Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật tượng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật tượng








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật tượng:

(佛像) Chỉ chung cho các tượng Phật, Bồ tát, La hán, Minh vương,chư thiên... được điêu khắc, nặn đắp hoặc vẽ. Thông thường, chỉ có các tượng được điêu khắc, nặn đắp mới gọi là Phật tượng, còn các tượng vẽ gọi là Đồ tượng. Ở Ấn độ đời xưa, việc điêu khắc hoặc đắp vẽ tượng Phật bị xem là nhạobáng thần thánh, nên chỉ vẽ hoặc điêu khắc bánh xe pháp, cây Bồ đề,dấu chân Phật... để tượng trưng cho đức Phật mà thôi. Về sau, khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi thì việc điêu khắc, đắp vẽ tượng Phật mới thịnh hành, bởi vậy, các kinh điển Đại thừa mới nói nhiều về nhân duyên và công đức tạo tượng. Phật tượng có nhiều loại, được tạo bằng nhiều tài liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ, đá, đất, vải, lụa... kiểu mẫu cũng rất đa dạng. Các loại tượng Phật từ xưa còn được truyền đến ngày nay thì tượng khắc bằng gỗ là nhiều nhất, như ở các di chỉ tại Kiện đà la, Mạt thố la, Ba la nại... của Ấn độ đều đào được những tượng Phật khắc bằng đá. Tại Trung quốc, vào thời Đông Tấn đến thời đại Nam Bắc triều, phong trào khắc tạo tượng Phật rất thịnh hành. Vào thời Bắc triều, ở núi Vũ châu tại Bình thành và núi Long môn ở Lạc dương đều có khắc tượng đá. Vào thời Lục triều thì ngoài tượng đá ra còn có tượng đồng, tượng sắt; đến đời Đường thì có tượng được đắp bằng đất, khắc bằng gỗ... Về hình thái tượng thì có tượng đứng, tượng ngồi, tượng dựa lưng, tượng nằm, tượng bay đi... Về chiều cao thì có tượng 1 trượng 6 thước (thân hình của đức Phật cao hơn người thường gấp bội), tượng nữa trượng 6 (tức tượng 8 thước), tượng Đại Phật (tức tượng cao trên 1 trượng 6 thước), tượng nhỏ bằng 1 gang tay rưỡi (khoảng 33 cm) tượng trưng lúc còn ở trong thai mẹ... Tượng Như lai phần nhiều là hình tỉ khưu, mặc ca sa, không đội mũ, không đeo chuỗi anh lạc... Tượng Bồ tát thì phần nhiều có thân hình trượng phu cao lớn hoặc hình nữ tính dịu dàng, đầu đội mũ báu, cổ đeo chuỗi anh lạc, là hình cư sĩ tại gia; tượng La hán là hình xuất gia, tượng Minh vương mang hình tướng phẫn nộ, còn tượng chư thiên thì có các hình tướng như: Hình vũ trang, hình người nữ, hình thần, hình quỉ, hình người trời, hình đồng tử... Theo với đà phát triển của sự truyền bá Phật giáo, nghệ thuật tạo hình tượng Phật ở Trung quốc cũng cho thấy rõ sự thay đổi có tính thời đại, nay trình bày 1 cách khái quát theo những thời kì sau đây: 1. Thời kì Ngũ hồ (16 nước-khoảng thế kỉ III, IV): Thời kì này phần nhiều tạo tượng Phật bằng đồng vàng, hình nhỏ mà chắc chắn, dễ dàng di chuyển, rất giống tượng Phật bằng gỗ đá phát hiện ở Kiện đà la thuộc Tây Bắc Ấn độ hoặc ở Ma thố la. Di vật điển hình là tượng Bồ tát đứng đúc bằng đồng mạ vàng kiểu cổ, là tượng Phật xưa nhất ở Trung quốc. Sự tạo hình là theo kiểu điêu khắc ở Kiện đà la, biểu hiện phong cách quê mùa mộc mạc, pha vẻ dữ tợn, tiêu biểu cho thẩm mĩ quan của các dân tộc du mục phương Bắc. 2. Thời kì Vân cương (460-493): Lấy 5 hang Đàm diệu làm trung tâm mà khắc tạo vài mươi vạn tượng Phật, trong đó, tượng Bản tôn (đức Phật Thích ca) tuy vẫn giữ được phong cách Kiện đà la và Ma thố la, nhưng do sự đơn thuần hóa những đường nét và bộ diện mà tạo thành đôi má đầy đặn, cặp mắt dài và sắc, sống mũi thẳng, đôi môi dày và mỉm cười, tai to, vai rộng, cổ thô... hiển bày cái tướng mạo Đại trượng phu cương nghị mà hồn hậu, biểu hiện đầy đủ khí phách mạnh bạo của dân du mục. Nhưng đến cuối thời kì thì hình thức biểu hiện đã khác với Tây vực và Ấn độ; áo mặc đã đổi ra tay rộng, vạt dài, trang sức đẹp đẽ, nét khắc cân đối chỉnh tề. 3. Thời kì Long môn (494-550): Nhờ chất đá nhẵn mịn, sự tạo hình khéo léo, đôi má và thân hình đều mịn màng yểu điệu; có lẽ do quan niệm về thẩm mĩ của xã hội đã thay đổi, tạo hình thon gầy là xu hướng thời thượng, phục trang của tượng Phật cũng hướng tới phong cách Trung quốc, là cái mà Ấn độ và Tây vực chưa thấy. 4. Thời kì Tề Chu (551-580): Lấy kiểu dáng Thiên hưởng của núi Thiên long và núi Hưởng đường làm đại biểu. Đặc sắc lớn nhất của thời kì này là dáng tượng thân gầy má dài lại đổi làm má tròn, nhưng không được rõ ràng như Tượng Vân cương Bắc Ngụy (460-493) Tượng Vân cương Bắc ngụy (460-493) Tượng Long môn Bắc Ngụy (494-550) Tượng Tề Chu (551-580) thời kì Vân cương. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của tượng Vương triều Cấp đa Ấn độ, áo mỏng lộ rõ nhục thể, biểu hiện cảm giác mềm mại, những nét khắc trang sức và mũ báu trên thân Phật cực kì tinh vi. 5. Thời kì nhà Tùy (581-617): Tạo hình nhẹ nhàng, về phong cách thì một mặt vẫn theo nghệ thuật tạo tượng của thời kì Tề, Chu, mặt khác lại khắc 3 đường nét ở cổ(cổ cao 3 ngấn), mắt mũi và môi miệng tạo thành bộ diện gãy cong, chẳng hạn như tượng ở động Dược phương của núi Long môn và hang thứ 8 ở núi Thiên long. Tạo hình đại khái chiếu theo thân thể loài người với những nét tả thực. Ngoài ra, mũ báu và phục sức trên thân tượng rất sặc sỡ. 6. Thời kì nhà Đường (618-750): Đầu đời Đường, sau khi hấp thu và tiêu hóa kiểu dáng Cấp đa, xuất hiện nghệ thuật tạo tượng hoàn toàn viên mãn. Trong đó, 9 pho tượng lớn như Đại Phật Lô xá na và 2 vị Bồ tát đứnghầu 2 bên ngài, La hán, Thần vương, Lực sĩ... ở chùa Phụng tiên tại Long môn là đầy đủ tính đại biểu nhất. Vẻ đẹp lí tưởng của Đại Phật là đứng về mặt ý thức thẩm mĩ của người Trung quốc mà được tạo thành. Tượng 2 vị Bồ tát đứng hầu 2 bên và tượng La hán đứng đều đã trút bỏ nét tạo hình đầu đời Đường, là những tác phẩm điển hình của nền điêu khắc cổ điển phương Đông. Thời thịnh Đường là thời kì tạo tượng phát đạt nhất của Phật giáo. Chủ yếu có 3 động là động Cực nam, động Tịnh độ và đài Lụy cổ ở hang động Vân môn. Trong đó, tượng Bồ tát đứng hầu 2 bên ở động Cực nam khác với nghệ thuật tạo tượng ở chùa Phụng tiên, thân thể thon dài mảnh dẻ, tuy đầy cảm giác thân thiết, nhưng đã mất đi cái vẻ chí tôn của tạo hình tượng Phật ở các thời kì trước. 7. Thời kì Ngũ đại về sau: Nghệ thuật tạo hình tượng Phật ở thời kì này chẳng những không vãn cứu được tình hình suy đồi của thời kì vãn Đường, trái lại, cái sức tưởng tượng siêu tự nhiên mà pho tượng Phật phải có cũng đã rất yếu ớt mong manh, cho đến đời Tống thì tượng Bồ tát đã biểu hiện vẻ đẹp mẫu tính thế gian và bình dân hóa, từ đời Nguyên về sau, không còn tác phẩm trọng yếu nào xuất hiện. [X. phẩm Tứ sự trong kinh Bát chu tam muội Q.thượng; phẩm Đàm vô kiệt Bồ tát kinh đạo hành Bát nhã Q.10; phẩm Phương tiện kinh Pháp hoa Q.1; kinh Đại thừa tạo tượng công đức Q.hạ; kinh Bất không quyên sách thần biến chân ngôn Q.8; kinhTạo tượng lượng đạc; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.11; Hữu bộ bật sô ni tì nại da Q.2; Tát bà đa tì ni tì bà sa Q.9; điều Bà la ni tư quốc trong Đại đường tây vực kí Q.7; Phật tổ thống kí Q.53; Tập Tượng đời Đường (618-780) thần châu tam bảo Tượng đời Tùy (581-617) Tượng Phật bằng các lớp vải sơn ở đời Tống Tượng đá Thích ca bằng gỗ cỡi chim công ở đời Minh cảm thông lục Q.trung; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Cổ kim đồ thư tập thành thần dị điển 90-94; Điêu tố thiên trong Chi na mĩ thuật sử, Tòng Phật tượng điêu khắc sở kiến đích tạo hình hoạt động hệ phổ (Sam sơn nhị lang)]. (xt. Phật Họa, Tòa).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc là điều có thật


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Đường Không Biên Giới


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.230.76.153 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...