Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đắc giới xá giới »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đắc giới xá giới








KẾT QUẢ TRA TỪ


đắc giới xá giới:

(得戒舍戒) Được giới, bỏ giới. Cũng gọi Phát giới thất giới (phát giới mất giới). Tức là Đắc giới và Xả giới nói chung lại. I. Đắc Giới: Phát được 3 thứ Vô biểu sắc: Luật nghi, Bất luật nghi, Phi luật nghi phi bất luật nghi, gọi là Đắc giới. Vô biểu sắc chỉ cho sắc pháp vô kiến vô đối tương tục hằng chuyển trong thân, có công năng mang lại quả vui và ngăn ngừa điều xấu ác, hoặc dẫn đến quả khổ và chặn đứng việc tốt lành. A. Vô biểu sắc của Luật nghi có ba loại: 1. Tĩnh lự luật nghi: Tức là Định cộng giới, thuộc về giới của cõi Sắc, là Vô biểu sắc phát được khi tâm an trụ trong bốn Căn bản hữu lậu và bốn Cận phần tĩnh lự địa của cõi Sắc. 2. Vô lậu luật nghi: Tức là Đạo cộng giới, là Vô biểu sắc phát được khi tâm an trụ nơi Căn bản cận phần tĩnh lự địa vô lậu. 3. Biệt giải thoát luật nghi: Tức giới của 7 chúng thụ trì, thuộc về giới của cõi Dục, là Vô biểu sắc nhờ vào sức chỉ dẫn của người khác mà phát được. Nhờ vào sức chỉ dẫn của người khác có hai loại: Từ Tăng già mà được và từ Bổ đặc già la mà được. - Từ Tăng già mà được giới tỉ khưu, tỉ khưu ni và chính học luật nghi. - Từ Bổ đặc già la mà được 5 thứ giới còn lại, tức là 5 loại luật nghi của Cần sách, Cần sách nữ, Cận sự, Cận sự nữ và Cận trụ. Ngoài ra, sự đắc giới Cụ túc của tỉ khưu, tỉ khưu ni lại chia làm 10 duyên đắc giới: Tự nhiên đắc, Kiến đế đắc, Thiện lai đắc, Tín Phật đắc, Vấn đáp đắc, Kính trọng đắc, Khiển sứ đắc, Ngũ biên đắc, Thập chúng đắc và Tam qui đắc. Về vấn đề này, luật Tứ phần, luật Ma ha tăng kì, luật Ngũ phần, luận Tì ni mẫu v.v... đều nói khác nhau. Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 3 phần cuối nói rất rõ về sự khác nhau ấy. B. Vô biểu sắc bất luật nghi: Bất luật nghi tức là ác giới phi luật nghi, có 2 trường hợp phát ra Vô biểu sắc này: 1. Sinh vào trong gia đình làm nghề đồ tể... do gia hạnh sát sinh hiện hành lúc ban đầu mà được. 2. Tuy không sinh vào trong nhà tạo các nghiệp bất luật nghi, nhưng lúc ban đầu có ý muốn làm nghề giết hại để mưu sinh thì được ác giới Vô biểu sắc này. C. Vô biểu sắc của Phi luật nghi phi bất luật nghi: Phi luật nghi phi bất luật nghi tức ở khoảng giữa thiện giới và ác giới, có 3 nguyên nhân được Vô biểu sắc này: 1. Do nhân mà được: Tức là nhờ lúc trước bố thí vườn rừng và gieo trồng các phúc điền mà được. 2. Do thụ mà được: Như tự nguyện chưa lễ Phật thì không ăn trước và thường thí thực vào 6 ngày trai v.v... 3. Do trọng hành mà được: Tức là vô biểu sắc phát ra khi chú trọng mạnh vào các hành vi thiện và ác. II. Xả giới: Xả bỏ giới mà mình đã lãnh nhận, cũng chia làm 3 loại: Luật nghi, Bất luật nghi, Phi luật nghi phi bất luật nghi. Về duyên xả giới, các bộ phái và Đại thừa đều nói khác nhau. Cứ theo luận Câu xá quyển 15 thì: A. Xả giới luật nghi do 3 duyên: 1. Xả Tĩnh lự luật nghi do 2 duyên: a) Dời chỗ: Khi từ hạ địa (cõi người) sinh lên thượng địa (cõi trời) hoặc ngược lại từ thượng địa sinh xuống hạ địa. b) Lui mất: Khi đã được công đức thắng định rồi mà lui mất. 2. Xả Vô lậu luật nghi do 3 duyên: a) Khi đắc quả: Xả Hướng đạo và Quả đạo trước kia, cho nên cũng xả bỏ luật nghi trước kia. b) Ở vị luyện căn: Đắc lợi đạo mà xả Độn đạo, nên cũng xả bỏ các luật nghi. c) Do lui mất Quả đạo, Thắng quả đạo. 3. Trong 8 thứ Biệt giải thoát luật nghi, ngoại trừ Cận trụ luật nghi, còn 7 luật nghi như: Tỉ khưu, tỉ khưu ni v.v... đều do 4 duyên mà xả: a) Do ý muốn. b) Do mệnh chung. c) Do sinh ra làm người có cả nam căn, nữ căn. d) Do dứt hết căn lành. Còn Cận trụ luật nghi thì có 5 duyên xả giới, tức là 4 duyên như vừa nói ở trên và thêm Hết đêm là 5 duyên. B. Xả giới Bất luật nghi do 3 duyên: Mệnh chung, đắc giới, người sinh ra có 2 căn. C. Xả giới Phi luật nghi phi bất luật nghi do 6 duyên: Thụ tâm đoạn hoại(xả bỏ giới đã thụ lúc trước), Thế lực đoạn hoại(thế lực của lòng tin trong sạch hoặc của phiền não), Tác nghiệp đoạn hoại(khônglàm nữa), Sự vật đoạn hoại(như bố thí tài vật), Thọ mệnh đoạn hoại (chỗ nương chuyển đổi)và Thiện căn đoạn hoại. Ngoài các loại xả giới được trình bày ở trên, luận Du già sư địa quyển 40 có nêu ra 2 duyên xả giới của Bồ tát Đại thừa: 1. Thoái tâm bồ đề. 2. Phạm trọng giới. Đồng thời cho rằng nếu Bồ tát Đại thừa mắc 2 duyên này, khi chuyển sinh qua đờin khác thì quên mất bản niệm, như thế, ngày sau tuy có cơ hội được thụ lại, nhưng chẳng phải mới thụ, cũng chẳng phải mới được. Về nhân duyên xả giới Bồ tát, luận Du già sư địa nói rằng, nếu chẳng phải do lui mất tâm bồ đề hoặc phạm trọng tội thượng phẩm mà xả giới, thì trong vị lai vĩnh viễn không trở lui. Điều này khác với luật nghi giới Thanh văn xả giới do mệnh chung. Nhưng, cứ theo phẩm Đại chúng thụ học trong kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp quyển hạ nói, thì một khi Bồ tát đã thụ 10 giới Vô tận rồi (tức diệu giới Viện đốn) thì không bao giờ còn trở lui nữa. Trong Phạm võng kinh Bồ tát giới bản sớ quyển thượng, ngài Nghĩa tịch, người Tân la (Triều tiên) sống vào đời Đường, đã bàn rõ thêm về chỗ khác nhau giữa 2 quan điểm của luận Du già và kinh Anh lạc, rồi dung hợp cả 2 bằng thuyết Công năng huân tập của chủng tử. [X. luật Tứ phần Q.57; luật Thập tụng Q.1, Q.56; luật Ngũ phần Q.1; luật Đại tì bà sa Q.120; luận Câu xá Q.14, Q,15; Đại thừa nghĩa chương Q.10]. (xt. Giới, Vô Biểu Sắc).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.38.125 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...