Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán đỉnh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: quán đỉnh








KẾT QUẢ TRA TỪ


quán đỉnh:

(灌頂) I. Quán Đính. Phạm: Abhiwecana, hoặc Abhiweka. Nghi thức rưới nước lên đỉnh đầu. Ở Ấn Độ thời xưa, khi vua lên ngôi hoặc lập Thái tử, thì vị Quốc sư đem nước lấy từ 4 biển rưới lên đầu để bày tỏ sự chúc phúc. Cứ theo phẩm Thập địa trong kinh Hoa nghiêm quyển 27 (bản dịch cũ), khi Bồ tát địa thứ 9 tiến vào địa thứ 10 là Pháp vân địa, thì chư Phật dùng nước trí rưới lên đầu vị ấy để chứng minh vị ấy đã nhận chức Pháp vương, gọi là Thụ chức quán đính (nhận chức Quán đính) hoặc Thụ chức quán đính (trao chức Quán đính). Còn theo phẩm Bồ tát thập trụ trong kinh Hoa nghiêm quyển 8 (bản dịch cũ) và phẩm Hiền thánh danh tự trong kinh Bồ tát anh lạc quyển thượng thì giai vị thứ 10 của Thập trụ được gọi là Quán đính trụ. Hoặc theo thuyết trong Đại sự (Phạm: Mahàvastu) thì địa thứ 10 của Bồ tát thập địa, gọi là Quán đính địa, còn Quán đính vị thì đặc biệt chỉ cho giai vị Đẳng giác trên Thập địa. Quán đính được thực hành trong Mật giáo gọi chung là Bí mật quán đính (gọi tắt: Mật quán). Trong các tông phái Phật giáo thì Mật giáo đặc biệt coi trọng pháp Quán đính. Tác pháp này do vị Thượng sư lấy nước từ 5 cái bình (tượng trưng cho 5 trí Như lai) rưới lên đầu đệ tử, biểu thị ý nghĩa kế thừa địa vị Phật. Tác pháp Quán đính có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu thì có 3 loại: 1. Kết duyên quán đính: Pháp quán đính kết duyên rộng rãi với Phật, không kể tăng hay tục, thượng căn hay hạ căn, tất cả đều được quán đính. Người nhận quán đính tung hoa lên các tôn tượng của chư Phật ở trên đàn để chọn vị Phật có duyên với mình (vị Phật mình tung hoa dính trúng) làm vị Bản tôn, sau đó xướng danh hiệu Phật, vị Thượng sư 3 lần lấy nước trong bình rưới lên đỉnh đầu, rồi trao cho 1 ấn (ấn khế)và 1 minh (đà la ni). 2. Học pháp quán đính (cũng gọi Thụ minh quán đính, Đệ tử quán đính, Hứa khả quán đính): Đối với đệ tử muốn học Mật giáo, trước hết chọn người, thời gian, địa điểm nhất định, đồng thời chuẩn bị tác pháp, rồi trao nghi quĩ pháp minh của 1 vị tôn cho đệ tử ấy. 3. Truyền pháp quán đính (cũng gọi Truyền giáo quán đính, Phó pháp quán đính, A xà lê quán đính): Người tu hành đúng pháp, muốn làm bậc thầy hoặc làm A xà lê, thì trao cho họ nghi quĩ pháp minh của Đại nhật Như lai. Đây là pháp quán đính truyền chân ngôn sâu xa bí mật nhất, có thể chia ra 3 loại: a) Ấn pháp quán đính (cũng gọi Bí ấn quán đính, Thủ ấn quán đính, Li tác nghiệp quán đính): Đệ tử thành tâm muốn tu hành chân ngôn, nhưng vì không đủ khả năng chu toàn tất cả nhu cầu cần thiết; trong trường hợp này, vị thầy nên xem xét tâm hạnh của đệ tử ấy mà cử hành nghi thức quán đính bằng cách bỏ bớt các tác nghiệp, chỉ trao ấn bí mật của Bản tôn cho họ thôi. b) Sự nghiệp quán đính(cũng gọi Tác nghiệp quán đính, Cụ chi quán đính): Bảy ngày trước khi nhận quán đính, đệ tử phải thành tâm sám hối, vị thầy cũng phải hành trì trong thời gian 7 ngày, sau đó mới thiết lập đàn tràng, sắm sửa các thứ hương đèn hoa quả cúng dường. Đây là pháp quán đính truyền trao ấn bí mật và người nhận phải có điều kiện tài chính dồi dào mới có thể thực hành. c) Dĩ tâm quán đính (cũng gọi Tâm thụ quán đính, Bí mật quán đính, Du kì quán đính): Pháp quán đính này được ứng dụng trong trường hợp cả vị thầy và đệ tử đều thành tựu Tam muội da giới. Tức không cần bày đàn tràng ở ngoài tâm mà kiến lập Mạn đồ la trong tâm vị A xà lê, tâm đệ tử nhập vào đàn tâm của thầy, rồi trong đó thầy trò trao truyền và tiếp nhận quán đính. Nơi cử hành pháp quán đính gọi là Quán thất. Tiếp nhận quán đính gọi là Thụ quán. Thiết lập đạo tràng Mạn đồ la để cử hành nghi thức quán đính thì gọi là Mật đàn quán đính. Ấn khế và Đà la ni được truyền trao trong lúc quán đính, gọi là Quán đính ấn minh. Trong Mật giáo, khi thụ giới đều phải cử hành quán đính, thế nên thụ giới Chân ngôn tam muội da gọi là Thụ giới quán đính. Lại trong lúc quán đính, nếu người nhận quán đính muốn nhờ đó mà tiêu trừ tai chướng, thì tu pháp Hộ ma, đốt các vật cúng dường như hương hoa, nhũ mộc... Đây gọi là Quán đính hộ ma. Về số lần tu pháp này hoặc về các phẩm vật cúng dường thì có nhiều loại khác nhau. Hiện nay, Đông Mật (Mật giáo do tông Chân ngôn của Nhật Bản truyền) của Nhật Bản sau khi tu pháp Kim cương giới xong, trong khoảng từ đầu hôm đến cuối đêm đều thực hành pháp tu hộ ma, gọi là Trung gian hộ ma. Ngoài ra, để lợi ích cho các loài thủy tộc, Mật giáo dùng phướn quán đính hoặc cái tháp thả vào sông, biển, gọi là Lưu quán đính, hoặc Lưu thủy quán đính. [X. phẩm Đính sinh vương trong kinh Hiền ngu Q.13; phẩm Cụ duyên kinh Đại nhật Q.1; phẩm Bí mật mạn đồ la kinh Đại nhật Q.5; phẩm Trì tụng pháp tắc kinh Đại nhật Q.7; phẩm Phân biệt hộ ma kinh Nhuy hi da Q.hạ; phẩm Bản tôn quán đính kinh Tô tất địa yết la Q.hạ; Đại nhật kinh sớ Q.3, 15, 16; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.5]. II. Quán Đính. Gọi đủ: Quán đính phan. (xt. Quán Đính Phan). III. Quán Đính (561-632). Cao tăng Trung quốc sống vào đời Tùy, người Chương an, Lâm hải, họ Ngô, người đời gọi ngài là Chương an đại sư. (xt. Chương An).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.166.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...