Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
22. KIẾM HƯƠNG TRẦM-THỦY
Xưa người con ông Trưởng-giả vào bể kiếm hương trầm-thủy. Hơn năm, được một đem về, đem ra chợ bán. Cho là của quý lắm, không ai mua.
Qua nhiều ngày không bán được, tâm sinh buồn chán. Người ấy trông thấy người bán than bên cạnh bán nhanh-chóng, người ấy nghĩ: “ Hay là ta đem đốt ra than bán chóng?” Nghĩ rồi người ấy liền đem đốt thành than, đem ra chợ bán, giá-trị không bằng nửa xe than.
Người ngu ở đời cũng thế, dùng nhiều phương-tiện cầu mong quả-vị Phật nhưng, sau cho là khó được, sinh tâm thoái-chuyển, nghĩ: “Không bằng phát-tâm cầu quả-vị Thanh-Văn (8), chóng dứt sinh-tử làm bậc A-la-hán còn hơn!” 23. GẤM BỌC ÁO CŨ
Xưa có người ăn trộm vào một nhà giầu lấy được ít gấm đẹp đem về bọc những áo cũ-rách cùng các tài-vật khác. Những người trí-giả trông thấy ai cũng cười.
Người ngu ở đời đã có tín-tâm vào trong Phật-pháp, tu-hành pháp lành cùng nhiều công-đức khác, song, vì tham lợi, phá-giới cùng tất cả công-đức khác, bị đời cười-chê cũng thế! 24. TRỒNG HẠT VỪNG LUỘC
Xưa có người ngu ăn vừng (mè) sống không ngon, mới đem luộc chín ăn thấy ngon, nghĩ: “Vừng này ta luộc đi trồng có lẽ sau được hạt ngon lắm!” Nghĩ rồi, đem luộc trồng mãi vừng không mọc.
Người đời thấy bậc Bồ-tát tu những nhân khổ-hạnh cho là không vui, liền nghĩ: “Không bằng làm vị A-la-hán chóng dứt sinh-tử, công-hành lại dễ-dàng!” Vì vậy, sau muốn cầu phật-quả không được. Như hạt vừng luộc chín không mọc lên được, người ngu kia cũng thế! 25. NƯỚC VÀ LỬA
Xưa có người chuyên về việc bếp lửa và lấy nước lạnh. Một hôm họ ủ lửa (rấm bếp) bằng cách họ lấy chậu rửa đựng đầy nước để lên trên, cho nấm lửa được đợm. Không ngờ, sau khi dùng đến lửa thì lửa tắt, dùng nước lạnh thì nước lạnh thành nóng. Thế là, lửa và nước lạnh hai đàng đều hỏng!
Người đời đã được vào trong Phật-pháp, cầu đạo giải-thoát, lại nhớ đến việc gia-đình, họ-hàng cùng những sự dục-lạc ở đời, do đó, mất cả lửa công-đức và nước giới-pháp, cũng như người ngu kia vậy! 26. BẮT CHƯỚC CHỢP MẮT
Xưa có người muốn làm sao được vừa ý nhà vua, mới hỏi một người khác, người ấy bảo: “Nếu muốn được vừa ý nhà vua, ông phải bắt-chước đúng hình-tướng nhà vua mới được!”
Tin thực, ít bữa sau người kia đến chỗ vua ở, trông thấy vua đương chợp mắt. Nhà vua hỏi: “Mắt người đau hay bị gió, bụi mà chợp vậy?” Người kia đáp: “Tôi không đau mắt cũng không bị gió, bụi chi cả, tôi muốn được vừa ý vua, tôi thấy vua chợp mắt tôi bắt-chước chợp theo! Nhà vua nghe giận quá sai người đánh, đuổi ra khỏi nước.
Người đời muốn gần Phật, cầu những pháp lành để tự tăng-trưởng. Được gần rồi, không biết đức Phật vì chúng-sinh mà hiện ra những pháp rất thấp, người kia nghe thấy pháp ấy có chữ nào, câu nào không đẹp sinh lòng chê-bai rồi bắt-chước làm theo chỗ không phải ấy. Do đó, đối với Phật-pháp mất thiện-lợi phải sa vào đường ác. Như người ngu kia bắt-chước nhà vua cũng thế! 27. CHỮA LỐT ROI ĐÁNH
Xưa có người bị nhà vua lấy roi đánh. Bị đánh, người ấy lấy cứt ngựa đắp vào chỗ lốt roi, mong cho chóng khỏi.
Có người ngu trông thấy, vui mừng nói: “Ta thích được phương-pháp chữa lốt roi đánh này!” Về nhà, người ngu bảo con: “Con cầm roi đánh vào lưng cha nhé! Cha đã học được phương-pháp chữa hay lắm, nay cha muốn thí-nghiệm xem sao!” Con nghe lời cha, lấy roi đánh cha, lấy cứt ngựa đắp vào, cho là phương-pháp khéo léo.
Người đời nghe nói về việc tu “bất-tịnh-quán (quán thân không sạch), là bỏ được thân ngũ-uẩn (9) này, liền nói: “Giờ ta muốn quán nữ-sắc và ngũ dục (10) xem sao!” Ngờ đâu, tâm chưa vững, chưa quán được “bất-tịnh” đã bị nữ-sắc mê-hoặc, bị lăn-lộn trong sinh-tử. Người ngu ở đời cũng thế! 28. THAY MŨI VỢ
Xưa có người lấy được cô vợ đẹp nhưng, bị mũi xấu. Một hôm đi ra ngoài người ấy trông thấy một phụ-nữ diện-mạo đoan-chính, mũi đẹp, người ấy nghĩ: “Ta tìm cách cắt mũi cô kia đem về thay vào mũi vợ mình, chắc đẹp!” Nghĩ rồi người ấy tìm phương cắt được mũi cô kia đem về.
Về nhà, người ấy vội-vàng gọi vợ: “Em ra đây, anh cho mũi đẹp!” Vợ ra, người ấy cắt ngay mũi vợ bỏ ra, lắp mũi cô kia vào. Nhưng, nó không liền, vợ bị mất mũi, lại bị đau-đớn quá!
Người ngu ở đời nghe thấy những vị Sa-Môn (11), Bà-la-môn kỳ-cựu có danh-đức lớn, được nhiều người cung-kính, nhiều lợi-dưỡng, người ngu nghĩ: “Ta cùng những vị kia như nhau khác gì, mà các vị ấy lại được hơn ta!” Nghĩ rồi, giả-xưng là có đức, đã mất thiện-lợi lại hại đức-hạnh. Như người cắt mũi cô gái khác lại làm thương-tổn ngay vợ mình! 29. NGƯỜI NGHÈO ĐỐT ÁO
Xưa có người nghèo, thiếu-thốn, vất-vả, may được một cái áo mỏng, xấu mặc. Có người trông thấy bảo: “Ông là dòng họ sang-trọng sao lại mặc cái áo mỏng, xấu này! Nay tôi khuyên ông, nếu ông muốn được áo rất đẹp, ông hãy làm theo tôi, Tôi không nói dối ông đâu!” Người nghèo vui-vẻ, vâng lời. Trước mặt người kia đốt một đống lửa rồi bảo người nghèo rằng: “Nay ông cổi áo mỏng, xấu ấy bỏ vào lửa cho nó cháy; trong chỗ cháy này ông sẽ được áo đẹp!” Người nghèo cổi bỏ áo ngay vào lửa. Sau khi áo cháy rồi, bới tìm áo đẹp không thấy chi cả.
Người đời từ thuở quá-khứ tu các pháp lành mới được thân này, nên cần phải giữ-gìn tiến-tu đức-nghiệp. Nhưng, bị ngoại đạo tà-ác, yêu-nữ lừa dối: “Ông nay tin lời tôi tu mọi khổ-hạnh như gieo mình nơi ghềnh núi, lửa cháy ... bỏ được thân này sẽ sinh lên cõi Phạm-Thiên, hưởng khoái-lạc đời đời. Những người nghe, tin liền bỏ thân-mệnh, sau khi chết đi phải sa vào địa-ngục, chịu mọi sự đau khổ. Mất thân người không được ích gì, như người nghèo kia cũng thế! 30. NGƯỜI CHĂN DÊ
Xưa có người khéo chăn dê, mỗi ngày một sinh-sản ra nhiều.
Một hôm có người khéo nói dối, dùng phương-tiện đến kết làm bạn thân với người ấy: “Nay tôi cùng anh rất thân, chúng ta coi nhau hai thân như một. Anh ạ, tôi biết nhà ông kia có cô gái trẻ, đẹp lắm, tôi quyết-định sẽ hỏi cô ta về làm vợ anh đấy!” Người chăn dê nghe sướng quá đem cho người kia rất nhiều dê và của-cải.
Ít lâu người kia lại tới nói: “Anh ạ, vợ anh đã đẻ được một con rồi đấy!” Người chăn dê chưa biết mặt vợ mình ra sao nhưng, nghe nói đẻ con rồi mừng quá lại đem cho người kia các vật khác.
Sau người kia lại bảo: “Anh ạ, con anh chết rồi!” Người chăn dê nghe thấy thế khóc lóc, nghẹn-ngào mãi không thôi.
Người đời tu hạnh đa-văn (nghe, học nhiều) nhưng, vì danh-lợi, không chịu giáo-hóa diễn-thuyết cho người. Do đó, bị ngay thân này lừa-dối, hướng về sự vui sướng ở đời ... làm mất pháp lành; sau mất thân mệnh cùng của-cải sinh ra lo-buồn, khổ-não, khóc-lóc thương-tiếc ... như người chăn dê kia vậy!. 31. THUÊ MƯỚN THỢ NGÕA
Xưa có ông thầy Bà-la-môn muốn mở đại-hội mới bảo các đệ-tử: “Thầy cần ít đồ sành để cung-dụng trong đại-hội, các con ra chợ thuê- mướn cho thầy một người thợ ngõa đi!”
Các đệ-tử vâng lời đến nhà thợ ngõa thấy một người dắt con lừa chở các đồ sành ra chợ bán, không hiểu sao, trong giây lát con lừa làm vỡ hết cả. Người ấy về nhà khóc-lóc, áo-não. Những đệ-tử kia thấy thế mới hỏi: “Sao ông buồn rầu áo-não vậy?” Người kia đáp: “Tôi cần-khổ bao năm mới làm được ít đồ đem ra chợ bán, trong giây lát con lừa tệ-ác này nó làm vỡ hết của tôi, nên tôi buồn!” Những đệ-tử kia nghe, mừng bảo: “Con lừa này tốt, ông làm đồ bao năm mà chỉ trong giây lát nó làm vỡ hết được. Nay chúng tôi muốn mua con lừa này của ông, ông bán cho chúng tôi nhé!” Người thợ ngõa thích quá, bán ngay con lừa cho những người ấy.
Cưỡi lừa về nhà, thầy hỏi: “Sao các con không mướn thợ ngõa về, lại đem lừa về làm gì?” Các đệ-tử đáp: “Thưa thầy, con lừa này giỏi hơn thợ ngõa ạ! Thợ ngõa bao năm mới làm nên ít đồ sành, thế mà chỉ trong giây lát con lừa này nó đánh vỡ hết được!” Ông thầy nói: “Các con ngu quá, không hiểu biết chi cả, con lừa này tức thời có thể làm vỡ nhiều được nhưng, dù trăm năm nó cũng không làm được cái gì!”
Người đời, trăm năm hưởng-thụ sự cúng-dàng của người không đền trả được gì, không làm được sự lợi-ích nào, thường làm những việc tổn-hại là người bội-ân vậy! 32. KHÁCH BUÔN TRỘM VÀNG
Xưa hai người khách buôn cùng đi buôn với nhau một nơi. Một người bán vàng và một người bán vải tốt. Có người đến mua vàng, lấy ít vàng đốt thử, người bán vải liền ăn trộm ngay chỗ vàng thử kia, lấy vải gói lại. Vì vàng vừa đốt còn nóng, cháy hết cả vải. Sự-tình bại-lộ, hai đàng đều mất cả.
Ngoại-đạo ăn trộm chính-pháp của Phật, chép vào trong pháp của mình nói dối là mình có, chứ không phải là pháp của Phật. Do đó, sách của ngoại-đạo bị thiêu-diệt, không lưu-hành ở đời được. Như người trộm vàng, sự-tình đều hiện cũng thế! 33. CHẶT CÂY HÁI QUẢ
Xưa ông vua nọ có một cây cao lớn, nhiều quả ngon. Một hôm có người lại chỗ nhà vua, nhà vua bảo: “Trên cây này có nhiều quả ngon lắm, người muốn ăn, trèo lên hái mà ăn!” Người ấy đáp: “Tâu Đại-vương, cây này cao lớn quá, tôi muốn ăn nhưng không sao hái được!” Nhà vua bảo: “Tùy đấy, làm sao hái được quả ăn thì làm!” Người ấy liền chặt ngay cây, hy-vọng được quả ngon. Nhưng, quả ngon không được, lại mệt thêm và sau cùng muốn dựng cây lên cho sống, thời cây đã chết khô.
Người đời cũng thế, nơi Phật có cây trì giới hay sinh ra những quả thù-thắng Tâm-ý vui mừng, muốn được ăn quả ấy phải trì-giới và tu mọi công-đức. Nhưng, không biết phương-tiện lại hủy-giới cấm, như người ngu kia chặt cây rồi muốn sống lại sao được! 34. DÂNG NƯỚC NGỌT
Xưa có một làng cách kinh-thành năm do-tuần (12). Trong làng có giếng nước ngọt, nhà vua bắt những người trong làng mới bảo mọi người rằng: “Xin tất cả mọi người đừng đi, để tôi vào tâu vua xin đổi năm do-tuần làm ba do-tuần, cho mọi người được đi, lại gần, không mệt!” Nói rồi người kia vào tâu vua. Nhà vua liền đổi làm ba do-tuần. Mọi người vui mừng. Có người bảo: “Con đường này vẫn năm do-tuần có thay-đổi gì đâu!” Tuy họ nghe nhưng họ vẫn không tin, họ chỉ tin lời vua, quyết không bao giờ thay-đổi.
Người đời tu-hành chính-pháp, qua khỏi năm đường: Thiên, Nhân, địa-ngục, ngã-quỷ, súc-sinh, hướng về Niết-bàn, tâm sinh mỏi-mệt, chán-ngán muốn bỏ, đi vào đường sinh-tử, không thể tiến lại được. Đức Phật có nhiều phương-tiện: trong pháp Nhất-thừa (Phật-thừa), phân-biệt ra Tam-thừa (Tiểu, Trung, Đại-thừa). Người Tiểu-thừa nghe được, vui mừng cho là dễ làm; tu thiện, tiến đức, cầu qua sinh-tử. Sau nghe người nói không có Tam-thừa chỉ có Nhất-thừa nhưng, họ tin lời Phật quyết không chịu bỏ. Như người làng kia cũng thế! 35. GƯƠNG TRONG RƯƠNG BÁU
Xưa có người nghèo mang nợ nhiều quá, không trả được, sợ trốn vào trong cánh đồng rộng. Đến đây, người ấy thấy một cái rương đựng đầy châu-báu, có tấm gương để trên những châu-báu ấy, đậy nắp. Trông thấy mừng quá, người ấy mở nắp ra coi, thấy bóng trong gương sợ quá, chắp tay nói: “Tôi tưởng rương không, không có gì, không biết có ngài ở trong rương này, xin ngài tha-thứ lỗi-lầm cho tôi. Xin đừng giận tôi!”
Người phàm-phu bị vô-lượng phiền-não làm cùng-khốn, chủ nợ ma-vương sinh-tử ràng-buộc. Muốn tránh sinh-tử vào trong Phật-pháp tu-hành pháp lành, làm các công-đức, như gặp rương báu nhưng, bị gương “thân-kiến” (tư-tưởng cố-chấp thân mình) mê-hoặc, nhiễu-loạn, lầm tưởng là có “ta”, liền đóng kính lại và cho là chân-thực. Do đó, mất mọi công-đức, thiền-định đạo-phẩm, các pháp lành vô lậu (không còn bị sinh-tử) cùng đạo-quả Tam-thừa. Như người ngu bỏ rương báu, những người tham-trước ngã-kiến cũng thế! (13) 36. KHOÉT MẮT ÔNG TIÊN
Xưa có người vào núi học đạo thành tiên, được năm phép thần-thông (14), có thiên-nhãn (15) trông suốt tất cả, thấy được hết thảy của báu chôn dưới đất.
Có ông vua nghe biết, vui mừng, bảo quần-thần: “Làm sao mời được vị Tiên ấy về ở luôn trong nước ta, không đi đâu, làm cho kho-tàng nước ta được nhiều của báu!” Khi ấy, có một viên quan ngu-si, đến chỗ vị Tiên ở, tìm phương-tiện khoét hai con mắt của vị Tiên ấy mang về, tâu vua: “Bầy tôi khoét mắt của vị Tiên ấy đem về đây, mục-đích là để vị ấy ở luôn trong nước, không đi đâu nữa!” Nhà vua bảo: “Ta sở-dĩ mong được vị Tiên ấy ở luôn trong nước là vì vị ấy thấy được những châu-báu chôn dưới đất, nay ngươi khoét mắt còn làm gì được!”
Người đời, thấy người ta làm hạnh Đầu-Đà (16) khổ-hạnh, nằm nơi núi rừng, đồng vắng, mồ-mả, gốc cây ..., tu “tứ-ý-đoạn” (17) và :bất-tịnh-quán” (quán-sát thân thể không trong sạch), bèn cưỡng-bách đem về nhà cúng-dàng mọi thứ, hủy mất pháp lành của người ta, khiến đạo-quả của người ta không thành. Mất mát đạo-nhãn, mất mát thiện-lợi, hoàn-toàn không được gì như viên quan ngu kia, hủy mất vị Tiên vậy! 37. GIẾT CẢ ĐÀN TRÂU
Xưa có người có hai trăm năm mươi con trâu thường đuổi đi tìm cỏ ngon ăn. Một hôm có con hổ ra ăn mất một con, người chủ đàn trâu nghĩ: “Nay mất một con không còn đủ đàn, còn những con kia nuôi làm gì!” Nghĩ rồi, người ấy đuổi tất cả trâu đi, con thì lăn xuống hố sâu, con lần lên ghềnh núi rơi xuống dần dần chết cả.
Phàm-phu ngu-si thụ-trì đầy-đủ giới-pháp của Phật, bị phạm một giới, không sinh tâm thẹn-hổ, thanh-tịnh sám-hối (18), nghĩ: “Ta chót phá một giới không còn đầy-đủ, ta giữ làm gì nữa!” Thành hết thảy mọi giới phá hết. Như người ngu kia làm chết hết đàn trâu, không còn con nào vậy! 38. UỐNG NƯỚC ỐNG MÁNG
Xưa kia có người đi đường khát quá, thấy ống máng gỗ có dòng nước trong chảy qua, người ấy tới kín uống. Uống nó, người ấy giơ tay bảo ống máng: “Ta uống đủ rồi nước đừng chảy nữa!” Dù nói thế nước vẫn chảy như cũ, người ấy cáu nói: “Ta uống rồi, bảo mi đừng chảy nữa, sao mi cứ chảy?” Có người gần bên nghe thấy bảo: “Người ngu-si quá, không biết chi cả, sao ngươi không đi đi, lại bảo nó đừng lại...!”
Người đời, vị sự khát-ái sinh-tử, uống nước mặn ngũ-dục và đã bị ngũ-dục làm mỏi-mệt chán-ngán như người kia uống nước đủ rồi, liền nói: “Ngũ-dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc các ngươi đừng lại để ta trông thấy nữa!” Song, ngũ-dục cứ nối-tiếp nhau không dứt; thấy lại, cáu bảo: “Ta đã bảo mi diệt ngay đừng sinh nữa, sao mi còn lại đây làm cho ta trông thấy?” Khi ấy, có người trí-tuệ thấy thế bảo: Ngươi muốn tránh dục-vọng, ngươi cần nén-dẹp sáu tình (19), ngăn-đóng tâm-ý, thời tưởng càn không sinh, liền được giải-thoát, hà-tất không thấy “dục” mới không phát-sinh. Như người ngu uống nước cũng thế! (20) 39. THẤY NGƯỜI TRÁT NHÀ
Xưa có người đến nhà người khác, thấy nhà cửa tường-vách của họ trát (tô) đất-cát bằng-phẳng, sạch-sẽ, đẹp-đẽ, liền hỏi: “Ông trát vách bằng gì mà đẹp thế?” Chủ-nhân đáp: “Tôi dùng vỏ trấu, ngâm nước nhào lẫn với bùn rồi tôi trát vào vách mà được thế!”
Người ngu nghĩ: “Vỏ trấu không bằng lấy toàn thóc nhào với bùn mà trát vách sẽ trắng, sạch, bằng-phẳng và đẹp hơn!” Nghĩ rồi, người ấy về lấy thóc nhào lẫn với bùn rồi đem trát vách. Người ấy hy-vọng vách sẽ bằng-phẳng. Ngờ đâu lại thành chỗ cao, chỗ thấp, nứt-nẻ, hư-phí thóc, không lợi-ích gì, không bằng ra ơn bố-thí cho người sẽ được nhiều công-đức hơn.
Phàm-phu nghe bậc Thánh-nhân thuyết-pháp, tu-hành mọi điều thiện, xả thân này sẽ sinh lên trời cùng được giải-thoát, liền tự sát mình mong được sinh lên cõi trời, được giải-thoát. Uổng mất thân mình không được gì cả, như người ngu kia vậy! 40. CHỮA ĐẦU KHÔNG TÓC
Xưa có người đầu không tóc, mùa Đông bị rét quá, mùa Hạ bị nóng quá, lại bị ruồi muỗi bám-rỉa ngày đêm, khổ-não khó chịu.
Biết ông thầy thuốc có nhiều phương-thuật, người ấy đến nói chuyện: “Xin thầy làm ơn chữa giúp tôi cái đầu không tóc này!” không ngờ, ông thầy thuốc đầu cũng không tóc, ông nhấc mũ bảo: “Ông trông đầu tôi, tôi cũng bị bệnh ấy, đau-khổ lắm. Nếu tôi chữa được, tôi chữa khỏi bệnh tôi trước rồi sẽ giúp ông!”
Người đời bị sinh, lão, bệnh, tử xâm-phạm tổn-não, muốn cầu trường sinh bất tử. Nghe biết ở đời có những bậc Sa-Môn, Bà-la-môn, lương-y v.v... chữa lành mọi bệnh, người đời đến những nơi đó nói: “Kính xin ngài làm ơn trừ-khử giúp tôi bệnh vô-thường sinh-tử, để được ở nơi yên-vui mãi mãi không biến-đổi!” Bà-la-môn... đáp: “Chúng tôi cũng lo bệnh vô-thường, sinh, lão, bệnh, tử ấy và chúng tôi cũng mong cầu thấy được nơi trường-tồn mà mãi vẫn không được. Nay chúng tôi nếu làm cho ông được, chúng tôi hãy tự làm cho chúng tôi đã!” Như người đầu không tóc kia, không biết, làm nhọc-mệt mình mà không thể khỏi được. (21) 41. HAI QUỈ TRANH NHAU
Xưa có hai con quỉ Tỳ-xá-xà (Pisàca) (22) chung nhau một cái rương, một cái gậy, một đôi guốc. Một hôm hai con cãi nhau, tranh nhau, con nào cũng muốn mình được cả. Hai con phân-vân suốt ngày không sao xử bình được. Khi ấy có người đi lại thấy thế, hỏi: “Rương, gậy, guốc này có cái gì kỳ-dị mà các ngươi cãi nhau, tranh nhau và giận nhau đến thế?” Hai quỉ cùng đáp: “Rương của chúng tôi hiện đủ tất cả quần áo, giường đệm, chăn gối, vật-thực, đồ dùng...; gậy này khi cầm vào tay, oán-địch đều quy-phục không dám tranh-đấu; guốc này đi vào, bay đi tự-tại không chút ngăn-ngại!”
Người ấy nghe rồi bảo: “Các ngươi đứng xa một chút, ta sẽ vì các ngươi chia đều các vật này cho!” Hai quỉ nghe lời đứng ra xa, tức thì người ấy ôm rương, cầm gậy và xỏ guốc bay mất. Hai quỉ ngạc-nhiên, không được gì cả. Bay đi người ấy ngoái lại bảo hai quỉ: “Các ngươi cãi nhau, tranh nhau, ta lấy đem đi để các ngươi không còn tranh nhau nữa!”
Quỉ Tỳ-xá-xà ví-dụ vào các ma, ngoại-đạo. “Bố-thí” như rương, các đồ dùng của trời, người... trong năm đường đều từ đấy phát-sinh. “Thiền-định” như gậy, tiêu-phục như giặc-giã phiền-não, ma-oán. “Trì-giới” như guốc, quyết-định sinh lên Nhân, Thiên. “Các ma, ngoại-đạo tranh rương” ví-dụ vào chúng-sinh trong sinh-tử (hữu-lậu) gượng cầu quả-báo không được gì cả. Nếu tu-hành được hạnh lành, bố-thí, trì-giới, thiền-định sẽ thoát khổ và được đạo-quả! (23) Chú thích:
(8) Đệ-tử Phật tu Tứ-đế. Xem chú-giải nơi kinh Quán-Âm thụ-ký.
(9) Ngũ-uẩn: Còn gọi là ngũ-ấm: sắc, thụ, tưởng, hành, thức, 5 thức này tạo thành vật-thể.
(10) Ngũ-dục: 5 món dục vọng của-cải, sắc-đẹp, danh-vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Hoặc là: sắc, thanh, hương, vị, xúc; 5 trần-cảnh.
(11) Tu-sĩ. Xem kinh Niết-Bàn đã giải rõ.
(12) Do-tuần (Yojana): Số lượng đo-lường của Ấn-Độ xưa. Mỗi Do-tuần 16 dậm, mỗi dậm 576 thước tây. Như thế ước-lượng mỗi Do-tuần chừng 9.216 thước tây.
(13) Đoạn trên dụ: Người đời bị nhiều phiền-não đau-khổ về thân-tâm trong vòng sinh-tử. Muốn tránh khỏi, người đời tu theo Phật-pháp nhưng, vì cho thân mình quá quí-trọng không tiến tu được.
(14) 5 phép thần-thông: Thần-túc, Thiên-nhãn, Thiên-nhĩ, Tha-tâm, Túc-mệnh. Thêm “Lậu-tận-thông” là 6.
(15) Thiên-nhãn: Con mắt đắc-đạo trông suốt hết thảy.
(16) Đầu-đà (Dhùta): Tàu dịch là “Đẩu-tẩu” có nghĩa là đập giũ sự tham-trước về ăn, mặc, nơi ở. Hạnh này chuyên tu về khổ-hạnh.
(17) Tứ-ý-đoạn: Tức là chính-cần. Xem quyển Bước Đầu Học Phật giải rõ.
(18) Sám-hối: Hối-lỗi. Xem quyển Bước Đầu Học Phật đã giải.
(19) Sáu tình: Tức 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
(20) Đoạn trên nói: Cần diệt vọng-tâm là hơn.
(21) Đoạn trên nói: Cần tự-giác, tự-độ.
(22) Tỳ-xá-xà: Tên một loài quỉ trên cõi trời Trì-Quốc, Trung-Hoa dịch là “Điên-quỉ” (con quỉ điên-cuồng).
(23) Đến đây hết quyển thứ 2.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.89.70 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.