Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Thiền Hạnh Tam Thập Thất Phẩm Kinh [佛說禪行三十七品經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Thiền Hạnh Tam Thập Thất Phẩm Kinh [佛說禪行三十七品經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.07 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Ba Mươi Bảy Phẩm Hạnh Thiền

Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy, một thuở đức Phật du hành tại vườn ông Cấp Cô Độc và rừng cây ông thái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ. Đức Phật bảo rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu có thể trong thời gian gẩy móng tay (ý nói nhanh) tư duy hành “chỉ quán” thân đối với thân mình, chỉ quán thân đối với cái bên ngoài thân, chỉ quán thân đối với nội ngoại thân, phân biệt hiểu rõ si não của thế gian thì đó là tinh tấn, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn của bố thí của người huống gì là người có khả năng làm nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay mà chỉ quán Thống hoặc chỉ quán Ý và chỉ quán Pháp, trong ngoài phân biệt, hiểu rõ si não của thế gian thì đều nói như trên... huống gì là người làm nhiều. Vậy nên cần phải nghĩ làm bốn ý chỉ.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành động đối với pháp ác chưa sinh chẳng cho nó sinh, khuyến ý sữa trị, hành tinh tấn, nhiếp lấy ý thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn của bố thí của người, huống gì là người làm nhiều ? Hãy tóm lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành động đối với pháp ác đã sinh liền đoạn trừ, hoặc tư duy hành động đối với pháp thiện chưa sanh liền phát sinh và thiện pháp đã sinh đứng vững chẳng quên tăng thêm hành động để được viên mãn, khuyến ý sữa trị, hành tinh tấn, nhiếp lấy ý, đều nói như trên... huống gì là người hành động nhiều ? Vậy nên có thể niệm hành bốn ý đoạn.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành dục định, đoạn, sinh tử, tư duy thần túc thì đó là tối tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si, ăn của bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Hãy nhiếp lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tinh tấn định, hoặc tư duy hành ý định và giới định, đoạn sinh tử, tư duy thần túc... đều nói như trên, huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên có thể niệm hành bốn thần túc.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tín căn, do thấy bốn hỷ sự nên chẳng lìa Phật cũng chẳng lìa pháp cùng chúng và giới thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là kẻ tu hành nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tinh tấn căn do thấy bốn ý đoạn, hoặc tư duy hành niệm căn do thấy bốn ý chỉ, hoặc tư duy hành định căn do thấy bốn thiền, hoặc tư duy hành tuệ căn do thấy bốn Đế... đều nói như trên, huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên có thể niệm hành năm căn.
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay tư duy hành tín lực, từ đó được hỷ sự khiến cho không thể hoại thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành tinh tấn lực, hoặc niệm lực, hoặc định lực hoặc huệ lực đều nói như trên... huống gì là người tu hành nhiều ? vậy nên có thể niệm hành năm lực !
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành Niệm giác ý mà do chỗ niệm sẽ niệm, do ái niệm, do chánh niệm là niệm nghĩ thiện pháp và khi đắc chí chẳng quên thì đó là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy !
Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành pháp hiểu rõ Giác ý mà ý ấy theo từng kinh, từng kinh phân biệt giải, tùy thuận giải; hoặc tư duy hành tinh tấn giác ý mà thân ấy tinh tấn, ý ấy cũng tinh tấn; hoặc tư duy hành ái giác ý mà biết cái sẽ ái khiến cho ý được vui; hoặc tư duy hành chỉ giác ý mà khiến cho thân dừng nghỉ, ý cũng dừng nghỉ; hoặc tư duy hành định giác ý mà khiến cho ý trụ, niệm cũng trụ, chí chẳng loạn chẳng tà niệm; hoặc tư duy hành hộ giác ý mà khiến cho hành động hộ biết sở niệm, biết an thân; khiến cho thấy đạo hộ yên ổn ác niệm trong việc hành sự.... đều nói như trên, huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên hãy niệm hành bảy giác ý !
Đức Phật dạy rằng :
- Này các Tỳ kheo ! Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành chánh kiến do biết xưa, biết nay, biết đầu biết cuối, biết trong biết ngoài, biết khổ biết tập, biết tận biết đạo, biết Phật, biết Pháp, biết Tỳ kheo chúng, biết việc học hành như sáu hợp đã tập quen, đã chọn lấy, hoan hỷ biến thất và qui thú ấy, biết đức chẳng tham thì đó gọi là Chánh kiến, là tinh tấn hành thiền, là đúng như lời dạy của Phật, chẳng phải là ngu si ăn đồ bố thí của người, huống gì là người tu hành nhiều ? Hãy rút lấy điều cốt yếu ấy !
Nếu trong thời gian gẩy móng tay, tư duy hành chánh tư duy tức là nghĩ về xuất gia, nghĩ về chẳng tranh, nghĩ về chẳng giết; hoặc tư duy hành chánh ngữ, chẳng vọng ngữ, chẳng lưỡng thiệc, chẳng ác khẩu, chẳng nói đùa; hoặc tư duy hành chánh mạng, chẳng dùng tham để sinh sống, chẳng dùng sân nhuế để sinh sống, chẳng dùng si để sinh sống; hoặc tư duy hành chánh nghiệp, chẳng sát sinh, chẳng trộm cắp, chẳng tà dâm; hoặc tư duy hành chánh trị do việc sửa trị bốn ý đoạn; hoặc tư duy hành chánh niệm do thọ hành bốn ý chỉ; cũng tư duy hành chánh định, do việc suy nghĩ bốn thiền sự... đều đồng nói như trên. Chỉ tư duy hành động trong thời gian gẩy móng tay mà công đức như vậy huống gì là người tu hành nhiều ? Vậy nên hãy niệm hành tám Chánh đạo !
Đức Phật nói như vậy, rồi các Tỳ kheo đều hoan hỷ thọ.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.200.197 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập