức là cảnh giới Phật cũng không cảnh giới Phật, không có xa gần. Vì sao vậy ? Vì xa lìa cảnh giới cùng với cảnh giới Phật, cũng không xa lìa cảnh giới và cảnh giới tỵ. Cảnh giới thiệc (lưỡi) ấy tức là cảnh giới Phật, cũng không cảnh giới Phật, không có xa gần. Vì sao vậy ? Vì xa lìa cảnh giới cùng cảnh giới Phật cũng không xa lìa cảnh giới và cảnh giới thiệc. Cảnh giới thân ấy tức là cảnh giới Phật, cũng không cảnh giới Phật, không có xa gần. Vì sao vậy ? Vì xa lìa cảnh giới cùng với cảnh giới Phật, cũng không xa lìa cảnh giới và cảnh giới thân. Cảnh giới ý ấy tức là cảnh giới Phật, cũng không cảnh giới Phật, không có xa gần. Vì sao vậy ? Vì xa lìa cảnh giới cùng với cảnh giới Phật, cũng không xa lìa cảnh giới và cảnh giới ý... cho đến uẩn, xứ, giới, mười hai nhân duyên cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát vào cảnh giới Phật thì xa lìa cảnh giới tất cả cảnh giới. Nếu cảnh giới của mình thanh tịnh bình đẳng thì đó liền gọi là vào cảnh giới Phật. Như vậy sở hữu ảnh hiện của sáu thứ cảnh giới mà Bồ tát đó đều vào đến cảnh giới của chư Phật, chẳng sinh ra thủ trước đều xa lìa. Như vậy cảnh giới Như Lai không có nhiễm trước ngăn ngại, tất cả cảnh giới chẳng nhiễm, chẳng ngại cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Hiểu như vậy thì đó là Bồ tát thành tựu sự theo vào cảnh giới Phật thanh tịnh, cảnh giới của mình thanh tịnh.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát thu hoạch được Đà la ni không quên pháp hạnh ? Này thiện nam tử ! Bồ tát nên đối với Đà la ni này mà tu trì, tạo tác nghiệp. Sao gọi là tu trì ? Này thiện nam tử ! Có ba mươi hai thứ pháp tu Đà la ni. Đó là cầu pháp. Yêu thích pháp. Pháp uyển lạc. Tùy theo dòng pháp. Tùy thuận pháp. Tôn thượng pháp. Người thừa sự cúng dường, đa văn. Thường đối với Hòa thượng và A xà lê không có ngã mạn mà cung kính cúng dường. Cầu pháp không chán. Đối với bậc giáo thọ thì thuận theo chẳng trái nghịch. Đối với người nói pháp thì kính ái như Phật, chẳng tìm sở đoản của người ấy. Đối với pháp đã nghe thì đều thọ trì. Chẳng giải đãi. Đối với pháp chẳng tiếc lận. Đã làm pháp thí thì không hy vọng. Đối với pháp đã nghe theo đúng như lý mà tạo tác ý. Cầu đến đa văn không giới hạn. Thường ưa phạm hạnh không ngưng nghĩ. Thường ưa xa lìa, lòng tịch tịnh. Thường siêng tu tập sáu tùy niệm. Với sáu nhiễm pháp thường xả bỏ. Với sáu hòa kính luôn chẳng xả. Với tất cả hữu tình dấy khởi tâm vô ngại. Với pháp duyên sanh tu thuận nhẫn. Với ba cửa giải thoát, tạo tác ý quan sát chẳng kinh sợ. Chẳng bỏ Thánh chủng, đổ đa công đức. Hộ trì chánh pháp, lòng không hèn hạ. Quan sát chúng sinh khởi Đại bi. Cầu đến Chánh pháp chẳng tiếc thân mạng. Tu hạnh đại trí, lìa ngu hoặc. Thành tựu hữu tình chẳng lười biếng mệt mỏi. Như vậy gọi là tu Đà la ni không quên mất nghiệp. Lại nữa, này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát được Đà la ni đó rồi thì đối với lời nói của đức Phật đều có thể thọ trì cùng khắp khiến cho chẳng quên mất. Sở dĩ gọi nghe pháp không có quên mất là vì do niệm chẳng quên, do “xả” giác ngộ, do tuệ soi rõ, vào đến tất cả văn tự vô tận, được trí khéo giải các lời nói tùy theo loại, được trí vô ngại biện diễn nói không ngưng trệ, với rõ nghĩa kinh vào trí lý thú, chẳng rõ nghĩa kinh vào trí lý thú, vào đến trí vô tận thuyết của thế tục, vào đến trí nói chẳng đoạn thắng nghĩa, đối với chánh đoạn tinh tấn được trí không thoái, đối với bốn thần túc dấy khởi trí du hí, ở trong các căn được trí sai biệt, ở trong các lực được trí không động, ở trong bảy giác chi được trí khai ngộ, ở trong bát Thánh đạo được trí nhập lý, đối với Chỉ được trí tâm trụ, đối với quán (Tỳ bát xá na) được trí pháp quyết trạch, đối với trí giải thoát được trí tùy thuận, đối với các biện thuyết được trí thâm nhập, đối với các thần thông được trí sanh khởi, đối với các Ba la mật được trí phân biệt, đối với bốn nhiếp pháp được trí tùy cơ, đối với các âm thanh được trí ngữ lộ (đường), đối với pháp quyết định được trí quyết trạch, đối với các kinh nghĩa được trí không gián đoạn, đối với các văn tự được trí vô tận, đối với các hữu tình được trí hoan hỷ, đối với người cầu pháp được trí xứng căn nói pháp, đối với lời Phật nói được trí niệm tổng trì, đối với tất cả văn tự được trí vào câu lời, đối với những cấu tịnh được trí như thật giác, đối với các nghiệp duyên được trí giác ngộ quả báo, đối với tất cả pháp được trí quang minh không ngăn che. Đó gọi là Đà la ni. Được Đà la ni bình đẳng thân lời nói, lòng thì có thể mưa xuống pháp vô tận, có thể dứt các phiền não, có thể sinh ra tất cả các Phật pháp. Do được lý thậm thâm của Đà la ni này nên thường không quên mất. Vậy nên gọi là Bồ tát được Đà la ni không quên pháp hạnh. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát thu hoạch được biện tài Như Lai gia trì vô ngại ? Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát thường nhờ sự gia trì của Như Lai thì được hai mươi bốn thứ biện tài vô ngại. Những gì là hai mươi bốn thứ ? Đó là, tấn tật biện, lợi tiệp biện, vô ngại biện, vô trệ (ngưng) biện, thiện từ (lời khéo) biện, thậm thâm biện, gián thác (xen lẫn) chúng âm biện, thắng diệu trang nghiêm biện, vô trầm một (chìm mất) biện, vô úy biện, chủng chủng kệ tán biện, Tu đa la duyên khởi bổn sự biện, biện tài có thể tiêu diệt hàng phục kẻ khác, biện tài nói sai biệt vô tận cú, hiển hiện vi diệu biện, đoan nghiêm uy đức biện, thuyết pháp vô gián biện, thiên chúng trang nghiêm biện, đoạn chư nghi hoặc biện, thế pháp xuất thế pháp biện, biện tài chẳng lầm lỗi, biện tài từ bi hỷ xả làm vui lòng mọi người, túc mạng thông biện, Phật sở gia trì biện. Này thiện nam tử ! Hai mươi bốn thứ biện như vậy tu hai mươi bốn thứ nghiệp mà được thành tựu. Những gì là hai mươi bốn thứ nghiệp ? Đó là, chẳng nghịch lại lời dạy răn của sư trưởng nên được tấn tật biện. Qua lại không dua nịnh nên thu hoạch được lợi tiệp biện. Lìa các phiền não nên được vô ngại biện. Chẳng ưa tạp trụ nên được vô trệ biện. Lời nói chẳng ly gián nên được thiện từ biện. Giác ngộ duyên sanh nên được thậm thâm biện. Do thí đủ thứ nên được biện tài xen lẫn mọi âm thanh. Nghiêm sức tháp miếu của Như Lai nên được Thắng diệu trang nghiêm biện. Chẳng xả tâm Bồ đề nên được biện tài không chìm mất. Khéo hộ giới uẩn nên được vô úy biện. Bố thí đủ thứ tràng, phan, linh (chuông nhỏ) cái nên được biện tài nói đủ thứ kệ khen. Phụng sự cung kính xả thí đủ thứ cho các sư trưởng nên được biện tài nói tu đa la (kinh) duyên khởi bổn sự. Chẳng bức não loài hữu tình tình nghèo thiếu nên được biện tài có thể tiêu diệt hàng phục người khác. Thí vô tận tạng báu khiến cho người khác vào pháp nên được biện tài nói câu sai biệt vô tận. Lời nói chân thật không thô ác nên được hiển hiện vi diệu biện. Chẳng khinh hủy lời dạy tôn quí và ly gián người khác nên được đoan nghiêm uy đức biện. Với pháp tự đắc thì trụ trì nên được biện tài nói pháp không gián đoạn. Chẳng hủy báng người khác, dùng tâm hoan hỷ bố thí vật mình ưa thích nên được thiên chúng trang nghiêm biện. Đối với pháp chẳng có thầy, nắm trong tay như nghe nói nên được biện tài đoạn tất cả nghi hoặc. Xem tất cả đều như sư trưởng chẳng thêm bức não, bố thí thuốc cho người bệnh nên được biện tài thế xuất thế pháp. Chẳng tìm lỗi của người khác thường tự xem xét mình nên được biện tài chẳng lầm lỗi. Dùng tâm bình đẳng quan sát các hữu tình, đặt vào đạo Niết bàn, chẳng chấp trước tất cả lợi dưỡng cung kính và danh tiếng nên được biện tài từ bi hỷ xả làm vui lòng mọi người. Khéo nói nhu nhuyến như nói việc tu hành, lòng không vẩn đục rối loạn nên được túc mạng thông biện. Chẳng bài báng Đại thừa, chẳng ưa tiểu thừa, thương xót loài hữu tình nên được Phật sở gia trì biện. Đó gọi là thành tựu hai mươi bốn thứ nghiệp biện tài. Lại nữa, làm cho loài hữu tình khác đi đến cứu cánh nên được gọi là biện tài. Đối với trụ trì khác có thể cảnh giác nên gọi là biện tài. Đối với ý hoan hỷ người khác nối tiếp nhau nên gọi là biện tài. Đối với hữu tình khác nói theo tâm trí nên gọi là biện tài. Này thiện nam tử ! Thành tựu như vậy pháp công đức trí thì đó là Bồ tát được sự gia trì vô ngại biện tài của đức Phật. Này thiện nam tử! Sao gọi là Bồ tát ở trong sanh tử mà được tự tại ? Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát thành tựu mười hai thứ pháp thì ở trong sanh tử mà được tự tại. Những gì là mười hai ? Đó là, xa lìa bạn ác, gần gũi bạn lành. Đối với lời hứa của Phật thấy thanh tịnh. Giới uẩn thanh tịnh, từ Tam ma bát để khởi lên trí tuệ phương tiện mà vận hành cả hai. Thu hoạch được thần thông bất thoái. Quán các pháp vô sanh. Vì thỏa bổn nguyện nên ở trong sinh tử mà thọ sanh. Quan sát loài hữu tình dấy khởi Đại từ. Dùng Đại bi định quan sát các pháp như huyễn hóa. Biết tất cả pháp chẳng sinh diệt. Đối với tính pháp như mộng thì chẳng hư vọng quan sát pháp như thật. Dùng uy thần của Phật Thế Tôn gia trì hoặc hiện sinh tử mà chẳng nhiễm sinh tử. Đó là mười hai. Nếu Bồ tát thành tựu mười hai pháp này thì có thể ở chỗ vô lượng a tăng kỳ kiếp sinh sống, thị hiện thọ thân làm ích lợi rộng lớn cho tất cả loài hữu tình. Này thiện nam tử ! Như vậy tất cả đều từ sự kiến lập của hai thứ căn. Đó là Thần thông trí và Đại bi căn. Như vậy gọi là Đại Bồ tát ở trong sinh tử thu hoạch thần thông mà được tự tại. Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát tiêu diệt hàng phục oán địch siêu việt bốn ma ? Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát dùng trí như huyễn thông đạt tất cả năm uẩn, các pháp đều như huyễn hóa thì siêu việt ma uẩn. Thông đạt các pháp bản tính thanh tịnh thì siêu việt ma phiền não. Thông đạt duyên khởi thì siêu việt ma chết. Tâm chẳng thoái Bồ đề nên siêu việt ma trời. Lại nữa, Bồ tát quán như vậy nên có thể hại sở hữu chướng, đối với tất cả nghiệp ma của Bồ tát ma chẳng được tiện nghi. Sao gọi là nghiệp ma ? Đó là yêu thích Tiểu thừa chính là nghiệp ma. Chẳng hộ tâm Bồ đề chính là nghiệp ma. Đối với các loài hữu tình phân biệt làm bố thí chính là nghiệp ma. Ưa cầu chỗ sinh ra mà trì cấm giới chính là nghiệp ma. Vì cầu sắc tướng mà tu nhẫn nhục thì chính là nghiệp ma. Làm việc thế gian tưởng ứng tinh tấn chính là nghiệp ma. Đắm trước theo mùi thiền chính là nghiệp ma. Do tuệ mà chán lìa khỏi pháp hạ liệt thì chính là nghiệp ma. Ở tại sinh tử mà có sự mệt mỏi thì đó là nghiệp ma. Tạo tác các thiện căn mà chẳng hồi hướng thì đó là nghiệp ma. Chán lìa phiền não chính là nghiệp ma. Che giấu lỗi của mình chính là nghiệp ma. Mang ơn chẳng đền đáp chính là nghiệp ma. Chẳng cầu các độ chính là nghiệp ma. Chẳng kính chánh pháp chính là nghiệp ma. Tham tiếc đối với pháp chính là nghiệp ma. Nói pháp mà mong lợi chính là nghiệp ma. Lìa khỏi phương tiện thành tựu hữu tình chính là nghiệp ma. Bỏ bốn nhiếp pháp chính là nghiệp ma. Hủy phá cấm giới chính là nghiệp ma. Khinh người trì giới chính là nghiệp ma. Thuận theo hạnh Thanh văn chính là nghiệp ma. Thuận theo thừa Duyên giác chính là nghiệp ma. Cốt tìm cầu vô vi chính là nghiệp ma. Chán lìa hữu vi chính là nghiệp ma. Lòng mang nghi hoặc chẳng lợi cho hữu tình thì đó là nghiệp ma. Điều nghe được ưa nghi ngờ, chẳng giỏi thông đạt, theo đúng như lý tác khởi ý thì đó là nghiệp ma. Ưa mang lòng dua nịnh lừa dối, giả bộ thương xót thì đó là nghiệp ma. Mắng chửi thô tháo ác độc chính là nghiệp ma. Đối với tội chẳng chán chính là nghiệp ma. Nhiễm trước tự pháp chính là nghiệp ma. Nghe ít mà cho là đủ chính là nghiệp ma. Chẳng cầu chánh pháp chính là nghiệp ma. Ưa cầu phi pháp chính là nghiệp ma. Đối với chướng cái ràng rịt mà chẳng ưa đối trị thì đó là nghiệp ma. Chẳng tịnh lòng miệng chính là nghiệp ma. Nhẫn Sa môn cấu (bẩn) chính là nghiệp ma. Này thiện nam tử ! Như vậy cho đến ưa làm mười nghiệp chẳng thiện, xả bỏ pháp thiện... Như vậy tất cả đều là nghiệp ma. Nếu Bồ tát thành tựu bốn pháp mà có thể siêu việt. Những gì là bốn ? Đó là, chẳng quên tâm Bồ đề. Siêng tu lục độ chẳng buông lung. Trụ ở trí thiện xảo thành tựu hữu tình. Trụ ở lý thậm thâm hộ trì chánh pháp. Này thiện nam tử ! Bồ tát nếu cùng với pháp này tương ứng thì quyết định có thể tiêu diệt các ma oán địch. Đó là Bồ tát vượt ra bốn ma.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát tích tập (gom chứa) vô lượng phước đức tư lương, vì các loài hữu tình làm chỗ y chỉ ? Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát đối với tất cả loài hữu tình dấy khởi đồng thể đại bi trụ ở thiền định thì thấy người đến cầu xin đều xả thí hết. Do phước vô tận nên được tay báu khiến cho người khác thọ dụng. Ý ưa thanh tịnh, lòng như đất bằng, lìa khỏi cao thấp, có sự hy vọng giàu thịnh thừa thãi lợi ích. Giới thanh tịnh nên được tâm không chấp trước, khéo hộ các căn. Lại có thể bày biện thành tựu tất cả thí hội, được Đà la ni thành tựu biện tài. Đem sự tích tập thiện căn như vậy hồi hướng về Bồ đề, bố thí khắp loài hữu tình. Như bên ngoài bốn đại tất cả thế gian nương trụ, như vậy bên trong bốn đại là tất cả hữu tình nương trụ. Bồ tát tác khởi tư duy này : “Sự tích tập tất cả thiện căn, pháp trí thiện xảo, không có một pháp nào chẳng cùng loài hữu tình mà làm chỗ nương trụ của ta. Đó là Bồ tát thu hoạch được vô lượng phước đức tư lương, vì các loài hữu tình làm chỗ nương trụ.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát sinh ra đời không có Phật vì các loài hữu tình mà làm Phật sự ? Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát vì sinh ra trí xứ phi xứ nên tu nghiệp mười lực; vì sinh ra trí lậu tận nên tu bốn nghiệp vô úy; vì sinh ra ba mươi trí vô ngại nên tu mười tám nghiệp Bất cộng pháp; vì sinh ra được Phật nhãn quang minh nên tu ngũ nhãn tất trí nghiệp (năm mắt biết hết nghiệp); vì muốn sinh ra tất cả thần thông nên tu túc mạng nghiệp; vì thu hoạch thành tựu đầy đủ Bồ đề nên tu đầy đủ tất cả thiện pháp, đoạn dứt những nghiệp phiền não của thân, miệng, ý; vì sinh ra tướng tốt trang nghiêm nên tu gom tất cả phước tư lương nghiệp; vì sinh ra mười địa được quán đảnh tất cả Phật pháp nên tu tập tất cả trí tư lương nghiệp. Như vậy, này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát tu đủ những nghiệp như vậy rồi thì đối với đời không có Phật có thể vì hữu tình rộng rãi làm Phật sự mà thành tựu đó.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát thu hoạch được Hải ấn tam ma địa mà chẳng nhiễm tâm hạnh của tất cả loài hữu tình ? Này thiện nam tử ! Vì nhân duyên gì gọi là Hải ấn tam ma địa ? Như ngần ấy sắc loại của những loài hữu tình ở châu Thiệm Bộ đều ở trong biển mà hiện ảnh tượng nên gọi đại hải. Như vậy, nếu tất cả loại tâm sắc của ngần ấy loài hữu tình... cho đến âm thanh những bóng dáng ấy đều hiện lên ở trong biển tâm của Bồ tát. Vậy nên gọi là Hải ấn tam ma địa. Ví như biển lớn đồng một vị mặn, pháp Bồ tát một vị là trí giải thoát cũng lại như vậy. Ví như biển lớn chẳng vượt giới hạn nước triều, Bồ tát quan sát thời, phi thời nên chẳng vượt thời điểm thành Bồ đề, ngồi ở đạo tràng cũng lại như vậy. Ví như biển lớn chẳng cho thây chết tá túc, Bồ tát chẳng cùng chung với tất cả tập khí phiền não và tâm Thanh văn, Duyên giác cũng lại như vậy. Ví như biển cả dung nạp muôn dòng nước mà chẳng tăng chẳng giảm, Bồ tát dung thọ tất cả các pháp, không có tăng giảm cũng lại như vậy. Ví như biển cả rộng rãi không bờ bến, Bồ tát tuệ dụng vô biên cũng lại như vậy. Ví như biển cả sâu khó lần ra đáy, biển trí Bồ tát mà tất cả Thanh văn, Duyên giác khó đo lường cũng lại như vậy. Ví như biển cả có thể làm y chỉ cho vô lượng thế giới, Bồ tát làm y chỉ cho các loài hữu tình cũng lại như vậy. Này thiện nam tử ! Đó là Bồ tát khéo vào Hải ấn tam ma địa mà chẳng nhiễm tâm hạnh của tất cả loài hữu tình.
Này thiện nam tử ! Sao gọi là Bồ tát được tâm không nhiễm trước như gió trong hư không không có chướng ngại ? Này thiện nam tử ! Nếu Bồ tát đối với tất cả pháp mà xa lìa sự ràng rịt của kiến thì tâm không có gì chấp trước. Ví như gió lớn ở trong hư không không có sự nhiễm trước. Như vậy Bồ tát đối với tất cả pháp lòng không có sự nhiễm trước cũng lại như thế. Đó là Bồ tát được tâm không nhiễm trước như gió trong hư không, không có chướng ngại.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 8 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Pháp bảo Đàn kinh


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.120.103 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập