Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp thân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: pháp thân








KẾT QUẢ TRA TỪ


pháp thân:

(法身) Phạm: Dharma-kàya. Pàli: Dhamma-kàya. Cũng gọi Pháp Phật, Lí Phật, Pháp thân Phật, Tự tính thân, Pháp tính thân, Như như Phật, Thực Phật, Đệ nhất thân. Chỉ cho chính pháp do Phật nói, pháp vô lậu Phật đã chứng và tự tính chân như Như lai tạng của Phật. Là 1 trong 2 thân, 1 trong 3 thân. Cứ theo Đại thừa nghĩa chương quyển thượng và Phật địa kinh luận quyển 7, thì các bộ phái Tiểu thừa cho rằng giáo pháp đức Phật đã nói, pháp bồ đề phần Ngài đã giảng và pháp vô lượng công đức Ngài đã chứng được đều là Pháp thân. Đại thừa thì ngoài những pháp trên ra, còn cho rằng Tự tính chân như tịnh pháp giới, vô lậu vô vi, vô sinh vô diệt... đều là Pháp thân. Trong Đại thừa cũng có nhiều thuyết về Pháp thân. 1. Nhà Duy thức chia Pháp thân làm 2 loại: Tổng tướng và Biệt tướng. Tổng tướng pháp thân là gọi chung cho 3 thân, tức là Nhất đại công đức pháp thân, lấy Ngũ pháp sự lí làm thể. Còn Biệt tướng pháp thân thì chỉ cho Tự tính thân trong 3 thân, lấy chân như pháp giới thanh tịnh làm thể. 2. Nhà Tam luận thì lấy chân không của chân như thực tướng bất khả đắc làm Pháp thân. 3. Luận Đại thừa khởi tín thì lấy Dụng đại của chân như làm ý nghĩa Pháp thân. Luận Đại thừa khởi tín (Đại 32, 579 trung) nói: Dứt hết vô minh, thấy được Pháp thân thì tự nhiên có cái dụng bất khả tư nghị của các nghiệp, tức cùng với chân như ở khắp các nơi, nhưng mà không có cái tướng dụng có thể nắm bắt được. Vì sao? Vì thân của chư Phật Như lai chỉ là cái tướng trí của Pháp thân, là Đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới thế đế, lìa mọi sự tạo tác, chỉ tùy theo cơ duyên thấy nghe của chúng sinh mà làm cho được lợi ích, cho nên gọi là Dụng. Đây tức là lập Pháp thân lí trí bất nhị. Thân của chư Phật Như lai là Pháp thân trí tướng, vì Dụng đại của Pháp thân là bất khả tư nghị, cho nên tùy theo cơ duyên thấy nghe của chúng sinh khác nhau mà khiến cho được lợi ích của sự giáo hóa. Bởi thế, Dụng đại của chân như là dụng tức vô dụng, nhưng cái công dụng vi diệu của nó lại vô biên. Thuyết Pháp thân này chính là cơ sở lập thuyết của các nhà Nhất thừa Hoa nghiêm, Thiên thai... 4. Nhà Thiên thai chủ trương quan điểm Phật thân là 3 thân tương tức, vì thế cho rằng Pháp thân chẳng những chỉ là thân Như lai ở khắp mọi nơi, mà còn tức là Báo thân, Ứng thân và ngược lại. 5. Nhà Hoa nghiêm lấy Phân thân Phật Tì lô giá na đầy đủ 10 thân làm Giáo chủ, cho rằng 10 thân(thân Bồ đề, thân Nguyện, thân Hóa, thân Lực trì, thân Ý sinh, thân Tướng hảo, thân Uy thế, thân Phúc đức, thân Pháp và thân Trí) tương tức dung nhập với Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. 6. Nhà Chân ngôn lấy 6 đại: Địa, thủy, hỏa, phong, không, thức làm Pháp thân của Đại nhật Như lai, cũng gọi Pháp giới thân, Lục đại pháp thân. Pháp thân lục đại này là sắc tướng sẵn có, có thể dùng ngôn ngữ thuyết pháp. Ngoài ra, 4 thân: Tự tính, Thụ dụng, Biến hóa và Đẳng lưu đều gọi là Pháp thân, nếu thêm Lục đại pháp thân vào nữa, thì gọi là Ngũ chủng pháp thân. [X. kinh Vô thượng y Q.thượng; kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp Q.thượng, hạ; luận Phật tính Q.4; luận Kim cương bát nhã Q.thượng; luận Thành duy thức Q.10; Chú duy ma kinh Q.3; Thắng man kinh bảo quật Q.3, phần cuối, Thanh lương huyền đàm Q.3; Biện hoặc chỉ nam Q.3; Pháp hoa huyền luận Q.9; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.7, phần đầu; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.3]. (xt. Tự Tính Thân, Phật Thân, Tượng Trưng Chủ Nghĩa).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Hoa nhẫn nhục


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.197.114.92 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...