Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Lại nầy Vô Biên Huệ! Lúc chư đại Bồ Tát quan sát tất cả pháp như vậy, thì ở nơi các pháp được ánh sáng pháp. Chẳng ở trong không mà thấy không, cũng chẳng rời ngoài không mà thấy không, chẳng thấy có chút pháp tương ưng với không. Nếu đã chẳng tương ưng, thì chẳng đem không để không, chẳng thấy không cũng chẳng thấy chẳng không, cũng chẳng dùng thấy để quan sát tất cả pháp.
Lúc thấy như vậy, thì chẳng ở vô tướng mà thấy vô tướng, chẳng ngoài vô tướng mà thấy vô tướng, cũng không có chút pháp cùng vô tướng tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Chẳng ở vô tướng dùng vô tướng để thấy. Chẳng ở hữu tướng dùng hữu tướng để thấy. Chẳng phải hữu tướng để thấy, chẳng phải vô tướng để thấy.
Vô sanh và vô tác cũng như vậy.
Chẳng ở trong tận mà thấy tận, cũng chẳng khác tận mà thấy tận. Chẳng thấy có chút pháp cùng với tận tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Cũng chẳng ở nơi tận mà dùng tận để thấy. Cũng chẳng ở nơi tận mà dùng vô tận để thấy. Chẳng tận để thấy, chẳng phải vô tận để thấy.
Lúc quan sát như vậy, chư đại Bồ Tát không có chút pháp hoặc thấy được hoặc chẳng thấy được, hoặc hiển rõ được hoặc chẳng hiển rõ được, hoặc hướng đến được hoặc chẳng hướng đến được, hoặc biết rõ được hoặc chẳng biết rõ được.
Nầy Vô Biên Huệ! Ðó là đại Bồ Tát an trụ nơi ánh sáng đại pháp của đạo ấy.
Vì ánh sáng đại pháp nên thấy tất cả pháp đều không có ngằn mé, đối với mé với giữa cung không có chấp kiến.
Vì không chấp kiến nên ở trong Phật pháp mà hướng đến vậy".
Ðức Thế tôn nói kệ rằng:
"Chẳng nơi không thấy không
Chẳng khác không thấy không
Người thấy được như vậy
Gọi đó là thấy không
Chẳng an trụ chút pháp
Cũng chẳng thấy chút pháp
Tương ưng với không ấy
Hoặc là chẳng tương ưng
Không do tự tánh không
Nơi không vô sở thủ
Do vì vô sở thủ
Biết được tất cả pháp
Nơi thấy vô sở thủ
Nơi quán vô sở thủ
Biết được thấy và quán
Cả hai đều chẳng thọ
Nơi thấy đều thanh tịnh
Nơi quán bất khả đắc
Quán các pháp như vậy
Rốt ráo vô sở chấp
Chẳng dùng vô tướng thấy
Chẳng dùng vô tường quán
Cũng chẳng ở vô tướng
Mà quán là vô tướng
Vô tướng vô sở hiển
Vô nguyện bất khả đắc
Không có chút pháp thể
Ðể mà tu tập được
Chẳng niệm nơi vô tướng
Cũng chẳng niệm vô nguyện
Vô phân biệt như vậy
Hiển rõ tướng vô tướng
Chẳng hướng đến vô tướng
Cũng chẳng vào vô tướng
Không đến không chỗ vào
Hiển rõ bình đẳng trụ
Người trí chẳng thấy tướng
Cũng chẳng thấy vô tướng
Chẳng thấy chẳng tư duy
Tất cả không hiển rõ
Nếu người thường tư duy
Không tư không hiển rõ
Nơi tư và hiển rõ
Mà an trụ bình đẳng
Như ở nơi vô tướng
Vô tác cũng như vậy
Dầu hiển không chỗ hiển
Vì tư duy biết rõ
Vô sanh cũng như vậy
Không có chút pháp sanh
Tự tánh vô sở hữu
Hiển rõ mà không thể
Hoặc sanh hoặc vô sanh
Hoặc tác hoặc vô tác
Cũng không chút chấp kiến
Người trí chẳng phân biệt
Niệm huệ không động lay
Hiển rõ không nghĩ chọn
Là có hay không thể
Bình đẳng rời các tánh
Chẳng nơi tận thấy tận
Cũng chẳng thấy vô tận
Hiển rõ không chỗ thấy
Tận trí không gì trên
Hoặc tận hoặc vô tận
Cả hai chẳng phân biệt
Do vì vô phân biệt
Trụ vô niệm bình đẳng
Nơi tận thấy vô tận
Cũng không thấy vô tận
Như vậy lúc thấy tận
Chẳng chấp tận vô tận
Nếu nơi tận vô tận
Tất cả không chỗ chấp
Do vì không chổ chấp
Nên tận trí thường tỏ
Cảnh giới của tận trí
Sở đắc của vô úy
Vì hiển rõ pháp ấy
Bồ Tát khéo an trụ".
Lúc ấy đại chúng lại có đại Bồ Tát tên là Thắng Huệ từ chỗ ngồi đứng dậy trịch y vai hữu, gối hữu chấm đất chắp tay hướng lên bạch đức Phật rằng:"Bạch đức Thế Tôn! Chư đại Bồ Tát vì muốn nhiếp lấy nhứt thiết trí mà khởi công tu hành. Vì khởi công tu hành nên được ánh sáng đại pháp. Ở nơi ánh sáng đại pháp không có chút pháp ấy được.
Vì ánh sáng pháp ấy nên biết rõ tất cả pháp, nào là hữu vi vô vi, thế gian xuất thế gian, hoặc thuận hoặc nghịch, hoặc hí luận hoặc không hí luận.
Bạch đức Thế Tôn! Ánh sáng pháp ấy, đâu phải chư đại Bồ Tát chẳng tu hành mà sẽ được".
Ðức Phật phán:" Nầy Thắng Huệ! Chư đại Bồ Tát không có chút tu hành, không có thắng tu hành, chẳng tùy tu hành, chẳng biến tu hành mà có thể được vô biên ánh sáng đại pháp.
Chư đại Bồ Tát còn bất khả đắc, còn bất khả kiến thay, huống là Bồ Tát hạnh sẽ có được sẽ thấy được ư! Thế sao lại thấy bao nhiêu kiếp tu hành có thể được ánh sáng đại pháp.
Tất cả hành huệ của đại Bồ Tát, sở hành thanh tịnh được ánh sáng pháp. Công hạnh của ánh sáng pháp chẳng phải công hạnh số lượng, chẳng phải công hạnh tùy tướng thì từ đâu thi thiết tất cả các công hạnh. Nhưng chỗ tu hành dầu chẳng phải thi thiết công hạnh mà cũng chẳng rời lìa.
Nầy Thắng Huệ! Lúc an trụ nơi hạnh ấy, chư đại Bồ Tát xả bỏ tất cả hạnh không chỗ chấp lấy. Người đủ công hạnh ấy, chẳng phải công hạnh số lượng, chẳng phải công hạnh tùy tướng, không có tướng không có hành mới có thể được ánh sáng đại pháp ấy".
Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:
"Bồ Tát không chổ hành
Mà cũng không có hạnh
Ðược không có sở hành
Thì vô úy hướng đến
Chưa từng có thắng hạnh
Cũng không có biến hạnh
Không hạnh không thắng hạnh
Thì bìNg đẳng hướng đến
Hạnh ấy không thị hiện
Cũng không có các tướng
Không có tướng không hành
Ðây là tướng của hành
Bồ Tát vô tướng hành
Chẳng trụ ở các sự
Không hành không chỗ trụ
Người trí mới thành tựu
Không hành thì không động
Hạnh ấy là vô thượng
Làm được hạnh bất động
Dũng tiến mà hướng đến
Bồ Tát bất khả đắc
Hạnh cũng bất khả kiến
Cũng chẳng thấy sắc thân
Ðây là người thiện thuận
Không sắc không hình tướng
Nên không tất cả hạnh
Nơi thấy không sở thủ
Ðây là vô tỉ hạnh
Bồ Tát vô thượng hạnh
Chẳng tùy theo thi thiết
Cũng không có dời đổi
Trong ấy không sở chấp
Vì hạnh không thi thiết
Mới là hạnh vô thượng
Nếu được hạnh như vậy
Thì được ánh sáng pháp
Bồ Tát chỗ tu hành
Không lời không kiếp lượng
Hay dùng vô lượng kiếp
Nói rõ các công hạnh
Bồ Tát hạnh thanh tịnh
Thanh tịnh diệu an trụ
Xả bỏ tất cả hạnh
Không có người nhiếp thủ
Bồ Tát trụ nơi xả
Thủ hộ nơi các hạnh
Ðã bỏ tất cả hạnh
Diệu an trụ nơi xả
Bồ Tát vô biên hạnh
Rời biên và vô biên
Hạnh kia không bị động
Gọi là vô thượng hạnh
Bồ Tát vô tướng hạnh
Hạnh ấy là vô thượng
Lúc tu hành hạnh ấy
Siêu việt các ma giới
Bồ Tát vô tướng hạnh
Sáng tỏ nơi vô tướng
Hoặc tướng và vô tướng
Ðều không có sở y
Bồ Tát trụ trí ấy
Hạnh ấy khéo thành tựu
Không có chút sở hành
Gọi là người chẳng làm
Bồ Tát thường thanh tịnh
Nơi hạnh không e sợ
Chánh niệm mà hướng đến
Ðây là khéo an trụ".
Ngài Thắng Huệ đại Bồ Tát lại bạch rằng:" "Bạch đức Thế Tôn! Chư đại Bồ Tát bao nhiêu sự tu hành rất là thậm thâm. Chẳng phải là chỗ tu hành của những kẻ ngu phu hữu tướng hữu vi mà có thể tu hành chút ít được.
Bạch đức Thế Tôn! Không có chút pháp nào trong hạnh ấy, nên hạnh ấy là hạnh bình đẳng của đại Bồ Tát.
Công hạnh của đại Bồ Tát, chẳng phải số lượng biên tế mà lường được".
Ngài Thắng Huệ đại Bồ Tát nói kệ khen đức Phật rằng:
"Ðấng Ðại Hùng Chánh Giác
Vô thượng Lưỡng Túc Tôn
Diễn thuyết hạnh thậm thâm
Lợi ích chư Bồ Tát
Thế Tôn diệu biện tài
Lượng ấy thiệt khó luờng
Ðấng biện tài vô biên
Ðại trượng phu tối thắng
Pháp Vương dứt nghị luận
Ðây do Chánh Biến Tri
Vì chư đại Bồ Tát
Nói hạnh vô thượng ấy
Thế Tôn hay diễn thuyết
Về phương tiện diệt hành
Nơi hành đều vượt qua
Người trí sẽ hướng đến
Thế Tôn bất tư nghị
Cảnh giới trí vô biên
Chánh giác Lưỗng Túc Tôn
Khéo khai diệu hạnh ấy
Thế Tôn chỗ khai thị
Hạnh bất động tịch mặc
Hạnh ấy không động được
Nên gọi hạnh vô tỉ
Ðại Hùng Ðại Mâu Ni
Chỗ tu hành thuở xưa
Nói do nhiều kiếp hành
Không ai có thể đến
Bồ Tát nghe pháp ấy
Dầu ở tại thế gian
Mà ở nơi chủng trí
Chẳng bao lâu sẽ chứng
Chúng tôi thương chúng sanh
Sẽ ở trong mạt thế
Nơi pháp vô thượng ấy
Hay làm người hộ trì
Chúng tôi nghe pháp ấy
Sẽ ở trong mạt thế
Vì tất cả chúng sanh
Mà hay làm hay nói
Chúng tôi dùng ánh sáng
Sẽ ở trong mạt thế
Vì các người cầu pháp
Mà làm lợi ích lớn
Chúng tôi phát thệ nguyện
Sẽ ở trong mạt thế
Vì tất cả chúng sanh
Hộ trì mà kiến lập
Chúng tôi thường nghĩ nhớ
Sẽ ở trong mạt thế
Cúng dường biển chư Phật
Nguyện trì pháp vô thượng
Chúng tôi nơi pháp tạng
Sẽ làm thắng trượng phu
Nguyện trì pháp môn ấy
Thủ hộ khiến còn lâu
Chúng tôi nơi pháp thủy
Thệ nguyện đều uống hết
Mà với pháp môn ấy
Sẽ làm người thủ hộ
Chúng tôi nghe pháp rồi
Sẽ ở trong mạt thế
Nguyện làm đại trượng phu
Thọ trì Phật chánh pháp
Chúng tôi thà mất mạng
Chẳng bỏ pháp vô thượng
Nguyện ở trong pháp ấy
Mà làm người trì pháp
Chúng tôi trì pháp ấy
Chưa từng mừng là đủ
Khát ngưỡng nghe pháp ấy
Những thế kinh quyết định
Chúng tôi ở mạt thế
Vì những người cầu pháp
Sẽ diễn chánh pháp ấy
Khiến họ đều hoan hỉ
Pháp Vương chẳng nghĩ bàn
Hay làm nương dựa lớn
Xin thương gia hộ tôi
Nhớ tôi người trì pháp".
Ðức Thế Tôn phán: “Này Thắng Huệ Lành thay, lành thayÔng có thể ở trong đời mạt thế sau, vì muốn hộ trì các háp ấy mà mặc đại giáp trụ. Cũng không khác thuở xưa chư đại Bồ Tã ở chỗ đấng Tối Thắng cúng dường phụng thờ trồng các cội lành, lâu dài tu phạm hạnh mặc đại giáp trụ hộ trì chánh pháp của chư Phật Thế Tôn”.
Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:
“Ðời bố úy thuở sau
Ông sẽ trì pháp ấy
Vì lợi ích chúng sanh
Ðem pháp ấy khai thị
Ðời mạt thế thuở sau
Ông trì pháp tối thắng
Nếu ai nghe pháp này
Sd’ sanh lònh ưa thích
Trong đời mạt thế sau
Ông làm người trì pháp
Ta nói pháp thậm thâm
Ông sẽ đều thọ trì
khế kinh bí mật ấy
Ông nghe phải ghi nhớ
Ở trong lý thú ấy
Chớ có lại nghi hoặc
Nghĩa quyết địng thậm thâm
Ông nghe phải ghi nhớ
Lợi ích các chúngsanh
Làm người trì pháp tạng
Ðem pháp thí tất cả
Khắp nhuần các chúng sanh
Nghe xong khiến mừng vui
Khắp thân tâm hoan hỉ
Vì các đạo Bồ Tát
những lý thú sở hành
Và Tu Ða la ấy
Mà thọ trì trọn vẹn
Ông sẽ rộng độ được
Vô lượngc các chúng sanh
Trong tất cả thế gian
chẳng có thể độ được
Ông vì trì pháp ấy
Lợi ích các thế gian
Ðược những phước thù thắng
Do đây mà hướng đến
Nay ta nói pháp ấy
Ông đẻu phải thọ trì
Trong đời mạt thế sau
Vì người trí diễn nói
Ðời nay và đời sau
Người trì được pháp ấy
Thì có thể thọ trì
Chánh pháp của ngàn Phật
Vì tất cả chúng sanh
Hộ trì pháp môn ấy
Ở đời mạt thế sau
Mà làm lợi ích lớn
Nếu người ở đời sau
Mà làm lợi ích lớn
Nếu người ở đời sau
Hộ trì được pháp ấy
Họ chẳng ở một Phật
Gần gủi mà cúng dường
Nếu người ở đòi sau
Hộ trì được pháp ấy
Họ đã phụng thờ nhiều
Ðấng khéo nói pháp ấy
Ðược ở trong pháp ấy
Không có chút nghi hoặc
Mạt thế hộ trì pháp
Ðây là người trí huệ
Mặc giáp lớn vô biên
Ðấu chiến là thù thắng
Mà ở trong mạt thế
Mới trì được pháp ấy
Họ ở nơi chánh pháp
Lưới nghi đều đã trừ
Nghe pháp không chỗ sợ
Mới trì được pháp ấy ”.
Ðức Phật phán tiếp:
“ Này Thắng Huệ Nếu có thiện nam thiện nữ, người siêng cầu công đức lớn tối thắng, ở trong thời kỳ mạt thế vì pháp thậm thâm, phải mặc giáp trụ thọ trì đọc tụng giải thuyết nghĩa ấy.
Lại này Thắng Huệ! Ta nhớ thuở xưa quá vô lượng kiếp ấy, có đức Phật xuất thế hiệu là biến chiếu Như Lai, Ứng cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Kiếp ấy tên Siêu Thắng. Quốc độ ấy tên là Ly Cấu, mặt đất bằng phẳng rộng lớn trang nghiêm.
Trong các khu vườn ấy trần thiết nhiều đài ghế trang nghiêm, ao hồ đầy nước, bờ bực bằng các chất báu vòng quanh bỉnh chỉnh ra vào an ổn. Bên các bờ ao hồ, những cây thơm đẹp như trầm thủy, chiên đàn và đa mala rậm rợp ngay hàng.
Trong mỗi mỗi thành ấy, đều có mười ngàn câu chi nhơn dân. Vì tất cả nhơn dân ấy đều đã thành tựu mười nghiệp lành nên tất cả đều đã thành tựu mười nghiệp lành nên tất cả đều hưởng thọ sự an lạc ấy.
Thuở ấy đức Biến Chiếu NhưLai ban đầu từ sơ kiếp siêu việt hai trăm kiếp mà xuất hiện trong ấy, vì thê nên kiếp ấy có tên là Siêu Thắng.
Trong kiếp ấy có năm trăm đức Như Lai thứ đệ xuất hiện, mỗi mỗi quốc độ, chánh pháp trụ thế đều mười ngàn năm.
Năm trăm đức Như Lai như vậy xuất hiện giáo hóa thế gian, có rất đông pháp hội Thanh văn và Bồ Tát.
Mỗi mỗi pháphội đều có số câu chi na do tha vô lượng Bồ Tát hướng đến nhứt thừa đạo, được vô sanh pháp nhẫn.
Trong kiếp ấy có Chuyển Luân Vương tên là Dũng Mãnh Quân, trọn vẹn bảy báu trị bốn châu thiên hạ?
Ở Châu Diêm Phù Ðề có một tòa thành ớn rộng sáu mươi do tuần, có tám mươi câu chi nhơn dân sống an ổn sung sướng giàu có đông đủc.
Ðại thành ấy có bảy lớp tường hào, bảy lớp hanég câyn bảy lớp lâu đài, bảy lớp linhvõng, một ngàn khu vườn trangnghiêm bao quanh đại thành.
Mỗi mỗi khu vườn ngang rộng hai mươi do tuần, đểu có bảy lớp tường rào, bảy lớp mành lưới, nhiều thứ trang nghiêm, tất cả đều xinh đẹp, những trân ngoạn châu báu như thiên cung.
Mỗi khu vườn lại có một trăm ao hồ, bờ ao bằng báu tỳ lưu ly, thềm bực bằng ngọc mã não, tong ao nhiều hoa đẹp, trên ao cây báu bày hàng.
Trong đại thành, chánh điện của Luân Vương lớn bảy do tuần, xây bằng hoàng kim và ngọc màu xanh, bao bọc băng trụ báu, trang sức bằng ngọc lưu ly, che trùm dùng lưới ma ni châu. Những cây đa la rậm rạp ngay thẳng. Trong ấy có hai mươi ao nước, đáy lót chơn kim, trên che lưới vàng, báu tạp lưu ly làm cầu, thềm đường thuần bằng hoàng kim, trong ao bốn màu hoa sen đua nở.
Chuyển Luân Vương Dũng Mãnh Quân có hai ngàn thể nữ, sáu vạn con trai.
Trong lúc cùng quyến thuộc hưởng vui ngũ dục nơi khu vườn ấy, Luân vương tự nghĩ rằng: những dục lạc đều vô thường sẽ mau biến hoại. Tôi phải quyết chí cầu Phật pháp. Nếu được nghe pháp rồi, tôi sẽ y theo tu hành để được lợi ích an vui mãi mãi.
Luân Vương vừa suy nghĩ xong, trên hư không bỗng có Thiên Tử hiện ra bảo rằng:
Lành thay, này Chuyển Luân Vương! Hiện nay có Biến Chiếu Như Lai xuất thế diễn thuyết chánh pháp, sơ trung hậu đều lành. Ðại Vương nên đến chỗ đức Như Lai ấy sẽ được nghe chánh pháp và sẽ mãi mãi được an lạc lợi ích, thành tựu trọn vẹn Phật Pháp.
Nghe lời chỉ bảo của Thiên Tử, Luân Vương vui mừng hớn hở; liền đem quyến thuộc cùng đến chỗ đức Biến Chiếu Như Lai đảnh lễ chưn Phật mà bạch Phật rằng:
Bạch Ðức Thế Tôn! Dùng những pháp gì có thể nhiếp được chư pháp thiện xảo phương tiện, có thể làm cho phạm hạnh được viên mãn, tôi sẽ tu hành.
Ðức Biến Chiếu Như Lai vì Luân Vương mà khai thị rộng rãi các pháp.
Nghe pháp xong, Luân Vương và quyến thuộc cung kính cúng dường đức Phật và đại chúng suốt hai muôn năm. Sau đó Luân Vương xuất gia trong chánh pháp của đức Biến Chiếu Như Lai.
Do vì nghe pháp, Tỳ Kheo Dõng Mãnh Quân được thiện căn thọ pháp, thiện căn trì pháp, thiện căn thuyết pháp. Có được nghe pháp gì đều ghi nhớ suy gẫm chẳng quên. Siêng năng tu tập vô lượng công đức phát nguyẹn rằng:
Nguyện thọ trì ba thời kỳ chánh pháp của đức Như Lai, vì các hàng chúng sanh mà tuyên thuyết.
Ðối với chư Như Lai trong kiếp Siêu Thắng, Tỳ Kheo Dũng Mãnh Quân đều thân cận cúng dường thờ phụng, đều có thể thọ trì hiện tiền chánh pháp, trung thời chánh pháp và hậu thời chánh pháp của Như Lai ấy, giáo hóa thành thục bốn muôn tám ngàn câu chi na do tha chúnhg sanh hướng đến Vô Thượng Bồ Ðề, phương tiện điều phục vô lượng chúng sanh an trụ Thanh Văn thừa và Bích Chi Phật Thừa.
Trong kiếp ấy, đức Như Lai tối Thắng hiệu là Ðiện Quang.
Lúc nghe đức Ðiện Quang Như Lai thuyết pháp, Tỳ kheo Dũng Mãnh Quân được vô sanh nhẫn.
Ðiện Quang Như Lai thọ ký rằng:
Ở đời vị lai, Ông Dũng Mãnh Quân cúng dường vô lượng ngàn Phật Thế Tôn, thọ trì ba thời chánh pháp của chư Như Lai, làm lợi ích vô lượng vô số chúng sanh, an lập trăm ngàn câu chi na do tha chúng sanh nơi vô thượng bồ đề, vô lượng chúng sanh nơi Thanh Văn thừa.
Như vậy quá a tăng kỳ kiếp chứng Vô thượng Bồ đề hiệu là Vô Biên Tinh Tiến Quang Minh Công Ðức Siêu Thắng Vương Như Lai. Cõi nước của Ðức Phật ấy chứa họp vô lượng công đức thanh tịnh, an ổn giàu vui, nhơn dân đông nhiều, có đông chúng Thanh Văn và Bồ Tát. Ðức Phật ấy thọ đến năm tiểu kiếp, giáo pháp lưu truyền khắp nơi được Trời Người thọ trì. Xá lợi, tháp miếu khắp các quốc độ.
Này Thắng Huệ! Thế nên chư đại Bồ Tát ở nơi pháp thanh tịnh thậm thâm ấy phải tôn trọng thọ trì tu tập, dùng pháp trang cụ để trang nghiêm thân mình. Vì dùng pháp để trang nghiêm nên chứng được thân na la diên kiên cố do kim cương tạo thành của đức Như Lai.
Giả sử khắp cõi Ðại Thiên, tất cả chúng sanh tận lực muốn phá hoại thân kiên cố ấy cũng không thể xô ngã được.
Ở trong chúng Trời, Người, A Tu La diễn tả ánh sáng pháp, không có địch luận được.
Nếu có chúng sanh nào ở trong thâm pháp ấy thọ trì đọc tụng siêng năng tu tập, tùy theo ý thích của họ mà thọ sanh nơi nhà vọng tộc lớn thanh tịnh, nhẫn đến ngồi dưới cội Bồ Ðề, đầy đủ tiếng danh, quốc độ đẹp lạ chẳng xen dị đạo. Còn không có tên phạm chí giá la ca, huống là có bọn ác kiến cầu tà. Các điều bất thiện cũng chưa từng nghe, đâu có người tập làm căn chẳng lành.
Có thể dùng ngón chưn phóng ánh sáng lớn chiếu khắp vô biên tất cả thế giới. Các chúng sanh gặp ánh sáng ấy đều được an lạc sẽ chứng Vô Thượng Bồ Ðề.
Này Thắng Huệ! Thế nên chư Ðại Bồ Tát nếu ở trong pháp của ta mà siêng tu hành thì sẽ được công đức thù thắng như vậy?. Nếu ta nói cho đủ, dầu cùng kiếp cũng chẳng nói hết được”.
Ðức Thế Tôn lại phán với Ngài Vô Biên Huệ đại Bồ Tát rằng: “Này Vô Biên Huệ! Nếu có người an trụ nơi Bồ Tát đạo ấy, siêng tu thâm pháp thanh tịnh như vậy, tương ưng với không, tương ưng với tịch tịnh, thì được ánh sánh pháp.
Dùng ánh sáng pháp thấy tất cả pháp tự tánh không có khác.
Vì tánh không khác nên chỗ thấy thanh tịnh. Vì chỗ thấy thanh tịnh nên không có pháp kiến, cũng không có pháp rời lìa tự tánh để thấy. Pháp kiến thanh tịnh, cũng không có thanh tịnh, không có người thanh tịnh, không có thời gian thanh tịnh. Có thể được cảnh giới thanh tịnh trí. Thấy các pháp giới: Chẳng phải giới, chẳng phải phi giới? Giới kiến thanh tịnh xa rời các thứ tánh tưởng của các giới.
Vì rời tánh tưởng nên ở nơi giới lý thú bí mật ngôn từ có thể hiễu rõ, lại có thể biết khắp các pháp phi giới. Vì thấy pháp giới không sai biệt, bất khả hoại, bất biến dị nên được phương tiện thiện xảo nơi lý thú của tất cả pháp giới.
Do thiện phương tiện biết khắp được lý thú của pháp giới. Dùng sức đẳng trì ở nơi lý thú sai biệt của các pháp giới tùy thuận thẳng vào.
Lúc an trụ công hạnh ấy, dùng phương tiện thiện xảo đối với tất cả các pháp không trụ không trước.
Vì vô sở trước nên có thể ở nơi tất cả pháp giới lý thú, tùy chỗ thích ứng mà khai thị.
Vì sức đẳng trì lại có thể xuất sanh những tịnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, du hí thần thông biến một làm nhiều, biến nhiều làm một, với núi đá tường vách bay qua tự tại không vướng ngại.
Phương tiện thiện xảo biết được bốn giới hòa hiệp, chẳng ở nơi giới mà biết tất cả giới hiệp cùng không giới. Nơi không giới chẳng trước chẳng hệ.
Do trí thiện xảo giới hòa hiệp ấy mà ở nơi tất cả giới phương tiện tu tập.
Do tu tập mà quyết liễu thủy giới. Có thể ở nơi thủy giới hoặc làm cho lên khói hoặc phát lửa. Hoặc ở trong ấy làm cho khói lửa cháy phừng. Nhẫn đến nhiều thứ biến hiện để làm lợi ích cho các chúng sanh.
Vì có thể an trụ pháp giới lý thú thiện xảo phương tiện nên không động lay, tùy ý thích nơi Phật độ nào đó, có thể ở nơi các cõi chuyển hình thai tạng, thọ thân hóa sanh, thường thấy mười phương tất cả thế giới chư Phật Như Lai. Chư Như Lai ấy, danh hiệu như vậy, dòng họ như vậy, chúng hội như vậy, thuyết pháp như vậy đều biết rõ ràng”.
Lúc đó trong chúng hội lại có đại Bồ Tát tên Vô Biên Thắng tiến lên bạch Ðức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chư đại Bồ Tát an trụ pháp gì mà có thể được công đức tối thắng như đức Thế Tôn vừa nói?”.
Ðức Phật phán với Ngài Vô Biên Thắng đại Bồ Tát:” Này Vô Biên Thắng! Chư đại Bồ Tát đối với đối với tất cả pháp không chỗ an trụ thì có thể được công đức tối thắng như ta đã nói.
Này Vô Biên Thắng! Chư đại Bồ Tát nếu an trụ sắc thọ tưởng hành thức, nếu trụ nơi địa giới, thủy giới, phong Giới, không giới, nếu trụ nơi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, ở kinh này, ta chẳng nói được các công đức ấy.
Nhưng chư đại Bồ Tát, ở nơi các pháp không chỗ trụ, chẳng vào chẳng ra, nên ta nói họ sẽ được biển lớn vô biên công đức.
Tại sao vậy?
Chư đại Bồ Tát không chút pháp có thể được có thể trụ. Cũng không có chút pháp vào đdược ra được. Ngài khéo an trụ được nơi lý thú của các pháp mà không chỗ đdộng lay.
Tại sao vậy?
Vì chư đại Bồ Tát không an trụ không động lay vậy.
Vì không động lay nên không có cao không có hạ.
Vì không cao hạ nên rời xa nơi cao, chẳng an trụ nơi hạ.
Vì chẳng an trụ nên gọi là khéo an trụ.
Người khéo an trụ thì không có chỗ an trụ thì không có an trụ. Người không có chỗ an trụ thì chẳng an trụ nơi chỗ.
Chư đại Bồ Tát chẳng ở nơi chút pháp nào hoặc có an lập, hoặc có tích tập, không xứ không trụ, không khởi không tác.
Tại sao vậy?
Vì nơi chỗ bất khả đắc. Vì không có nơi chỗ nên không có phân biệt. Vì không có phân biệt nên bất động xứ mà an trụ, như pháp giới mà an trụ. Không có xứ mà an trụ thì không có an trụ. Với xứ và không có xứ đều không có chấp trước. Gọi đó là thiện trụ.
Này Vô Biên Thắng! Chư đại Bồ Tát ở nơi pháp lý thú mà an trụ. An lập như vây là an trụ nơi vô trụ, không có chỗ an trụ mà an trụ, thấy tất cả pháp không có phân biệt.
An trụ nơi hạnh vô phân biệt như vậy, dùng hạnh như vậy thấy tất cả pháp không có chỗ động thì an trụ nơi chơn như lý, thì tương ưng với chơn như lý động, thì tương ưng với chơn như lý bất thu.
Ðức Thế Tôn:
“Bồ Tát chánh ức niệm
Nơi nghĩa khéo tư duy
Chẳng trụ trong các pháp
Gọi đó là người trí
Chưa từng có chút pháp
Làm được chỗ an lập
Vô úy mà hướng đến
Chẳng an lập nơi sắc
Cũng chẳng lập nơi thọ
Nơi các tưởng các hành
Bà nơi thức cũng vậy
Chẳng an trụ nơi uẩn
Các giới và các xứ
Hoặc xứ hoặc phi xứ
Cũng thường không chỗ trụ
Chẳng an trụ địa giới
Cũng chẳng an trụ thủy giới
Hỏa giới và phong giới
Cũng thường không chỗ trụ
Chẳng an trụ Dục giới
Sắc giới, Vô sắc giới
Vì được không an lập
Nên chẳng trụ tam giới
Và ở hư không giới
Nơi ấy không chỗ trụ
Vì không có chỗ trụ
Bình đẳng mà hướng đến
Vẫn không có chút pháp
Trong ấy an trụ được
Nếu được không chỗ trụ
Ðây là người diệu trí
Diệu trí không chỗ trụ
Không trụ là thiện trụ
Ðược an trụ như vậy
Thì trụ trong pháp giới
Vì tương ưng vô trụ
Kia thường hay thiện trụ
Không trụ không y chỉ
Nơi pháp được an trụ
Nếu được không y chỉ
Thí thường không sở động
Chẳng nhập cũng chẳng xuất
Bình đẳng khéo an trụ
Nơi pháp trụ như vậy
Ðây là người dũng mãnh
Tất cả pháp không cao
Tất cả pháp không tháp
Không sở động như vậy
Khéo an trụ pháp giới
Vì an trụ chẳng động
Thành tựu vô trụ xứ
Mà được thiện an trụ
Hoặc xứ hoặc phi cứ
Tất cả không sở động
Trụ ở bất động xứ
Mới gọi là bất động xứ
Nếu trụ bất đọng xứ
Tất cả không chỗ trụ
chẳng niệm xứ phi xứ
Thường trụ vô phân biệt
Vì chẳng trụ nơi xứ
Thì không có sở động
Nơi xứ không sở động
Tất cả được vô trụ
Nếu được vô trụ xứ
Xứ phi xứ chẳng động
Nếu nơi xứ chẳng động
Là thiện trụ nơi xứ
Thiện trụ xứ an trụ
Thì trụ vô sở trụ
Hay thấy tất cả pháp
Trụ tương ưng trụ pháp
Thấy các pháp như vậy
Các thứ vô sở trụ
Vô trụ không an trụ
Thiện xảo nơi pháp trụ
Thường trụ ở các pháp
Mà không có phân biệt
Vì rời các phân biệt
Ðây là người bất động
Nếu hay trụ bất động
Nơi hành vô phân biệt
Rời xa xứ phi xứ
Ðây là người quan sát
Nếu hay quán bất động
Tất cả không sở động
Các pháp thường bình đẳng
Như vậy mà hướngđến
Trụ tương ưng chơn như
Chơn như mà bất động
Người đươc vô động xứ.
Thường trụ nơi vô xứ
Ngài Vô Biên Thắng đại Bồ Tát lại bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn! Rất là hy hữu, đức Thế Tôn có thể an lập chư đại bồ Tát ở nơi pháp lý thú không có hệ phược, không có giải thoát.
Bạch đức Thế Tôn! Chư đại Bồ Tát ở nơi pháp lý thú khéo an lập chẳng cùng với chút pháp hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng, hoặc hòa hiệp hoặc chẳng hòa hiệp, hoặc nhiếp thủ hoặc chẳng nhiếp thủ, hoặc có sở quy hoặc không có sở quy, hoặc tham hoặc ly tham, hoặc sân hoặc ly sân.
Bạch đức thế tôn! Chư đại Bồ Tát ở trong tất cả pháp lý thú thiện xảo an lập.
Giả sử có chúng sanh dúng dường cung kính, đại Bồ Tát ấy chẳng có lòng tham ái. Chúng sanh hủy nhuc bức não, đại bồ tát ấy cũng chẵng sân hận.
Chư đại bồ tát ấy không có các thứ tưởng, rời tất cả pháp, chẳng thấy có chút pháp có thể cùng với chút pháp tương ưng hoặc chẳng tương ing, vì siêu quá tương ung và chẳng tương ưng vậy.
Các Ngài rời xa tưởng tương ưng chẳng tương ung, biết rõ tương tương ưng chẳng tương ưng, siêu quá biết rõ, chắng ở nơi chút pháp hoặc tiến hoặc thối hoặc có chỗ hướng đến hoặc không có chỗ hướng đến mà làm tương ưng.
Ở trong tất cả pháp lý thú, các Ngài không có vọng niệm cũng không có sở thủ, dùng thiện phương tiện chẳng hoại pháp tánh.
Bạch đức Thế Tôn! Lúc an trụ nơi tất cả pháp như vậy, chư đại bồ tát có thể dùng thiện xảo tuyên nói tất cả pháp giới lý thú, tất cả Phật Pháp mau được viên mãn ».
Ðức Thế Tôn phán với Ngài Vô Biên Huệ đại Bồ Tát rằng : « Này Vô Biên Huệ! Ở trong Phật Pháp, lúc chư đại Bồ Tát không chỗ an lập không chỗ an trụ thì thấy Phật Pháp, không có an lập không có sở trụ, cũng không thắng trụ, cũng không biến trụ, thấy Phật Pháp trụ. Tại sao vậy ? Vì chẳng khuynh động, vì chẳng lưu chuyển vì chẳng biến dị vậy.
Tương ưng với tất cả pháp giới mà an trụ mới gọi là tất cả pháp giới lý thú thiện xảo an lập.
Này Vô Biên Huệ! Ở trong Phật pháp, chư đại Bồ Tát không trụ, không thắng trụ, không biến trụ, không phi xứ trụ, cũng không sở động, không biến phân biệt, mới gọi là tất cả pháp giới lý thú thiện xảo an lập.
Này Vô Biên Huệ! Chư đại Bồ Tát chẳng thấy chút pháp có thể cùng chút pháp mà làm an lập, cũng chẳng thấy có tất cả pháp xứ làm thắng an lập, cũng không phân biệt, không thắng phân biệt, không biến phân biệt, mới gọi là tất cả pháp giới lý thú thiện xảo an lập.
Này Vô biên Huệ! Chư đại Bồ Tát chẳng thấy chút pháp hoặc trụ hoặc khứ, cũng không phân biệt, không thắng phân biệt, không biến phân biệt. Các Ngài thấy tất cả pháp như tịnh hư không ánh sáng chiếu suốt rời xa phiền não, vì ánh sáng chiếu tất cả pháp, nên mới gọi là được thiện xảo phương tiện nơi tất cả pháp giới lý thú, chẳng dùng an lập để quán pháp giới. Tại sao vậy? Vì chẳng ở nơi pháp giới có chút an lập vậy.
Ví như hư không và phong giới không có xứ sở cũng không thấy được, không chỗ an lập không chỗ y chỉ, không hiện bày được.
Pháp giới cũng như vậy, không chỗ vào được, không chỗ thấy được, không chỗ an lập, không chỗ y chỉ, không hiện bày được.
Pháp giới cũng như vậy, không chỗ vào đươc, không chỗ thấy được, không chỗ an lập, không chỗ y chỉ, cũng không liễu tri cũng không hiện bày.
Chư đại Bồ Tát vì không hiện bày nên tương ưng với như như giới mà an trụ.
Này Vô Biên Huệ! Tất cả pháp giới không sanh không mạng, không lão không tử, không thăng không trầm, không hiện bày giới đó là pháp giới, không biến dị giới đó là pháp giới, mà pháp giới ấy khắp tất cả chỗ.
Này Vô Biên Huệ! Pháp giới không khứ, cũng không chỗ khứ? Vì không chỗ khứ nên mới gọi là tương ưng với pháp giới mà an trụ.
Trong như như pháp giới không có xứ cũng không có phi xứ. Tại sao vây ? Vì như như pháp giới như như tự tánh vô sở hữu vậy.
Này Vô Biên Huệ! chư đại Bồ Tát nghe ta nói đây thì ở nơi tất cả pháp giới lý thú được vô biên ánh sáng đại pháp. Do ánh sáng pháp được vô sanh nhẫn, chóng viên mãn Phật thập lực mười tám pháp bất cộng.
Vì muốn thành thục tất cả chúng sanh thiện căn rộng lớn tư lương thù thắng vì muốn chủng tánh Như Lai không đoạn tuyệt nên mau đến đạo tràng chuyển pháp luân, che khuất cung ma, xô dẹp dị luận, làm đại sư tử hống mà vì chúng sanh diễn thuyết diệu pháp tùy theo sở thích của họ, tùy theo chí nguyện của họ, tùy theo chỗ hướng đến chánh giải thoát của họ, đếu làm cho tất cả đều đến Vô Thượng Bồ để.
Ðức Thế Tôn nói kệ rằng:
“Tất cả chư Bồ Tát
Chẳng trụ ở các pháp
Ở nơi trong Phật Pháp
Không có chỗ an lập
Tất cả chư Bồ Tát
vì không chỗ an lập
Nên ở trong phật pháp
Vô úy mà hướng đến
Tất cả chư Bồ tát
Thấy tất cả Phật Pháp
không có trụ không xứ
Là diệu thiện an lập
tất cả chư bồ tát
chẳng an trụ ở xứ
có thể thấy các pháp
không an trụ không thối
tất cả chư bồ tát
thấy pháp không an trụ
nơi phật pháp chẳng động
nơi phật pháp chẳng cầu
tất cả chư bồ tát
thấy pháp không biến dị
nơi phật pháp chẳng động
cũng chẳng có suy tầm
Tất cả chư Bồ Tát
thấy các pháp như vậy
Ở nơi pháp thiện xảo
Phương tiện mà an trụ
Tất cả chư Bồ Tát
thấy pháp thường bình đẳng
Nơi phật pháp chẳng trụ
cũng chẳng phải chẳng trụ
Thường không có trụ xứ
cũng chẳng phải không xứ
thường chẳng có phân biệt
chẳng phải chẳng phân biệt
Tất cả những phân biệt
Thường là vô sở hữu
Tất cả chư Bồ Tát
tương ưng với vô trụ
nơi những thời những xứ
Mà khôngcó sở động
tất cả chư Bồ Tát
ở trong pháp lý thú
lúc an trụ bình đẳng
thì gọi là thiện trụ
tất cả chư Bồ Tát
ở trong pháp lý thú
chẳng thấy có chút pháp
có thể bình đẳng trụ
tất cả chư bồ tát
có thể thấy các pháp
đều không có xứ sở
cũng chẳng rời xứ
được không có sở động
cũng chẳng có thân cận
tất cả chư bồ tát
ở trong tất cả pháp
lý thú được thiện xảo
phương tiện mà an trụ
thì gọi là bồ tát
tất cả chư bồ tat
chẳng ở nơi chút pháp
hoặc khứ hoặc là lai
phân biệt mà an trụ
bấy giờ mới an trụ
tất cả pháp lý thú
tất cả chư bồ tát
nơi các pháp lý thú
Tất cả thứ an trụ
Có thể khởi vô biên
Những ánhsáng đại pháp
Do ánh sáng đại pháp
An trụ bình đẳng kiến
Thấy tất cả các pháp
và các pháp lý thú
như hư không trong sạch
như bóng cũng như tượng
Bình đẳng không cấu nhiễm
Tất cả chư bồ tát
Ở nơi thấy biết rõ
Cũng không có biết rõ
Xa rời nơi tự tánh
Tất cả chư Bồ Tát
Hay quán sát như vậy
Ở trong tất cả pháp
Lý thú mà an trụ
Có thể ở pháp giới
kiên cố siêng tu tập
Thì gọi là pháp giới
Lý thú thiện phương tiện
Tấ cả chư Bồ Tát
Chẳng an trụ pháp giới
Quan sát các pháp giới
Rốt ráo chẳng phải có
Tất cả chư Bồ Tát
Quyết liễu nơi các pháp
Thấy tất cả các pháp
Như hư không như phong
Dầu không có an lập
Mà khắp tất cả chỗ
Pháp giới cũng như vậy
Khắp ở tất cả chỗ
Pháp giới khó nghĩ bàn
không thể hiện bày được
Ở nơi các người trí
Chẳng có làm thân cận
Giới không có thị hiện
Mới gọi là pháp giới
Không có chỗ trụ xứ
Mới gọi là an trụ
Pháp giới không có sanh
Không mạng không lão
không tử không thăng trầm
Cũng không có xuất ly
Pháp giới chẳng nghĩ bàn
không lai không có khứ
pháp giới chẳng phải uẩn
Chẳng phải giới và xứ
Cũng chẳng rờu giới xứ
Mà không có sở động
Pháp giới thường như như
Tự tánh chẳng phải có
Tất cả chư Bồ Tát
Hay biết rõ như vậy
pháp giới khó nghĩ bàn
Ðược ánh sánh đại pháp
Do đây mà hướng đến
Qua đến tại đạo tràng
Mà ở nơi các pháp
Không còn có nghi hoặc
Chẳng có bị sở động
Dùng ánh sáng đại pháp
Làm cho các chúng sanh
Ðều được đại an lạc”.
Ðức Thế Tôn phán tiếp: “Này Vô Biên Huệ! Chư đại Bồ Tát có thể ở nơi pháp thậm thâm như vậy mà siêng tu tập, thì được ánh sáng đại pháp như vậy. Dùng trí huệ ấy hướng đến Vô thượng Bồ đề.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.86.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.