Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản nguyện »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản nguyện








KẾT QUẢ TRA TỪ


bản nguyện:

(本願) Phạm:pùrva praịidhàna. Chỉ sự thề nguyền ở Nhân vị, (giai vị tu nhân). Nói đủ là Bản hoằng thệ nguyện (thề nguyền xưa rộng lớn). Còn gọi là Bản thệ, Túc nguyện (nguyện kiếp trước). Tức là lời thề nguyền cứu độ chúng sinh mà Phật và bồ tát phát ra ở các kiếp quá khứ trước khi thành quả Phật. Còn ở nhân vị mà phát nguyện đến ngày nay được quả, cho nên, đối với quả vị mà gọi là Bản thệ (thề xưa). Lại chữ bản được hiểu là căn bản, tuy nói là tâm Bồ tát rộng lớn, thề nguyền cũng vô lượng, nhưng chỉ lấy nguyện này làm gốc (tức nguyện cứu độ chúng sinh), nên gọi là Bản nguyện. Nói theo nghĩa rộng thì đầu mối của sự phát nguyện cũng gọi là hoằng thệ (thề rộng). Từ ngữ Bản nguyện có xuất xứ từ kinh Vô lượng thọ quyển thượng, luận Thập trụ tì bà sa quyển 5 phẩm Dị hành. Bản nguyện của Phật và Bồ tát phát có nhiều loại, như hết thảy Bồ tát đều phải phát tâm Bồ đề, phát nguyện kiên trì cứu độ chúng sinh, phát nguyện đoạn trừ phiền não, chứa góp đức hạnh, cho đến nguyện thành tựu quả Phật, như thế gọi là tổng nguyện trang nghiêm v.v... Nếu phát đại nguyện riêng rẽ, như nguyện làm cho cõi nước Phật trong sạch, các cõi nước trong mười phương trong sạch, thành tựu chư chúng sinh, hoặc nguyện ở trong cõi nước ô uế mà thành Phật cứu độ các chúng sinh khó cảm hóa. Những thệ nguyện như thế, theo ý thích riêng của mỗi Bồ tát mà phát, thì gọi là biệt nguyện, như bốn mươi tám nguyện của Phật A di đà (bồ tát Pháp tạng) được chép trong kinh Vô lượng thọ quyển thượng (bản tiếng Phạm chép có bốn mươi sáu nguyện, những bản dịch của các kinh điển khác cũng chép có ba mươi sáu nguyện hoặc hai mươi bốn nguyện), năm trăm đại nguyện của Phật Thích ca được chép trong kinh Bi hoa quyển 7, và mười thiện nguyện do bồ tát Di lặc phụng hành nói trong kinh Di lặc bồ tát sở vấn bản nguyện v.v... đều là biệt nguyện cả. Lại như năm nguyện nói trong kinh Đạo hành bát nhã quyển 6 phẩm Đát kiệt ưu bà di, hai mươi chín nguyện nói trong kinh Phóng quang bát nhã quyển 13 phẩm Mộng trung hành và hai mươi nguyện nói trong kinh A súc Phật quốc quyển thượng v.v... cũng đều thuộc biệt nguyện. Ngoài ra, còn đặc biệt vì cứu bệnh tật hoặc diệt trừ hết thảy phiền não, sự sợ hãi cho chúng sinh mà lập chí nguyện, như mười hai nguyện nói trong kinh Dược sư Như lai bản nguyện, bốn mươi bốn nguyện nói trong kinh Dược sư lưu li quang thất Phật bản nguyện công đức quyển thượng, Quan thế âm cứu khổ nguyện trong kinh Bi hoa v.v... Lại còn mười nguyện lớn của bồ tát Phổ hiền và kinh Hoa nghiêm (bản dịch cũ) nói mười thứ hành nguyện của các Bồ tát Sơ địa, Sơ học phát, trong đó, nguyện mới phát ở hiện tại gọi là Duy phát nguyện để phân biệt với Túc nguyện đã phát ở nhân vị. Sư Tuệ viễn ở Lư sơn đem bốn mươi tám nguyện Di đà chia làm ba nguyện là Nhiếp pháp thân, Nhiếp tịnh độ và Nhiếp chúng sinh. Đại sư Thiện đạo giải thích nguyện thứ 18 là, người xưng niệm danh hiệu Phật A di đà (niệm Phật) thì đuợc nguyện Vãng sinh Tịnh độ, cũng tức là bất luận kẻ ác nào đều nhờ sức nguyện ấy mà được cứu. Tông Tịnh độ coi nguyện thứ 18 là vương bản nguyện (vua các bản nguyện). Vị khai tổ của Tịnh độ chân tông Nhật bản là Thân loan, đem tám nguyện trọng yếu trong bốn mươi tám nguyện chia làm Chân nguyện (nguyện chân thực), Giả nguyện (nguyện giả tạm), tức sáu nguyện 11, 12, 13, 17, 18, 22 là chân, và hai nguyện 19, 20 là giả, gọi là tám nguyện chân giả. Đồng thời, trong nguyện 18, chúng sinh phát nguyện niệm Phật, nếu không được vãng sinh, thì Ngài (Phật A di đà) không lấy Chính giác (không thành Phật), cho nên, nguyện 18 cũng gọi là Nhược bất sinh giả thệ (nguyện nếu người chẳng được sinh). Ngoài ra, những mục tiêu, đối tượng mà bản nguyện cứu giúp, gọi là Bản nguyện thực cơ, hoặc Bản nguyện chính cơ, tức chỉ chúng sinh trong đời mạt nhơ đục. Bản nguyện thề thực hành niệm Phật, gọi là Bản nguyện hành. Lại tán thán đức Phật A di đà là Bản nguyện công đức tụ, vì bản nguyện của Phật Di đà ở nhân vị đã nhiều kiếp chứa góp công đức vậy. [X. kinh Bi hoa Q.2 phẩm Đại thí; kinh Pháp hoa phẩm Thí dụ, kinh Đại A di đà Q.thượng; kinh Đại phương đẳng đại tập Q.17 phẩm Hư không tạng bồ tát; kinh Bình đẳng giác Q.1; kinh Văn thù sư lợi Phật độ nghiêm tịnh; kinh Địa tạng bản nguyện; luận Câu xá Q.9; Vãng sinh luận chú; Vãng sinh lễ tán; An lạc tập; Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập]. (xt. Thệ Nguyện, Nguyện).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 23.20.51.162 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...