Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: phật








KẾT QUẢ TRA TỪ


phật:

(佛) Phạm, Pàli: Buddha. Gọi đủ: Phật đà, Hưu đồ, Phù đà, Phù đồ, Phù đầu, Một đà, Bột đà, Bộ tha. Hán dịch: Giác giả, Tri giả, Giác. Người giác ngộ chân lí, cũng tức là bậc Đại thánh đầy đủ tự giác, giác tha, giác hành viên mãn, thấy biết tính tướng của hết thảy các pháp đúng như thật, thành tựu Đẳng chính giác, là quả vị cao nhất của Phật giáo. Trong 3 đức: Tự giác, Giác tha, Giác hành viên mãn, thì phàm phu không có 1 đức nào, hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác chỉ có Tự giác, hàng Bồ tát có được Tự giác, Giác tha, chỉ Phật mới có đầy đủ 3 đức. Về nội dung chứng ngộ của đức Phật, trong các kinh luận có nhiều thuyết; đối với Phật thân, Phật độ... thì các tông phái cũng có nhiều thuyết khác nhau, nhưng nói chung thì Đại thừa đều lấy quả Phật làm mục đích tối hậu. Những từ ngữ được dùng để ngợi khen công đức của Phật thì có rất nhiều như 10 danh hiệu: Như lai, Ứng cúng..., hoặc Nhất thiết tri giả, Nhất thiết kiến giả, Tri đạo giả, Khai đạo giả, Thuyết đạo giả, hoặc Thế tôn, Thế hùng (người dứt trừ tất cả phiền não thế gian 1 cách hùng mạnh), Thế nhãn (người dẫn đường cho thế gian), Thế anh (người ưu tú trong thế gian), Thiên tôn, hoặc Đại giác thế tôn, Giác vương (Giác hoàng), Pháp vương, Đại đạo sư, Đại thánh nhân, Đại sa môn, Đại tiên, Đại y vương (người tùy theo tâm bệnh mà nói pháp, cũng như vị thầy thuốc giỏi tùy theo bệnh mà cho thuốc), Phật thiên, Phật nhật (ví dụ Phật như mặt trời), Lưỡng túc tôn, Nhị túc tôn, Lưỡng túc tiên, Nhị túc tiên, Thiên trung thiên, Nhân trung ngưu vương, Nhân hùng sư tử (người hùng trong loài người giống như sư tử trong loài thú) v.v... Đức Phật là bậc có năng lực giáo hóa, dắt dẫn chúng sinh, nên gọi Ngài là Năng nhân¯đ ¤H, do đó, đức Phật A di đà được gọi là An lạc năng nhân (năng nhân của thế giới an vui). Ngoài ra, còn có thuyết lấy Năng nhân ¯đ ¤H làm Năng nhân ¯đ ¤¯ (hay làm điều nhân từ). Chữ Năng nhân sau là dịch ý của từ ngữ Thích ca, cho nên danh hiệu đức Phật Thích ca cũng được dùng để chỉ chung cho tất cả các đức Phật thù thắng. Đức tính thù thắng có đầy đủ trên thân Ngài là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, ngoài ra còn có 10 lực, 4 vô sở úy và 18 pháp bất cộng. Lại nữa, Phật có 7 công đức thù thắng vượt hơn người thường, gọi là Thất thắng sự, hoặc gọi là Thất chủng tối thắng, Thất chủng vô thượng. Đó là: Thân thắng, Như pháp trụ thắng, Trí thắng, Cụ túc thắng, Hành xứ thắng, Bất khả tư nghị thắng và Giải thoát thắng. Định, Trí, Bi của Phật đều là tối thắng, cho nên gọi là Đại định, Đại trí và Đại bi, phối hợp với Đoạn đức, Trí đức và Bi đức mà gọi chung là Đại định trí bi. Phật xuất hiện ở đời quá khứ gọi là Quá khứ Phật hoặc Cổ Phật. Phật sẽ xuất hiện ở thế giới Sa bà trong vị lai, thì gọi là Hậu Phật hoặc Đương lai Phật (tức Phật Di lặc). Ở thời kì đầu, Phật là chỉ cho Phật lịch sử, cũng tức là chỉ cho đức Phật Thích ca. Về sau lại phát sinh tư tưởng Quá khứ thất Phật, Vị lai Phật và Di lặc Phật. Khoảng cách giữa đức Phật Thích ca và Phật Di lặc, sẽ không có vị Phật nào khác ra đời. Tiểu thừa cho rằng không thể có 2 đức Phật cùng xuất hiện và tồn tại trong cùng thời đại, vì thế chủ trương thuyết Nhất Phật. Nhưng đến thời kì Phật giáo Đại thừa thì quan niệm về thế giới được mở rộng, nên cho rằng có nhiều đức Phật ra đời trong cùng thời đại. Chẳng hạn như phương Đông có Phật A súc, phương Tây có Phật A di đà và trong những thế giới ở các phương khác còn có vô số chư Phật đồng thời tồn tại mà trong kinh thường nói Thập phương hằng sa chư Phật (Chư Phật trong 10 phương nhiều như số cát của sông Hằng). Vì thế nên Đại thừa chủ trương thuyết Đa Phật. Đại chúng bộ trong Tiểu thừa thì cho rằng trong 3 nghìn thế giới đại thiên đồng thời có chư Phật tồn tại, cho nên bộ này chủ trương thuyết Một thế giới một Phật, nhiều thế giới nhiều Phật. Còn Hữu bộ thì chủ trương thuyết Nhiều thế giới một Phật, tức là trong 3 nghìn thế giới đại thiên chỉ có 1 đức Phật xuất hiện. Ngoài ra, Chư Phật ba đời là chỉ cho 1.000 vị Phật trong kiếp Trang nghiêm ở đời quá khứ, 1.000 vị Phật trong kiếp Hiền ở đời hiện tại và 1.000 vị Phật trong kiếp Tinh tú ở đời vị lai. Cộng chung 3 kiếp là 3.000 vị Phật. Danh hiệu của các đức Phật này được ghi trong kinh Tam kiếp tam thiên Phật danh. Phật danh hội là chỉ cho pháp hội căn cứ theo kinh Tam kiếp tam thiên Phật danh mà được tổ chức. [X. kinh Tạp a hàm Q.12, 20; kinh Hoa nghiêm Q.42 (bản dịch mới); kinh Thiên Phật nhân duyên; phẩm Thán cổ trong kinh Hiền kiếp Q.8; phẩm Xảo tiện hành trong kinh Đại bát nhã Q.365; kinh Thủ lăng nghiêm tam muội Q.thượng; luận Du già sư địa Q.82; luận Đại trí độ Q.9, 29]. (xt. Như Lai, Phật Độ, Phật Thân).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Giai nhân và Hòa thượng


Phật Giáo Yếu Lược


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.168.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...