Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a hàm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: a hàm








KẾT QUẢ TRA TỪ


a hàm:

(阿含) Phạm, Pāli: Àgama. Cũng gọi A-cấp-ma, A-già-ma, A-hàm-mộ, A- hàm. Dịch ý là Pháp qui, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp, Giáo phần, Chủng chủng thuyết, Vô tỉ pháp, Truyền giáo, Tịnh giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Qui, Lai, Tạng. Gần đây, các học giả lại giải thích nghĩa A-hàm là Lai trước, Thú qui, Tri thức, Thánh ngôn, Thánh huấn tập, Kinh điển v.v... Tức chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do những giáo thuyết tập thành. A-hàm thông thường chỉ bốn bộ A- hàm hoặc năm bộ A-hàm Thánh điển của Phật giáo Nguyên Thủy. Các bộ luận giải thích về A-hàm gồm có: luận Du Già Sư Địa quyển 85, Dị Bộ Tông Luân luận thuật kí, Thành Duy Thức Luận Thuật Kí quyển 4 phần đầu, Câu Xá Luận Quang Kí quyển 28, Huyền Ứng Âm Nghĩa quyển 23, quyển 25, Du Già Luận Kí quyển 6 thượng, Tuệ Lâm Âm Nghĩa quyển 18, quyển 26, quyển 51, Hi Lân Âm Nghĩa quyển 8, Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao quyển 4 phần trên, v.v... Những luận nêu trên đều giải thích A- hàm là giáo pháp được truyền thừa. Thiện Kiến luật Tì-bà-sa quyển 2 thì cho A-hàm là nghĩa dung chứa, tụ tập. Nhưng đây có thể là chỉ cho tiếng Pāli Nikàya có nghĩa tập hội hoặc toản tập, chứ không phải giải thích àgama. Pháp Hoa Luận Sớ quyển Trung có nêu ra thuyết của ngài Đạo An đời Đông Tấn, giải rằng: A-hàm là thú vô, vì tất cả pháp đều qui về pháp Không rốt ráo. Trong bài Tựa kinh A-hàm, ngài Tăng Triệu giải thích A-hàm là pháp qui. Có thể nói, tất cả sự giải thích trên đây đều không đúng với ý chính của chữ A-hàm. Bởi vì A-hàm là giáo pháp được truyền thừa, sau khi đức Phật nhập diệt mới lần lượt được kết tập, thành nội dung của tạng Tu-đa-la (Phạm: Sùtrànta-piỉaka, tạng kinh) trong ba tạng, chia làm bốn A-hàm hoặc năm A-hàm. Trong đây, bốn A-hàm tức là: Trung A-hàm, Trường A-hàm, Tăng Nhất A-hàm, Tạp A-hàm (hoặc Tương Ưng) mà kinh Bát-nê-hoàn quyển Hạ, Hữu Bộ Tì-nại-da Tạp Sự quyển 39, luận Đại Trí Độ quyển 2, luận Du Già Sư Địa quyển 85, Soạn Tập Tam Tạng và Tạp Tạng Truyện v.v... đã đề cập đến. Kinh Tăng Nhất A-hàm quyển 1 phẩm Tựa, kinh Đại Bát Niết Bàn, bản Bắc, quyển 13, kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận quyển 2 v.v... cũng có ghi tên của bốn A-hàm.Về năm A-hàm, thì Thiện Kiến luật Tì-bà-sa quyển 1, Đại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la Sở Thuyết Pháp Trụ Kí v.v... ghi là: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Thuật Đa (Tương Ưng), Ương-quật- đa-la (Tăng nhất) và Khuất-đà-ca (Tạp loại). Luật Ngũ phần quyển 30, luật Ma-ha Tăng Kì quyển 32, luật Tứ phần quyển 54, luận Phân Biệt Công Đức quyển 1 trung, v.v... gọi Khuất-đà-ca A-hàm trong năm A-hàm là Tạp Tạng. Năm A-hàm này tương đương với năm bộ kinh (paĩcanikàya) trong kinh Phật bằng tiếng Pāli. Theo Tì-nại-da Tiểu phẩm (Vinaya cùơavagga), Nhất Thiết Thiện Kiến (Samanta-pàsàdikà I) và bài Tựa của Trường Bộ kinh chú (Sumaígala-vilàsinì), thì năm bộ kinh là: Dìgha-nikàya, Majjhima-nikàya, Saô-yutta-nikàya, Aíguttara-nikàya và Khuddaka-nikàya, tương đương với năm bộ A-hàm: Trường, Trung, Tương Ưng, Tăng Chi và Tiểu Bộ kinh hiện nay. Về sự truyền thừa A- hàm, thì bài tựa Trường Bộ kinh chú cho biết: sau đại hội kết tập lần thứ nhất, Trường Bộ kinh do hệ thống A-nan, Trung Bộ kinh do hệ thống Xá- lợi-phất, Tương Ưng bộ do hệ thống Đại Ca-diếp, Tăng chi bộ do hệ thống A-na-luật lần lượt truyền thừa. Theo luận Dị Bộ Tông Luân, luận Câu Xá quyển 29, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 2 của ngài Vô Tính, luận Thành Duy Thức quyển 3 v.v... thì A-hàm do các bộ phái truyền thừa tựa hồ không giống nhau. Theo Pháp Hoa Kinh Huyền Tán quyển 1 phần đầu của ngài Khuy Cơ, Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển 4 phần cuối, Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm quyển 8 của ngài Trừng Quán, thì bốn bộ A-hàm và luật Ma-ha Tăng Kì đều do Đại chúng bộ truyền. Còn Câu Xá Luận Kê Cổ quyển thượng của ngài Pháp Chàng, thì cho Trung A-hàm và Tạp A-hàm là do Tát-bà-đa bộ truyền, Tăng nhất A-hàm do Đại chúng bộ truyền, Trường A-hàm do Hóa Địa Bộ truyền, Biệt dịch Tạp A-hàm do Ẩm Quang Bộ truyền. Nhưng thuyết này cũng chưa chắc đã đúng. Tóm lại, A-hàm là do các bộ phái đều tự truyền thừa riêng, nhưng sau khi kinh điển Đại thừa phát đạt, so với A-hàm, mới cho A-hàm là tên gọi khác của kinh điển Tiểu thừa. Lại theo luận Đại trí độ quyển 33, quyển 49, quyển 100, thì tên gọi A-hàm cũng chung cho cả Đại thừa, cho nên trong kinh Đại Bát-nê-hoàn quyển 6 mới có từ ngữ Phương đẳng A-hàm. Phương đẳng A-hàm tức là chỉ kinh điển Đại thừa. [X. Du Già luận kí Q.22 Thượng; Huyền Ứng Âm Nghĩa Q.24; Hi Lân Âm Nghĩa Q.8; Phiên Phạm Ngữ Q.1; Xuất Tam Tạng Kí Tập Q.9; Dị Bộ Tông Luân Luận Thuật Kí Phát Nhẫn Q.Thượng; Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành đệ nhị chương đệ tam tiết, đệ tứ tiết, đệ thất chương (Ấn Thuận)]. (xt. A Hàm Kinh).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Em Là Vì Sao Sáng


Phật Giáo Yếu Lược


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.2.15 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...