Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bố giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bố giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bố giáo:

(布教) Đem giáo pháp nói cho người nghe. Cùng nghĩa với các tiếng Hoằng giáo, Tuyên giáo, Truyền giáo. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 10 phần trên (Đại 33, 800 trung, 812 hạ), nói : Như lai bắt đầu bố giáo (...) Thánh nhân bố giáo, đều có người theo về, nhưng các nhà phán giáo thì chẳng phải một. Như vậy, người ta có thể thấy từ ngữ bố giáo vốn chỉ cho việc Phật và Bồ tát giáo hóa chúng sinh. Đến đời sau, dần dần chỉ cho người vào đạo Phật đã lâu rồi chuyển sang dắt dẫn người khác, hoặc chuyên về việc học tập nghiên cứu kinh điển để giảng đạo nói pháp. Ngược dòng lịch sử, ngay khi chấm dứt mùa an cư của năm đầu tiên sau đức Phật thành đạo, đã có 60 vị đệ tử Phật đi đến các nơi để truyền bá giáo pháp. Sau đức Phật nhập diệt, các bậc đại đức phần nhiều cũng khuyến khích người tu hành đi đến các nơi xa xôi để truyền đạo. Như vào thế kỉ III trước Tây lịch, sau khi Đại hội kết tập lần thứ ba bế mạc, vua A dục liền phái các vị Trưởng lão đến những nước gần biên giới truyền bá giáo pháp: phía bắc đến nước Ca thấp di la, Kiện đà la, phía nam đến châu Sư tử (nước Tích lan), phía tây đến miền Trung á, phía đông đến nước Kim địa thuộc Nam bộ Miến điện. Phật giáo truyền đến Trung quốc vào hai thời Tây Hán, Đông Hán, ban đầu lấy Trường an, Lạc dương làm trung tâm, lưu hành ở một giải lưu vực sông Hoàng, thời Tam quốc truyền đến kinh đô Kiến nghiệp (Nam kinh) ven bờ Trường giang. Thời kì này đã có rất nhiều vị tăng người Trung quốc mạo hiểm đến Tây vực, Ấn độ, như các ngài Chu sĩ hành, Pháp hiển v.v... Năm Hàm an thứ 2 (372) vua Phù kiên phái ngài Thuận đạo đến nước Cao cú li hoằng pháp, dần dà Phật giáo đã truyền bá đến Tân la, Bách tế, để rồi khoảng 200 năm sau thì truyền đến Nhật bản. Hoặc có thuyết nói vào năm Đại minh thứ 5 (461) có năm vị sa môn người nước Kế tân đến nước Phù tang truyền bá Phật pháp. Phật giáo được truyền đến các nước phương đông qua con đường buôn tơ lụa của Trung quốc, rồi các nước phương tây dần dần Phật pháp cũng được truyền bá đến, sớm nhất là các nước Anh, Pháp, kế đó là Thụy sĩ, Hà lan, Bỉ, Nga, Mĩ v.v…... Ở thế kỉ XX, các vị cao tăng đại đức, như ngài tỉ khưu A nan đà của Miến điện, tỉ khưu Kim cương trí và cư sĩ Đạt ma ba la của Tích lan đã lần lượt đưa Phật pháp truyền vào các nước Anh. Năm 1929, ngài Thái hư của Trung quốc đã sáng lập hội Phật giáo Ba lê ở nước Pháp, rồi sang Mĩ quốc hoằng pháp. Năm 1939, hội phát hành nguyệt san Tư tưởng Phật giáo bằng Pháp văn... [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.2; Phật tổ thống kỉ Q.36; Âu Mĩ Phật giáo chi phát triển (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san)]. (xt. Mĩ Quốc Phật Giáo, Âu Mĩ Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ai vào địa ngục


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Giọt mồ hôi thanh thản


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.70.131 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...