Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: luật tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: luật tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


luật tông:

(律宗) Tên một tông phái Đại thừa, y cứ vào bộ luật Tứ phần để truyền bá giới luật, lấy ngài Đàm vô đức (Ấn độ) làm khai tổ, do ngài Đạo tuyên (596-667) tập đại thành vào đời Đường, Trung quốc, lấy việc giữ giới thanh tịnh và diệu lí Nhất thừa viên đốn làm tông chỉ. Là 1 trong 13 tông của Phật giáo Trung quốc và 1 trong 8 tông của Phật giáo Nhật bản. Sau khi đức Phật nhập diệt, tôn giả Ưu ba li kết luật pháp, tụng 80 lần, gọi là Bát thập tụng luật. Sau đó, bộ Luật này được truyền cho 5 vị Đại tôn giả, trong đó, đến đời ngài Ưu bà cúc đa lại có 5 vị đệ tử, 5 vị này theo sự hiểu riêng của mình, rồi từ trong luật Thập tụng, mỗi vị rút ra những điều tương cận mà biên tập thành một bộ, đó chính là Ngũ bộ luật. Trong Ngũ bộ luật, bộ luật của ngài Đàm vô đức được gọi là Tứ phần luật. Thông thường nói đến Luật tông tức là chỉ cho Tứ phần luật tông, chuyên hoằng truyền luật Tứ phần, do ngài Đàm vô đức là Khai tổ, ngài Đạo tuyên đời Đường tập đại thành. Ngoại trừ Tứ phần luật, các bộ luật khác được truyền vào Trung quốc, còn có Thập tụng luật của Tát bà đa bộ, Ma ha tăng kì luật của Đại chúng bộ, Ngũ phần luật của Di sa tắc bộ, Ca diếp di bộ, chỉ truyền Giới bản, chứ Quảng luật thì chưa được dịch ra. Bởi vì, sau khi Phật giáo được truyền vào Trung quốc, lúc đầu chỉ có các kinh điển Tiểu thừa được phiên dịch, đến ngài Cưu ma la thập, các kinh luận Đại thừa mới dần dần được dịch ra. Vào năm Hoằng thủy thứ 6 (404), ngài Cưu ma la thập và Tam tạng Phất nhã đa la cùng dịch luật Thập tụng của Tát bà đa bộ, nhưng mới được phân nửa; về sau, các ngài Đàm ma lưu chi và Ti ma la xoa tiếp tục hoàn thành, gồm 61 quyển. Đây là bộ Quảng luật đầu tiên được phiên dịch tại Trung quốc. Năm Hoằng thủy 12 (410), các ngài Phật đà da xá và Trúc phật niệm lại dịch luật Tứ phần của bộ Đàm vô đức, gồm 60 quyển. Đến năm Nghĩa hi 14 (418) đời vua An đế nhà Đông Tấn, các ngài Phật đà bạt đà la và Pháp hiển cùng dịch luật Ma ha tăng kì, gồm 40 quyển. Niên hiệu Cảnh bình năm đầu (423) đời Lưu Tống, ngài Phật đà thập (người Kế tân) và ngài Trí thắng (người Trung quốc) cùng dịch luật Ngũ phần của bộ Di sa tắc, gồm 30 quyển. Như vậy, trong 5 bộ luật, thì trước đời Lưu Tống, 3 bộ đã được truyền đến Trung quốc. Thời ấy các bộ luật tuy đều được hoằng dương ở Trung quốc, nhưng chỉ có luật Tứ phần là thịnh hành hơn cả. Năm Hoằng sơ thứ 2 (222) đời vua Văn đế nhà Ngụy, ngài Đàm ma ca la (Phạm: Dharmakàla) đặt chân đến Lạc dương vì thấy chư tăng Trung quốc chỉ cạo râu tóc, mặc áo thông thường, chứ không hành trì luật pháp, nên ngài phát nguyện hoằng dương luật pháp. Đến năm Gia bình thứ 2 (250) đời vua Thiếu đế nhà Ngụy, ngài mới dịch 1 quyển Tăng kì giới bản, cung thỉnh 10 vị Phạm tăng lập pháp yết ma truyền giới bản. Đây là hình thức truyền thụ giới pháp lần đầu tiên tại Trung quốc. Thời Hiếu văn đế (471-499) nhà Nguyên Ngụy, có ngài Pháp thông, mới đầu học luật Tăng kì, về sau nghiên cứu luật Tứ phần và tận lực hoằng dương, nhưng mới chỉ giới hạn ở việc truyền miệng, chứ chưa viết thành văn tự sách vở để lưu truyền. Đến Luật sư Đạo phú mới soạn sớ giải, nhưng cũng chỉ dùng phương thức vấn đáp mà thôi. Từ Luật sư Tuệ quang về sau mới có chương sớ, mở đầu việc sớ thích Tứ phần luật tạng. Lúc bấy giờ, các bộ Lược sớ (4 quyển) của ngài Tuệ quang, Đại sớ (20 quyển) của ngài Trí thủ và Trung sớ (10 quyển) của ngài Pháp lệ, được gọi là Tam yếu sớ. Tam yếu sớ vào thời ấy rất được phổ biến, nên từ đó hệ thống truyền thừa của Tứ phần luật tông cũng được hình thành và gồm có 9 vị tổ là: 1. Pháp chính tôn giả, tức Tứ phần luật chủ. 2. Pháp thời tôn giả, Sơ tổ của Tứ phần luật tông Trung quốc. 3. Pháp thông tôn giả, Nhị tổ của Tứ phần luật tông. 4. Đạo phú luật sư, soạn sớ vấn đáp lập nghĩa. 5. Tuệ quang luật sư, soạn Tứ phần chương sớ. 6. Đạo vân luật sư. 7. Đạo chiếu luật sư. 8. Trí thủ luật sư, soạn Quảng sớ 20 quyển. 9. Đạo tuyên luật sư, soạn Tứ phần luật hành sự sao. Từ Tổ thứ 6 là ngài Đạo vân bắt đầu có sự phân phái. Đệ tử của ngài có các sư Hồng tuân, Đạo hồng. Hồng tuân truyền cho Hồng uyên, Hồng uyên truyền cho Pháp lệ (569-635). Sư Pháp lệ ở Tướng châu, soạn Tứ phần luật sớ, 10 quyển, hệ thống của sư gọi là Tướng bộ tông. Pháp lệ lại truyền cho Đạo thành, Đạo thành truyền cho Mãn ý và Hoài tố. Sư Mãn ý ở Tây tháp, hoằng dương luật Tướng bộ của sư Pháp lệ; sư Hoài tố thì trụ ở Đông tháp hoằng dương luật Đông tháp. Còn tổ Đạo chiếu thứ 7 thì truyền cho sư Trí thủ, Trí thủ truyền cho Đạo tuyên, Đạo tuyên ở lâu tại Nam sơn, lập thành Nam sơn Luật tông. Ngài Đạo tuyên tuy là Tổ thứ 9, nhưng sau này Luật tông được hưng thịnh là nhờ các tác phẩm của ngài, nên ngài được tôn là tổ thứ 1 của Nam sơn Luật tông. Ngài soạn thuật rất nhiều, trong số các trước tác của ngài, 5 bộ Hành sự sao, Giới sớ, Nghiệp sớ, Thập tì ni nghĩa sao và Tỉ khưu ni sao, được đời sau tôn là 5 đại bộ của Nam sơn Luật tông. Bộ Tứ phần cũng do ngài soạn nên, gọi là tập đại thành. Ngài lại cùng với ngài Đạo thế soạn 1 quyển Tứ phần tì ni thảo yếu. Người phụng trì Tứ phần tì ni thảo yếu, gọi là Yếu gia, còn người phụng trì Tứ phần luật hành sự sao thì gọi là Sao gia. Sư Hoài tố từng soạn Tứ phần luật khai tông kí để phá 16 đại nghĩa của sư Pháp lệ. Tứ phần luật sớ do sư Pháp lệ soạn được gọi là Cựu sớ, còn Khai tông kí của sư Hoài tố thì gọi là Tân sớ. Đệ tử của ngài Mãn ý là sư Định tân cũng soạn 1 quyển Phá mê chấp kí để phản bác thuyết của sư Hoài tổ. Ngài Mãn ý lại trao pháp cho sư Đại lượng, sư Đại lượng truyền cho Đàm nhất. Sư Đàm nhất giảng luật Tứ phần được 35 lượt, đồng thời, hoằng dương Tướng bộ luật và Nam sơn luật. Sư còn soạn Phát chính kí để xiển dương nghĩa lí trong bộ Hành sự sao của ngài Đạo tuyên, nhờ thế mà Nam sơn Luật tông càng nổi tiếng. Lúc luật tạng mới được truyền vào Trung quốc, thì 4 bộ luật đều được hoằng dương, chứ không nhất định riêng 1 bộ nào, đến khi ngài Đạo tuyên thừa kế hệ thống của ngài Trí thủ, chỉ hoằng truyền luật Tứ phần, thiết lập qui phạm sinh hoạt đồ chúng, thì luật Tứ phần trở thành luật pháp trung tâm của Phật giáo Trung quốc và bộ Hành sự sao của ngài Đạo tuyên về sau có tới hơn trăm nhà soạn chú giải. Ở đời Đường có 3 tông phái Luật tông là Tướng bộ tông của ngài Pháp lệ, Đông tháp tông của ngài Hoài tố và Nam sơn tông của ngài Đạo tuyên, tạo thành thế chân vạc và cùng nỗ lực hoằng truyền giới luật. Nhưng giữa 3 tông này có sự bất đồng căn bản về vấn đề Giới thể. Giới thể do người thụ giới phát được ở trong tâm khi nhận lãnh giới pháp. Tướng bộ tông của ngài Pháp lệ theo thuyết của luận Thành thực mà chủ trương rằng Giới thể là phi sắc phi tâm; Đông tháp tông của ngài Hoài tố thì y cứ vào luận Câu xá mà cho rằng Giới thể là vô biểu sắc; còn Nam sơn tông của ngài Đạo tuyên cũng theo thuyết luận Thành thực nên chủ trương Giới thể phi sắc phi tâm. Duy có điều khác với 2 tông trên chủ trương luật Tứ phần chỉ là Tiểu thừa, ngài Đạo tuyên dùng nghĩa Duy thức để giải thích luật Tứ phần và cho rằng luật Tứ phần tuy gốc Tiểu thừa, nhưng cũng có phần thông cả Đại thừa. Từ sau đời Đường, tông Tướng bộ và tông Đông tháp dần dần suy vi, chỉ còn Nam sơn Luật tông là thịnh hành. Và từ đó về sau, khi nói đến Luật tông tức là chỉ cho Nam sơn Luật tông. Khoảng năm Khai nguyên (713-741), sư Vinh duệ và sư Phổ chiếu người Nhật bản đến Trung quốc thỉnh Luật sư Giám chân (hàng chắt của ngài Đạo tuyên) sang Nhật hoằng truyền luật pháp, được tôn là Tổ của Luật tông Nhật bản. Đệ tử của ngài Đạo tuyên là Chu luật sư (hoặc Tú luật sư) là Tổ thứ 2 của Nam sơn Luật tông. Từ đó về sau, các Tổ truyền thừa qua các đời: Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh... đều có soạn chương sớ hoằng truyền, nên Nam sơn Luật tông lưu hành rất lâu. Tại Hàn quốc, phong trào học tập, nghiên cứu và hành trì luật pháp cũng phát triển rất sớm. Năm Trinh quán 11 (637), ngài Từ tạng đến Trung quốc, dừng ở chùa Vân tế tại Nam sơn. Khi trở về nước, ngài lập giới đàn ở chùa Thông độ hoằng truyền luật pháp. Ngoài ra, theo Luật sư Pháp bảo đời Đường cho biết, thì bộ Thập tì ni nghĩa sao do ngài Đạo tuyên soạn đã bị thất lạc hơn 200 năm. Mãi đến năm Hội xương thứ 5 (845) đời Đường, bộ sách này mới được tìm thấy tại nước Tân la. Luật tông tuy đã được truyền vào Hàn quốc từ đời Đường, nhưng đến năm Cao li Thái tổ 18 (935), chùa Khai quốc mới được xây dựng ở Khai thành để làm chùa chính của tông Nam sơn. Vào năm Nguyên phong thứ 8 (1085) đời vua Thần tông nhà Tống (Trung quốc), Vương tử của vua Cao li Văn tông là Nghĩa thiên đến Trung quốc, theo ngài Nguyên chiếu học luật, sau khi trở về nước, khai giảng bộ Hành sự sao. Đến năm Triều tiên Thái tông thứ 7 (1407), tông Nam sơn và tông Tổng trì (Chân ngôn) gọi chung là Tổng Nam tông. Năm Thế tông thứ 6 (1424), các tông bị xóa bỏ, chỉ còn lại Thiền tông và Giáo tông, Tổng Nam tông được đặt vào trong Thiền tông. Khoảng năm Hiến tông tại vị (1835-1849), Luật sư Đại ẩn Lãng ngũ được người đời khen là Đạo tuyên tái thế, cùng với đệ tử Thảo y là những bậc Luật sư danh tiếng cuối cùng của Triều tiên. Tại Nhật bản, như trên đã nói, ngài Giám chân đã truyền Nam sơn Luật tông vào. Năm Thiên bảo 13 (754) đời vua Đường Huyền tông, ngài Giám chân đến Nhật bản, sáng lập giới đàn ở chùa Đông đại để truyền trao giới pháp và thiết lập đạo tràng nghiên cứu giới luật ở chùa Đường chiêu đề, từ đó, Luật tông Nhật bản dần dần hưng thịnh. Chùa Dược sư ở Quan đông và chùa Quan âm ở Trúc tử cũng nối nhau thiết lập giới đàn, tăng ni Nhật bản phần nhiều đã thụ giới Cụ túc ở 3 chùa nói trên. Cũng như các tông phái khác, Luật tông Nhật bản cũng trải qua nhiều thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, đến thời Minh trị có ngài Vân chiếu v.v... đã tận lực phục hưng giới luật. Hiện nay có 2 phái Luật tông, 1 lấy chùa Đường chiêu đề làm trung tâm, 1 lấy chùa Tây đại tự làm trung tâm. [X. Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.trung, phần 1; Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma sớ Q.3; Luật tông quỳnh giám chương Q.6; Truyền luật đồ nguyên giải tập Q.thượng; Thích thị kê cổ lược Q.3; điều Nam sơn Luật tông trong Bách trượng thanh qui Q.7 phần hạ; Tống cao tăng truyện Q.14-16; Phật tổ thống kỉ Q.29, 53; Luật uyển tăng bảo truyện Q.4-15; Triều tiên Phật giáo thông sử trung biên, hạ biên; Lí triều Phật giáo]. (xt. Tứ Phần Luật, Giới, Đông Tháp Tông, Nam Sơn Tông, Tướng Bộ Tông, Đạo Tuyên, Giám Chân).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Vào thiền


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.78.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...