Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập địa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập địa








KẾT QUẢ TRA TỪ


thập địa:

(十地) Cũng gọi Thập trụ. Chỉ cho 10 địa vị. Địa, Phạm: Bhùmi. Hán dịch: Trú xứ, trụ trì, sinh thành. Tức trụ ở địa vị mình để duy trì pháp, nuôi dưỡng pháp khiến sinh ra quả. Trong các kinh luận nêu tên của Thập địa gồm 5 loại:I. Thập Địa Chung Cho Tam Thừa. Thuyết này có xuất xứ từ kinh Đại phẩm bát nhã quyển 6, 17, vì Thập địa này chung cho cả Tam thừa, nên gọi là Tam thừa cộng thập địa, hoặc Cộng thập địa, Cộng địa. Tông Thiên thai gọi là Thông giáo thập địa. Trong Pháp hoa huyền nghĩa quyển 4 hạ và Ma ha chỉ quán quyển 6 thượng, ngài Trí khải giải thích ý nghĩa của Thập địa này như sau: 1. Can tuệ địa (Phạm: Zukla-vidar= zanà-bhùmi), cũng gọi Quá diệt tịnh địa, Tịch nhiên tạp kiến hiện nhập địa, Siêu tịnh quán địa, Kiến tịnh địa, Tịnh quán địa. Nghĩa là địa vị này chỉ có tuệ chứ chưa có định, tương đương với giai vị Tam hiền của Thanh văn và Giác vị của Bồ tát từ Sơ phát tâm cho đến trước khi được Thuận nhẫn. 2. Tính địa (Phạm: Gotra-bhùmi), cũng gọi Chủng tính địa, Chủng địa. Tức địa vị tương đương với giai vị Tứ thiện căn của Thanh văn và giai vị Thuận nhẫn của Bồ tát, tuy đắm trước thực tướng các pháp, nhưng không sinh tà kiến, đầy đủ trí tuệ và thiền định. 3. Bát nhân địa (Phạm: Awỉamakabhùmi), cũng gọi Đệ bát địa, Bát địa. Nhân nghĩa là nhẫn. Tương đương với 15 tâm kiến đạo của Thanh văn và vô sinh pháp nhẫn của Bồ tát. 4. Kiến địa (phạm: Durzana-bhùmi), cũng gọi Cụ kiến địa. Tương đương với quả Tu đà hoàn của Thanh văn và địa vị A bệ bạt trí(bất thoái chuyển) của Bồ tát. 5. Bạc địa (Phạm:Tanù-bhùmi), cũng gọi Nhu nhuyến địa, Vi dục địa. Tức giai vị đã đoạn trừ 1 phẩm trong 9 phẩm Tu hoặc (phiền não) ở cõi Dục, tức quả Tu đà hoàn hoặc Tư đà hàm. Cũng chỉ cho địa vị Bồ tát đã đoạn trừ các phiền não, nhưng vẫn còn các tập khí mỏng(bạc), tức địa vị từ A bệ bạt trí trở lên cho đến trước quả Phật.6. Li dục địa (Phạm:Vìta-ràga-bhùmi), cũng gọi Li tham địa, Diệt dâm nộ si địa. Tức giai vị Thanh văn đoạn hết phiền não cõi Dục được quả A na hàm và địa vị Bồ tát lìa dục được 5 thần thông. 7. Dĩ tác địa (Phạm:Kftàvì-bhùmi), cũng gọi Sở tác biện địa, Dĩ biện địa. Tức địa vị Thanh văn được tận trí, vô sinh trí chứng đắc A la hán quả, hoặc Bồ tát thành tựu Phật địa. 8. Bích chiphật địa: Duyên giác quán xét 12 nhân duyên mà thành đạo. 9. Bồ tát địa: Chỉ cho các địa vị từ Can tuệ địa cho đến Li dục địa đã nói ở trên, hoặc chỉ cho Hoan hỉ địa cho đến Pháp vân địa(từ Sơ phát tâm đến Kim cương tam muội) sẽ nói ở sau, tức địa vị Bồ tát từ Sơ phát tâm đến trước khi thành đạo. 10. Phật địa: Chỉ cho địa vị hoàn toàn đầy đủ các pháp của chư Phật như Nhất thiết chủng trí... Theo luận Đại trí độ quyển 75 thì hàng Bồ tát tam thừa cộng vị này, nương vào trí vô lậu đoạn trừ hết nghi hoặc mà khai ngộ; như ngọn đèn tâm được thắp lên không nhất định làởngọn lửa đầu tiên hay ngọn lửa sau cùng, sự đoạn hoặc của hàng Thập địa cũng thế, không cố định ở bất cứ 1 Địa nào, mà là mỗi địa đều đưa đến quả Phật, vì thế mà ví dụ Thập địa như việc đốt đèn. [X. phẩm Thập trụ trong kinh Quang tán bát nhã Q.7; phẩm Trị địa trong kinh Phóng quang bát nhã Q.4, phẩm Thậm thâm Q.13; phẩm Tu trị trong kinh Đại bát nhã Q.415]. II. Thập Địa Theo Kinh Hoa Nghiêm. Thuyết này có xuất xứ từ kinh Hoa nghiêm quyển 23 (bản dịch cũ), kinh Hoa nghiêm quyển 34 (bản dịch mới), kinh Nhân vương bát nhã quyển thượng và kinh Hợp bộ kim quang minh quyển 3. Đó là: 1. Hoan hỉ địa (Phạm: Pramuditàbhùmi), cũng gọi Cực hỉ địa, Hỉ địa, Duyệt dự địa. Tức địa vị rất vui mừng, vì mới thành bậc Thánh. 2. Li cấu địa (Phạm:Vimalà-bhùmi), cũng gọi Vô cấu địa, Tịnh địa. Tức địa vị thanh tịnh, lìa các cấu nhiễm, lìa tâm sai lầm, phá giới và phiền não. 3. Phát quang địa (Phạm:Prabhàkarìbhùmi); cũng gọi Minh địa, Hữu quang địa, Hưng quang địa. Tức địa vị phát ra ánh sáng nhờ tu thiền định, chân lí dần sáng tỏ. 4. Diệm tuệ địa (Phạm: Arciwmatìbhùmi), cũng gọi Diệm địa, Tăng diệu địa, Huy diệu địa. Tức địa vị tăng thêm ánh sáng nhờ lìa bỏ kiến giải phân biệt của 3 địa trên. 5. Nan thắng địa (Phạm: Sudurjayàbhùmi), cũng gọi Cực nan thắng địa. Tức địa vị đã được chính trí xuất thế gian, nương vào phương tiện tự tại mà cứu độ chúng sinh.6. Hiện tiền địa (Phạm: Abhimukhìbhùmi), cũng gọi Hiện tại địa, Mục kiến địa, Mục tiền địa. Địa vị sinh khởi đại trí nhờ nghe Bát nhã ba la mật. 7. Viễn hành địa (Phạm: Dùraôgamà-bhùmi), cũng gọi Thâm hành địa, Thâm nhập địa, Thâm viễn địa, Huyền diệu địa. Tức địa vị tu hành vô tướng, tâm xa lìa thế gian. 8. Bất động địa (Phạm:Acalà-bhùmi), cũng gọi Sắc tự tại địa, Quyết định địa, Vô hành vô khai phát vô tướng trụ, Tịch diệt tịnh địa. Tức địa vị tuyệt đối không bị phiền não làm lay động, nhờ không ngừng sinh khởi trí tuệ vô tướng. 9. Thiện tuệ địa (Phạm:Sàdhumatìbhùmi), cũng gọi Thiện tai ý địa, Thiện căn địa. Tức địa vị trí tuệ được tự tại, Bồ tát dùng sức vô ngại nói pháp, đầy đủ hạnh lợi tha. 10. Pháp vân địa (Phạm: Dharma= meghà-bhùmi), cũng gọi Tác vũ địa. Tức địa vị được đại pháp thân, có năng lực tự tại.Trong Thập nhị trụ của kinh Bồ tát địa trì quyển 9 thì Thập địa tương đương với Hoan hỉ trụ thứ 3 cho đến Tối thượng bồ táttrụthứ 12. Cũng trong kinh này quyển 10 có thuyết Thất địa thì Sơ địa tương đương với Tịnh tâm địa thứ 3, địa thứ 2 cho đến địa thứ 7 tương đương với Hành tích địa thứ 4, địa thứ 8 tương đương với Quyết định địa thứ 5, địa thứ 9 tương đương với Quyết định hành địa thứ 6, địa thứ 10 và Phật địa tương đương với Tất cánh địa thứ 7. Ngoài ra, có thuyết cho rằng Sơ địa tương đương với Kiến đạo (Thông đạt vị), Nhị địa trở lên tương đương với Tu đạo(Tu tập vị), hoặc Thất địa trở về trước là Hữu công dụng địa, Bát địa trở lên là Vô công dụng địa. Hoặc Sơ, Nhị và Tam địa là Tín nhẫn, Tứ, Ngũ và Lục địa là Thuận nhẫn, Thất Bát và Cửu địa là Vô sinh nhẫn, Thập địa là Tịch diệt nhẫn. Lại có thuyết cho rằng 5 địa trước là Vô tướng tu, địa 6, 7, là Vô tướng tu tịnh, địa thứ 8, 9 là Vô tướng tu quả, địa thứ 10 là Vô tướng tu quả thành. Hoặc Sơ địa là Nguyện tịnh, Nhị địa là Giới tịnh, Tam địa là Định tịnh, Tứ, Ngũ, Lục địa là Tăng thượng tuệ, Thất địa trở lên là Thượng thượng xuất sinh tịnh. Nếu gọi các giai vị dưới Thập địa là Tín địa thì Thập địa được gọi chung là Chứng địa. Lại nữa, mỗi địa trong Thập địa đều Còn đối với tông Hoa nghiêm thì trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 9, khi giải thích về Thập địa, cho rằng nói về căn bản thì Thập địa thuộc tính chất quả hải bất khả thuyết; nói theo nội dung giác chứng thì có Li cấu chân như; nói theo giác trí thì có Căn bản trí, Hậu đắc trí và Gia hạnh trí; nói theo quan điểm đoạn phiền nãothìlà xa lìa 2 chướng Phiền não và Sở tri; nói theo quan điểm tự tu hành thì có Tu nguyện hạnh cho đến Thụ vị hạnh; nói theo phương diện thành tựu sở tu thì Sơ địa tu hạnh Tín nhạo, Nhị địa tu hạnh Giới, Tam địa tu hạnh Định, Tứ địa trở lên tu hạnh Tuệ; nói theo quả vị tu hành thì có Chứng vị và A hàm vị; nói theo kí thừa của Thập địa thì Sơ, Nhị, Tam địa là Nhân thiên thừa, Tứ, Ngũ, Lục, Thất địa là Tam thừa, Bát địa trở lên là Nhất thừa, đây là dựa(gửi gắm= kí) vào giai vị để nêu rõ hạnh tu tương đương với 10 Ba la mật; nói theo kí báo của Thập địa thì bao gồm hết Thập vương, từ vua cõi Diêm phù đề cho đến vua cõi trời Ma hê thủ la, nhớ nghĩ Tam bảo, dắt dẫn chúng sinh... Trong tông Chân ngôn cũng có thuyết Thập địa, nhưng kinh Đại nhật chỉ nêu ra địa thứ 8 và địa thứ 10, kinh Kim cương đính cũng chỉ nói địa đầu tiên và địa thứ 10. Như vậy, tông Chân ngôn chỉ viện dẫn các kinh luận của Hiển giáo như Hoa nghiêm, Nhân vương... để thiết lập từng danh mục và nội dung của Thập địa. Thập địa của tông Chân ngôn được chia làm 2 nghĩa sâu, cạn. Về Thập địa theo nghĩa nông cạn thì cũng giống như Thập địa của Hiển giáo đã nói ở trên, còn Thập địa theo nghĩa sâu kín thì qui kết về thực nghĩa của Mật giáo, tức cho rằng giữa Sơ địa và Thập địa hoàn toàn không có cao thấp khác nhau, Sơ địa chính là cực quả, đó là vì Sơ địa có năng lực ngộ được cực quả. Từ Nhị địa trở lên có 3 tâm: Nhập, trụ, xuất; khi vào mà chưa an trụ là Nhập tâm, lúc dừng lâu ở Địa này là Trụ tâm, lúc gần vào địa kế tiếp là Xuất tâm. Luận thành duy thức quyển 9 cho rằng 10 địa này theo thứ tự tu tập 10 Ba la mật(Thập thắng hạnh): Thí, giới, nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, phương tiện thiện xảo, nguyện, lực và trí, nhờ đó mỗi Địa đều trừ được 10 trọng chướng là Dị sinh tính chướng, Tà hành chướng, Ám độn chướng, Vi tế phiền não hiện hành chướng, Ư hạ thừa bát niết bàn chướng, Thô tướng hiện hành chướng, Tế tướng hiện hành chướng, Vô tướng trung tác gia hạnh chướng, Lợi tha môn trung bất dục hành chướng và Ư chư pháp trung vị đắc tự tại chướng; mỗi Địa đều chứng được 10 chân như là Biến hành chân như, Tối thắng chân như, Thắng lưu chân như, Vô nhiếp thụ chân như, Loại vô biệt chân như, Vô nhiễm tịnh chân như, Pháp vô biệt chân như, Bất tăng giảm chân như, Trí tự tại sở y chân như và Nghiệp tự tại đẳng sở y chân như. Nhờ chuyển 2 phiền não và sở tri chướng này mà chứng được quả Bồ đề, Niết bàn. Trong đó, hàng Bồ tát từ Sơ địa đến Thất địa, tâm hữu lậu và tâm vô lậu xen tạp lẫn nhau, cho nên có chia làm Phần đoạn sinh tử và Biến dịch sinh tử. Hàng Bồ tát từ Bát địa trở lên chỉ có tâm vô lậu, vì thế là Biến dịch sinh tử. Tông Thiên thai cho rằng Biệt giáo, Viên giáo mỗi giáo đều có giai vị Thập địa, nhưng nói theo quan điểm hàng Bồ tát Sơ địa của Biệt giáo đoạn 1 phẩm Vô minh Thì trí chứng ngang bằng với Sơ trụ của Viên giáo, cho nên nói Sơ địaSơ trụ chứng đạo đồng viên. Do đó, hàng Bồ tát Biệt giáo từ Sơ địa trở lên đều có khả năng trở thành hành nhân của Viên giáo nhưng đây chỉ là mặt lí thuyết, chứ trên thực tế không có người nào tu thành, vì thế nói là Hữu giáo vô nhân địa trở lên thì theo thứ tự nêu bày tổng đức của Sơ địa, đồng thời giải thích rõ 2 nghĩa cạn, sâu. Vì để biểu trưng quả đức của Đại Nhật Như lai nên phối hợp 16 vị Đại Bồ tát thuộc Tứ Phật Tứ thân cận(tức 4 đức Phật mỗi vị có 4 Bồ tát thân cận) với Thập địa. Nếu lại hiểu theo 2 mặt Bản hữu (vốn có sẵn) và Tu sinh(do tu hành mới có) thì Thập địa thuộc Bản hữu vô cấu ngầm chỉ cho tâm bồ đề thanh tịnh vô hạn lượng vốn có sẵn của tất cả chúng sinh, vì thế giữa Thập địa không có cao thấp khác nhau; còn Thập địa thuộc Tu sinh hiển đắc là nương vào hạnh Tam mật để đoạn trừ 3 thứ vọng chấp mà hiển bày Thập địa sẵn có; bởi thế, muốn đến được quả Phật,còn phải đoạn một chướng. Tịnh độ chân tông của Phật giáo Nhật bản cho rằng nếu hành giả đạt được tín tâm tha lực, tức dốc lòng tin vào năng lực cứu độ của Phật A di đà, thì chắc chắn được thành Phật, bấy giờ trong tâm tràn đầy niềm vui mừng, nên gọi là Hoan hỉ địa. Cứ theo luận Tịnh độ của ngài Thế thân, vì cứu độ chúng sinh nên Bồ tát thị hiện ra nhiều hình tướng, giai vị này gọi là Giáo hóa địa. Vãng sinh luận chú quyển hạ của ngài Đàm loan cho rằng Giáo hóa địa là giai vị của hàng Bồ tát từ Bát địa trở lên, Bồ tát sinh về Tịnh độ và thành Phật, lại nương vào tác dụng Hoàn tướng hồi hướng mà trở lại cõi mê để giáo hóa cứu độ chúng sinh. Vì chữ địa trong Giáo hóa địa có nghĩa là nơi chốn, tức là cõi mê, cho nên giáo hóa địa là nơi Bồ tát giáo hóa độ sinh. Ngoài ra, phẩm Hiền thánh giác quán trong kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp quyển thượng có thuyết 42 Hiền thánh, trong đó, bậc Hiền thánh thứ 31 đến 40 tương đương với Thập địa. Đó là: 1. Cưu ma la già (Nghịch lưu hoan hỉ địa). 2. Tu a già nhất ba(Đạo lưu li cấu địa). 3. Tu na ca(Lưu chiếu minh địa). 4. Tu đà hoàn(Quán minh viêm địa). 5. Tư đà hàm(Độ chướng nan thắng địa). 6. A na hàm(Bạc lưu hiện tiền địa). 7. A la hán(Quá tam hữu viễn hành địa). 8. A ni la hán(Biến hóa sinh bất động địa).9. A na ha(Tuệ quang diệu thiện địa). 10. A ha la phất(Minh hành túc pháp vân địa). [X. kinh Bồ tát thập trụ; kinh Giải thâm mật Q.4; kinh Đại bảo tích Q.115; luận Đại tì bà sa Q.1; Đại thừa trang nghiêm kinh luận Q.13]. (xt. Thập Địa Đoạn Chướng Chứng Chân, Nhân Phần Quả Phần, Bồ Tát Giai Vị). III. Thập Địa Của Thanh Văn. Chỉ cho giai vị tu hành của hàng Thanh văn, đó là: 1. Thụ tam qui địa (cũng gọi Tam qui hành vị): Giai vị vào Phật pháp, lãnh nhận và thực hành 3 pháp qui y. 2. Tín địa(cũng gọi Tùy tín hành địa): Hàng độn căn trong giai vị Tư lương thuộc Ngoại phàm. 3. Tín pháp địa(cũng gọi Tùy pháp hành địa): Tức chỉ cho hàng lợi căn trong giai vị Tư lương. 4. Nội phàm phu địa(cũng gọi Thiện phàm phu địa): Tức giai vị thuộc Gia hành tứ thiện căn của Nội phàm. 5. Học tín giới địa(cũng gọi Học giới địa): Chỉ cho bậc tin hiểu từ Kiến đạo trở lên.6. Bát nhân địa(cũng gọi Đệ bát nhân địa): Chỉ cho giai vị của 15 tâm kiến đạo, tức Tu đà hoàn hướng. 7. Tu đà hoàn địa: Chỉ cho Sơ quả. 8. Tư đà hàm địa: Chỉ cho Đệ nhị quả. 9. A na hàm địa: Chỉ cho Đệ tam quả. 10. A la hán: Tức Đệ tứ quả. [X. kinh Đại thừa đồng tính Q.hạ; Hoa nghiêm kinh khổng mục chương Q.3, Thích Tịnh độ nhị tạng nghĩa Q.7]. IV. Thập Địa Bích Chi Phật. Cũng gọi Chiphật thập địa, Duyên giác thập địa, Độc giác thập địa. Chỉ cho 10 giai vị tu hành của Bích chi phật, đó là: 1. Tích hành cụ túc địa(cũng gọi Chúng thiện tư địa, Phương tiện cụ túc địa): Tức giai vị tu khổ hạnh trong 4 đời 100 kiếp ở quá khứ.2. Tự giác thậm thâm thập nhị nhân duyên địa(cũng gọi Tự giác thâm duyên khởi địa): Giai vị không nhờ thầy dạy mà tự biết lí 12 nhân duyên. 3. Giác liễu tứ thánh đế địa(cũng gọi Giác tứ thánh đế địa): Tức giai vị biết rõ lí của 4 Thánh đế. 4. Thậm thâm lợi trí địa (cũng gọi Thắng thâm lợi trí địa): Tức giai vị phát khởi trí sâu xa. 5. Bát thánh đạo địa(cũng gọi Bát thánh chi đạo địa): Tức giai vị tu 8 chính đạo. 6. Giác liễu pháp giới hư không giới chúng sinh giới địa(cũng gọi Tri pháp giới hư không giới chúng sinh giới địa, Giác liễu pháp giới đẳng địa): Tức giai vị biết rõ tướng của pháp giới hư không giới chúng sinh giới.7. Chứng tịch diệt địa(cũng gọi Chứng diệt địa): Tức giai vị chứng Niết bàn vắng lặng.8. Lục thông địa(cũng gọi Lục thông tính địa, Thông địa): Tức giai vị chứng được 6 thần thông lậu tận. 9. Triệt bí mật địa(cũng gọi Nhập vi diệu địa, Triệt vi mật địa): Tức giai vị thông suốt lí duyên khởi sâu kín. 10. Tập khí tiệm bạc địa(cũng gọi Tập khí bạc địa): Tức giai vị đoạn trừ tập khí dần dần đến chỗ nhỏ nhiệm mỏng manh. [X. Đại thừa đồng tín Q.hạ; kinh Chứng khế Đại thừa Q.hạ; luận Thập trụ tâm 5]. V. Thập Địa Của Phật. Tức chỉ cho 10 thứ công đức của Phật địa. Đó là: 1. Thậm thâm nan tri quảng minh trí đức địa: Cũng gọi Tối thắng thậm thâm nan thức tì phú la quang minh trí tác địa. 2. Thanh tịnh thân phân uy nghiêm bất tư nghị minh đức địa. 3. Thiện minh nguyệt chàng bảo tướng hải tạng địa: Cũng gọi Diệu quang minh nguyệt chàng bảo xí hải tạng địa. 4. Tinh diệu kim quang công đức thần thông trí đức địa: Cũng gọi Tịnh diệu kim quang công đức thần thông trí đức tác địa. 5. Hỏa luân uy tạng minh đức địa: Cũng gọi Quang minh vị trường uy tạng chiếu tác địa. 6. Hư không nội thanh tịnh vô cấu diệm quang khai tướng địa: Cũng gọi Không trung thắng tịnh vô cấu trì cự khai phu tác địa. 7. Quảng thắng pháp giới tạng minh giới địa: Cũng gọi Thắng quảng pháp giới tạng quang minh khởi địa. 8. Tối tịnh phổ giác trí tạng năng tịnh vô cấu biến vô ngại trí thông địa: Cũng gọi Tối thắng diệu tịnh Phật trí tạng quang minh biến chiếu thanh tịnh chư chướng trí thông địa. 9. Vô biên ức trang nghiêm hồi hướng năng chiếu minh địa: Cũng gọi Vô biên trang nghiêm câu chi nguyện Tì lô giá na quang tác địa. 10. Tì lô giá na trí hải tạng địa: Cũng gọi Trí hải bồi lô giá na địa. Kinh Đại thừa đồng tính quyển hạ (Đại 16, 649 trung) nói: Công đức Thập địa của Như lai không thể nghĩ bàn. Này Thiện trượng phu! Sơ địa của Phật, tất cả tập khí nhỏ nhiệm đã bị diệt hết, được tự tại với tất cả pháp. Đệ nhị địa, chuyển pháp luân nói pháp sâu xa. Đệ tam địa, giảng nói các giới của Thanh văn, nói rõ Tam thừa. Đệ từ địa, giảng nói 8 vạn 4 nghìn pháp môn, hàng phục 4 thứ ma. Đệ ngũ địa, như pháp hàng phục các ngoại đạo, hàng phục ngạo mạn và chúng số. Đệ lục địa, chỉ dạy vô lượng chúng sinh được 6 thần thông, hiển hiện 6 thứ đại thần thông. Nghĩa là hiện vô biên cõi Phật thanh tịnh công đức trang nghiêm, hiển hiện vô biên Bồ tát đại chúng vây quanh, hiển hiện vô biên cõi Phật rộng lớn, hiển hiện vô biên tự thể cõi Phật, hiển hiện vô biên hình tướng từ cõi trời Đâu suất xuống trần gian gá thai cho đến lúc pháp diệt trong các cõi Phật, thị hiện vô biên thứ thần thông. Đệ thất địa vì các Bồ tát giảng nói như thực 7 phần Bồ đề vô sở hữu, cũng vô sở trước. Đệ bát địa, trao cho tất cả Bồ tát 4 thứ thụ kí A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Đệ cửu địa, vì các Bồ tát hiện các phương tiện thiện xảo. Đệ thập địa, vì các Bồ tát giảng nói tất cả các pháp vô sở hữu, lại nói cho biết tất cả các pháp xưa nay vốn là đại Niết bàn vắng lặng. Thập địa của Thanh văn, Thập địa của Bích chiphật và thập địa của Phật nói trên đây đều có xuất xứ từ kinh Đại thừa đồng tính quyển hạ, hợp cả 3 với Thập địa của Bồ tát mà gọi chung là Tứ thừa Thập địa. [X. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.3; Hoa nghiêm kinh khổng mục chương Q.3; Ngũ giáo chương thông lộ kí Q.6].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Những tâm tình cô đơn


Sống đẹp giữa dòng đời


Phù trợ người lâm chung

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.202.224 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (80 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...