Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ca lật để ca nguyệt »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ca lật để ca nguyệt








KẾT QUẢ TRA TỪ


ca lật để ca nguyệt:

(歌栗底迦月) Tháng Ca lật để ca. Phạm: Kàrttika, Pàli: Kattika. Chỉ cho tháng 8 của lịch Ấn độ. Cũng gọi Ca lạt để ca nguyệt, Yết lật để ca nguyệt, Ca hi na nguyệt, Ca đề nguyệt. Dịch ý là tháng sao Mão. Mặt trăng tháng này từ lúc bắt đầu tròn cho mãi đến tiết sao Mão (Phạm: Kfttikà) mới lại thấy tròn nữa, vì thế nên gọi là tháng sao Mão. Tức là tương đương với ngày 16 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. [X. kinh Thập nhị nhân duyên tường thụy Q.thượng; kinh Tú diệu Q.thượng; Luận Đại tì bà sa Q.183; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.2; Đại đường tây vực kí Q.2, Q.6; Tuệ lâm âm nghĩa Q.11]. CA LÂU LA ĐIỂU Chim Ca lâu la. Phạm: garuđa, Pàli: garuơa. Cũng gọi Gia lâu la điểu, Già lâu la điểu, Yết lộ đồ điểu. Dịch ý là ăn nhả tiếng thương đau. Hoặc gọi Tô bát lạt ni (Phạm: Suparịi), tức là chim cánh vàng (kim sí), chim cánh vi diệu. Một loài chim lớn giống như chim cắt, tính hung dữ được thần cách hóa trong thần thoại Ấn độ đời cổ. Thần Tì thấp nô hay ngồi trên lưng chim này. Theo truyền thuyết, khi chim này sinh ra, trên thân có ánh sáng rực rỡ, các trời lầm tưởng đó là Hỏa thiên và thay nhau lễ lạy. Trong các kinh điển Phật giáo đều có nói đến tên của loài chim này, như kinh Trường a hàm quyển 19 chép, chim kim sí (cánh vàng) có bốn loại: đẻ trứng, đẻ bọc , đẻ nơi Ca Lăng Tần Già Điểu ẩm ướt và tự nhiên hóa ra. Chim kim sí đẻ trứng có thể ăn rồng đẻ trứng; chim kim sí đẻ bọc có thể ăn rồng đẻ trứng, đẻ bọc; chim kim sí đẻ chỗ ẩm ướt có thể ăn rồng đẻ chỗ ẩm ướt, đẻ trứng, đẻ bọc, chim kim sí tự nhiên hóa ra có thể ăn rồng tự nhiên hóa ra và các loại rồng khác. Kinh Quán Phật tam muội hải quyển 1 nói; loài chim này vì nghiệp báo mà được dùng rồng làm món ăn, ở Diêm phù đề, trong một ngày, chim này có thể ăn hết một rồng chúa và 500 rồng nhỏ. Kinh Luật dị tướng quyển 48 nói, chim này khi vỗ cánh phát ra gió, nếu gió ấy quạt vào mắt người thì mắt sẽ mù. Kinh Bồ tát tòng đâu suất thiên giáng thần mẫu thai thuyết quảng phổ quyển 7 chép, chim chúa Kim sí thân dài 8000 do tuần, mỗi cánh dài 4000 do tuần. Trong các kinh Đại thừa, chim này là một trong tám bộ chúng lớn, cùng với trời, rồng; a tu la v.v... cũng được liệt vào hội tọa nghe đức Phật thuyết pháp. Trong Mật giáo, Ca lâu la là hóa thân của Phạm thiên, Tì nữu thiên, Đại tự tại thiên v.v... hoặc có thuyết cho là hóa thân của bồ tát Văn thù sư lợi, được đặt ở phía nam của bộ Kim cương ngoài thuộc Thai tạng giới. Hình tượng Ca lâu la có nhiều loại, Ca lâu la trong di tích Sơn kì (Sànchi)ở Ấn độ chỉ đơn thuần là hình chim, nhưng hình tượng được truyền lại ở đời sau thì phần nhiều là đầu cánh móng mỏ giống như chim cắt, còn mình và chân tay giống như người, mặt trắng, cánh đỏ, thân vàng. [X. kinh Hải long vương Q.4; kinh Pháp hoa Q.1; kinh Khởi thế nhân bản Q.5; luận Lập thế a tì đàm Q.2; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.2]. CA LÂU LA PHÁP Cũng gọi Ca lâu la đại pháp. Phép tu bí mật trong Mật giáo, lấy Ca lâu la vương (chim Kim sí) làm Bản tôn (vị tôn chính) tu để trừ bệnh hoạn, phòng mưa bão và tránh sấm sét v.v... Cứ theo kinh Ca lâu la cập chư thiên mật ngôn chép, thì người trì pháp môn này, trên trời, dưới trời đều có thể qua, chẳng những mọi kẻ oán địch và quỉ thần đều không dám gần, mà người này còn là người hơn hết trong các pháp tất địa thành tựu. Cứ theo Giác thiền sao Ca lâu la pháp chư quĩ nói, thì tu pháp này hành giả có thể được các công đức lợi ích ở đời mạt pháp như: linh nghiệm nhanh chóng, được của báu ở cung rồng, được cam lồ trên trời, trừ nạn trăm rắn, đánh tan quân trận, hàng phục oán gia, trừ các bệnh hoạn v.v... [X. kinh Kim cương quang diệm chỉ phong vũ đà la ni; Văn thù sư lợi bồ tát căn bản đại giáo vương kinh phẩm Kim sí điểu vương]. CA LÊ CA LONG VƯƠNG Ca lê ca, Phạm: Kàlika. Rồng dữ thuộc loài quỉ. Cũng gọi Ca la ca long vương, Già lăng già lăng vương, Gia lê gia long vương. Dịch ý là Câu thời long vương, Hắc sắc long vương. Rồng này cùng với rồng ác kim tì la điều bị đức Phật điều phục. Rồng này ở Chim Ca Lâu La (trong Đồ tượng sao) Chim Ca Lâu La (ở Sơn Kì) dưới sông Ni liên thiền, mù cả hai mắt, sau được gặp đức Phật mới thấy lại ánh sáng. Cứ theo kinh Thắng thiên vương bát nhã ba la mật quyển 4 chép, khi Bồ tát tu hành bát nhã ba la mật đa, thì từ luân tướng nghìn bánh xe dưới bàn chân của Bồ tát phóng ra ánh sáng lớn, rồng này thấy thế liền cúng dường. [X. Hữu bộ tì nại da Phá tăng sự Q.5; Phật sở hành tán Q.4; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.4]. CA LÊ LONG VƯƠNG Ca lê, Phạm: Kàla. Cũng gọi Ca la long vương. Gia lê Gia long vương, Ca la ca lê long vương, Hắc long vương. Rồng chúa thuộc loài quỉ. Cứ theo kinh Phật bản hạnh tập quyển 31 chép, sau khi đức Phật thành đạo, có lần Ngài đã nhận lời mời của long vương này xuống dưới cung điện của rồng . Còn theo kinh A dục vương quyển 2 ghi thì khi đức Phật lên đạo tràng Bồ đề, long vương này dâng bài ca khen ngợi Phật. Lại Hữu bộ tì nại da dược sự quyển 4 thì nói, long vương này cùng với long vương Kiều đàm ma đều từ biển lớn đến thành Tô ba la nghe đức Phật nói pháp. [X. kinh Tạp a hàm Q.23; kinh Chính pháp niệm xứ Q.18; truyện A dục vương Q.2].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Đừng đánh mất tình yêu


Sống thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.211.107 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...