Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
8. PHẨM ÐỀ BA LA MẬT
Ðức Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào gọi là Ðại Bồ Tát Sằn đề ba la mật?
Vì Vô Thượng Bồ Ðề, Ðại Bồ Tát ở nơi pháp như vậy chuyên cần tu học thật hành bồ tát hạnh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Do an trụ Sằn đề ba la mật nên có đủ nhẫn lực gầy dựng tánh vững vàng, đối với tất cả sự lạnh nóng đói khát muỗi mòng rắn rít gió nắng v.v… đều có thể chịu đựng được cả. Lại hay chịu đựng những lời lẽ thô ác xấu tục và dao gậy chém đập trên thân đau đớn khổ sở hoặc đến mất mạng. Ðây gọi là Sằn đề Ba la mật.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thuở xa xưa, lúc ta chưa thành Phật, ta thật hành Bồ Tát hạnh thường tu nhẫn nhục".
Xá Lợi Phất thưa: "Bạch Ðức Thế Tôn Lúc làm Bồ Tát, Ðức Thế Tôn tu nhẫn nhục như thế nào?".
Ðức Phật phán dạy: "Này Xá Lợi Phất Nhớ thuở xa xưa, lúc ta thật hành Bồ Tát hạnh, có nhiều chúng sanh đến mắng nhục ta, mắng nhiếc phi pháp, quở trách phi pháp. Thuở ấy vì thật hành nhẫn nhục nên ta dằn lòng chẳng giận hờn oán ghét, ta chỉ nghĩ rằng trong các pháp hành không không có pháp nào dễ được như chê mắng và quở trách, vì thế ta phải tu tập xả bỏ. Lại đối với họ ta phải có lòng từ bi. Tại sao? Chúng sanh trong đời phần nhiều ở trong sự quở trách mắng nhiếc, do ác nghiệp ấy lại cảm lấy quả báo sanh chỗ nào đều có thân tướng xấu xí đáng ghét. Nay ta chẳng thích sự xấu xí thì đâu nên thích làm sự mắng nhiếc quở trách. Tại sao? Vì các ác nghiệp mắng nhiếc quở trách ấy là nghiệp chẳng lành, là nghiệp chẳng xứng lý, là nghiệp của kẻ ngu, là nghiệp hạ liệt, là nghiệp bất thiện chẳng phải nghiệp của kẻ thiện nhân, chẳng phải nghiệp của Hiền Thánh. Do nghiệp ấy mà đọa vào các thế giới địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ. Lại do nghiệp ấy mà làm quyến thuộc với ác đạo. Do nghiệp ấy cảm lấy thân dạ xoa bần cùng và quả báo căn bổn bần cùng của dạ xoa. Do nghiệp ấy mà cảm lấy thân ngạ quỷ bần cùng và quả báo bần cùng của ngạ quỷ. Do nghiệp ấy mà cảm lấy thân loài người bần cùng và quả báo căn bổn bần cùng của loài người. Lại do nghiệp mắng chửi ấy nên cảm lấy thân bàng sanh và quả báo căn bổn của loài bàng sanh.
Nay ta chẳng nên cầu loài hạ liệt Tại sao? Vì nếu ta cầu làm các sự việc ấy thì với các chúng sanh có khác gì? các chúng sanh ấy chẳng thuần lý. Ta thì thuần lý nên chẳng đồng với họ.
- Nầy Xá Lợi Phất! chư Ðại Bồ Tát thực hành sằn đề ba la mật, phải nên theo Phật học pháp ấy. Tại sao? Lúc bị người quở trách mắng chửi, chư Ðại Bồ Tát ấy bèn có thể y theo chánh pháp mà tác ý tư duy nhịn chịu. Do được sức nhẫn hục như vậy, chư Ðại Bồ Tát ấylại được vô lượng thiện căn vi diệu. Giả sử có người đem trân bảo đầy cả thế giới để bố thí cũng không bằng công đức nhẫn nhục trên. Tại sao? Vì hạnh nhẫn nhục phải hạnh trựơng phu cực thiện mới có thể tu tập được. Tại sao? Vì chúng sanh phần đông vì sự mắng chửi quở trách bắt giữ nên lưu chuyển sanh tử chẳng dứt.
- Lại này Xá Lợi Phất! Chư Ðại Bồ Tát thật hành sằn đề ba la mật ấy phải tự cố gắng quán sát thật kỹ mà nghĩ rằng lúc t a bị người mắng chửi quở rầy, ta có thể nhớ nghĩ suy gẫm Phật, Bồ Ðề, Pháp và Tăng chăng. Nếu có thể nhớ suy là tốt, bằng không thì chẳng gọi là tốt. Lại còn phải dùng vô lượng phương tiện để nhớ suy nơi Phật, nơi Bồ Ðề, nơi Pháp và Tăng.
- Lại này Xá Lợi PhấtÐại Bồt Tát ấy suy gẫm như trên rồi phải quán sát nay ta cùng các chúng sanh kia có những tưóng gì sai khác đặc biệt. Tại sao? Các chúng sanh kia hiện đang ở trên thân thể ta mà phát khởi giận hại, còn ta ở nơi Phật, Bồ Ðề, Pháp và Tăng mà chẳng nhớ suy thì có khác gì họ, có tướng gì đặc biệt hơn họ.
Ðại Bồ Tát ấy lại suy nghĩ nếu lúc bị người giận hại mà ta bỏ Phật, Bồ Ðề, Pháp và Tăng mà không nhớ suy thì chẳng nên.
Ðại Bồ Tát lại suy nghĩ nếu ta giận hờn họ thì là người vô trí không có sức nhẫn nhục, cũng là trái với bổn nguyện. Tại sao? Vì nếu giận hờn họ thì không còn có tâm nhiếp thọ tất cả chúng sanh, chẳng bỏ tấ cả chúng sanh. Nếu ta có lòng giận một hữu tình thì chẳng ngọi là pháp nhiếp hóa của Bồ Tát, còn ai thĩnh ta thực hành Bồ Tàt hạnh, huống là thuở xưa phát nguyện rằng ta sẽ mau chứng Vô Thượng Bờ Ðề rồi sẽ rộng thuyết chánh pháp cho tất cả chúng sanh. Lúc vừ phát nguyện ấy xong, chư Phật Thế Tôn cùng đồng chứng cho ta mà ghi nhận thiện nam tử này phát tâm an trụ Vô thượng Chánh giác rồi sẽ vì chúng sanh rộng tuyên chánh pháp. Hôm nay chư Phật Thế Tôn với trí vô ngại, với mắt thấy vô ngại hiện chúng biết ta. Thế nên ta chẳng được lúc bị người mắng chửi mà sanh lòng giận hờn quên bỏ Phật, Bồ Ðề Pháp và Tăng mà chẳng nhớ suy. Hiện tại phương Ðông có hằng ha sa thế giới, có hằng hà sa chư Phật Thế Tônhiện tại trụ trì, chư Phật Thế Tôn ấy cũng chứng biết tâm ta phát chánh nguyện. Ba phương kia cùng bốn hướng trên và dưới đều cũng như vậy. Ðương lúc ta phát chánh nguyện ấy, chư Phật Thế Tôn đồng thanh khen sức nhẫn nục của ta. Ta chẳng nên làm sư tử rôg là nói ta sẽ chứng được nhẫn lực lớn. Tiếng cheo kêu là nói ta làm sự giâ hờn mắng nhiếc.
- Lại này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát ấy lại ngĩ rằng chúng sanh thế gian đượclợi của người rồi mới làm lợi cho người. Nếu ta dược lợi của chúng sanh mới làm lợi cho chúng sanh thì ta có gì khác thế gian có tướng gì kỳ lạ đâu?
Ðại Bồ Tát lại nghĩ ràng chúng sanh thế gian, nếu bị người làm hại thì họ làm hại lại người. Nếu ta bị người làm hại cũng làm hại lại người thì ta có khá gì thế gian, có gì là tướng đặc dị đâu?
- Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát phải ở trong tướngnày mà tu học.
Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng chúng sanh thế gian làm oán đối lẫn nhau, nếu đuợc lợi nơi người thì cho là bạn tốt, nếu không được lợi nơi người thì giết hại nhau. Ta đã thấy sâu lỗi lầm ấy, vậy ta chớ nên nhìn thấy chúng sanh làm lợi cho ta, cũng chẳng nhìn thấy chúng sanh làm hại ta, mà chỉ nên nghĩ rằng nay ta quyết phải nhiêu ích tất cả chúng sanh, vì muốn đầy đủ sằn đề ba la mật vậy".
Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:
"Dầu trong nhiêề u trăm câu chi kiếp
chúng sanh kia làm hại cho ta
Thấy chúng sanh kia thọ các khổ
trọn không an trụ lòng xả bỏ
Thế gian được tài lợi của nhau
Họ kêu gọi nhau là bạn tốt
Nếu họ chẳng được lợi của nhau
Kia đây thù oán tàn hại nhau
giả sử đem cả cõi đại địa
Hoặc đem Ðại Thiên Phật Thé Gíu
Ðựng đầy trân bửu tới dâng cho
Thường cầu ta làm bạn hiền thiện
Giả sử nắm cầm dao gướm bén
Ðến chặt chém cả rhân thể ta
Ta phải đối với chúng sanh ấy
Bình đẳng lợi ích lòng không hai
Với người mắng ta ta phải nhẫn
Cũng nhẫn tất cả các nạn khổ
Phải vì chúng sanh khen sức nhẫn
Ta cũng an trụ trong đại nhẫn
Các chúng sanh bạo ác trong đời
dùng gươm dao độc giết hại nhau
Hòa hiệp được họ làm lành
Ðây là tướng thánh hiền trí tuệ
Ta chẳng nên học theo kẻ ngu
lại hành động khác với họ
Việc làm của phàm phu cũng thế
Sanh tử Niêt-bàn sai hẳn khác".
- Lại này Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Sằn đề Ba la mật, Ðại Bồ Tát phải tu tập chánh pháp như vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng giả sử trong trăm ngàn câu chi na do tha đại kiếp, các chúng sanh thường dùng dao gậy ngói đá làm hại ta chỉ còn sống sót chừng giây lát, ta phải vui mừng mà quán niệm rằng lạ thay người thánh phàm phu này có thể chẳng giết chết hẳn ta. Bồ Tát ấy từ nay về sau càng tu học hơn. lại nghĩ rằng giả sử có chúng sanh trong khoảng thời gian đi bảy bước chặt đứt đầu ta như số cát sông Hằng, ta cũng trọn chẳng hờn chẳng giận họ. Tại sao? Vì giận hờn có tổn hại những căn lành đả chứa cả trăm ngàn đại kiếp. Nếu bị tổn hại căn lành thì ta sẽ phải trải qua trăm ngàn đại kiếp mới bắt đầu cần khổ tu thánh đạo đưọc? Nếu như vậy thì thật khó được Vô Thượng Bồ Ðề? Vì thế nên ta phải mặc áo nhẫn nhục, dùng sức kiên cố dẹp quân hờn giận.
- Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát tu Ðại thừa mà có lòng hờn giận thì ma được dịp làm hại và làm chướng ngại Vô thượng Bồ dề.
- Nầy Xá Lợi Phất! lòng hờn giận có thể làm nhiễu loạn dạo Bồ Ðề. Lòng hờn giận hay phát sanh nghiệp của ma. Thế nào gọi là nghiệp của ma?
Nếu có Bồ Tát lòng dừng ở y bát chẳng thể rời bỏ, phải biết đó là ma nghiệp, . Lòng dừng ở khất thực nơi nhà thí chủ chẳng thể rời bỏ, phải biết đó là ma nghiệp. Lòng dừng ở danh tiếng cung kính lợi dưỡng chẳng thể rời bỏ, phải biết đó là ma nghiệp. Với pháp xuất gia thường có lòng chán khổ, đó là ma nghiệp. Với pháp lành sạch có lòng khinh rẻ, đó là ma nghiệp. Chỗ trống vắng không có chí mong cầu, đó là ma nghiệp. Chẳng thích Chánh đẳng Chánh giác, đó là ma nghiệp. Với trí huệ Nhị thừa luôn cầu học, đó là ma nghiệp. Nhẫn đến dối với Hòa Thượng và A Xà Lê không có lòng kính ngưỡng tùy thuận, đó là ma nghiệp.
- Nầy Xá Lợi Phất! Bao nhiêu lời hờn giận như vậy có thể làm nhiễu loạn đạo Bồ Ðề. Ðây là dừng ở tâm nhiễu loạn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Lúc thực hành Sằn dề Ba la mật, Ðại Bồ Tát nghĩ răng từ nào các chúng sanh bị những ác ma rình rập để hại, đó là hờn giận. Nay ta vì ông mà nói rộng việc ấy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nhớ thuở quá khứ ta làm đại tiên nhơn tên Tu Hành Xứ. Bấy giờ có ác ma hóa làm năm trăm người đàn ông mắng nhiếc khỏe luôn theo mắng ta. Chẳng luận nơi tăng phường tịnh thất, làng xóm tục gia, hoặc nơi đường sá, nơi trống vắng, hoặc ngày hoặc dêm, lúc ta đi đứng ngồi nằm, các hóa ma ấy dùng lời thô mắng nhiếc quở trách ta cả năm trăm năm tròn. Ta nhớ trong thời gian năm trăm năm bị mắng quở như vậy, ta chẳng hề có chút lòng hờn dối với họ, mà có lòng từ bi xót thương họ.
Lúc đó ta nghĩ rằng nếu có các thiện nam tử giữ gìn Thi la có đủ pháp lành, nhẹ ít nơi tánh tham sân si, chẳng phải chỉ làm lợi ích cho các người ấy mà gọi ta là làm việc khó làm, cũng chẳng phải chỉ làm lợi ích cho các người ấy mà có thể chứng Vô thượng bồ đề.Tại sao? Vì nếu có các chúng sanh cang cường khó điều khó phục Thi la có đủ pháp ác tánh tham sân si nặng dục, nếu ta làm lợi ích cho các người ấy thì mới đáng gọi ta là làm việc khó làm, do ta làm lợi ích các người ấy mà mau chứng Vô thượng bồ đề trước tiên sẽ làm cho các người ấy chứng Niết-bàn vậy.Này Xá Lợi Phất! Lúc lòng hờn giận nổi lên, các Ðại Bồ Tát ấy phải phát khởi các chánh niệm lớn như vậy. Nếu có chánh niệm lớn thì các sự lợi ích mau được viên mãn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thuở quá khứ, do Ðức Như Lai thật hành Sằn đề Ba la mật như vậy nên chứng được Vô thương Bồ Ðề. Vì thế nên Ðại Bồ Tát muốn cầu Vô Thượng Bồ Ðề, thì ở nơi các nhẫn lực luôn phải có đủ, chịu đựng được các lạnh nóng đói khát, gió nắng muỗi mòng rắn rít cắn đốt, có thể nhịn chịu tất cả lời thô ác mắng quở, có thể nhịn chịu tất cả sự đập đánh chặt chém thân thể đến phải chết.
Ðây gọi là Ðại Bồ Tát an trụ mau chứng được Vô Thượng Bồ Ðề.
- Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là Bồ Tát Sằn đề Ba la mật, y theo đó tu hành, Ðại Bồ Tát thành mãn đầy đủ tướng nhẫn pháp?
- Nầy Xá Lợi Phất! không giận hờn là Bồ Tát nhẫn. Không có giận dữ là Bồ Tát nhẫn. Chẳng khởi oán thù là Bồ Tát nhẫn. Không các tổn não là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ mình là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ người là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ thân là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ lời là Bồ Tát nhẫn. Khéo bảo hộ ý là Bồ Tát nhẫn. Quán sát đúng lý là Bồ Tát nhẫn. Chán rời ngũ dục là Bồ Tát nhẫn. Tu tịnh nghiệp báo là Bồ Tát nhẫn. Thân thanh tịnh tốt là Bồ Tát nhẫn. Tâm thanh tịnh tốt là bồ Tát nhẫn.Cảm thọ báo vui thanh tịnh viên mãn là Bồ Tát nhẫn
Tướng Như Lai viên mãn trang nghiêm là Bồ Tát nhẫn. Lời Như Lai thanh tịnh vi diệu là Bồ Tát nhẫn. Thực hành Bồ Tát hạnh nhiếp các gốc lành chẳng để hư mất là Bồ Tát nhẫn. Ra khỏi sự bức bách khổ não của chúng sanh là Bồ Tát nhẫn. Trừ diệt tất cả sự ác oán thù là Bồ Tát nhẫn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nói tóm lại, tất cả những đức mà Như Lai có, như thập lực, tứ vô úy, bất cộng pháp, đại từ đại bi đại hỷ đại xả, vô lượng Phật pháp vi diệu viên mãn đều do Sằn đê Ba la mật của Ðại Bồ Tát làm nên cả.
- Lại này Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Sằn đề Ba la mật, Ðại Bồ Tát phải đầy đủ các chánh hạnh nhẫn nhục.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nếu bị mắng nhiếc, đại Bồ Tát chẳng mắng lại, vì khéo thấu rõ ngôn ngữ như vang vậy.
Nếu bị đập đánh, Ðại Bồ Tát chẳng đánh lại ; vì thấu rõ thân hình như bóng như tượng vậy.
Nếu bị giận dỗi ; Ðại Bồ Tát chẳng giận lại, vì khéo quan sát tâm niệm như ảo như hóa vậy.Nếu được khen bị chê, đại Bồ Tát chẳng ưa chẳng giận, vì khéo thân mình viên mãn công đức vậy.Nếu được lợi thất lợi, Ðại Bồ Tát chẳng mừng chẳng buồn, vì điều phục tâm mình trong tịch tĩnh vậy.
Ðại Bồ Tát chẳng mong tiếng tốt, chẳng phạm tiếng xấu, vì khéo có thể quan sát trí huệ rộng lớn vậy.
Bị chê chẳng tự hạ, được khen chẳng tự cao, vì khéo an trụ nơi đức hạnh chẳng khuynh động vậy.Với các sự khổ Bồ Tát chưa hề chán ghét, vì được sự luyến nhớ của các chúng sanh khổ vậy.
Với các sự vui, Ðại Bồ Tát chưa hề ưa ham, vì biết sự vui hữu vi tánh chất vô thường vậy.
Tám pháp thế gian chẳng nhiễm trước được, vì Ðại Bồ Tát chẳng y dựa tất cả hữu vi mà sanh tâm vậy.
Với sự khổ của mình, Ðại Bồ Tát khéo cam chịu, vì chẳng hề làm cho người khác khổ não vậy.
Với Bồ Ðề thù thắng, Ðại Bồ Tát chẳng lui sụt, vì những giác phần tư lương đã khéo viên mãn vậy.
Bị chặt thân thể rã rời nhẫn đến chém đầu, Ðại Bồ Tát nếu khéo cam chịu được, vì mong cầu thân kim cương của Phật vậy.
Bị xẻo cắt thịt nơi thân, Ðại Bồ Tát khéo có thể cam chịu, vì mong cầu tướng hảo vi diệu của Như Lai vậy.
Các sự tai biến hung dữ, Ðại Bồ Tát khéo cam chịu được, vì vun trồng tất cả sức mạnh nghiệp lành vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Các sự việc như vậy gọi là Ðại Bồ Tát thành tựu Sằn đề Ba la mật, phải học như vậy.
- Lại nầy Xá Lợi Phất! Các sự việc nhẫn nhục của Ðại Bồ Tát lúc thực hành Sằn đề Ba la mật, gọi là cứu cánh nhẫn. Tại sao? Vì nếu có quan niệm ta có thể chịu đựng dược sự chê mắng rồi nhịn chịu, thì gọi đó là câu sanh nhẫn mà chẳng phải là cứu cánh nhẫn.
Nếu có quan niệm ai mắng và tại sao mắng rồi nhịn chịu, thì gọi đó giảo kế pháp nhẫn.
Nếu có quan niệm nhãn xứ có thể mắng nhãn xứ ư? Rồi nhịn chịu, thì gọi đó là quán chư xứ nhẫn.
Nếu có quan niệm trong đây không có năng không có sở rồi nhịn chịu, thì gọi là ngộ nhập vô chúng sanh nhẫn.
Tất cả những thứ nhẫn ấy đều chẳng phải cứu cánh nhẫn của Ðại Bồ Tát.
- Lại nầy Xá Lợi Phất! Nếu quan niệm tiếng mắng chỉ là danh tự, thì gọi là âm hưởng nhẫn.
Nếu quan niệm người và mình đều vô thường, thì gọi là ngộ vô thường nhẫn.
Nếu quan niệm họ đìên đảo còn ta không điên đảo, thì gọi là cao hạ nhẫn.
Nếu quan niệm họ phi lý còn ta chánh lý, thì gọi là tương ưng bất tương ưng nhẫn.
Nếu quan niệm họ là tà đạo còn ta là chánh đạo, thì gọi là nhị đạo sai biệt nhẫn.
Những thứ nhẫn ấy đều chẳng phải cứu cánh nhẫn.
Nếu quan niệm ta chịu không chẳng phải chịu hữu, ta chịu vô tướng chẳng chịu giác quán, ta chịu vô nguyện chẳng chịu nguyện cầu, ta chịu vô tác chẳng chịu các pháp hành, ta chịu hết phiền não chẳng chịu phiền não, ta chịu các pháp lành chẳng chịu các pháp ác, ta chịu vô tội chẳng chịu có tội, ta chịu vô lậu chẳng chịu hữu lậu, ta chịu xuất thế chẳng chịu thế gian, ta chịu thanh tịnh chẳng chịu tạp nhiễm, ta chịu Niết-bàn chẳng chịu sanh tử.
Những thứ nhẫn ấy chỉ được gọi là trị đoạn nhẫn mà đều chẳng phải cứu cánh nhẫn của Ðại Bồ Tát vậy.
- Lại này Xá Lợi Phất! Lúc thật hành Sằn đề Ba La mật, Ðại Bồ Tát tu tập cứu cánh nhẫn.
Ðại Bồ Tát nếu tùy thuận không mà chẳng diệt dứt các sự thấy có, nơi không tánh ấy cũng chẳng tăng thêm. Nhẫn như vậy thì gọi là Bồ Tát cứu cánh nhẫn.
Nếu tùy thuận mà chẳng diệt cầu nguyện, nơi tánh vô nguyện cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt các hành pháp, nơi tánh vô tác cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt phiền não, nơi tánh hết phiền não cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt bất thiện, nơi tánh thiện cũng chẳng tăng thêm. Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt có tội, nơi tánh vô tội cũng chẳng tăng thêm.Nếu tùy thuận không mà chẳng diệt sanh tử, nơi tánh Niết-bàn cũng chẳng tăng thêm.
- Nầy Xá Lợi Phất! Những thứ nhẫn ấy gọi là Ðại Bố Tát cứu cánh nhẫn.
- Nầy Xá Lợi Phất! tất cả các pháp chẳng phải năng sanh, chẳng phải sở sanh, chảng phải đã sanh, chẳng phải hiện đang sanh. Chẳng có một pháp nào là có thể sanh khởi được. Vì không khởi nên không diệt tận. Nếu biết được không diệt tận ấy thì gọi là Ðại Bồ Tát cứu cánh nhẫn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Tất cả các pháp chẳng phải hữu vi, không có tăng thêm, không trồng không thêm, cũng không nuôi lớn, không thạnh không suy, không tác giả, không khởi giả. Do không khởi nên cũng không tận. Nhẫn như vậy thì gọi là đại Bồ Tát vô sanh nhẫn
- Nầy Xá Lợi Phất! Vì Vô Thượng Bồ Ðề nên đại Bồ Tát thật hành Bồ Tát hạnh. Nếu có ai thành tựu nhẫn như vậy thì gọi là Bồ Tát Sằn đề Ba la mật viên mãn thành tựu.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nếu Ðại Bồ Tát an trụ Sằn đề Ba la mật như vậy mà chuyên cần tu học thật hành Bồ Tát hạnh, thì chẳng bị thiên ma nhiễu loạn, cũng chẳng bi dị đạo tà dạo chiết phục. 9. PHẨM TỲ LÊ GIA BA LA MẬT
Ðức Thế Tôn bảo Ngài Xá Lợi Phất: "Thế nào là đại Bồ Tát vì Vô Thượng Bồ Ðề nên y dựa Tỳ lê gia Ba la mật mà thật hành bồ tát hạnh?
- Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát y dựa Tinh tấn Ba la mật mà tinh tấn tu hành học hành bồ Tát hạnh.
Ðại Bồ Tát thành tựu đầy đủ bất thối tinh tấn, có thể chẳng kể thân mạng quí trọng mà phát đại tinh tấn cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng, ân cần lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, nghiên tầm cứu cánh , thông đạt nghiã thú, vì người mà rộng diễn giảng khai thị, hoặc lại biên chép tu học đúng lý. Ðây gọi là Ðại Bồ Tát thật hành Bồ Tát hạnh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là chẳng kể thân mạng?
Lúc đại Bồ Tát thật hành tinh tấn Ba La mật, dầu bị kẻ khác khủng bố hăm dọa:Nếu ông ở nơi kinh Bồ Tát tạng nầy mà thọ trì đọc tụng nhẫn đến rộng giảng diễn khai thị như người tu học như lý, thì ta chẳng lấy trăm cây tên nhọn đâm xiên qua thân thể ông trừ dứt mạng sống của ông . Dầu nghe lời hăm doạ ấy Ðại Bồ Tát ấy chẳng để tâm, không sợ sệt, không kinh hoảng, phát bốn thứ thế dũng mãnh kiên cố, nơi pháp môn vi diệu Ðại Bồ Tát tạng càng thêm tinh tấn chẳng vứt chẳng bỏ chẳng xa chẳng rời, thành tựu đày đủ, tìn giải mãnh lợi, tín giải kiên cố, kham nhẫn kiên cố, chánh cần kiên cố.
- Nầy Xá Lợi Phất! Ta sẽ vì ông mà nói thí dụ về kiên cố nhẫn, kiên cố chánh cần, để cho Ðại Bồ Tát được kiên cố nhẫn, kiên cố chánh cần thật hành Bồ Tát đạo chẳng kể thân mạng..
- Nầy Xá Lợi Phất! giả sử tất cả hữu tình chúng sanh trong Tam Thiên Ðại Thiên thế giới, hoặc loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, hoặc loài có sắc hình, không sắc hình, có tưởng ,không tưởng,chẳng phải có tưởng không tưởng, hoặc loài thấy được, chẳng thấy được, tất cả chúng sanh ấy trong khoảng sát na đồng thời được thân người, đối với Bồ Tát họ đồng kết oán thù rất nặng bảo Bồ Tát rằng: << Nếu ở nơi kinh Bồ Tát tạng ấy mà ông thọ trì, đọc tụng nhẫn đến vì người rộng giảng nói khai thị, biên chép, tu học như lý, thì chúng ta dồng bắt trói ông sẽ giết chết ông.
Vì thật hành Tỳ lê gia Ba la mật, nên Ðại Bồ Tát dầu nghe hăm doạ ấy, nhưng không hề có một niệm sợ hải, chỉ nhiếp trì đủ bốn thứ chánh pháp chuyên cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng.
Ðây gọi là đại BồTát thành tựu bất thối Ba la mật vậy. Lại còn thành tựu vô biên oai lực dũng mãnh tinh tấn, chánh cần dũng kiện, tịnh giới dũng kiện, đại huệ dũng kiện, chánh hạnh thắng trí thảy đều dũng kiện.
- Nầy Xá Lợi Phất! Lúc thật hành tinh tấn Ba la mật, vì Ðại Bồ Tát ấy đầy đủ nhẫn lực lớn như vậy, nên giả sử mười phương vô lượng chúng sanh đều cầm dao kiếm đăm chém Bồ Tát. Ðối với chúng sanh ấy, Bồ Tát chẳng hề có một niệm giận hờn.
- Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát vì an trụ nhẫn lực như vậy, nên an vui vững vàng như Ðại Phạm Vương, như Thiên Ðế Thích, như núi Tu-di chẳng khuynh động, thường an trụ từ bi luôn quan niệm cứu độ chúng sanh, trọn không thối chuyển công hạnh đang thực hành, mà Bồ Tát này lòng bao dung rộng lớn như đại địa, như đại thủy, như đại hỏa, như đại phong, như hư không, lại hay tu tập đối trị cội gốc tham sân si.
- Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có Ðại Bồ Tát đem tất cả trân bửu vô giá chứa đầy cả hằng sa vô lượng thế giới, dùng phụng thí cho vô lượng Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác, lại có Ðại Bồ Tát thật hành Tỳ lê gia Ba la mật, lắng nghe pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng như vậy rồi qua ở chỗ vắng rảnh nhiếp tâm suy gẫm pháp ấy và tinh tấn tu học, lại khiến các Bồ Tát chưa tu học cũng ưa thích tu tập .
- Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát này vì thật hànhTinh tấn Ba la mật nên nhiếp trì vô lượng thiện căn vi diệu, chẳng phải người dưng thí kia có thể bằng được. Tại sao? Vì thiện căn như vậy thuộc về Vô Thượng Bồ Ðề. Vì thế nên chư Ðại Bồ Tát ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng này phải lắng nghe thọ trì đọc tụng, hoặc lại biên chép nói cho người phát khởi tinh tấn dũng mảnh tu tập.
- Lại này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát phát khởi Tinh tấn Ba la mật phải nên tu hành chỗ bất hành hành. Chỗ bất hành hành ấy là Niết-bàn vậy.Nói bất hành là vì các thiên ma chẳng đi.Còn nói hành là vì các người lành tu tinh tấn thì đi đến nơi ấy. Nói người lành là chư Phật, Ðộc Giác và đệ tử Phật. Tại sao? Vì các người lành vô thánh đạo và chư PhậtThế Tôn đều xu hướng bát Niết-bàn vậy.
- Nầy Xá Lợi Phất! Tất cả chúng sanh phần đông đi 3 chỗ. Ðó là tùy thuận ác đạo, xu hướng ác đạo, và sẽ đọa ác đạo. Vì thế nên đối với pháp tạp nhiễm, chư Ðại Bồ Tát trọn chẳng tùy thuận, chỉ cầu những pháp lành xuất ly giới nhẫn đa văn.
- Nầy Xá Lợi Phất! chúng sanh thế gian phần đông an trụ vô nghiệp mà luôn tự cho là mình an trụ hữu nghiệp.
Chúng sanh thế gian phần đông giải đãi mà tự cho là mình phát khỡi chánh cần.
Vì thế nên, này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát trí huệ trọn chẳng cùng với hạng vô nghiệp.giải đãi quen gần nhau, lại cũng chẳng sa vào trong số của họ, chỉ quen gần với chư Ðại Bồ Tát đồng một hạnh với mình. Tại sao? Vì chẳng có chúng sanh nào đối với đại bát Niết-bàn thanh tịnh vô nhiễm tối thắng mà sanh lòng tín giải thanh tịnh như Bồ Tát.
- Nầy Xá Lôi Phất! Ðại Bồ Tát phát khởi Tinh tấn Ba la mật chẳng những vì tự mình chứng Niết_Bàn mà phát khởi tinh tấn, mà còn vì nhiếp thọ tất cả hữu tình khiến các chúng sanh được lợi lạc nên tu hành chánh hạnh phát khởi tinh tấn khai thị dắt dìu đặt để chúng sanh trên đường thánh đạo, do đó nên gọi Bồ Tát là thiện trượng phu".
Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa nầy mà nói kệ rằng:
"Chánh cần không lười nhác
Thường đủ đại tinh tấn
Nơi Phật Bồ Tát tạng
Sáng suốt luôn thọ trì
Khéo tư duy pháp nghĩa
nơi Phật chẳng nghĩ bàn
Luôn siêng cầu tịnh pháp
Nên gọi là Bồ Tát
Bực chánh cần đại huệ
Ngồi cội diệu bồ đề
Dẹp các quân ác ma
Do Bát Nhã tinh tấn
Hiện thũ hộ cấm giới
Nhiệm trì các thế gian
Vì lơị ích chúng sanh
Thường tinh tấn vô hạn
- Nầy Xá Lợi Phất! Kinh điển Ðại thừa Ðại Bồ Tát tạng vi diệu như vậy lưu bố trong đời hay làm cho chúng sanh phát đại hoan hỷ, lại hay dẩn sanh phước đức trí huệ, cảm đại tài phú, hay cảm chư thiên thù thắng khoái lạc, hay cảm đầy đủ viên mãn tất cả, hay sanh tất cả chư Phật Nhu Lai: Trí lực vô sở uý, vô ngại trí, đại từ đại bi, bất cộng Phật pháp. Nói tóm lại, hay dẩn sanh tất cả Phật pháp, dẹp trừ ma oán, khiến tâm thanh tịnh, hay phát trí huệ, cùng gốc sanh tử, tận ngần mé khổ, hay gần Niết-bàn.
- Nầy Xá Lợị Phất! Ðời sau này, lúc Phật và các ông đã nhập Niết-bàn, năm trăm năm sau, bấy giờ có nhiều chúng sanh phước bạc đối với kinh nầy họ chẳng tin chẳng trọng lại hủy diệt vứt bỏ. Lại có vô lượng chúng sanh phước đức kính thờ kinh nầy như lý tu học chuyên cần tinh tấn để cầu Vô Thượng Bồ Ðề, để cầu giới, văn, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, để cầu tất cả Phật pháp, lợi lạc tất cả chúng sanh, để bỏ tà kiến tu hành chánh kiến, để bỏ sanh tử tu hành thánh đạo, vì muốn diễn thuyết chánh pháp hàng phục quân ma, vì muốn bỏ lìa tham ái điều phục sân hận phá trừ ngu si dứt diệt vô minh phát huệ minh vậy.
- Lại nầy Xá Lợi Phất! Ðời đương lai, nếu có chúng sanh nghe pháp nầy, rồi muốn cầu tất cả thiện pháp thì nên phát khởi chánh cần dũng mảnh tăng thượng. Do vì nghe pháp vi diệu nầy thì đối với Phật pháp không còn chướng ngại quyết định không nghi.
- Nầy Xá Lợi Phất! Bấy giờ lại có vô lượng chúng sanh, do phước đức nhiều nên có ý chí tăng thượng cầu Vô Thượng Bồ Ðề được nghe kinh nầy. Nghe rồi sẽ được sự vui mừng rộng lớn, rất khéo nghiên tập pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng và tu hành đúng như lời.
- Lại nầy Xá Lợi Phất! Bấy giờ sẽ có người thích nghe giáo pháp cũa Như Lai, tùy theo nhân duyên sai biệt mà họ được nghe kinh điển nầy. Nghe xong họ sẽ được sự vui mừng. rộng lớn. Ðược vui mừng rồi họ phát khởi tinh tấn có thể ở nơi pháp hữu vi diệu Bồ Tát tạng này lấy chút ít phần thiết thiệt.
- Nầy Xá Lợi Phất! Thí như trên mặt biển lớn có trôi nổi vô lượng trái chín đầy đủ sắc hương ngon ngọt. Có một trượng phu phát khởi sức dũng mãnh tinh tấn lội vào biển lớn vận động tay chân vớt lấy trái chín ấy, hoặc hai hoặc ba trái rồi ra khỏi biển đến một chỗ ăn nếm trái chín ấy mới biết là rất ngon ít có, trượng phu ấy bèn ngĩ rằng những trái chín thơm ngon này từ nào ta chưa hề được ăn, ta nên mạnh dạn lội vào biển lần nữa để vớt lấy những trái còn lại. Suy nghĩ song, trượng phu ấy trở lại mé biển thì không còn thấy trái chín đâu cả. Trượng phu ấy rất hối hận tự trách sao chẳng vớt lấy thật nhiều trái chín để nó trôi mất cả.
- Nầy Xá Lợi Phất! Cũng vậy, sau khi Phật nhập diệt , năm trăm năm sau, lúc chánh pháp Vô thượng sắp diệt, sẽ có vô lượng chúng sanh ít tin ít thí, ít giới, ít huệ, ít tu tinh tấn, tùy theo nhân duyên sai biệt mà họ được nghe kinh điển vi diệu này, nghe xong ở nơi kinh này họ chỉ được chút ít nghĩa cạn nhỏ, nhẫn đến chỉ thọ trì một bài kệ bốn câu, lại bị ác ma nhiễu loạn che ngăn chẳng cho người khác nghe hỏi và cúng dường ca ngợi kính tin người trì kinh ấy. Biết mọi người chẳng kính trọng người ấy ở nơi kinh này an trụ tâm xả, đem chút ít câu nghĩa đã được nghe đến ở chỗ vắng vẻ để tư duy quan sát sanh lòng vui mừng, mà lại hối hận tự trách rằng: nay ta bỏ mất lợi lành, tại sao ta chẳng nghe nhiều lảnh thọ nhiều chánh pháp của chư Phật Như Lai. Do đó đồi với Như Lai phát khởi tâm thâm trọng hơn lúc trước.
- Nầy Xá Lợi Phất! Bấy giờ có các Tỳ Kheo vì bị ác ma nhiễu loạn nên nghe kinh này rồi đối với quần chúng họ sẽ phát khởi chê bai, cho rằng kinh này do các nhà văn soạn ra, chẳng phải do Phật nói . Vì thế nên đối với kinh này có các Tỳ Kheo hoàn toàn chẳng nghe chẳng tin".
Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:…
"Ðược nghe pháp này
Ðối với Phật Pháp
sẽ không chướng ngại
Quyết định không nghi
Các người ít phước
Chẳng được gặp nghe
Người phước đức nhiều
Ðược nghe kinh này
Các người ít phước
Dầu nghe chẳng tin
Nhiều phước nghe rồi
Ðầu đội vui mừng
Người ít phước nói
chẳng phải Phật dạy
Họ sẽ bị đọa
Như đui sa hố
Người nhiều phước đức
nghe rồi vui mừng
Sẽ sanh cõi lành
Như tô nhiều nước
Các người ít phước
Nghe sanh lo rầu
Họ sẽ thọ khổ
Chẳng thoát tối tăm
Dầu được nghe ít
Lại bị ma nhiễu
Chê bai Phật Pháp
Mau đọa địa ngục.
- Lại này Xá Lợi Phất! Chư Phật Như Lai thành tựu đầy đủ diệu trí thanh tịnh nhẫn đến biết rõ tâm niệm của tứ chúng, hoặc tỳ kheo hay tỳ kheo ni, hoặc ưu bà tắc hay ưu bà di, ở đời đương lai lúc chánh pháp diệt, nghe kinh điển này hoặc tùy thuận tin nhận, hoặc hủy báng khinh khi, hoặc có người hoàn toàn chẳng được nghe, tất cả như vậy, trí thanh tịnh của Như Lai đều biết rõ cả?
- Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có Ðại Bồ Tát và các chúng sanh khác ở nơi kinh này nghe rồi lảnh thọ tinh tấn tu tập thì sẽ được thành tựu bốn pháp vô chướng thanh tịnh:
Một là thành tựu Thi la vô chướng thanh tịnh .
Hai là thành tựu đầy đủ vô nạn thanh tịnh .
Ba là thành tựu gặp chư Phật gần gũi cúng dường vô chướng thanh tịnh.
Bốn là thành tựu được ban đầu thấy Phật Di Lặc vô chướng thanh tịnh.
- Nầy Xá Lợi Phất! Các chúng sanh ấy nghe kinh này rồi tuỳ theo phương tiện tu tập, quyết sẽ được các thiện căn vi diệu như trên đã nói.
- Lại này Xá Lợi Phất! Ðời đương lai lúc chánh pháp diệt, có các Ðại Bồ Tát an trụ Ðại thừa tu hành Tinh tấn Ba la mật, ở nơi kinh này chuyên cần tu học phát đại tinh tấn lắng nghe thọ trì, biên chép, đọc tụng, nghiên tầm, chỉ thú rộng vì người giảng nói khai thị. Bấy giờ sẽ có mười pháp chướng ngại xuất hiện thế gian. Các người có trí phải sớm hay biết chớ chuyển theo nó. Chỉ phải phát khởi tinh tấn dũng mãnh thọ trì kinh này. Những gì là mười thứ chướng ngại mà người trí phải biết chớ chuyển theo nó?
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh cấm khẩu chẳng nói được, ở nơi kinh này bèn chẳng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ nhất mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh đau mắt bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ hai mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh tay chưn mình mẩy đồng thời đều bịnh cả, bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ ba mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh chẳng thích chỗ mình đương ở mà muốn bỏ đi, bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ tư mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh giận thù làm hại nhau, bèn chẳng đọc tụng giảng nói được. Ðây là thứ chướng ngại thứ năm mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma làm cho người trì kinh sanh sự tranh cãi gây gổ giận mắng kiện thưa, do đó nên oán thù tàn hại nhau, bèn chẳng lưu hành giảng nói kinh này mà tạo tạo tác sự việc khác. Ðây là thứ chướng ngại thứ sáu mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Có các Tỳ Kheo phát khởi tinh tấn, ở nơi kinh này cầu nghe tụng tập. Bấy giờ ác ma hóa làm hình người tục hoặc người xuất gia đến chỗ người trì kinh làm rối loạn tâm ý khiến chẳng thọ trì được trở lại huỷ báng và thích sự việc khác. Ðây là thứ chướng ngại thứ bảy mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Ðời đương lai lúc chánh pháp sắp diệt có các tỳ kheo trẻ ở nơi kinh này phát lòng tin thanh tịnh ưa thích ở nơi pháp luật của Phật. Vì thật hành tinh tấn Ba la mật nên họ phát khởi tinh tấn thâm tâm an trụ Vô Thượng bồ đề. Lại ở kinh này họ cung kính lắng nghe. Ðã đuợc nghe rồi lòng rất vui mừng. Bấy giờ các Tỳ Kheo trẽ ấy bị hai bổn sư Hòa Thượng và A xà Lê làm chướng ngại mà bảo rằng: " Kinh của các ông thọ trì ấy chẳng phải của Phật nói, chẳng phải Phật Bồ Ðề, chẳng phải chánh pháp, chánh phải chánh luật, chẳng phải thánh giáo. Các tỳ kheo trẻ ấy nghe theo lời dạy bảo của hai Thầy bèn rời bỏ Phật Bồ Ðề. Hai Thầy lại bảo các ông phải tinh tấn tu học các luật các pháp của ta dạy. Các Tỳ Kheo trẻ ấy tuân lảnh lời Thầy. Những thiện căn tăng thượng đã tu tập trước kia bị hai Thầy phá hư. Sau khi thiện căn hư mất, các tỳ kheo trẻ ấy lại bị ác ma dối gạt bèn tạo nghiệp chướng chánh pháp, lúc lâm chung cảnh ác hiện ra hôn mê si loạn mà cảm lấy nghiệp địa ngục.
Các việc bất thiện ấy ở đương lai, đức như lai ở hiện tại đây đều biết rõ tất cả.
Ở đời đương lai lại có các Tỳ Kheo trẻ ở nơi kinh này sanh ác kiến chê bỏ chẳng tin, đi đâu họ đều buông lời hủy báng.
Chư Ðại Bồ Tát an trụ Ðại Thừa phát khởi tinh tấn, trong thời kỳ ấy phải sanh 4 quán tưởng: một là phải quán tưởng nghĩ tự điều phục tâm mình. Hai là phải quan sát sự việc mình làm chớ ngó đến sự việc của người Ba là có lòng xót thương chúng sanh. Bốn là ở chỗ rảnh vắng có ý tưởng bảo hộ tâm mình và tâm người.
Ðời đương lai có nhiều chúng sanh thọ các tà kiến, đối với các Tỳ Kheo diễn nói chánh pháp, họ ít tín thọ, họ chẳng kính trọng thưa hỏi nghĩa kinh, họ chẳng gần gũi cúng dường trở lại lăng nhục khinh miệt. Với các Tỳ Kheo giảng thuyết phi pháp thì nhiều người tín thọ, họ được thế lực lớn có nhiều người cúng dường kính trọng thưa hỏi. Nhơn đó họ hủy báng kinh này. Bấy giờ có các chúng sanh chẳng ưa thích kinh này, nghe hủy báng họ càng vui thích. Còn các người ưa thích vì nghe hủy báng nên chẳng còn ưa thích kinh này. Các tỳ kheo ấy càng thêm đông mạnh đến nổi người trì kinh này ở trước chúng hội chẳng khai thị được. Ðây là thứ chướng ngại thứ tám mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Ðời đương lai có các Tỳ Kheo vì tham ái mà làm trộm cướp, ưa thích ba thứ tệ của thế gian: một là ưa thích tham cầu cơm áo thế gian, hai là ưa thích theo cầu ăn uống thế gian, ba là ưa thích theo cầu văn hoa ca kệ hí luận thế gian. Ðây là thứ chướng ngại thứ chín mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo nó.
Ðời đương lai lúc chánh pháp diệt, có các Bồ Tát an trụ Ðại Thừa vì thực hành tỳ lê gia Ba la mật nên đối với kinh điển này phát khởi tinh tấn dũng mãnh tăng thượng biên chép, thọ trì nghiên tầm, đọc tụng vì người rộng giảng dạy. Những người ấy sẽ bị ác ma nhiễu loạn và phiền não nghiệp chướng che đậy nên vui thích việc thế gian, càng ưa thích đàm luận viêc thế gian và cần cầu những đàm luận thế gian, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích dông người rộn rịp và phương tiện cần cầu đông người rộn rịp, vì thế nên ở nơi kinh điển này chẳng thọ trì, cũng chẳng đọc tụng nghiên tầm nghĩa thú, cũng chẳng giảng dạy cho người.
- Nầy Xá Lợi Phất! Trong Phật Giáo, không có ai khác có thể làm tổn chánh pháp hay làm cho chánh pháp mau hủy diệt được, ngoại trừ các ác Tỳ Kheo lười nhác. Ðây là thứ chướng ngại thứ mười mà người trí phải hay biết chớ chuyển theo no Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Lúc chánh pháp diệt nhiều chướng ngại
Sẽ khởi những thứ nghiệp ác ma
Với pháp lành sạch chẳng thích tu
Cũng chẳng ưa cầu thắng niết bàn
Trí huệ ít kém đủ ác kiến
Chẳng muốn an trụ trong chánh pháp
Làm đủ cá chạnh phi pháp
Sẽ đọa ác đạo quyết chẳng nghi
Những người như vậy lúc lâm chung
Không ai có thể cứu họ được
Hòa thượng và giáo thọ của họ
Mãng chung sẽ đọa ba ác đạo
Trăm ngằn câu chi do tha kiếp
Vì cầu danh lợi mà bị khổ
Thường bị ba thứ lửa đốt cháy
Làm sao cho họ mau thoát khỏi
Phật đã chứng thành Vô Thượng Giác
Chuyển đại pháp luân diệu thanh tịnh
Trời người thế gian chẳng chuyển được
Nay Phật cố chuyển độ chúng sanh
Bỏ Pháp Phật mà đời khó có
Gần quen các phẩm loại ác ma
Sẽ bị vô biên khổ rất nặng
Chướng ngại thí giới của họ tu
Chướng nhơn duyên Bồ Ðề thánh đạo
Nếu ai siêng năng nơi Phật Giáo
Mà làm mê lầm đường chánh đạo
Nếu có lắng nghe pháp Ðại thừa
Tuyên nói các lý không vô ngã
Lúc đường thật hành các chánh pháp
Ác ma sẽ làm chướng ngại họ
Bảo đây là thắng đây chơn thiệt
Pháp chẳng thắng thiệt tưởng thắng thiệt
Trở lại hủy báng Phật chánh pháp
Phải biết sẽ mau đọa địa ngục
Nếu có chúng sanh đối với Phật
Cung kính mến ưa hết lòng tin
Lắng nghe pháp Bồ Tát tạng này
Mừng vui tùy thuận mà ca ngợi
Ác ma biết họ vui Ðại thừa
Cùng quyến thuộc ma đồng sầu khổ
Liền biến hiện nhiều tướng khủng bố
Ðể làm chướng ngại kẻ chơn tu
Hoặc sẽ biến làm hình Tỳ Kheo
Trá hiện thân nhau để đàm luận
Bảo đây chẳng phải đạo Bồ Ðề
Sao laị noi theo mà học tập
Có các chúng sanh ở kinh nầy
Phát khởi chánh cần tinh tấn hạnh
Lại bị dẫn dụ và khinh chê
Do đó phế bỏ chẳng tu học
Ðã bị ác ma làm hoặc loạn
Theo ý ma chuyển bị ma nắm
Ma bảo kinh ấy chẳng phải chánh
Nơi pháp tịch diệt bèn vứt bỏ
Họ cũng rời bỏ đấng Ðạo Sư
Cũng chẳng cần cầu pháp Vô thượng
Họ đã phát khởi ngã mạn rồi
Sẽ mau chóng thẳng vào địa ngục
Bấy giờ có số ít chúng sanh
Ưu muốn cần cầu pháp không nầy
Chẳng được hòa hiệp đồng tu tập
Ðều riêng lưu tán nơi phương khác
Pháp tối thắng Vô thượng như vậy
Người sẽ được nghe đều khinh hủy
Người trì kinh pháp sợ trốn xa
Ðời sau sẽ có các sự ấy
Nước nầy sẽ toàn không người trì
Phương xa dầu có chẳng được nhiều
Dầu có người trì tụng kinh nầy
Ðều bị quên bỏ không han hỏi
Thế gian nương nhờ trong thánh giáo
Pháp thậm thâm Vô thượng như vậy
Vô lượng chướng ngại ở" đời sau
Phật đều biết rỏ như hiện tại
Ðời sau người hiền trì chánh pháp
Chẳng kể thân mạng ở vắng vẻ
Tu tập tuyên dạy chánh pháp nầy
Sẽ được mau thăng nơi thiện đạo.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.209.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.