Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
PHÁP HỘI ĐẠI THỪA THẬP PHÁP
THỨ CHÍN
Như vậy, tôi nghe một lúc đức Bà Già Bà ở đại thành Vương Xá trong núi Kỳ Xà Quật cùng câu hội với năm trăm đại Tỳ Kheo đại A La Hán và vô lượng vô biên đại Bồ Tát.
Trong chúng hội có một đại Bồ Tát tên là Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang rời chỗ ngồi trịch y vai hữu,gối hữu quỳ trên đài lien hoa đến trước đức Phật chắp tay bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Tỳ Kheo hành Ðại thừa trụ Ðại thừa, hành Ðại thừ thế nào ,trụ Ðại thừa thế nào ? Bạch Thế Tôn! Do nghĩa gì mà Ðại thừa ấy gọi la Ðại thừa, lại do nghĩa gì mà gọi là trụ Ðại thừa ?”.
Ðức Phật phán : “Lành thay,lành thay ! Nầy Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang ! Ông có thể khéo hỏi nghĩa thậm thâm ấy.
Lắng nghe lắng nghe , khéo suy nghĩ! Nay ta vì ông mà phân biệt giải nói”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang Bồ Tát nghe đức Phật hứa dạy liền bạch rằng :” Vâng! Bạch đức Thế Tôn ! Xin đảnh thọ thánh giáo”
Ðức Phật phán dạy :” Nầy Thiện nam tử! Ðại Bồ Tát thành tựu mười pháp là hành Ðại thừa ,là trụ Ðại thừa. Những gì là mười ?
Một là tín thành tựu.Hai là hạnh thành tựu.Ba là tánh thành tựu.Bốn là thích tâm Bồ đề.Năm là thích nơi pháp.Sáu là quán chánh pháp hạnh .Bảy là hành pháp thuận pháp.Tám là xả bỏ mạn đại mạn.Chín là khéo hiểu giáo pháp bí mật của Như Lai.Mười là tâm chẳng mong cầu Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa ».
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang Bồ Tát bạch rằng : »Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là đại Bồ Tát tín thành tựu nhẫn đến tâm chẳng mong cầu Nhị thừa ? ».
Ðức Phật dạy :Này thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát hành hạnh chẳng dua vậy, được hạnh nhu nhuyến.Bồ Tát ấy tin Bồ đề Vô thượng Chánh Nhơn Chánh giác của chư Như Lai.Tin chư Như Lai ở trong một niệm nói sự việc cả ba đời.Tin Như Lai tạng bất lão bấr tử vô lượng vô biên bất sanh bất diệt bất thường bất đoạn. Tin chư Phật thiết tế pháp giới nhứt thiết trí,chỗ biết của đấng Nhứt thiết trí,Phật lực ,vô sở úy,pháp bất cộng .Tin tướng vô kiến đảnh của chư Phật . Tin ba mươi hai tướng của chư Phật và tám mươi tùy hảo trang nghiêm thân Phật,thân Phật có viên quang. Tin chỗ nói của Thanh Văn của Duyên Giác của Bồ Tát và tin những lời nói lành.Tin đời nầy đời trước.Tin người chánh hạnh người trụ chánh hạnh,hoặc đó là Sa Môn hay Bà La Môn.Tin nghiệp quả lành rất đáng ưa thích, là vi diệu tối thắng,những là chư thiện và thiên vương,chư nhơn và nhơn vương.Tin nghiệp quả bất thiện chẳng đáng ưa thích,là khổ não vô lượng,những là tại địa ngục,hoặc tại ngạ quỷ tại súc sanh.
Tin như vậy rồi, Bồ Tát ấy rời lìa ba pháp : một là nghi, hai là mê lầm, ba là chẳng quyết định.
Nầy thiện nam tử! Ðại Bồ Tát thành tựu đức tin như vậy thì gọi là tín thành tựu”.
Ðức Thế Tôn vì hiển thị nghĩa ấy nên lại nói kệ rằng :
Tin là tăng thượng thừa
Người tin là Phật tử
Thế nên người có trí
Phải thường than cận tin
Tin là pháp tối thượng
Người tin không nghèo thiếu
Thế nên người có trí
Phải thường than cận tin
Nếu là người bất tín
Chẳng sanh các pháp lành
Dường như hột giống cháy
Chẳng mọc được mầm rễ.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là đại Bồ Tát hạnh thành tựu ?
Nầy thiện nam tử ! Vì hạnh thành tựu, đại Bồ Tát cạo râu tóc mặc pháp phục bỏ nhà xuất gia. Ðã xuất gia rồi, tu học giới và hạnh Bồ Tát ,cũng tu học giới hạnh Thanh Văn và giới hạnh duyên Giác.Tu học như vậy rồi, nơi than khẩu ý nghiệp của Bồ Tát ấy, ác nghiệp điều tiêu diệt .
Những gì gọi là thân nghiệp bất thiện ? Ðó là sát sanh, trộm cướp và tà tâm.Dùng ngói đá dao gậy ném đánh người khác làm thương tổn tay chân v..v.., hoặc đến hoặc đi làm những sự khi tlăng. Ðó gọi là nghiệp bất thiện của than.
Những gì gọi là khẩu nghiệp bất thiện ? Ðó là vọng ngôn , ỷ ngữ,lưỡng thiệt và ác khẩu,những ngôn thuyết bất thiện,chê bác hủy bang cháng pháp những kinh điển Ðại thừa thậm thâm,rao nói chỗ lỗi dở của Hòa Thượng, A Xà Lê v.v…, những người an trụ trong chánh pháp . Ðó gọi là khẩu nghiệp bất thiện.
Nầy thiện nam tử ! Những gì gọi là ý nghiệp bất thiện ? Ðó là quá nhiều tật đố,lẫn tiếc và tà kiến.Tiếc ganh về lợi danh than ái v.v… Cậy nhà ,cậy sắc, ỷ trẻ mạnh, ỷ không bịnh, ỷ thọ mạng, ỷ đa văn, ỷ tu hành, quan niệm ái dục,sát hại,sân hãov.v… và quan niệm quốc gia, y phục, ẩm thực,ham chỗ ở,xe cộ giường nệmv.v…,ham ăn ham uống,ham con cái trâu bò cày cấy làm ăn,lo tôi tớ, lo người làm công và lúa gạo vải lụa kho đụn những của cải.Hành giả ham những sự ấy rồi,nếu có một sự tổn thất thì trong long sanh lo buồn khổ não.Hành giả do tham ái tưới ướt nội tâm nên sanh những manh nha ở tâm sau.Lược nói ý nghiệp không khác gì bánh xe lăn chuyển. Ðó gọi là ý nghiệp bất thiện.
Bồ Tát ấy rời lìa ác nghiệp nơi thân khẩu và ý ,với Hòa Thượng tưởng là tôn trưởng, với A Xà Lê tưởng là bực thầy,với những người khác hoặc già hoặc trẻ sanh long cung kính.
Lúc ở một mình,Bồ Tát ấy nghĩ rằng : tôi không nên như vậy.Tôi đã phát khởi tâm độ tất cả chúng sanh cứu tất cả chúng sanh làm cho chúng sanh an trụ trong chánh định hạnh. Hiện nay tự thân tôi các căn chẳng điều ,tu hành chẳng siêng.Tôi phải siêng tu hành điều nhiếp các căn. Tôi tu hành như vậy,các chúng sanh thấy tôi tâm họ điều phục,tùy thuận lời dạy bảo của tôi.Chư Phật hoan hỉ, chu Thiên, Long Bát Bộ cũng hoan hỷ.
Nầy thiện nam tử! Như thế đó gọi là Bồ Tát biết tự hổ. Bồ Tát ấy lại tự nghĩ rằng : chớ để người đạo kẻ quở trách dược tôi nơi thân khẩu ý nghiệp các oai nghi : những là hủy hoại giới hạnh,hoặc về kiến hạnh, hoặc về hành hạnh, hoặc làm tà mạng.
Bồ Tát ấy thật hành sự tự hổ như vậy rồi ,ngày đêm nhiếp tâm quan sát giới hạnh.Quan sát giới hạnh xong không có những lo sầu rời lìa những chướng ngại .Tu hành như vậy xong , ở trong chánh pháp của chư Phật, Bồ Tát ấy tu tập các công hạnh. Những công hạnh ấy gọi là Bồ Tát biết thẹn.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát thành tựu những hạnh như vậy, gọi đó là hạnh thành tựu “.
Vì hiển thị nghĩa ấy, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
“ Hạnh là tăng thượng của
Phật thừa và Nhị thừa
Vì thế nên người trí
Tu những hạnh vi diệu
Bồ Tát tiếng tăm lớn
Thành tựu hạnh vô úy
Nên chứng được Bồ đề
Của chư Phật đã nói.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là đại Bồ Tát tánh thành tựu ?
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát tánh tự ít tham dục sân hận ngu si, chẳng tiếc lẫn chẳng rít rắm, chẳng thô bạo,chẳng ngã mạn,chẳng nóng vội , điều hòa nhu nhuyến, lời lành dịu dàng, dễ cùng ở chung.
Bồ Tát ấy đối với tất cả sự cúng dường thượng thắng đúng như tâm dâng hiến, những vật sở hữu y phục uống ăn chia cấp cho người .Thí xả xong liền sanh long vui mừng hớn hở , nhẫn đến xả thí những phần trên than thể.
Thật hành hạnh ấy , Bồ Tát thấy Như Lai hoặc hàng Thanh Văn long rất hoan hỷ.
Ðại Bồ Tát thành tựu pháp như vậy gọi đó là tánh thành tựu”.
Vì muốn hiển thị nghĩa ấy, đức Thế Tôn nói kệ rằng :
“Thấy khói liền biết lửa
Thấy uyên ương biết nước
Tướng lạ biết Bồ Tát
Bồ Tát đại trí huệ
Chẳng rít chẳng não chúng
Bỏ những hạnh dua vậy
Vì khéo tin chúng sanh
Ðây gọi là Bồ Tát tánh.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát ưa thích tâm Bồ đề?
Nầt thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát vì có tướng Bồ đề nên phát tâm Bồ đề . Lúc chưa phát tâm Bồ đề , hoặc chư Phật Như Lai , hoặc chư Thanh Văn khuyên phát tâm Bồ đề . Ðây là tướng sơ phát tâm của Bồ Tát.
Nầy thiện nam tử ! Bồ át ấy nghe nói có Bồ đề ,nghe tâm Bồ đề có công đức lớn ,nghe rồi phát tâm Vô thượng Bồ đề . Ðây là tướng thứ hai phát tâm Bôé đề của Bồ Tát.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát ấy thấy các chúng sanh không có chủ không người than không ai cứu ai hộ không ai độ được khiến họ đến bỉ ngạn. Bồ Tát liền vì các chúng sanh ấy mà sanh long từ bi mà nói rằng : tôi sẽ làm người cứu hộ cho các chúng sanh bơ vơ ấy. Vì nhơn ấy mà Bồ át phát tâm Vô thượng Bồ đề. Ðây là tướng thứ ba phát tâm Bồ đề của Bồ Tát.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát ấy vì thấy than tướng đầy đủ của Như Lai mà sanh long vui mừng, sanh long phấn khởi . Do nhơn duyên nầy mà Bồ Tát phát tâm Vô thượng Bồ đề. Ðây là tướng thứ tư phát tâm Bồ đề của Bồ Tát.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát ấy làm lợi ích cho các chúng sanh kia, cho họ được an ổn vui vẻ nên tu các hạnh bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định và Bát Nhã.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu hạnh bố thí ?
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát suy nghĩ rằng : tôi phải bố thí thế nào ? Tôi phải làm như vầy : cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần giường nệm cho giường nệm , cần y phục nón mũ giầp dép đồ trang sức v.v… đều cho tất cả, nhẫn đến cắt thịt than mình mà bố thí.Bố thí như vậy nguyện lấy Vô thượng Bồ đề,mà chẳng cầu lấy phước báo tài vật ,chẳng an trụ nơi sự tướng . Ðây gọi là Bồ Tát thật hành bố thí.
Nầy thiện nam tử ! thế nào là Bồ Tát tu trì giới hạnh ?
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát ấy trước tiên tự điều thuận than nghiệp , điều thuận khẩu nghiệp, điều thuận ý nghiệp. Tất cả ác nghiệp đều bỏ rời. Giữ gìn giới hạnh chẳng khuyết giảm chẳng sót chẳng tạp. Trì giới như vậy hồi hướng Vô thượng Bồ đề, mà tâm Bồ Tát ấy chẳng hề nắm lấy giới. Ðây gọi là Bồ Tát tu hạnh trì giới .
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục ?
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát nếu nghe hoặc kẻ đạo người tục hoặc mắng nhiếc nói xấu , hoặc đánh đập trói trăn , hoặc chặt tay chưn v.v… đều nhẫn được cả. Tu hạnh nhẫn nhục như vậy , Bồ Tát hồi hướng Vô thượng Bồ đề, chẳng vì nhẫn như vậy mà sanh long kiêu mạn. Ðây gọi là Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu hạnh tinh tiến ?
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát suy nghĩ rằng hư không giới vô lượng vô biên , chúng sanh giới cũng vô lượng vô biên ,chỉ tôi một người riêng không đồng bạn làm cho nhập vào vô dư Niết Bàn giới.Vì nhơn duyên ấy mà Bồ Tát phát khởi hạnh tinh tiến : ban đầu nhiếp trì tự than .Nhiếp trì tự than rồi quán thọ quán tâm quán pháp . Chánh quán nơi thọ tâm và pháp rồi hành trì tâm hạnh. Ðã hành trì tâm hạnh rồi kế đến tu hành các hạnh thấy pháp v.v… Trì tâm ý như thế xong , vì làm cho những ác bất thiện chưa sanh phải dứt diệt chẳng sanh nên Bồ Tát phát khởi dục cần tinh tiến. Vì làm cho những thiện pháp chưa sanh được phát sanh nên Bồ Tát phát khởi dục cần tinh tiến. Kế đến Bồ Tát lại tu hành sơ như ý túc, đệ nhị đệ tam và đệ tứ như ý túc. Tu Hành như vậy chẳng sanh tâm kiêu mạn . Ðây gọi là Bồ Tát tu hành tinh tiến.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào gọi là Bồ Tát tu hạnh thiền định ?
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát vì chẳng tham trước nơi dục, chẳng tham trước nơi diệt, chẳng tham trước nơi ly dục ,chẳng tham trước tự thân, chẳng tham trước tha thân ,chẳng tham trước sắc thọ tưởng hành thức, chẳng tham trước dục giới, chẳng tham trước sắc giới, chẳng tham trước nơi không vô tướng nơi vô nguyện, chẳng tham trước thế giới hiện tại nầy, chẳng tham trước thế giới vị lai mà làm hạnh bố thí.Chẳng y chỉ nơi thí nơi giới nơi nhẫn nhục nơi tinh tiến nơi thiền định.Bồ Tát tu hạnh thiền định như vậy hồi hướng Vô thượng Bồ đề mà chẳng sanh phân biệt. Ðây gọi là Bồ Tát tu hạnh thiền định.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát tu hạnh Bát Nhã ?
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát thường suy nghĩ rằng : tôi hóa độ chúng sanh.Hóa độ rồi lại nghĩ rằng : tôi hóa độ vô lượng vô biên chúng sanh giới khiến họ nhập vào vô dư Niết Bàn giới mà không có một chúng sanh nhập vào Niết Bàn giới. Tại sao vậy ? Như đức Phật đã dạy rằng tất cả các pháp không có ngã ;, không có nhơn , không có chúng sanh, không có thọ mạng.Bồ Tát tu huệ như vậy hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Nguyện như vậy mà ở nơi trí huệ chẳng sanh phân biệt . Ðây gọi là Bồ Tát tu hạnh Bát Nhã.
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát phát tâm Bồ đề như vậy , gọi là Bồ TáT ưa thích tâm Bồ đề”.
Vì hiển thị nghĩa ấy , đức Thế Tôn lại nói kệ rằng :
“ Dường như chơn bửu châu
Chẳng bỏ rời ánh sáng
Lai như vàng trong mỏ
Luyện xong càng thêm sáng
Bồ Tát tánh như vậy
Càng sáng tâm Bồ đề
Nhi biên thanh tịnh rồi
Ma chẳng quấy hại được.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát ưa thích nơi pháp ?
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát tánh tự ưa thích nơi pháp , vui mừng nơi pháp và thấm nhuần nơi pháp . Nếu thấy người biết nơi pháp, hoặc Sa Môn hoặc Bà La Môn, tùy vật sở hữu đều đem dâng cúng và chắp tay cung kính.
Cung kính cúng dường rồi , từ nơi người biết pháp ấy mà được nghe pháp chưa từng được nghe.Cầu được chánh pháp như thế rồi , Bồ Tát như thiệt tu hành. Ðối với người biết pháp trì pháp ấy. Bồ Tát tưởng là Tôn trưởng , là Hòa Thượng , là A Xà Lê , quan niệm rằng từ lâu tôi mất bực Ðạo Sư nay bỗng được gặp nên tưởng là bực Ðạo Sư. Bồ Tát lại nghĩ rằng tôi thường bị hệ phược tại ngục tù thế gian không hiểu biết không ai cứu,chẳng biết hỏi ai, nay bỗng gặp Ðạo Sư. Bồ Tát lại nghĩ rằng : Từ lâu tôi mãi ngũ ở thế gian ngu si như người mù,nay bỗng nhiên được người mở mắt cho . Bồ Tát lại nghĩ rằng : Từ lâu tôi chìm sâu trong bùn không ai cứu vớt, nay bỗng được người vớt lên .Bồ Tát lại nghĩ rằng: Từ lâu tôi mất bực Ðạo Sư dẫn đạo chúng sanh, nay bỗng được gặp bực Ðạo Sư. Bồ Tát lại nghĩ rằng : Từ lâu tôi bị nhốt ở chỗ nghèo khổ hoạn nạn thế gian không ai cứu tiếp , nay được gặp người cứu tiếp. Bồ Tát lại nghĩ rằng từ lâu tôi mắc bệnh khó lành không có lương y điều trị được, nay gặp đươc lương y .Bồ Tát lại nghĩ rằng từ lâu tôi bị lửa tham dục đốt cháy chưa nhờ mây lành mưa tưới ,nay bỗng được mây lành tuôn mưa. Vì nhơn duyên thích pháp mến thầy như vậy ,nên Bồ Tát nhẫn chịu n,hựng sự khổ não như lạnh nóng, các chúng sanh hay làm não hại người như muỗi nòng v.v… đều nhẫn chịu được,cũng nhẫn chịu được sự đói khát v.v… thấy chúng sanh vui sướng chẳng sanh lòng ham muốn.Bồ Tát nghĩ rằng dầu tôi hưởng thọ sự khoái lạc thế gian,không bằng nếu tôi được nghe một câu chánh pháp .Nghe xong có thể thành văn huệ,sanh ý tưởng văn huệ.
Do vì ưa thích nơi chánh pháp như vậy, nên Bồ Tát làm việc bố thí chẳng có lòng ưu sầu nhẫn đến không hề có sự lo khổ.Vì thế mà Bồ Tát nghĩ rằng : Tôi vì nghe một câu pháp của đức Như Lai nói ,dầu cho có vào ở Tỳ địa ngục từ một kiếp đến trăm ngàn kiếp cũng không thấy khổ nhọc,mà tu hành nhứt thiế chủng trí.Nếu có người nào chưa được chánh pháp của Phật, tôi có thể làm cho họ được.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát ưa thích nơi pháp như vậy thì gọi là Bồ Tát ưa thích nơi pháp”.
Vì muốn tuyên bày nghĩa ấy, đức Thế Tôn lại nói kệ rằng :
“Tất cả pháp như huyễn
Che đậy tâm chúng sanh
Hư vọng như chiêm bao
Phải thọ trì như vậy
Pháp như trăng trong nước
Vì bóng hình nổi lên
Pháp như tượng trong gương
Người trí phải xét biết.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát quán pháp thuận pháp ?
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát dầu quán sắc vô thường mà chẳng do diệt sắc để chứng nhập pháp giới.Dùng như thiệt trí,nơi các pháp sở hữu ở trong pháp giới như thiệt biết rõ các pháp tướng rồi khéo ghi nhớ khéo tu tập.Trong pháp giới ấy sở hữu các tướng ,chỗ có thuyết gỉa tu giả và ký giả,tự nhiên nhập vào thuyết giới hạnh như vậy.
Như với sắc ,với thọ tưởng hành nhẫn đến thức,Bồ Tát dùng như thiệt quán chánh quán sát rồi mà chẳng diệt thức,chẳng chán lìa thức để chứng nhập pháp giới.Tất cả pháp sở hữu trong pháp giới,dùng như thiệt trí như thiệt chứng biết. Trong các pháp ấy có những danh tự đều khéo nói khéo biết tu khéo ghi nhớ.Do vì khéo biết ,khéo tu và khéo ghi nhớ nên tự nhiên nhập pháp giới hạnh như vậy.
Như quán biết vô thường,quán biết khổ vô ngã và bất tịnh cũng như vậy.
Quán sắc vô thường khéo biết như vậy, ở trong sắc ấy chẳng còn sanh tưởng khủng bố.Tại sao vây? Vì như thiệt biết sắc hư vọng sanh ra,Bồ Tát khéo biết như thiệt như vậy.Thọ tưởng hành thức đều vô thường khổ vô ngã và bất tịnh, ở trong thọ tưởng hành và thức ấy chẳng sanh tưởng khủng bố.Tại sao vậy? Vì như thiệt biết thọ tưởng hành và thức là hư vọng,Bồ Tát khéo biết như thiệt như vậy.
Nầy thiện nam tử ! Ví như nhà ảo thuật khéo giởi và đồ đệ hóa thuật ra các sự bốn binh chủng, đó la tượng binh,mã binh,xa binh,bộ binh. Người có trí xem thấy chẳng kinh sợ.Tại sao vậy ?Vì người trí biết đó là những thứ hư vọng do nhà ảo thuật hoá ra phỉnh gạt mọi người.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát quán sắc vô thường như vậy .Quán vô thường rồi ở trong sắc ấy chẳng sanh tưởng khủng bố.Tại sao vậy ? Vì như thiệt biết sắc hư vọng sanh khởi,Bồ Tát khéo biết như thiệt như vậy .
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát quán thọ đến thức vô thường như vậy.Quán vô thường rồi ở trong thọ đến thức chẳng sanh tưởng khủng bố.Tại sao vậy ? Vì như thiệt biết thọ đến thức hư vọng sanh khởi,Bồ Tát khéo biết như thiệt như vậy.
Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát quán pháp thuận pháp như vậy”.
Bấy giờ ,Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là Bồ Tát quán sắc vô thường mà chẳng rời sắc nói nơi pháp giới chứng nơi pháp giới tập học pháp giới ,dùng sức trí huệ như thiệt chứng biết tất cả các pháp ?”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Vì ông hỏi nên nay ta nói ví dụ .
Nầy thiện nam tử ! Ví như trong thế gian, người có trí lấy các chất độc,lấy chất độc rồi hoặc nấu hoặc cao hoặc hiệp với chất thuốc khác.Hiệp với các chất thuốc khác rồi ,vì tài lợi mà đem bán thuốc độc ấy,nhưng người trí nầy chẳng tự uống.Tại sao vậy ? Vì người trí ấy suy nghĩ rằng chớ để thân tôi do thuốc độc nầy mà phải chết mất.
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát tâm thuận hướng đến Niết Bàn, tâm nhuần hướng đến Niết Bàn ,tâm nhuần chảy về Niết Bàn,tâm chánh lấy Niết Bàn,mà đại Bồ Tát chẳng chứng Niết Bàn. Tại sao vậy ? Bồ Tát suy nghĩ : chớ để thân tôi do nhơn duyên ấy mà thối chuyển Bồ đề.
Lại nầy thiện nam tử ! Ví như có người phụng thờ lửa.Họ tôn trọng cung kính gìn giữ ngọn lửa, mà họ chẳng có tâm niệm dùng hai tay nắm bốc lửa.Tai sao vậy ? Vì họ tâm niệm rằng chớ để thân tôi vì nhơn duyên ấy mà phải thân đau tâm khổ.
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát dầu tâm thuận hướng đến bờ Niết Bàn,mà đại Bồ Tát suy nghĩ rằng : chớ để thân tôi do nhơn duyên ấy mà thối Bồ đề trí”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Như chỗ tôi hiểu pháp nghĩa được đức Phật nói thì Bồ Tát phải thường ở thế gian”.
Ðức Phật phán : “Ðúng như vậy .Bồ Tát phải thường ở tại thế gian”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Bồ át ở tại thế gian phải thế nào để khỏi bị thế gian ô nhiễm ?”.
Ðức Phật dạy :”Nầy thiện nam tử ! Nay tôi vì ông mà nói ví dụ.
Nầy thiện nam tử ! Ví như có người khéo hiểu phương tiện bắt các cầm thú.Người ấy dùng sức chú thuật cùng đùa với rắng độc,nắm rắn độc hoặc ngậm hoặc rờ vuốt. Ðùa giỡn với rắn độc như vậy mà trọn chẳng bị nhơn duyên ấy làm mất mạng.Tại sao vậy ? Vì có sức chú thuật thiện xảo vậy.
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát ở tại thế gian hành thế gian pháp, vì có sức đại trí phương tiện thiện xảo cùng các thuốc độc phiền não ác đùa giỡn, mà chẳng bị nhơn duyên kia làm thối Bồ đề. Tại sao vậy ? Vì đại Bồ Tát đã thành tựu sức trí huệ phương tiện thiện xảo vậy”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “Ðức Thế Tôn rất lạ lùng , rất lạ lùng thay ! Ðấng Thiện Thệ rất ít có rất khó có !
Bạch đức Thế Tôn ! Ðại Bồ Tát tâm hướng đến Niết Bàn mà chẳng chứng Niết Bàn ,dầu ở tại thế gian mà chẳng bị thế gian ô nhiễm.Nay tôi quy y chư Bồ Tát.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có thiện nam thiện nữ được nghe hạnh Bồ Tát như đây mà sanh lòng vui mừng,người ấy đã từng trồng căn lành từ quá khứ.Tại sao vậy ? Nếu người nào nghe pháp môn nầy nhẫn đến một thời gian chừng khoảng khảy ngón tay mà sanh lòng hi hữu,người ấy được chư Phật thọ ký rồi.Tại sao vậy ? Vì người ấy nghe pháp môn nầy mà chí tâm lắng nghe kỹ vậy”.
Ðức Phật phán : “Ðúng như vậy .Như lời ông nói”.
Lúc nói pháp môn ấy ,có năm trăm Tỳ Kheo được tâm vô lậu. Ðược tâm vô lậu rồi các Ngài đứng dậy chỉnh y vai hữu,gối hữu chấm đất chắp tay bạch rằng :”Bạch đức Thế Tôn ! Chư Bồ Tát đáng được cung kính,phải nên lễ kính chư Bồ Tát”.
Ðức Phật phán : “Ðúng như vậy .Nầy thiện nam tử ! Chư đại Bồ Tát quán pháp thuận pháp như vậy thì gọi là Bồ Tát quán pháp thuận pháp”.
Vì hiển thị nghĩa ấy , đức Thế Tôn nói kệ rằng :
“Phải kính đại trí huệ
Phải kính đại vô úy
Phải kính người chánh phục
Phải kính người Phật sanh
Vì dùng sức phương tiện
Vì trí huệ thiện xảo
Vượt quá hàng Thanh Văn
Bồ Tát có trí lớn
Biết rõ năm ấm hư
Vì sanh diệt bất định
Thấy thế gian lửa cháy
Nên chẳng chứng Niết Bàn.
Lại nầy thiện nam tử ! Thế nào là đại Bồ Tát rời lìa mạn đại mạn ?
Nầy thiện nam tử ! Mạn được nói đó là người sanh tâm như vầy : nay tôi chỗ có những nhà cửa ,dòng họ,hình sắc,sức lực và những thứ vàng bạc, châu báu,hoặc tượng binh,mã binh,xa binh,bộ binh v.v… chẳng kém người khác.Nếu có người sanh tâm kiêu mạn như vậy thì gọi là mạn,vì họ chẳng có lòng kính nể người khác vậy.
Nầy thiện nam tử ! Thế nào gọi là đại mạn ?
Nê&u có người quan niệm rằng : thân thể dòng họ tài sản của tôi nhẫn đến bốn binh chủng của tôi hơn người khác .Do đó mà không có lòng kính nể ngưới klhác . Ðây gọi là đại mạn.
Nầy thiện nam tử ! Kiêu mạn và đại mạn ấy, đại Bồ Tát đều đã rời bỏ. Ðây gọi là Bồ Tát rời lìa mạn đại mạn”.
Vì tuyên bày nghĩa ấy , đức Thế Tôn nói kệ rằng :
“Rời mạn lìa đại mạn
Thường hành tâm từ bi
Vì dùng đó nhuần tâm
Ở đời chẳng phóng dật
Dầu làm việc khất thực
Ðại sự của Bồ Tát
Thuyết pháp làm lợi ích
Cho trời và cho người
Lại nầy thiện nam tử ! Thế nào là Bồ Tát kiểu giáo pháp bí mật của đức Như Lai ?
Nầy thiện nam tử ! Những gì là giáo nghĩa thâm mật của đức Như Lai ?
Nầy thiện nam tử ! Ðức Phật thọ ký cho hang Thanh Văn được Vô thượng Bồ dề .Việc ấy chẳng nên vậy.
Như đức Phật bảo A Nan : Lưng ta đau nhức .Việc ấy chẳng nên vậy.
Như đức Phật phán với chư Tỳ Kheo: nay ta gìa suy, các ông vì ta mà tìm thị gỉa.Việc ấy chẳng nên vậy.
Như đức Phật bảo Ðại Mục Kiền Liên : ông nên đến hỏi y vương Kỳ Bà ,bịnh của ta phải uống thứ thuốc nào ? Việc ấy chẳng nên vậy.
Như đức Phật theo đuồi các nhà ngoại đạo nhiều nơi để luận nghĩa tranh thắng họ. Việc ấy chẳng nên vậy.
Như gai khư đà la đâm chưn ta.Việc ấy chẳng nên vậy.
Như đức Phật thường nói Ðề Bà Ðạt Ða là kẻ oan cừu đời trước của ta, ông ấy thường theo tìm dịp hại ta mãi.Việc ấy chẳng nên vậy.
Như đức Phật ngày trước vào thành Xá Vệ trong thôn Xa Lê Gia Bà La Môn khất thực khắp nơi rồi đi ra với cái bát không.Việc ấy chẳng nên vậy.
Như nàng Chiên Gía Ma Na Tỳ Tôn Ðà Lê dùng gáo gỗ độn bụng để vu báng Như Lai.Việc ấy chẳng nên vậy.
Như ngày trước đức Phật nhận lời thỉnh an cư ba tháng tại nước Tỳ Lan Ða của Tỳ Lan Nhã Bà La Môn mà ăn cơm lúa mạch.Việc ấy chẳng nên vậy”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Lời nói vừa rồi đó phải nhận lấy thế nào ? Cớ chi đức Thế Tôn thọ ký cho hàng Thanh Văn được Vô thượng Bồ đề ?”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Ta thọ ký cho hàng Thanh Văn được Vô thượng Bồ đề đó là ta thấy họ có Phật tánh vậy”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Hàng Thanh Văn ấy dứt hữu lậu rời ba cõi phần thọ sanh đã đoạn , mà vì họ có Phật tánh nên được đức Như Lai thọ ký Vô thượng Bồ đề,việc ấy như thế nào ?”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Nay ta vì ông mà nói ví dụ.
Nầy thiện nam tử ! Ví như Quán Ðảnh Chuyển Luân Thánh Vương có đủ ngàn Vương Tử , cứ theo Vương Tử nào lớn nhứt sẽ truyền ngôi vua. Nhưng vì Vương Tử ấy căn tánh ngu độn nên đáng lẽ sơ giáo lại trung giáo , đáng lẽ trung giáo lại hậu giáo tất cả những sự nghề nghiệp chú thuật.Vương Tử ấy vì ngu độn nên đáng lẽ sơ học thì trung học, đáng lẽ trung học thì hậu học.
Nầy thiện nam tử ! Ý của ông nghĩ sao ? Vương Tử ấy học như vậy xong há lại chẳng phải là Chánh Tử của Luân Vương ư?”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Là Chơn Vương Tử vậy”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Cũng vậy .Có Bồ Tát vì căn tánh chậm lụt nên đáng sơ học lại trung học , đáng trung học lại hậu học, y theo pháp quán năm ấm của chúng sanh dứt diệt phiền não .Diệt phiền não rồi sau mới được Vô thượng Bồ đề.
Nầy thiện nam tử ! Hàng Thanh Văn ấy do nhơn duyên như vậy mà được Vô thượng Bồ đề , há lại có thể nói rằng hàng Thanh Văn chẳng được thành Chánh giác ư?”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Tôi chẳng bao giờ thấy có ai ,là người hay trời, là Ma Vương hay Phạm Vương mà có thể nói hàng Thanh Văn chẳng được thành Chánh giác. Không bao giờ có người nào nói được.Chỉ trừ hạng nhứt xiển đề”.
Ðức Phật phán dạy : “Nầy thiện nam tử ! Nay ta lại vì ông mà nói ví dụ.
Nầy thiện nam Tử ! Bồ Tát căn tánh bén nhạy trụ địa thứ mười trừ hai thứ vô ngã mà ngồi đạo tràng. Ðó là trừ rồi ngồi ,hay là chẳng trừ mà ngồi ư?”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Ðã trừ rồi ngồi vậy ?”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Bồ Tát lợi căn ấy do nhơn duyên như vậy há lại chẳng thành Chánh giác ư?”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Ðược thành chánh giác vậy”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Trường hợp lời nói trên đây cũng như vậy”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Cớ chi đức Thế Tôn ngày trước bảo ông A Nan rằng : lưng ta đau nhức?”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Ta quan sát thương sót chúng sanh đời sau mà nói rằng lưng ta đau nhức. Khiến các người bịnh biết rằng thân đức Phật là thân kim cương mà còn có đau lương huống là chúng ta và những người khác .Vì cớ ấy nên ta mới có lời nói như vậy. Mà các ngu nhơn lại cho là thiệt,là đức Phật có bịnh đau lưng v.v… như vậy là họ tự hại và làm hại người khác.
Nầy thiện nam tử ! Như ngày trước ta bảo chư Tỳ Kheo rằng nay ta già yếu,các ông nên vì ta mà tìm thị gỉa.Ta nói như vậy cũng là vì thương xót đời sau các Thanh Văn đệ tử già yếu phải cần người chăm sóc cung cấp để khỏi thối chuyển.Mà những ngu nhơn lại cho rằng thiệt, họ cho rằng đức Phật già yếu cần thị giả.
Nầy thiện nam tử ! Ngày trước ta bảo Ðại Mục Kiền Liên đến hỏi y vương Kỳ Bà về cách uống thuốc.Ta nói như vậy cũng là vì thương xót đời sau hàng Thanh Văn đệ tử, người có bịnh cần phải dùng thuốc,họ nhớ rằng đức Phật là thân kim cương mà còn phải uống thuốc huống là tôi và các người khác.Mà những ngu nhơn lại cho là thiệt ,họ cho rằng thân đức Phật là thân bịnh hoạn.
Nầy thiện nam tử ! Lúc Ðại Mục Kiền Liên vâng lời ta đến hỏi thuốc nơi Kỳ Bà y vương.Kỳ Bà không mặt mũi nào dám chỉ thuốc cho Như Lai nên chẳng đáp thẳng mà chỉ nói rằng : chỉ nên ăn tô,chỉ nên ăn tô. Ðó là đức Như Lai thị hiện nghiệp báo để cho hàng Thanh Văn đệ tử đời sau nhớ biết mà chẳng thối chuyển.
Nầy thiện nam tử ! Ngày trứơc đức Như Lai đuổi theo các nhà ngoại đạo khắp nơi như Ni Kiền Tử v.v… để luận nghĩa tranh thắng. Ðó là vì ta quan sát thương xót các chúng sanh đời sau.Khiến các chúng sanh ấy nhớ biết rằng Ðức Phật Như Lai chánh chơn chánh giác mà còn có oan gia huống là chúng ta và những người khác. M&2 các ngu nhơn lại cho là thiệt, họ cho rằng đức Phật Như Lai thiệt có oan gia.
Nầy thiện nam tử! Chuyển Luân Thánh Vương do chút ít phước mà còn không có oan gia, huống là đức Như Lai đã thành tựu vô lượng vô biên công đức.
Nầy thiện nam tử ! Ngày trước gai khư đà la đâm chưn Như Lai . Ðó là ta vì thương chúng sanh đời sau mà thị hiện nghiệp báo ,cho họ nhớ biết rằng đức Như Lai thành tựu vô lượng vô biên công đức mà còn có nghiệp báo huống là chúng ta và các người khác, do đó mà họ tránh bỏ nghiệp.Mà những ngu nhơn lại cho là thiệt ,họ cho rằng đức Như Lai bị gai đâm chơn”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Có phải Ðề Bà Ðạt Ða là oan cừu từ đời trước của đức Phật, ông ấy tìm dịp để hại Phật?”.
Ðức Phật phán dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Nếu không có thiện tri thức Ðề Bà Ðạt Ða thì trọn chẳng biết được đức Như Lai vô lượng vô biên công đức.
Nầy thiện nam tử ! Ðề Bà Ðạt Ða là thiện tri thức . Ông ấy tranh thắng với ta mà thị hiện oan gia để hiển bày vô lượng công đức của Như Lai.
Nầy thiện nam tử ! Ông bạn lành Ðề Bá Ðạt Ða ở trong cung nội nói với Vua A Xà Thế làm hại đức Như Lai.Lúc ấy nhà Vua cố ý thả voi Hộ Tài để đạp ta. Ðức Như Lai thấy voi liền điều phục nó.Vô lượng chúng sanh thấy đức Như Lai điều phục được voi Hộ Tài đều sanh lòng kính ngưỡng mà phát tâm tin mến quy y Tam Bửu , đó là Phật bửu ,Pháp bửu và Tăng bửu. Do cớ sự như vậy nên biết Ðề Bà Ðạt Ða là thiện tri thức từ lâu theo làm oan gia của Phật.Mà các ngu nhơn lại cho đó là thiệt , họ nói Ðề Bà Ðạt Ða hại đức Phật, là oan gia của đức Phật.
Nầy thiện nam tử ! Cho đến từ quá khứ trong năm trăm đời sanh chỗ nào, Ðề Bà Ðạt Ða là thiện tri thức má thị hiện làm oan gia để hiẻn bày chư Bồ Tát và Như Lai có vô lượng công đức .Mà các ngu nhơn lại cho là thiệt, họ cho rằng Ðề Bà Ðạt Ða là kẻ hại Phật, là oan gia của Phật.Do sự nhận định bất thiện ấy,nên các ngo nhơn ấy phải đọa trong tam đồ : địa ngục ,ngạ quỷ và súc sanh,những xứ khỗ não.Tại sao vậy? Nầy thiện nam tử ! Ðề Bà Ðạt Ða là thiện tri thức. Ông ấy đã khéo tu vô lượng công đức thù thắng ,khéo tu căn lành, gần gũi chư Phật gieo trồng cội công đức, tâm hướng về Ðại thừa ,thuận về Ðại thừa, đến bờ Ðại thừa, đã gần Vô thượng Bồ đề.Vì các ngu nhơn kia hủy báng ông ấy nên đời vị lai họ sanh vào trong các ác đạo : địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Còn việc đức Thế Tôn vào khất thực trong thôn Xa Lê Gia Bà La Môn tại thành Xá Vệ mang bát không mà ra là thế nào?”.
Ðức Phật phán dạy : “Nầy thiện nam tử ! Việc ấy cũng là vì thương xót chúng sanh đời sau mà hiện ra như vậy . Ðể cho người đời sau nhớ biết rằng : đức Phật đầy đủ vô lượng công đức còn mang bát không mà đi ra,huống là chúng ta và các người khác.
Nầy thiện nam tử ! Có kẻ bảo đó là ma Ba Tuần khuyên các nhà Bà La Môn trưởng giả cư sĩ đừng cúng dường đức Như Lai .Lời nói ấy cũng chẳng đúng.Tại sao vậy ? Nầy thiện nam tử ! Ma vương Ba Tuần không có năng lực khuyên được các trưởng giả đừng dâng cúng đức Như Lai.
Nầy thiện nam tử ! Việc ấy chớ nên quan niệm như vậy .Vì Ma Vương không đủ sức ngăn chặn sự cúng dường đức Như Lai . Ðó là đức Như Lai sai khiến Ma Vương đến nói với các trưởng gỉa v.v… để họ không cúng dường.
Nầy thiện nam tử ! Ðức Như Lai đã diệt hết các chướng ngại, đã thành tựu vô lượng công đức thù thắng ,không bao giờ có ai làm chướng ngại được sự cúng dường đức Như Lai.
Ðức Như Lai không có nghiệp báo thiệt.Chỉ vì muốn cho các chúng sanh đắc đạo mà thị hiện các sự việc phương tiện thiện xảo như vậy.
Nầy thiện nam tử ! Ðức Như Lai nếu đoạn một bữa ăn, khiến hàng Thanh Văn và Ma Vương ,Thiên, Long Bát Bộ cùng chư Thiên nghĩ rằng chớ để quyến thuộc sanh lòng lo khổ. Vì những sự việc như vậy nên đức Như Lai ngày đêm thị hiện khiến họ sanh một tâm niệm bất thiện, cho đời sau biết rằng đức Như Lai đã dứt khỏi tam giới mà còn có sự việc ấy huống là chúng ta và các người khác.
Lúc ta hiện ra sự việc ấy,có bảy vạn chư Thiên sanh lòng tin thanh tịnh đối với đức Như Lai.Biết lòng tin của tám vạn chư Thiên ấy, đức Như Lai liền vì ho. Mà thuyết pháp. Họ nghe pháp rồi đều được pháp nhãn thanh tịnh.
Nầy thiện nam tử ! Vì sự lợi ích như vậy và vì quan sát thương sót các chúng sanh đời sau nên thị hiện các sự việc ấy. Ðức Như Lai không có nghiệp báo như vậy”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Còn việc nàng Tôn Ðà Lê dùng gáo gỗ độn bụng vu báng đức Như Lai thì thế nào ?”.
Ðức Phật dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Việc ấy cũng chẳng phải vậy . Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng công đức , không có hoạn nạn về nghiệp báo.
Nầy thiện nam tử ! Thần lực của công đức Như Lai có thể đem những người như nàng Tôn Ðà Lê ra ngoài vô lượng hằng hà sa thế giới , mà vẫn bị vu báng đó là đức Như Lai dùng sức phương tiện hiển thị nghiệp báo. Ðời sau nầy hàng đệ tử của ta, người phước bạc dầu được xuất gia trong pháp của Phật mà bị vu báng hoặc lại thối thất, bởi họ chẳng suy nghĩ lời dạy của Phật mà quan niệm rằng : nay tôi đã bị vu báng, tôi chẳng nên còn ở trong chánh pháp của Phật. Vì muốn cho những hàng đệ tử ấy nhớ biết rằng chư Phật Như Lai đầy đủ trọn vẹn tất cả pháp lành, đã dứt pháp ác, mà còn có ác đối bị vu báng như vậy, huống là tôi và những người khác. Vì họ nhớ biết như vậy nên chẳng còn thối thất mà vẫn tu phạm hạnh.
Nầy thiện nam tử ! Nàng Tôn Ðà Lê v.v… sanh ác tâm,do thần lực của Phật ,làm cho họ chiêm bao để được khai ngộ : nếu tôi thiệt vu báng đức Phật ,lúc thân tôi chết ắt phải đọa ác đạo.
Nầy thiện nam tử ! Nếu đức Như Lai biết là người có thể phòng hộ được tất liền phòng hộ họ. Vì thế nên Như Lai thị hiện sự việc như vậy.
Nầy thiện nam tử ! Không có một chúng sanh nào mà Như Lai bỏ sót ,nên thị hiện như vậy”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Còn việc ngày trước đức Như Lai ở tại nước Tỳ Lan Ða nhận lời thỉnh an cư ba tháng của Tỳ Lan Nhã Bà La Môn mà ăn cơm lúa mạch là thế nào ?”.
Ðức Phật phán : “ Nầy thiện nam tử ! Cũng là vì thương chúng sanh đời sau mà ta hiện ra sự việc ấy.
Nầy thiện nam tử! Ðức Như Lai thiệt biết các Bà La Môn cư sĩ v.v… thỉnh an cư mà chẳng cúng dường nhưng vẫn nhận lời an cư tại xứ ấy.
Tại sao vậy ? Nầy thiện nam tử ! Tại chỗ ta an cư ấy có năm trăm con ngựa,phần lúa mạch của bầy ngựa ấy cung cấp đủ cho chúng Tăng trong ba tháng.
Nầy thiện nam tử ! Bầy ngựa ấy đều là đại Bồ Tát đã từng trồng cội phước đức,mà vì gặp bạn ác gây tạo nghiệp ác nên phải sanh làm thân súc sanh.
Nầy thiện nam tử ! Người chăn nuôi bầy ngựa ấy chính là Ngài Nhựt Tạng Bồ át do nguyện lực mà sanh ở đó.Ngài Nhựt Tạng Bồ Tát khuyến cáo năm trăm con ngựa phát tâm Bồ đề cho chúng được thoát khỏi ác báo.Cũng vì việc ấy mà Ngài nguyện sanh ở đó.Do sức khéo giỏi chăn nuôi của Ngài mà năm trăm con ngựa ấy đều nhớ được đời trước phát tâm Bồ đề giác ngộ bổn tâm.
Nầy thiện nam tử ! Vì thương bầy ngựa ấy mà Như Lai nhận lời thỉnh an cư ở xứ ấy.Lúa mạch phần ăn của người chăn ngựa thì cấp cho Như Lai ,phần lúa mạch của năm trăm con ngựa thì cấp cho chúng Tăng.
Nầy thiện nam tử ! Người chăn ấy dùng âm thanh của loài ngựa dạy năm trăm con ngựa ấy sám hối khuyên nó phát tâm .Lại làm cho bầy ngựa sanh lòng kính trọng đối với Tam bửu.
Nầy thiện nam tử ! Quá ba tháng ,năm trăm con ngựa ấy bỏ thân sanh lên trời Ðạo Lợi.
Ðức Như Lai vì họ thuyết pháp cho họ được thọ ký Vô thượng Bồ đề.
Nầy thiện nam Tử ! Ở xứ ấy có bao nhiêu người chăn ngựa , người giữ ngựa , đức Như Lai thọ ký cho họ sẽ thành tựu tâm tự điều phục được đạo Duyên Giác.
Nầy thiện nam tử ! Trong thế gian không có món ăn nào mà khi đức Như Lai ăn lại chẳng thành mùi vị thơm ngon vi diệu.
Nầy thiện nam tử ! Gỉa sử các vật như đất cục ngói đá v.v…được Như Lai ăn cũng đều thành món ăn có mùi vị vi diệu cả.
Nầy thiện nam tử ! Món ăn được đức Như Lai ăn đều thành thượng vị cả,trong cõi Ðại Thiên khắp thế gian không có món ăn của ai ăn mà có thể sánh bằng được.
Tại sao vậy ? Bởi đức Như Lai đã được tướnh hảo đại trượng phu được thượng vị trong các vị được thượng vị trong các món ăn vậy.
Nầy thiện nam tử ! Nayông phải nhận biết sở thực của đức Như Lai đều là vị vi diệu không món nào sánh bằng.
Nầy thiện nam tử ! A Nan Tỳ Kheo vì thương mến ta nên nói rằng : Ðức Như Lai vốn dòng Chuyển Luân Thánh Vương bỏ ngôi xuất gia sao lại phải ăm cơm lúa mạch ?
Biết tâm niệm của A Nan , đức Như Lai liền trao một hột cơm lúa mạch cho A Nan mà bảo rằng : Ông nếm coi đó là muì vị gì ?
A Nan ăn rồi lấy làm lạ lùng bạch với ta rằng : Bạch đức Thế Tôn ! Tôi sanh trưởng trong hoàng gia mà chưa bao giờ được ăn món nào có mùi vị ngon thơm như vậy.
Nầy thiện nam tử ! Do ăn thượng vị ấy mà A Nan thân tâm an ổn bảy ngày chẳng cần ăn.
Nầy thiện nam tử ! Do những cớ sự ấy nên biết đức Như Lai không có nghiệp báo.
Nhưng chư cư sĩ Bà La Môn kia thỉnh chư Tỳ Kheo thanh tịnh có đức qua ở xứ ấy mà chẳng cúng dường ,cũng để thị hiện quả báo.
Nầy thiện nam tử ! Bà La Môn kia thỉnh Phật và Tăng mà chẳng cúng dường, ông nên xem thần lực của Như Lai , đức Như Lai thọ ký Bà La Môn kia chẳng bị đọa vào các ác đạo.
Nầy thiện nam tử ! Trong hàng chư Tăng năm trăm Tỳ Kheo cùng ta an cư lúc ấy ,có bốn mươi Tỳ Kheo có nhiều tâm tham, vì họ chẳng quán được hạnh bất tịnh,nếu họ được món ăn ngon vừa ý thì sẽ đều thối đạo.Do họ a an cơm lúa mạch của ngựa nên họ chẳng sanh lòng dục,quá bảy ngày ,cả bốn mươi Tỳ Kheo ấy đều được quả A La Hán.
Nầy thiện nam tử ! Ðức Như Lai có trí phương tiện thiện xảo biết rõ tâm tánh của chúng sanh ,vì độ chúng sanh mà Như Lai nhận sự thỉnh ấy.
Nầy thiện nam tử ! Ðại Bồ Tát khéo thành tựu những sự thị hiện giáo pháp thậm thâm bí mật như vậy.Nếu biết như vậy thì gọi là khéo hiểu giáo pháp bí mật của đức Như Lai”.
Vì tuyên bày nghĩa ấy , đức Thế Tôn nói kệ rằng :
“Khéo biết pháp môn tiệm
Và biết pháp môn đốn
Trong tâm khéo biết rõ
Chư Bồ Tát thị hiện
Khéo biết bí mật giáo
Xa lìa những nghi hoặc
Khéo biết lời Phật dạy
Những giáo pháp bí mật”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào là đại Bồ Tát chẳng cầu Thanh Văn thừa và Duyên giác thừa?”.
Ðức Phật phán : “Nầy thiện nam tử ! Dầu đại Bồ Tát có ở địa ngục,ngạ quỷ và súc sanh chịu khổ rất nặng chẳng thể kể nổi,nhưng tâm các Ngài vẫn chẳng cầu Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa,cũng không có tâm cầu tự giải thóat,chẳng nghĩ thiểu dục, chẳng nghĩ thiểu tác,chẳng làm sự thiểu dục chẳng làm sự thiểu tác.
Nầy thiện nam tử ! Với các chúng sanh thiện nghiệp ,Bồ Tát cùng họ đồng sự,nhưng chình là Bồ Tát khuyên họ làm lành phát tâm Vô thượng Bồ đề vậy.
Nầy thiện nam tử ! Vì thành tựu pháp như vậy nên đại Bồ Tát chẳng cầu Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa”.
Vì tuyên bày nghĩa ấy, đúc Thế Tôn nói kệ rằng :
“ Thường giáo hóa chúng sanh
Tâm chẳng biết mệt mỏi
Vời Vô thượng Bồ đề
Vững chắc chẳng thối chuyển
Tâm Bồ Tát chẳng động
Dường như núi Tu Di
Tu tập tâm từ bi
Chẳng cầu Nhị thừa đạo ».
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : « Bạch đức Thế Tôn ! Ðức Như Lai đã nói Bồ Tát thành tựu những pháp như vậy nên gọi là hành Ðại thừa,trụ Ðại thừa.Nhưng đức Như Lai chẳng nói do nghĩa gì mà Ðại thừa ấy được tên là Ðại thừa ».
Ðức Phật phán : « Nầy thiện nam Tử ! Nay ta hỏi ông tùy ý ông đáp .
Nầy thiện nam tử ! Chuyển Luân Thánh Vương mang đủ bốn binh chủng đi qua những con đường.
Con đường được Thánh Vương đi ấy dùng danh từ gì để gọi?”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Con đường ấy gọi là Vương Ðạo, là Ðại Ðạo, là Vô Úy Ðạo, là Vô Ngại Ðạo,là con đường hơn tất cả đường của các Quốc Vương”.
Ðức Phật dạy : “ Nầy thiện nam Tử! Ðạo sở hành của chư Phật Như Lai chánh chơn chánh giác gọi là Ðại thừa , là thượng thừa, là diệu thừa,lá thắng thừa, là vô thượng thừa, là vô thượng thượng thừa,là vô đẳng thừa,là vô đẳng đẳng thừa,là bất ác thừa.
Nầy thiện nam tử ! vì nghĩa ấy nên gọi là Ðại thừa”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng :”Bạch đức Thế Tôn ! Ðức Thế Tôn nói danh nghĩa Ðại thừa như vậy thiệt là rất hay”.
Lúc đức Như Lai nói mười pháp Ðại thừa ấy, ma vương Ba Tuần nghĩ rằng ngày nay Sa Môn Cù Ðàm quá cảnh giới của tôi.Nếu tôi cụ bị bốn binh chủng làm não ông Cù Ðàm cho ông chẳng nói pháp môn ấy được.Nghĩ xong, ma vương Ba Tuần mang bốn binh chủng đến núi Kỳ Xà Quật nơi thành Vương Xá.
Lúc ấy, Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát thấy ma Ba Tuần mang bốn binh chủng đến muốn làm não đức Như Lai để Như Lai chẳng nói pháp môn ấy được, Bồ Tát liền hiển hiện thần thông khiến ma Ba Tuần đến ngã tư dường trong thành Vương Xá xướng to rằng : “ Hỡi nhơn dân Vương Xá thành nên biết rằng ngày hôm nay tại núi Kỳ Xà Quật,Sa Môn Cù Ðàm vì tứ chúng thuyết pháp, sơ trung và hậu đều lành, văn nghĩa sâu xa đầy đủ phạm hạnh thanh tịnh.Mọi người nên đến núi Kỳ Xà Quật nghe Sa Môn Cù Ðàm thuết pháp .Mọi người nghe pháp sẽ được đại an lạc đại lợi ích!”.
Ðược sự khuyến cáo của ma vương Ba Tuần, nhơn dân trong thành Vương Xá : Bà La Môn, Sát Lợi, Trưởng Gỉa , Cư Sĩ v.v…mang theo hoa hương phan lọng ra khỏi thành Vương Xá đến núi Kỳ Xà Quật chỗ đức Thế Tôn ngự, đảnh lễ chưn Phật tôn trọng tán thán rồi ngồi một phía.
Biết ma ngồi xong, Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát nói với ma vương Ba Tuần rằng : “ Nầy Ba Tuần ! Duyên cớ gì ông mang binh ma đến muốn làm não và ngăn trở đức Như Lai nói pháp môn ấy?
Nay ông phải đối với đức Như Lai sanh lòng hổ thẹn, lòng sám hối.Bằng không ông sẽ tự hại mãi mãi và mắc khổ báo”.
Nghe lời Bồ Tát ,ma vương Ba Tuần chắp tay lễ chưn đức Phật ,sanh lònh hổ thẹn ,lòng sám hối mà bạch rằng : “ Ngày hôm nay tôi rất sợ đức Như LaiRất lạ lùng thay đức Như Lai.Xin đức Ðại Thọ thọ tôi sám hối.Tôi ngu si không có trí huệ,không có trí thiện xảo,chẳng tự tiếc thân mà sanh ác tâm đối với đức Như Lai ,lại muốn pháp môn ấy dứt tuyệt.
Lành thay đức Thế Tôn ! Xin lại thọ tôi sám hối”.
Ðức Phật phán : “Lành thay ,lành thay ! Nuôi lớn thiện căn.
Nầy Ba Tuần ! Trong pháp của Phật ,nếu có thiện nam thiện nữ hay khởi tâm sám hối để cầu thanh tịnh.Lành thay cho Ba Tuần!”.
Bấy giờ Ma Vương Ba Tuần đến đứng trước đức Phật bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Phải chăng các kinh của Phật đều dứt ác ngữ và bất tiện ?”.
Ðức Phật phán : “Ðúng như vậy”.
Ma Vương Ba Tuần bạch rằng : “ Sao đức Như Lai là Pháp Vương là Pháp Chúa đủ pháp tự tại mà gọi tôi là Ba Tuần,lại dùng tên ấy để gọi tôi?”.
Ðức Phật phán : “ Nầy Ba Tuần ! Nay ta vì ông mà nói ví dụ.
Nầy thiện nam tử ! Ví như Trưởng Gỉa Cư Sĩ giàu có vô lượng chỉ có một con trai rất thương yêu ,chẳng rời trước mắt đem sanh mạng mình buộc chặt với con.Nhưng đứa con trai ấy tánh tình ngang ngược rất hung dữ.Vì thương yêu nên Trưởng Gỉa Cư Sĩ dùng gậy đánh nó,muốn nó bỏ tánh xấu.
Nầy thiện nam tử ! Trưởng Gỉa Cư Sĩ ấy đập đứa con như vậy mà có ác tâm chăng,”.
Ma Vương Ba Tuần bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn ! Không có ác tâm .Vì thương yêu muốn cho con nên người mà làm như vậy”.
Ðức Phật dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Phải biết rằng đức Như Lai chánh chơn chánh giác biết rõ tâm tánh căn dục của chúng sanh : Kẻ nên dùng ác ngôn được độ thì Như Lai dùng ác ngôn,kẻ nên dùng nín lặng không nói mà được độ thì Như Lai dùng nín lặng,kẻ nên dùng đuổi xua mà được độ thì Như Lai dùng đuổi xua, kẻ nên dùng thuyết pháp được độ thì Như Lai vì họ mà thuyết pháp,kẻ nên dùng nhiếp thọ được độ thì Như Lai nhiếp thọ họ,kẻ nên thấy sắc thân Phật mà được độ thì Như Lai thị hiện sắc thân cho họ thấy,kẻ nên nghe tiếng hoặc nghe mùi vị chạm xúc mà được độ thì Như Lai hiện thuyết pháp nhẫn đế mùi vị và chạm xúc để độ họ”.
Ma Vương Ba Tuần vui mừng hớn hở lại chắp tay đảnh lễ chưn đức Phật mà bạch rằng: “ Bạch đức Thế Tôn ! Phàm chỗ nào xứ nào có nói pháp môn nầy,hoặc thôn xóm thành ấp vương đô,tôi vì nghe pháp nên đến nơi ấy hộ trì pháp môn nầy,cũng thủ hộ pháp khí thọ trì pháp môn nầy.
Bạch đức Thế Tôn ! Lúc tôi đến nơi ấy tất có các tướng dạng ,các tướng tịch định rời lìa chứng thùy miên, tôi lại làm cho những pháp khí thượng thắng ở các nơi khác đến đó hỏi pháp,hoặc đọc tụng hoặc thọ trì,tất cả đều được thân tâm an lạc chẳng sanh lòng kiêu mạn.Tùy người nói pháp nầy hoặc nói rộng hoặc nói lược, đều khiến sanh lòng hoan hỷ đối với đức Như Lai ,và đức Như Lai cũng sanh lòng hoan hỷ đối với họ.
Các chúng sanh ấy ,khi lòng họ đã hoan hỷ thì thiện căn thêm lớn ,pháp ác tiêu diệt”.
Lúc ấy trong đại chúng có các nhà ngoại đạo Ni Kiền Tử v.v…nghe Ma Vương Ba Tuần đối trước đức Phật sám hối phát nguyện như vậy,lòng họ rất vui mừng hớn hở vô lượng được vô sanh nhẫn.
Ngài A Nan bạch rằng : “ Bạch đức Thế tôn ! Do Nhơn duyên gì lúc nói pháp nầy chư ngoại đạo ấy được vô sanh nhẫn?”.
Ðức Phật dạy : “ Nầy A Nan ! Quá vô lượng kiếp về trước ,tại thánh Vương Xá núi Kỳ Xà Quật nầy có đức Phật hiệu là Thượng Lực Túc Như Lai Chánh Chơn Chánh Giác. Ðức Phật ấy thuyết pháp tại nơi đây.
Ðức Phật ấy thuyết pháp xong, có chư ngoại đạo đến muốn làm não Như Lai,họ lại muốn làm trở ngại đức Phật nói pháp môn nầy.Nhưng sau khi nghe pháp,chư ngoại đạo ấy sanh lòng vui mừng ca ngợi đức Phật ấy và sanh lòng kính ngưỡng.Do nhơn duyên ấy nên trong sáu mươi kiếp ,họ chẳng bị đọa địa ngục ngạ quỷ súc sanh mà chỉ thọ sanh ở trong người cõi trời. Sanh ở chỗ nào họ vẫn nhớ nghĩ đức Phật Thượng Lực Túc ấy.Dầu họ nhớ Phật mà không gặp thiện hữu.
Nầy A Nan ! Chư ngoại đạo thuở xưa ấy là các nhà ngoại đạo Ni Kiền Tử v.v…trong đại chúng đây vậy.
Các nhà ngoại đạo ấy thuở xưa có ác ý muốn trở ngại pháp môn nầy và làm não đức Phật Thượng Lực Túc.Nhưng sau khi nghe pháp sanh lòng vui mừng kính ngưỡng niệm Phật, nay đáng được ta thọ ký Vô thượng Bồ đề,huống là họ lại được vô sanh nhẫn”.
Lúc đức Thế Tôn nói pháp môn trên đây,có một muôn hai ngàn chúng sanh xa trần lìa cấu được pháp nhãn thanh tịnh ,hai muôn chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề”.
Tôn giả A Nan Bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có thiện nam thiện nữ đối với pháp môn nầy sanh một niệm kính tin thì được vô lượng công đức,huốn là người đọc tụng thọ trì ủng hộ rộng nói cho người khác”.
Ðức Phật dạy : “ Nầy A Nan ! Nếu có thiện nam thiện nữ khuyên vô lượng chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đế.Lại có thiện nam thiện nữ ,nơi pháp môn nầy ,sanh một niệm kính tin đọc tụng vì người mà rộng nói được phước nhiều hơn người trên.
Tại sao vậy ?
Nầy A Nan ! Bởi pháp môn nầy là con đường của nhứt thiết chủng trí.
Nầy A Nan ! Nếu có nam tử nữ nhơn nghe pháp môn nầy và thấy Pháp Sư thọ trì pháp môn nầy mà sanh ác ý thì mắc tội vô lượng hơn tội trước”.
Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có nam tử nữ nhơn hủy báng kinh nầy thì mắc tội thế nào mà đức Như Lai nói mắc tội hơn trước”.
Ðức Phật dạy : “ Nầy thiện nam tử ! Nếu có nam tử nữ nhơn trong một thời gian móc mắt của tất cả chúng sanh, nếu lại có nam tử nữ nhơn sanh một niệm ác ý đối với pháp môn nầy và người thọ trì thì mắc tội hơn người trên.
Tại sao vậy ?
Vì pháp môn nầy có tên là quang minh, hay ban bố con mắt trí huệ cho tất cả chúng sanh”.
Ngài A Nan bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng nên ở trước nam tử nữ nhơn bất tín mà nói pháp môn nầy.Tại sao vậy ? Vì cần phải thủ hộ chúng sanh vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Tôi từng thấy người tạo nghiệp duyên hủy báng chánh pháp phải đọa vào địa ngục ngạ quỷ và súc sanh”.
Ðức Phật phán : “ Nầy a Nan ! Nên nói pháp môn nầy, chẳng nên chẳng nói.
Tại sao vậy ? Vì để làm nhơn cho họ,khiến họ tu hành được Vô thượng Bồ đề”.
Tôn gỉa A Nan bạch rằng : “ Bạch đức Thế Tôn ! Pháp môn nầy nên đặt tên là gì và phụng trì thế nào?”.
Ðức Phật phán : “ Nầy A Nan ! Do vì nói mười pháp nên gọi pháp môn ấy là Thập Pháp Pháp Môn, phải thọ trì như vậy.
Lại cũng gọi là Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang Bồ Tát Sở Vấn , phải thọ trì như vậy”.
Lúc đức Phật nói pháp môn nầy rồi,Tôn gỉa A Nan, Ngài Tịnh Vô Cấu Bửu Nguyệt Vương Quang đại Bồ Tát và chư đại Bồ Tát , chư Thanh Văn cùng Thiên ,Long Bát Bộ,tất cả chúng hội nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng đảnh thọ phụng hành.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.254.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.