Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhật bản phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nhật bản phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


nhật bản phật giáo:

(日本佛教) Phật giáo Nhật bản. Phật giáo được truyền đến Nhật bản vào giữa thế kỉ thứ VI, dưới triều đại Thiên hoàng Khâm minh. Lúc đó, triều đình chia làm 2 phái: Phái tôn Phật do Tô ngã đứng đầu và phái bài Phật do Vật bộ lãnh đạo. Về sau, phái tôn Phật thắng lợi, bèn sáng lập chùa Hướng nguyên, là ngôi chùa Phật đầu tiên ở Nhật bản. Đến thời đại Thái tử Thánh đức (593-622), nền tảng của Phật giáo đã được thiết lập 1 cách vững chắc. Từ đó, Phật giáo dung hòa với tư tưởng văn hóa sẵn có của người Nhật mà tạo thành nét đặc thù của Phật giáo Nhật bản. Phật giáo Nhật bản ở thời kì du nhập, lấy Phật Thích ca, Phật Dược sư, bồ tát Quan âm, bồ tát Di lặc, Tứ thiên vương v.v...làm đối tượng tín ngưỡng, mục đích của sự sùng bái là mong đạt được những lợi ích thế gian như sống lâu, giầu có v.v... Đến thời Thái tử Thánh đức thì Phật giáo được tôn làm quốc giáo và địa vị này của Phật giáo kéo dài mãi đến thời đại Minh trị Duy tân, nghĩa là suốt từ cuối thế kỉ VI đến cuối thế kỉ XIX. Đây là 1 trong những đặc sắc của Phật giáo Nhật bản. Từ thời Thiên hoàng Suy cổ (593-627) về sau, các tông phái dần dần phát triển, đứng đầu là tông Tam luận, rồi lần lượt đến các tông Pháp tướng, Luật, Hoa nghiêm, Câu xá và Thành thực, gọi chung là Nam đô lục tong (6 tông ở Nam đô). Trong đó, tông Tam luận chủ trương thuyết Thành Phật, coi trọng căn cơ lợi độn; tông Pháp tướng giảng cứu thuyết Tính tướng tương đãi, Sự lí sai biệt và chủ trương Ngũ tính các biệt, được giới trí thức đón nhận nên đều hưng thịnh 1 thời. Đến thời Bình an, ngài Không hải (774- 835) đến Trung quốc học Mật giáo và đem về truyền bá tại Nhật bản, thành lập Mật tông. Ngài chủ trương Hiển giáo là do đức Phật nói, mà cảnh giới trang nghiêm bí mật là pháp do Phật chứng, nên đem tư tưởng Tâm này là Phật chuyển thành luận thuyết Thân này là Phật mà thành Ngay nơi sự là chân. Giáo nghĩa này rất thích hợp với nhân tâm đương thời. Còn ngài Tối trừng (767-822) thì lấy Thiên thai làm Kinh tông, Pháp tướng làm Luận tông; Kinh tông là gốc, Luận tông là ngọn. Về việc truyền trao pháp giới thì thiết lập giới đàn Đại thừa. Giáo thuyết Nhất thừa của tông Thiên thai truyền đến ngài An nhiên (cuối thế kỉ IX) thì lại đề xướng thuyết Hiện thế thành Phật, Tức thân tác Phật, hiện thực hóa lí tưởng tông giáo; đồng thời, đạo tràng tu dưỡng 4 loại Tam muội cũng được hình thức hóa mà thành đạo tràng Pháp hội. Vào cuối thời kì này, sự tướng Mật giáo cực thịnh; núi Tỉ duệ hoàn toàn được Mật giáo hóa và chia thành 2 phái Đông mật và Thai mật. Đến thời đại Liêm thương, Thất đinh là thời kì Tịnh độ, Thiền và tông Nhật liên được chấn hưng, cũng là thời kì rực rỡ và hoạt bát nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật bản. Vào cuối thời kì Bình an, lấy tư tưởng mạt pháp làm bối cảnh, ngài Pháp nhiên (1133-1212) chủ trương chuyên xưng danh niệm Phật, lấy đó làm bản nguyện vãng sinh. Ngài Thân loan (1173-1262) thì lấy tín tâm làm điều kiện tiên quyết vãng sinh Cực lạc, 1 niệm tịnh tín tuyệt đối là thực tướng của vũ trụ. Chủ trương này của tông Tịnh độ tương đối dễ làm, dễ tu nên dần dần đã phổ cập khắp trong dân gian. Vì thế các tông Pháp tướng, Chân ngôn, Thiên thai, Hoa nghiêm... cũng tự giản dị hóa, dân chúng hóa giáo nghĩa của mình để thích ứng với nhu cầu của thời thế. Tông Nhật liên thì chủ trương niệm Na mô Diệu pháp liên hoa kinh có thể thành Phật ngay trong đời hiện tại... Đến thời đại Giang hộ(giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX), Mạc phủ qui định sự quan hệ giữa những chùa gốc và chùa ngọn của các tông phái, chùa ngọn phải phục tùng và chịu sự chi phối của chùa gốc, sự phân hóa trong nội bộ các tông phái nhờ đó được chấm dứt. Thời gian này, ngài Ẩn nguyên (1592-1673) từ Trung quốc sang Nhật bản, khai sáng tông Hoàng bá, ngang hàng với các tông Lâm tế và Tào động của Nhật bản. Thực ra, tông phong của tông Hoàng bá cũng giống với tông phong tông Lâm tế, chỉ khác là đọc tụng kinh điển bằng lối phát âm theo người Trung quốc. Thời kì này học vấn rất được xem trọng, các tông phái đều mở mang các cơ sở giáo dục Phật giáo, do đó, các học giả của các tông lũ lượt xuất hiện. Đến thời đại Minh trị Duy tân (từ hậu bán thế kỉ XIX), phong trào nghiên cứu Phật học tự do được phát triển rộng rãi, về phương diện nguyên điển của Phật giáo có các học giả Nam điều Văn hùng, Địch nguyên Vân lai, Cao nam Thuận thứ lang chuyên về tiếng Phạm; Hà khẩu Tuệ hải, Tự bản Uyển nhã... chuyên về tiếng Tây tạng, Trường tỉnh Chân cầm, Cao nam... chuyên về Pàli. Về phương diện lịch sử Phật giáo, thì có các học giả Thôn thượng Chuyên tinh, Cảnh dã Hoàng dương... Đồng thời, các Đại học Phật giáo cũng lần lượt được thiết lập như: Đại học Long cốc của phái Bản nguyện tự thuộc tông Chân ngôn, Đại học Đại cốc của phái Đại cốc, Đại học Lập chính của tông Nhật liên, Đại học Cao dã sơn của tông Chân ngôn, Đại học Câu trạch của tông Tào động... Các kinh điển được chỉnh lí như: Súc loát Đại tạng kinh, Vạn tự chính tạng, Tục tạng kinh, Đại chính tân tu Đại tạng kinh... cũng lần lượt được ấn hành. Rồi đến sự biên tập các loại từ điển như: Nhật bản Phật gia nhân danh từ điển (Thứu vĩ thuận), Phật giáo Đại từ vựng (Long cốc), Phật giáo Đại từ điển (Vọng nguyệt), Phật thư giải thuyết đại từ điển... đã giúp cho nội dung của nền Phật học hiện đại Nhật bản càng thêm phong phú. Về phương diện tín ngưỡng, do ảnh hưởng của Cơ đốc giáo và triết học phương Tây, nên hình thái và quan niệm của Phật giáo Trung quốc cũng dần dần được trút bỏ, chỉ cái gì phổ cập đến dân gian mới được phát triển; đồng thời với sự bành trướng của tư tưởng dân chủ, giới tăng sĩ cũng được quyền tham chính. Về phương diện văn hóa, ngoài những tác phẩm Phật giáo chuyên môn ra, còn có tới hơn 400 loại tạp chí như: Đại pháp luân, Thế giới Phật giáo, Nữ tính Phật giáo, Đông phương Phật giáo đồ (bằng Anh văn) v.v... Phật giáo bắt nguồn từ Ấn độ, được truyền qua Trung quốc, Triều tiên rồi đến Nhật bản. Do vì thích ứng với tư tưởng, văn hóa và nếp sinh hoạt của dân tộc Nhật bản để phát triển, nên kết quả Phật giáo Nhật bản đã có những đặc điểm sau đây: 1. Phật giáo Nhật bản được xem là tông giáo trấn hộ quốc gia, nên Phật giáo đã có mối quan hệ mật thiết với Hoàng tộc. 2. Vì là trấn hộ quốc gia, nên Phật giáo Nhật bản đặc biệt quí trọng chú thuật kì đảo của Mật giáo, bởi thế chú thuật kì đảo đã thấm sâu vào đời sống của dân chúng Nhật bản mà trở thành thứ tông giáo truy cầu lợi ích trần thế. 3. Phật giáo Nhật bản ở thời kì mới du nhập, những tăng sĩ không tham dự lễ tống táng người chết. Đến thời trung cổ, sau khi Thiền tông Trung quốc được truyền vào, mang theo nghi thức tang lễ của Trung quốc, bấy giờ tăng sĩ Phật giáo Nhật bản mới đảm trách tang lễ cho người chết. Về sau, do tín ngưỡng Tịnh độ phổ cập, nên nghi thức tang lễ trở thành 1 sự vụ trọng yếu của giới tăng sĩ. 4. Chế độ đàn gia ở thời đại Giang hộ đã làm cho Phật giáo trở thành thứ tông giáo gia đình, nên phương diện tín ngưỡng cá nhân không được quan tâm đúng mức. 5. Vì sự dung hợp, đồng hóa với tư tưởng Thần đạo cố hữu của Nhật bản, nên Phật giáo Nhật bản đã sản sinh tư tưởng Bản địa thùy tích và rất đậm đà sắc thái Thần Phật hỗn hợp (Syncretism), mà chỉ có với Phật giáo Nhật bản thôi. Nếu so sánh Phật giáo Nhật bản với Phật giáo các nước khác, thì Phật giáo Nhật bản có mấy đặc điểm sau đây: 1. Phật giáo Nhật bản đã thực hiện rất nhiều các công tác cứu tế xã hội và từ thiện phúc lợi. 2. Phật giáo Nhật bản theo đuổi công việc giáo hóa dân chúng một cách kiên trì và liên tục không ngừng. 3. Về phương diện tư tưởng, Phật giáo Nhật bản có khuynh hướng thuần túy hóa, nhất là đến thời trung cổ, khuynh hướng này càng rõ rệt. Đặc sắc này của Phật giáo Nhật bản không thể bỏ qua. Tóm lại, đặc chất của Phật giáo Nhật bản là quốc gia hóa, xã hội hóa, tín ngưỡng hóa, gia đình hóa và hiện đại học thuật hóa. Ngoài ra, đối với Phật giáo các nước khác, tuy cũng có thể nêu ra những đặc sắc tương tự, nhưng chỉ có ở Phật giáo Nhật bản người ta mới thấy sự liên kết gắn bó giữa quốc dân và Phật giáo. [X. Nhật Hàn Phật giáo nghiên cứu (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san, 82); Trung Nhật Phật giáo quan hệ nghiên cứu (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san, 81); Nhật bản Phật giáo sử thượng thế biên;Đông phương nhân chi tư duy phương pháp (Trung thôn nguyên)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Vầng sáng từ phương Đông


Chắp tay lạy người


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.82.44.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...