Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh:

(大方廣佛華嚴經) Phạm: Buddhàvataôsakamahàvaipulya-sùtra. Cũng gọi Hoa nghiêm kinh, Tạp hoa kinh, một trong những kinh điển trọng yếu của Phật giáo Đại thừa. Tông Hoa nghiêm Trung quốc đã y cứ vào kinh này mà lập ra các nghĩa vi diệu: Pháp giới duyên khởi, sự sự vô ngại v.v... làm tông chỉ. Đề kinh: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm đã bao hàm yếu chỉ của toàn kinh, đầy đủ cả Pháp dụ nhân quả và Lí trí nhân pháp. Đại là bao hàm; Phương là quĩ phạm; Quảng là rộng khắp, tức là thể dụng của Nhất tâm pháp giới rộng lớn không có bờ bến, gọi là Đại phương quảng. Phật là bậc đã chứng vào pháp giới rộng lớn vô tận ấy; Hoa dụ cho nhân hạnh đã thành tựu quả thể tròn đủ muôn đức; hoặc nói nghĩa muôn hạnh của Phật ở Nhân vị là để trang nghiêm quả Phật, thì gọi là Phật hoa nghiêm. Tóm lại, Đại phương quảng Phật hoa nghiêm là nghĩa sở thuyên, còn Kinh là ngôn giáo năng thuyên. Kinh này là pháp môn tự nội chứng mà đức Như lai đã nói cho các bậc thượng vị Bồ tát như: Văn thù, Phổ hiền v.v... nghe sau khi Ngài thành đạo được 14 ngày dưới gốc cây Bồ đề. Kinh Hoa nghiêm là pháp luân căn bản trong các giáo pháp, nên gọi là Xứng tính bản giáo. Là vì giáo pháp này thuộc pháp môn đốn giáo, nên cũng gọi là Sơ đốn hoa nghiêm. Nội dung trình bày nhân hạnh, quả đức của Phật, hiển bày diệu chỉ trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại. Kinh Hoa nghiêm tuy xuất phát ở Ấn độ, nhưng vẫn chưa phát huy được ý chỉ sâu xa, cho mãi đến khi tông Hoa nghiêm được thành lập ở Trung quốc thì chân nghĩa của kinh này mới được hiển dương đến chỗ cao tột. Về nguyên bản tiếng Phạm kinh Hoa nghiêm, từ xưa đã có nhiều thuyết khác nhau. Theo Hoa nghiêm kinh truyện kí quyển 1 của ngài Pháp tạng nói, thì ngài Long thụ đã thấy kinh này ở Long cung có ba bản thượng, trung, hạ; số bài tụng và số phẩm rất đồ sộ, sức phàm phu không thể thụ trì được, nên giấu kín không truyền, mà chỉ truyền bản hạ, tức là kinh Hoa nghiêm gồm 10 vạn bài kệ, 48 phẩm (có thuyết nói 38 phẩm). Về sau, bồ tát Thế thân cũng như các luận sư: Kim cương quán, Kiên tuệ v.v... đều có làm luận để giải thích phẩm Thập địa. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 1 chia kinh này làm sáu bản là: Hằng bản, Đại bản, Thượng bản, Trung bản, Hạ bản và Lược bản. Hoa nghiêm kinh chỉ qui, Hoa nghiêm kinh sớ quyển 3 thì nêu ra mười thứ khác nhau là: Kinh Dị thuyết, kinh Đồng thuyết, kinh Phổ nhãn, kinh Thượng bản, kinh Trung bản, kinh Hạ bản, kinh Lược bản, kinh Chủ bản, kinh Quyến thuộc, kinh Viên mãn v.v... Ngoài ra, luận Đại trí độ quyển 100 nói, bản tiếng Phạm của kinh Bất khả tư nghị giải thoát (kinh Hoa nghiêm 40 quyển) có mười vạn bài kệ. Nhiếp đại thừa luận thích quyển 15 (bản dịch đời Lương) cũng nói: Kinh Hoa nghiêm có 100.000 bài kệ, nên gọi là Bách thiên kinh. Dưới đây là những kinh Biệt sinh (tức là những kinh được rút ra từ bản chính, cũng gọi Biệt dịch), những bản khác và những tên phẩm của kinh Hoa nghiêm hiện còn được so sánh với nhau như sau: - Kinh Phật thuyết đâu la (phẩm Danh hiệu) 1 quyển, Chi lâu ca sấm dịch vào đời Đông Hán. - Kinh Bồ tát bản nghiệp(phẩm Tịnh hạnh) 1 quyển, Chi khiêm dịch vào đời Ngô. - Kinh Chư Bồ tát cầu Phật bản nghiệp (phẩm Tịnh hạnh) 1 quyển, Niếp đạo chân dịch vào đời Tây Tấn. - Kinh Bồ tát thập trụ hành đạo phẩm (phẩm Thập trụ) 1 quyển, Trúc pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn. - Kinh Tiệm bị nhất thiết trí đức(phẩm Thập địa) 5 quyển, Trúc pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn. - Kinh Đẳng mục bồ tát sở vấn tam muội (phẩm Thập định) 3 quyển, Trúc pháp hộ dịch vào Tây Tấn. - Kinh Như lai hưng hiển (phẩm Tính khởi) 4 quyển, Trúc pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn. - Kinh Độ thế phẩm(phẩm Li thế gian) 6 quyển, Trúc pháp hộ dịch. - Kinh Bồ tát thập trụ (phẩm Thập trụ), 1 quyển, Kì đa mật dịch vào đời Đông Tấn. - Kinh Thập trụ(phẩm Thập địa) 4 quyển, Cưu ma la thập dịch vào đời Diêu Tần. -Kinh Hiển vô biên Phật độ công đức (phẩm Thọ mệnh)1 quyển, Huyền trang dịch vào đời Đường. - Kinh Giảo lượng nhất thiết Phật sát công đức(phẩm Thọ mệnh) 1 quyển, Pháp hiền dịch vào đời Tống. - Kinh La ma già (phẩm Nhập pháp giới) 3 quyển, Thánh kiên dịch vào đời Tây Tần. - Kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh tục nhập pháp giới phẩm (phẩm Nhập pháp giới) 1 quyển, Địa bà ha la dịch vào đời Đường. - Kinh Văn thù sư lợi phát nguyện (phẩm Nhập pháp giới)1 quyển, Giác hiền dịch vào đời Đông Tấn. -Kinh Đại phương quảng Như lai bất tư nghị cảnh giới(hội Phổ quang pháp đường) 1 quyển, Thực xoa nan đà dịch vào đời Đường. - Kinh Đại phương quảng nhập Như lai trí đức bất tư nghị(hội Phổ quang pháp đường) 1 quyển, Thực xoa nan đà dịch. -Kinh Đại phương quảng phổ hiền sở thuyết (Biệt bản Hoa nghiêm)1 quyển, Thực xoa nan đà dịch. - Kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm bất tư nghị Phật cảnh giới phần (Biệt bản Hoa nghiêm)1 quyển, Đề vân bát nhã dịch vào đời Đường. - Kinh Phật hoa nghiêm nhập Như lai đức trí bất tư nghị cảnh giới (Biệt bản Hoa nghiêm) 2 quyển, Xà na quật đa dịch vào đời Tùy. - Kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm tu từ phần (Biệt bản Hoa nghiêm) 1 quyển, Đề vân bát nhã dịch vào đời Đường. Ngoài ra, về các bản dịch khác của kinh Hoa nghiêm (tương đương với toàn bộ kinh Hoa nghiêm) thì có ba loại sau đây: 1. Lục Thập Hoa Nghiêm, gồm 60 quyển, do ngài Phật đà bạt đà la dịch vào đời Đông Tấn. Cũng gọi Cựu hoa nghiêm, Tấn kinh, thu vào Đại chính tạng tập 9. Nội dung gồm 7 xứ, 8 hội, 34 phẩm. Tông Hoa nghiêm thu 34 phẩm này vào 5 phần là: Giáo khởi nhân duyên, Cử quả khuyến lạc sinh tín, Tu nhân khế quả sinh giải, Thác pháp tiến tu thành hành và Y nhân nhập chứng thành đức. Trên đây là đứng về phương diện kinh văn mà phân biệt. Tiếp đến, dựa theo nghĩa lí mà chia và lập 5 vòng nhân quả là: Sở tín, Sai biệt, Bình đẳng, Thành hạnh và Chứng nhập. Về cách kết cấu, tổ chức kinh Hoa nghiêm (60 quyển) thì nói theo Thất xứ, Bát hội. Thất xứ là bảy nơi diễn thuyết, Bát hội là tám lần diễn thuyết được tóm tắt như sau: Hội thứ 1: Ở đạo tràng Tịch diệt (từ quyển 1 đến quyển 4) bao gồm 2 phẩm: Thế gian tịnh nhãn và Lô xá na. Hội thứ 2: Ở điện Phổ quang minh (từ quyển 4 đến quyển 7) gồm 6 phẩm: Như lai danh hiệu, Tứ đế, Như lai quang minh giác, Bồ tát minh nan, Tịnh hạnh và Bồ tát hiền thủ. Hội thứ 3: Trên cung trời Đao lợi(từ quyển 8 đến quyển 10) gồm 6 phẩm: Phật thăng Tu di đính, Diệu thắng điện thượng thuyết kệ, Bồ tát thập trụ, Phạm hạnh, Sơ phát tâm bồ tát công đức và Minh pháp. Hội thứ 4: Ở cung trời Dạ ma(từ quyển 11 đến quyển 13) gồm 4 phẩm: Phật thăng Dạ ma thiên cung, Dạ ma thiên cung Bồ tát thuyết kệ, Công đức hoa tụ bồ tát thập hành và Bồ tát thập vô tận tạng. Hội thứ 5: Trên cung trời Đâu suất(từ quyển 13 đến quyển 23) gồm 3 phẩm: Như lai thăng Đâu suất thiên cung, Đâu suất thiên cung Bồ tát tán Phật và Kim cương chàng bồ tát thập hồi hướng. Hội thứ 6: Ở cung trời Tha hóa tự tại (từ quyển 23 đến quyển 36) gồm 11 phẩm: Thập địa, Thập minh, Thập nhẫn, A tăng kì, Thọ mệnh, Bồ tát trụ xứ, Phật bất tư nghị pháp, Như lai tướng hải, Phật tiểu tướng công đức, Phổ hiền Bồ tát hạnh và Bảo vương như lai tính khởi. Hội thứ 7: Ở pháp đường Phổ quang (điện Phổ quang minh lần thứ 2– từ quyển 36 đến quyển 43) có một phẩm: Li thế gian. Hội thứ 8: Ở rừng Thệ đa (từ quyển 44 đến quyển 60) có 1 phẩm: Nhập pháp giới. Ngoài ra, tông Thiên thai chia 8 hội của kinh này thành 2 phần: Phần đầu gồm 7 hội là phần đức Phật nói pháp trong thời gian 21 ngày sau khi thành đạo. Phần sau 1 hội cuối cùng là phần đức Phật nói pháp trong thời gian sau 21 ngày. Ngài Bồ đề lưu chi thì cho rằng 5 hội trước là phần đức Phật nói trong 7 ngày đầu sau khi thành đạo, còn từ hội thứ 6 về sau là phần đức Phật nói trong 14 ngày kế tiếp. Ngoài ra, trong Hoa nghiêm kinh sớ quyển 4, ngài Trừng quán cho rằng trong chín hội của Tân hoa nghiêm (Bát thập Hoa nghiêm dùng thuyết Thất xứ, cửu hội), thì 5 hội trước là phần nói pháp trong 7 ngày đầu, 3 hội 6, 7, 8 là phần nói pháp trong 14 ngày tiếp theo, còn hội thứ 9 là phần nói pháp trong những ngày sau đó. Về phần phiên dịch kinh này, cứ theo Xuất tam tạng kí tập quyển 9 và Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 1 nói, thì nguyên bản tiếng Phạm của kinh Hoa nghiêm vốn có 10 vạn bài kệ, nhưng bản do ngài Chi pháp lãnh đời Đông Tấn từ nước Vu điền mang vào Trung quốc chỉ có 3vạn6nghìn bài kệ. Vào tháng 3 năm Nghĩa hi 14 (418) đời An đế, ngài Phật đà bạt đà la dịch thành 60 quyển, gọi là Lục thập Hoa nghiêm. Đây là lần dịch đầu tiên, nhưng phẩm Nhập pháp giới chưa được hoàn bị, mãi đến niên hiệu Vĩnh long năm đầu (680) mới được dịch bổ sung. Kinh này có rất nhiều sách chú sớ như: Hoa nghiêm kinh sớ 7 quyển (Tuệ viễn), Hoa nghiêm kinh sưu huyền phân tề thông trí phương quĩ 5 quyển (Trí nghiễm), Hoa nghiêm khổng mục chương 4 quyển (Trí nghiễm), Hoa nghiêm kinh thám huyền kí 20 quyển (Pháp tạng) v.v... 2. Bát Thập Hoa Nghiêm, gồm 80 quyển, do ngài Thực xoa nan đà dịch vào đời Đường. Cũng gọi Tân hoa nghiêm, Đường kinh, thu vào Đại chính tạng tập 10, gồm Thất xứ, Cửu hội, 39 phẩm, là bản dịch khác của Lục thập Hoa nghiêm. Những chỗ dị đồng giữa Hoa nghiêm 80 quyển và Hoa nghiêm 60 quyển được đồ biểu như sau: Nguyên bản tiếng Phạm của kinh Hoa nghiêm (80 quyển) do ngài Thực xoa nan đà mang từ nước Vu điền vào Trung quốc theo lời thỉnh cầu của Vũ tắc thiên. Vào tháng 3 niên hiệu Chứng thánh năm đầu (695), ngài Thực xoa nan đà bắt đầu phiên dịch ở chùa Biến không, Vũ hậu đích thân đến dịch trường viết tên của phẩm đầu. Đến năm Thánh lịch thứ 2 (699) vào tháng 10 thì dịch xong. Đây là lần phiên dịch thứ hai. Bát thập Hoa nghiêm so với Lục thập Hoa nghiêm thì lời văn trôi chảy, nghĩa lí trong sáng, đầy đủ, nên được lưu thông rất rộng. Đây là bộ kinh chính yếu của tông Hoa nghiêm. Ngoài ra, kinh này còn có bản dịch Tây tạng, gồm 45 phẩm. Trong đó, 44 phẩm đầu tương đương với 38 phẩm trước của Bát thập Hoa nghiêm, còn phẩm 45 thì tương đương với phẩm Nhập pháp giới thứ 39. Văn cú trong bản dịch Tây tạng có rất nhiều chỗ khác với bản Hán dịch. Về chú sớ của kinh này thì có: Lược sớ san định kí 15 quyển(Tuệ quyển), Hoa nghiêm kinh sớ 30 quyển (Thần tú), Hoa nghiêm kinh sớ 60 quyển (Trừng quán), Hoa nghiêm kinh luân quán 1 quyển (Phục am), Hoa nghiêm kinh cương yếu 80 quyển (Đức thanh) v.v... 3. Tứ Thập Hoa Nghiêm, gồm 40 quyển, do ngài Bát nhã dịch vào đời Đường. Gọi đủ: Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh nhập bất tư nghị giải thoát cảnh giới phổ hiền hành nguyện phẩm, gọi tắt: Phổ hiền hành nguyện phẩm, cũng gọi Trinh nguyên kinh, thu vào Đại chính tạng tập 10. Đây là bản dịch khác của phẩm Nhập pháp giới trong hai bản kinh Hoa nghiêm (bản mới và cũ, tức là bản 80 quyển và bản 60 quyển) và là cùng bản với kinh Hoa nghiêm trong chín bộ kinh Đại thừa truyền ở nước Ni bạc nhĩ (Népal). Nội dung của bản dịch này ghi chép việc đồng tử Thiện tài lần lượt tham vấn 55 vị thiện tri thức (có chỗ nói53 vị), mà thành tựu hạnh nguyện Phổ hiền. Tứ thập Hoa nghiêm tuy chỉ có một phẩm Nhập pháp giới, nhưng nó đã chiếm tới hơn 1/4 của toàn bộ kinh Hoa nghiêm, vì thế, nó được xem như là bản dịch khác của kinh Hoa nghiêm. Cách kết cấu, tổ chức của Tứ thập Hoa nghiêm được đồ biểu như sau: Lại sự trình bày của Tứ thập Hoa nghiêm, phần lớn tuy giống với phẩm Nhập pháp giới của cả Lục thập Hoa nghiêm và Bát thập Hoa nghiêm ở trên, nhưng văn từ rộng hơn và nhất là trong quyển 40 có thêm vào Phổ hiền thập chủng đại nguyện và bài kệ trùng tụng Phổ hiền quảng đại nguyện vương thanh tịnh. Đây là đặc sắc của bản kinh này. Nguyên bản tiếng Phạm của kinh này do chính tay vua Sư tử nước Ô đồ thuộc Nam thiên trúc viết và sai sứ giả đem đến dâng vua Đức tông nhà Đường, Trung quốc, vào tháng 11 năm Trinh nguyên 11 (795), đến tháng 6 năm sau, ngài Tam tạng Bát nhã người Kế tân phiên dịch ở chùa Sùng phúc tại Trường an, có các ngài Trừng quán, Viên chiếu, Giám hư v.v... xem xét cẩn thận, rõ ràng. Đến tháng 2 năm Trinh nguyên 14 (798), việc phiên dịch mới được hoàn tất. Bản tiếng Phạm của kinh này hiện còn được cất giữ trong các Thư viện hoặc Học viện của các nước Anh, Pháp, Ấn độ v.v... kinh này còn có bản dịch tiếng Tây tạng và bản dịch văn Tây hạ. Ngoài ra, thuyết đồng tử Thiện tài đi về phương Nam lần lượt tham vấn các thiện tri thức được trình bày trong kinh này cũng giống với thuyết bồ tát Tát đà ba luân qua phương Đông tìm cầu Bát nhã nói trong kinh Đạo hành bát nhã. Lại nữa, kinh này cũng ghi việc các vị đại Thanh văn không thể nghe biết được sức thần biến tự tại của đức Phật, để ngụ ý chê Tiểu thừa, khen Đại thừa, giống với chỉ thú của kinh Duy ma. Về các bản dịch khác của kinh này thì có: Kinh La ma già 3 quyển do ngài Thánh kiên dịch vào đời Tây Tần; kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm phẩm Nhập pháp giới 1 quyển, do ngài Địa bà ha la dịch vào đời Đường; Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh Nhập pháp giới phẩm Tứ thập nhị tự quán môn 1 quyển, do ngài Bất không dịch vào đời Đường. Về bài kệ Phổ hiền quảng đại nguyện vương thanh tịnh trong quyển 40 của kinh này cũng có hai bản dịch khác. Về chú sớ thì có: Hoa nghiêm kinh hành nguyện phẩm sớ 10 quyển do ngài Trừng quán soạn; Hoa nghiêm kinh biệt hành sớ 2 quyển của ngài Trọng hi; Hoa nghiêm kinh Phổ hiền hành nguyện tu chứng nghi 1 quyển của ngài Tịnh nguyên v.v... Ngoài ra, phần tán thán đồng tử Thiện tài lần lượt tham vấn55 vị thiện tri thức thì có: Đại phương quảng Hoa nghiêm Nhập pháp giới phẩm tán của Dương kiệt; Văn thù chỉ nam đồ tán của Duy bạch v.v... [X. Xuất tam tạng kí tập Q.2; Lịch đại tam bảo kỉ Q.3, Q.7; Đại đường nội điển lục Q.6; Khai nguyên thích giáo lục Q.3; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.2; Nhất thiết kinh mục lục Q.thượng (bản đời Đường); Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.13, Q.17; Đại tạng thánh giáo pháp bảo tiêu mục Q.9]. (xt. Ngũ Thập Tam Tham, Ngũ Thập Ngũ Thiện Tri Thức, Ngũ Chu Nhân Quả, Thiện Tài Đồng Tử, Hoa Nghiêm Tông).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 184.72.135.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...