Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo giáo lí »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật giáo giáo lí








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật giáo giáo lí:

(佛教教理) Các hành vô thường (tính thời gian) Các pháp vô ngã (tính không gian) Tất cả đều khổ : 12 duyên khởi – thuận quán = Lưu chuyển duyên khởi Niết bàn tịch tĩnh : 12 duyên khởi – nghịch quán = Hoàn diệt duyên khởi Bốn Pháp Ấn Vì cái này sinh nên cái kia sinh Vì cái này diệt nên cái kia diệt Vì cái này có nên cái kia có Vì cái này không nên cái kia không Pháp duyên khởi Khổ Tập Diệt Đạo Pháp tứ đế 2. Giáo lí Phật giáo bộ phái: Trong các kinh điển nguyên thủy (kinh A hàm), nền giáo lí của Phật giáo nguyên thủy hoàn toàn chưa được tổ chức hoặc thống nhất, những giáo lí có tính cách nhất quán được trình bày ở mục trên đều là do các bậc Tổ sư và học giả đời sau đã nghiên cứu các kinh điển nguyên thủy, rồi phân tích, thuyết minh, giải thích và tổ chức tổng hợp mà thành. Các phương pháp nghiên cứu có tính cách học thuật ấy của các ngài được gọi là A tì đạt ma (Phạm: Abhidharma, Pàli: Abhidhamma). Phương pháp nghiên cứu này về sau dần dần phát triển, đến khi Phật giáo nguyên thủy sắp bị phân hóa thành các bộ phái thì sự giải thích giáo lí một cách quá chi li đã trở thành 1 trong những nguyên nhân đưa đến sự phân hóa ấy. Từ đó, mỗi bộ phái đều tự giải thích và tổ chức giáo lí, rồi biên soạn thành các bộ sách giáo lí cho riêng mình, gọi là Căn bản A tì đạt ma luận thư. Các bộ luận thư ở thời kì đầu là những sách chú thích, thuyết minh, chỉnh lí và tổ chức những giáo lí trong kinh điển nguyên thủy, cho nên quan hệ rất mật thiết với kinh điển. Nhưng đến các bộ luận thư ở thời kì sau thì mối quan hệ mật thiết ấy đã phai mờ dần, cuối cùng đã thành lập các học thuyết thuần túy A tì đạt ma, chứ không dính dáng gì đến kinh điển. Ở thời đại Phật giáo nguyên thủy, tất cả giáo lí đều gắn liền với sự tu hành thực tiễn. Nhưng đến các bộ luận thư ở thời kì sau của Phật giáo bộ phái thì dần dần đã xa rời sự tu hành thực tiễn mà chú trọng khảo sát những vấn đề như hữu, vô, giả, thực của sự vật, chứ ít quan tâm đến ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, ở thời đại Phật giáo bộ phái, giữa các phái thường xảy ra các cuộc tranh luận về giáo lí và mỗi phái đều chấp 1 học thuyết khác nhau. Các chủ đề tranh luận chính là Phật đà quan, Niết bàn luận, Nhân quả luận, Tâm pháp luận. 3. Giáo lí Phật giáo Đại thừa ở thời kì đầu: Phật giáo Đại thừa ở thời kì đầu phản đối khuynh hướng lấy Thực tại luận làm trọng tâm, nghiêng về mặt hình thức, học thuật của Phật giáo bộ phái, mà đề xướng chủ trương quay về với nền tín ngưỡng thực tiễn tu hành xưa nay của Phật giáo nguyên thủy. Giữa các nhà chủ trương canh tân, Phật giáo Đại thừa đã hưng khởi. Khác với nhân cách lí tưởng (tức tu theo Tứ đế, Bát chính đạo để thành A la hán)của Phật giáo bộ phái, Đại thừa chủ trương Bồ tát tu trì Lục ba la mật để thành Phật và cho rằng Phật giáo bộ phái là Tiểu thừa tự lợi, còn Đại thừa là Bồ tát lợi tha. Ngoài ra, về mặt các giai đoạn tu hành, Đại thừa thành lập thuyết Thập địa, tức Bồ tát theo thệ nguyện lợi tha, phát tâm bồ đề, tu hành qua 10 giai vị mà thành Phật. Lợi tha tức là nỗ lực thực hiện hạnh bố thí là hạnh đứng đầu Lục ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ). Giáo thuyết của Đại thừa triệt để hiển bày lí không, vô ngã. Đây là giáo lí đứng trên lập trường duyên khởi của Phật giáo nguyên thủy để bài xích Thực tại luận của Thuyết nhất thiết hữu bộ Tiểu thừa. Học thuyết của Phật giáo Đại thừa ở thời kì đầu này chủ yếu là bộ Trung luận của ngài Long thụ, triệt để thuyết minh lí Không, là cơ sở lí luận cho Phật giáo Đại thừa ở thời kì sau. Không chỉ cho sự tu hành không, vô ngã một cách thực tiễn; chẳng hạn như bố thí là thực hành bố thí với tinh thần Tam luân thể không (tức không thấy có người bố thí, không thấy người nhận của bố thí và không thấy có vật để bố thí). Nói theo quan điểm này thì Phật giáo Đại thừa thời kì đầu, bất luận về phương diện lí luận hay thực tiễn, đều có thể đã trở về với lập trường cố hữu, thuần túy của Phật giáo nguyên thủy. Nhưng về kinh điển của Phật giáo Đại thừa cũng giống hệt như kinh điển của Phật giáo nguyên thủy, nghĩa là về mặt giáo lí cũng thiếu sự chỉnh lí và tổ chức thống nhất. 4. Giáo lí Phật giáo Đại thừa ở thời kì giữa: Phật giáo Đại thừa ở thời kì này chú trọng sự nghiên cứu có tính cách học thuật, triết học. Tức về tổ chức giáo lí, ngoài những tư tưởng ở thời kì đầu, còn triển khai thêm 3 thuyết chính: Du già duy thức, Như lai tạng Phật tính và thuyết tổng hợp 2 thuyết trên. Giáo lí Du già duy thức (Du già hành phái) gồm có các thuyết: a) Duy thức: Khai triển từ thuyết Tam giới hư vọng, đãn thị nhất tâm tác (Ba cõi hư dối, chỉ do tâm tạo)trong kinh Hoa nghiêm của Đại thừa thời kì đầu. Đây cũng là thuyết kế thừa thuyết Duyên khởi của Phật giáo nguyên thủy. Nghĩa là tất cả các hiện tượng sinh tử luân hồi đều lấy thức (hàm có ý niệm thiện ác) làm nguyên nhân sinh khởi, ngoài thức ra không nương vào bất cứ cái gì khác, cho nên gọi là Duy thức (chỉ có thức). Duy thức là biến hóa vô thường, vì thế nên tương thông với thuyết Vô ngã. b) Nhị vô ngã: Chỉ cho Nhân vô ngã và Pháp vô ngã. Trong Phật giáo bộ phái, như Độc tử bộ chủ trương có nhân ngã và pháp ngã; còn Thuyết nhất thiết hữu bộ tuy phủ định nhân ngã, nhưng lại xác nhận pháp ngã (thuyết Pháp thể hằng hữu). Phật giáo Đại thừa thời kì giữa hoàn toàn phủ định các thuyết Hữu ngã này mà chủ trương thuyết Nhị vô ngã. Đây là tiếp nối thuyết Bát nhã giai không của Đại thừa thời kì đầu. c) Tam tính: Chỉ cho tính Biến kế sở chấp (tính phân biệt), tính Y tha khởi (tính Y tha) và tính Viên thành thực (tính thành thực). Sự giải thích về Tam tính giữa tông Pháp tướng (Duy thức hữu môn) và tông Pháp tính (Duy thức không môn) có khác nhau. Tam tính chẳng những chỉ giải thích về mặt duy thức, mà cũng bàn đến sự tồn tại của tất cả mọi hiện tượng. Chẳng hạn như:1) Tính y tha khởi: Tất cả hiện tượng vật chất, tinh thần không thể tồn tại một cách cô lập mà phải nhờ vào những nguyên nhân, điều kiện thời gian, không gian. Điều này tương đương với Các hành vô thường, các pháp vô ngã trong Phật giáo nguyên thủy. 2) Tính biến kế sở chấp: Hàng phàm phu vì các phiền não vô minh, khát ái mà bám chặt vào các hoạt động tạo nghiệp, có thể gọi đó là tướng Biến kế sở chấp. Tương đương với Tất cả đều khổ, Khổ đế, Tập đế và Duyên khởi lưu chuyển trong Phật giáo nguyên thủy. 3) Tính viên thành thực: Trạng thái lí tưởng của bậc Thánh đãdiệt trừ hết sạch phiền não chấp trước, thoát li luân hồi, thành tựu không vô sở đắc. Tương đương với Niết bàn tịch tĩnh, Đạo đế, Diệt đế và Duyên khởi hoàn diệt của Phật giáo nguyên thủy. Tam tính đều có quan hệ với Duyên khởi, cũng đều là giáo lí thuộc về vô ngã. Để phá trừ sự chấp trước đối với Tam tính mà lập ra thuyết Tam vô tính, tức Tướng vô tính (cảnh biến kế là hư giả vô tướng), Sinh vô tính (các pháp y tha là duyên sinh có giả) và Thắng nghĩa vô tính(các tính rốt ráo là không). Đây cũng là nối tiếp thuyết Bát nhã giai không của Đại thừa ở thời kì đầu. 4) Bát thức: Chỉ cho 6 thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của Phật giáo nguyên thủy, của Phật giáo bộ phái và thức Mạt na thứ 7, thức A lại da thứ 8 của phái Du già hành mới thêm vào sau. Thức thứ 7 là nguồn gốc của phiền não ngã chấp. Thức thứ 8 bao hàm những chủng tử của nhận thức phán đoán, tư duy...… trải qua trong quá khứ, tương đương với vô minh, hành, thức…...trong 12 duyên khởi của Phật giáo nguyên thủy. Nó (thức thứ 8) cũng tương đương với căn bản thức, hữu phần thức, nhất vị uẩn, cùng sinh tử uẩn...… là chủ thể luân hồi do Phật giáo bộ phái chủ trương. Phật giáo Đại thừa thời kì giữa cũng kế thừa học thuyết nói trên rồi phát triển thêm bước nữa. Bởi vì thuyết Bát thức của Đại thừa thời kì giữa lấy thức A lại da thứ 8 làm trung tâm để thuyết minh sự vận hành của vòng luân hồi lưu chuyển, làm thế nào để thoát li luân hồi mà đạt đến Niết bàn lí tưởng và làm thế nào để chuyển các thức hữu lậu thành 4 trí vô lậu. Đồng thời, thức A lại da thứ 8 cũng được sử dụng giải thích rõ sự vận hành của duyên khởi lưu chuyển và duyên khởi hoàn diệt. Như đã trình bày ở trên, giáo lí căn bản của phái Du già hành được đặt trên nền tảng thuyết Bát nhã giai không của Đại thừa thời kì đầu, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng về giáo tướng của Thuyết nhất thiết hữu bộ, Kinh lượng bộ của Phật giáo bộ phái. Phái Du già hành được gọi là Pháp tướng tông, vì phái này đứng về phương diện tướng(hiện tướng) để khảo sát sự tồn tại của vạn vật. Trái lại, các thuyết tổng hợp thuộc hệ thống Như lai tạng thì đứng trên lập trường bản tính chân như để khảo sát sự tồn tại của các pháp, vì thế cũng gọi là Pháp tính tông. Thuyết Như lai tạng, Phật tính của tông Pháp tính là kế thừa thuyết Tâm tính bản tịnh của hệ thống Đại chúng bộ trong Phật giáo bộ phái, rồi cải thiện, phát huy thêm mà thành. Nếu nói theo sự quan hệ giữa Phật giáo Đại thừa thời kì giữa và Phật giáo bộ phái thì tông Pháp tướng chịu ảnh hưởng tư tưởng của Thượng tọa bộ hệ, còn tông Pháp tính thì chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đại chúng bộ hệ. Dung hợp thuyết A lại da (Pháp tướng) và thuyết Như lai tạng (Pháp tính) là loại thuyết Tổng hợp thứ 3 của Phật giáo Đại thừa thời kì giữa; thuyết Tổng hợp lấy giáo lí của luận Đại thừa khởi tín làm cơ sở. Thuyết này ở Ấn độ không được lưu truyền rộng rãi và hầu như không được nói đến trong các kinh điển tiếng Phạm. Trên Nhất tâm, luận Đại thừa khởi tín lại lậpTâm sinh diệt và Tâm chân như; nếu phối hợp với thuyết Tam tính thì Nhất tâm tương đương với tính Y tha khởi nhiễm tịnh biến hóa, Tâm sinh diệt tương đương với tính Biến kế sở chấp nương vào vọng kiến phân biệt mà sinh khởi, còn Tâm chân như thì tương đương với tính Viên thành thực thanh tịnh, lìa vọng tưởng phân biệt. Nửa sau của thời kì Phật giáo Đại thừa thời kì giữa cũng đề xướng học thuyết Trung quán. Cũng như Duy thức chia làm Duy thức hữu tướng và Duy thức vô tướng, học phái Trung quán cũng chia làm phái Tự lập (Phạm: Svàtantrika) và phái Phá tà (Phạm: Prasaígika) chuyên chỉ trích lỗi lầm và đả phá lập luận của đối phương, nhưng giáo lí và tổ chức chưa được hoàn bị như phái Du già hành. 5. Giáo lí Phật giáo Đại thừa thời kì sau: Để đối kháng với tư tưởng triết học thịnh hành ở đương thời, Phật giáo không thể không quan tâm đến những vấn đề có tính tri thức, lí luận và phán đoán chính xác...… Do đó, Phật giáo Đại thừa thời kì giữa đã nghiên cứu và ứng dụng Nhân minh học(tức Luận lí học)làm tiêu chuẩn cho tri thức để phát triển giáo lí Phật giáo. Nhưng, trên thực tế, Nhân minh học và tín ngưỡng không liên quan gì với nhau, vậy nếu đem triết học hóa, chuyên môn hóa giáo lí Phật giáo thì tưởng rằng khó tránh khỏi khuynh hướng phù phiếm, trừu tượng, vô nghĩa mà rơi vào trống không. Để điều chỉnh nguy cơ này, đưa Phật giáo trở về lập trường tín ngưỡng tông giáo cố hữu của mình, nên Mật giáo đã hưng khởi, tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời kì sau. Giáo lí của Mật giáo, một mặt chịu ảnh hưởng vănhọc Đát đặc la (Phạm: Tantra) đang thịnh hành ở thời bấy giờ, dùng ý nghĩa tượng trưng bình dị để hiển bày lí luận triết học sâu xa của Phật giáo, mặt khác, lại đặc biệt chú trọng tín ngưỡng thực tiễn. Tầng trên của lí luận Mật giáo gọi là Giáo tướng, là sử dụng học thuyết đã có từ trước, dùng phương thức tượng trưng để nói rõ giai đoạn tu hành từ lúc phát tâm bồ đề cho đến khi thành Phật, khiến cho dễ đạt thành lí tưởng. Phương pháp chung cho việc thành tựu lí tưởng là Tam mật gia trì: Thân mật kết ấn khế, khẩu mật tụng chân ngôn (Đà la ni ), ý mật quán tưởng Phật và Bồ tát cũng như chủng tử của các Ngài. Giáo lí căn bản của Mật giáo lấy tâm bồ đề làm nhân, lấy đại bi làm gốc và lấy phương tiện làm cứu cánh. Đây tức là thuyết Tức sự nhi chân, Đương tướng tức đạo. 6. Giáo lí Phật giáo ở Trung quốc và Nhật bản: Phật giáo Đại, Tiểu thừa của Ấn độ nói trên đây, đều đã được truyền đến Trung quốc và Nhật bản. Ở Trung quốc, giáo lí Phật giáo đã phát triển thành các tông phái rất hưng thịnh, như tông Tì đàm, tông Thành thực, tông Địa luận, tông Nhiếp luận, tông Thiên thai, tông Tam luận, tông Pháp tướng, tông Câu xá, tông Hoa nghiêm, tông Chân ngôn...… Sau khi được truyền vào, giáo lí Phật giáo Nhật bản cũng phát triển thành các tông như: Thiên thai, Chân ngôn, Chân tông, Nhật liên...… mang sắc thái riêng. (xt. Nguyên Thủy Phật Giáo, Bộ Phái Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.199.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...