Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ gia thất tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngũ gia thất tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngũ gia thất tông:

(五家七宗) Cũng gọi Ngũ phái thất lưu. Năm nhà 7 tông, từ gọi chung các phái Thiền Nam tông của Trung quốc. Tức là 5 tông: Lâm tế, Qui ngưỡng, Tào động, Vân môn và Pháp nhãn, cộng thêm 2 phái Hoàng long và Dương kì phát xuất từ tông Lâm tế mà gọi chung là 7 tông. Thiền tông Trung quốc từ Sơ tổ Bồ đề đạt ma truyền đến đời thứ 5 là ngài Hoằng nhẫn, sau đó chia làm 2 phái Bắc tông Thần tú và Nam tông Tuệ năng. Tổ Tuệ năng có 2 vị đệ tử lớn là Nam nhạc Hoài nhượng và Thanh nguyên Hành tư. Hai vị này lập thành 2 phái và truyền thừa như sau: 1. Sau ngài Nam nhạc Hoài nhượng truyền đến các vị: Mã tổ Đạo nhất, Bách trượng Hoài hải, Hoàng bá Hi vận, Lâm tế Nghĩa huyền. Ngài Nghĩa huyền phát triển Thiền pháp rất mạnh, lập thành tông Lâm tế. Từ ngài Nghĩa huyền lại truyền đến các vị: Hưng hóa Tồn tưởng, Nam viện Tuệ ngung, Phong huyệt Diên chiểu, Thủ sơn Tỉnh niệm, Phần dương Thiện chiêu và Thạch sương Sở viên. Sau ngài Sở viên lại truyền đến các vị: Hoàng long Tuệ nam và Dương kì Phương hội, 2 vị này lại sáng lập 2 phái là Hoàng long phái và Dương kì phái. Còn ngài Bách trượng Hoài hải thì truyền cho ngài Qui sơn Linh hựu, ngài Linh hựu lại truyền cho Ngưỡng sơn Tuệ tịch, lập ra Qui ngưỡng tông. Như vậy, pháp hệ của ngài Nam nhạc Hoài nhượng có 2 tông Lâm tế và Qui ngưỡng, 2 phái Hoàng long và Dương kì. 2. Pháp hệ của ngài Thanh nguyên Hành tư có 3 tông là Tào động, Vân môn và Pháp nhãn, nhưng sự truyền thừa của 3 tông này có nhiều thuyết khác nhau, nguyên nhân là vì có những quan điểm bất đồng về trường hợp pháp thống của Thiền sư Đạo ngộ. Nay trình bày sơ lược như sau: a) Theo Tống cao tăng truyện quyển 10, Cảnh đức truyền đăng lục quyển 14, Thiền lâm tăng bảo truyện quyển 4 và Truyền pháp chính tông kí quyển 7, thì Đạo ngộ là chỉ cho Thiên hoàng Đạo ngộ, đệ tử của Thiền sư Thạch đầu Hi thiên. Tức là ngài Thanh nguyên Hành tư truyền cho ngài Thạch đầu Hi thiên, ngài Thạch đầu Hi thiên lại truyền đến các vị Thiên hoàng Đạo ngộ và Dược sơn Duy nghiễm. Rồi ngài Thiên hoàng truyền đến các vị: Long đàm Sùng tín, Đức sơn Tuyên giám, Tuyết phong Nghĩa tồn và Vân môn Văn yển, người sáng lập tông Vân môn. Còn ngài Tuyết phong Nghĩa tồn thì truyền đến các vị: Huyền sa Sư bị, La hán Quế sâm và Pháp nhãn Văn ích người sáng lập tông Pháp nhãn. Về phía ngài Dược sơn Duy nghiễm, đồng môn với ngài Thiên hoàng Đạo ngộ, thì truyền đến các vị: Vân nham Đàm thạch, Động sơn Lương giới và Tào sơn Bản tịch người sáng lập tông Tào động. b) Cứ theo Tổ đình sự uyển quyển 1, Phật tổ lịch đại thông tải quyển 20, Thiền tông chính mạch quyển 7, Ngũ tông nguyên... thì có 2 vị Đạo ngộ. Thứ nhất: Thiên hoàng Đạo ngộ, đệ tử nối pháp của Thiền sư Thạch đầu Hi thiên, nhưng pháp thống của ngài Thiên hoàng Đạo ngộ chỉ truyền đến các vị Tuệ chân, U nhàn và Văn bôn là dứt. Thứ hai: Thiên vương Đạo ngộ, đệ tử của Thiền sư Mã tổ Đạo nhất, pháp thống của ngài Đạo ngộ này lần lượt truyền đến các vị Long đàm Sùng tín, Đức sơn Tuyên giám, Tuyết phong Nghĩa tồn, từ đó phát sinh 2 tông Vân môn và tông Pháp nhãn. Thuyết này căn cứ vào bài minh khắc trên bia của Thiền sư Đạo ngộ ở chùa Thiên vương tại phía tây thành Giang lăng, do ông Khâu huyền tố soạn c) Cứ theo Nhất nguyên ngũ phái biện, Ngũ phái nhất trích đồ và Phật tổ tông phái đồ... thì cũng đều chủ trương có 2 vị Đạo ngộ. Trong đó, Thiên vương Đạo ngộ là đệ tử của Thiền sư Mã tổ Đạo nhất thì cũng đồng với thuyết ở trên đã nói. Nhưng có thuyết khác cho rằng ngài Dược sơn Duy nghiễm, đồng môn với ngài Đạo ngộ, cũng là đệ tử của Mã tổ, rồi đem tông Tào động qui về pháp hệ của ngài Mã tổ, vì thế, trong Ngũ gia biện, ngài Hổ quan Sư luyện, vị tăng Nhật bản, mới chủ trương tất cả 5 nhà Thiền Nam tông của Trung quốc thuộc Pháp hệ của ngài Mã tổ Đạo nhất, khiến cho pháp thống của ngài Thanh nguyên Hành tư tiêu ma hết. Tuy nhiên, 1 vị tăng người Nhật khác là ngài Đức nghiêm Dưỡng tồn soạn Ngũ gia biện chính để bác bỏ thuyết của ngài Hổ quan Sư luyện. d) Cứ theo bài Bạt trong Nhân thiên nhãn mục của ngài Trí hựu, thì bài minh khắc trên bia của ngài Thiên vương Đạo ngộ là do người đời sau mượn tên của ngài Khâu huyền tố mà ngụy soạn, bởi vì những nhân duyên ngữ cú của Thiên vương Đạo ngộ được ghi trong văn bia này hoàn toàn tương đồng với những nhân duyên ngữ cú của Thiền sư Đàm chiếu (pháp hệ ngài Mã tổ)ở chùa Bạch mã được ghi trong Cảnh đức truyền đăng lục quyển 10 và trong Kinh châu cựu đồ chí. Cho nên ngài Trí hựu chủ trương chỉ có 1 Thiên hoàng Đạo ngộ là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thạch đầu Hi thiên mà thôi. [X. Thích thị nguyên lưu ngũ tông thế phổ định tổ đồ tự; Phật tổ thống kỉ Q.29; Giáo ngoại biệt truyền Q.7; Lâm gian lục Q.thượng; Liên đăng hội yếu Q.19; Ngũ đăng hội nguyên Q.7; Ngũ gia ngữ lục tự; Ngũ gia tông phái đồ]. (xt. Ngũ Gia, Thiền Tông).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


Cẩm nang phóng sinh


Đừng đánh mất tình yêu


Ai vào địa ngục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.202.72 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...