Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chuyển biến »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chuyển biến








KẾT QUẢ TRA TỪ


chuyển biến:

(轉變) Hàm ý là chuyển hóa đổi khác. 1. Chuyển biến. Tức phiếm chỉ cái tướng chuyển hóa biến đổi của các pháp. Thuyết chuyển biến (Phạm: pariịàmavàda) và thuyết Tích tập (Phạm:àrambhavàda) là tư tưởng trung tâm của Áo nghĩa thư mà các phái triết học Ấn độ phần nhiều thu dụng, trong đó, lấy thuyết Chuyển biến của học phái Số luận làm đại biểu điển hình. Học phái này cho rằng, bản tính của cái nhân vật chất của muôn vật đều có tính chuyển biến. Các học phái khác, như phái Du già cũng thu dụng thuyết này. Lại trong học phái Phệ đàn đa, thuyết Chuyển biến của La ma nô già (Phạm: Ràmànuja) và thuyết Hóa hiện (Phạm: Vivarta-vàda) của Thương yết la (Phạm: Saíkara) đối lập nhau. Trong Phật giáo, Thuyết nhất thiết hữu bộ chủ trương, trong vòng nối tiếp của các pháp hữu vi, từ khoảng sát na trước đến khoảng sát na sau, thể của chúng không có sự đổi khác (tự thể chuyển biến), nhưng đối với sự không khởi động, đang khởi động hoặc sắp khởi động của tác dụng, thì về mặt biến hóa của vị lai, hiện tại và quá khứ, thừa nhận có chuyển biến (tác dụng chuyển biến). Tông Duy thức chủ trương thuyết Thức chuyển biến (Phạm: Vijĩàna-pariịàma), thuyết này đứng về phương diện nhân tính và quả tính mà khảo sát sự chuyển biến của thức, và cho rằng nhân chuyển biến là y vào thức hiện hành, trong thức A lại da có các tập khí đẳng lưu và dị thục - quả chuyển biến là từ tập khí dị thục trong thức A lại da sản sinh các thức A lại da chúng đồng phận khác, rồi lại từ tập khí đẳng lưu mà sản sinh thức hiện hành. Như vậy, thuyết Thức chuyển biến, một mặt thuyết minh mối quan hệ nhân quả giao thoa của thức A lại da và thức hiện hành, mặt khác lại hiển bày cái tình hình thức A lại da nối tiếp sinh diệt từng sát na, không gián đoạn. Trong luận Thành duy thức quyển 7, từ chuyển biến được dịch là Năng biến, do đó, có những giải thích như sau: cái gọi là chuyển biến (khái niệm tác dụng) tức là năng biến (khái niệm thể tính). Luận Thành duy thức quyển 7 (Đại 31, 38 hạ), nói : Các thức ấy, nghĩa là thức Tam năng biến và tâm sở kia như đã nói ở trước, đều hay biến ra hai phần Kiến và Tướng, cho nên đặt tên là chuyển biến. Kiến phần sở biến, gọi là Phân biệt, vì hay nhận lấy tướng - Tướng phần sở biến, gọi là Sở phân biệt, vì do Kiến nhận lấy. Ý nghĩa trên đây, tức là hai phần Kiến, Tướng được hiện trong các thức đều gọi là chuyển biến, bất luận là Kiến phần năng thủ hay Tướng phần sở thủ, đều là do thức biến hiện. Tông Duy thức lấy đó mà thành lập nghĩa Hết thảy đều do thức, là tư tưởng trung tâm của tông này. [X. Duy thức nhị thập luận - Duy thức tam thập tụng - Thế thân duy thức nguyên điển giải minh]. (xt. Nhân Năng Biến, Quả Năng Biến). II. Chuyển biến. Là một trong mười tám biến. Có nghĩa là Phật và Bồ tát dựa nơi sức định mà có thể chuyển biến tính chất của muôn vật một cách tự tại. Thuyết này có xuất xứ từ luận Du già sư địa quyển 37. (xt. Thập Bát Biến).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Đường Không Biên Giới


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.143.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...