Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tây vực phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tây vực phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tây vực phật giáo:

(西域佛教) Phật giáo ở các nước vùng Tây vực. Danh từ Tây vực được nói trong lịch sử, thực không có phạm vi nhất định, vả lại, tên gọi của các nước Tây vực cũng tùy theo sự biến chuyển của thời đại mà luôn thay đổi. Riêng danh từ Tây vực trong lịch sử Phật giáo thì chỉ cho các khu vực phải đi qua khi truyền Phật giáo từ Ấn độ đến Trung quốc bằng đường bộ. Đại khái các khu vực ấy là: Đại hạ dưới quyền thốnglãnh của Đại nguyệt chi vào thế kỉ III trước Tây lịch kỉ nguyên, một phần Afghanistan, Ca thấp di la, một phần địa phương Ngũ hà, miền bắc Ba tư dưới quyền thống lãnh của nước An tức, Sagdiana (Để lật qua) thuộc phạm vi quyền quản trị của nước Khang cư... Còn các nước có liên quan với Phật giáo thì về phía tây dãy Thông lãnh có Nguyệt chi (nay là Turkestan, Afghanistan và Bắc Ấn độ), An tức, Khang cư (nay là miền Bắc Turkestan, miền Nam Siberia), Kiện đà la, Kế tân (tức Ca thấp di la, và nay là Kashmir thuộc Ấn độ); về phía đông dãy Thông lãnh thì có Vu điền, Chước cú ca (phía đông nam Sa xa hiện nay), Cưu tư (nay là Khố xa), Sớ lặc (nay là Khách thập cát nhĩ), Cao xương (nay là Thổ lỗ phiên)... Trong đó, Kiện đà la và Kế tân là 2 nước quan trọng nhất. Sự hưng thịch của Phật giáo Tây vực bắt đầu vào khoảng năm 260 trước Tây lịch, vua A dục từng phái các ngài Ma ha lặc khí đa (Phạm:Mahàrakkhita) và Mạt xiển đề (Phạm: Majjhàntika) đến vùng này truyền giáo. Ngài Ma ha lặc khí đa chủ yếu truyền đạo ở nước Du na (Yona) là thực dân địa của Hi lạp thuộc miền Tây bắc Ấn độ, từ đó mở rộng phạm vi đến các vùng Afghanistan, An tức, Khang cư...; còn ngài Mạt xiển đề thì hoằng pháp tại các nơi Kiện đà la, Ca thấp di la... Phật giáo ở Tây vực lưu hành rất nhanh, thậm chí Cao xương thờ làm quốc giáo. Thời kì này là thời tột đỉnh của Phật giáo Tây vực. Trước đó, Phật giáo đã đi qua Tây vực để sang phía đông đến Trung quốc, có nhiều bậc cao đức danh tăng từ các nước Tây vực cũng đến Trung quốc truyền dịch kinh điển, như các ngài An thế cao, Đàm vô đế, An pháp hiền, An pháp khâm... người nước An tức; các ngài Chi lâu ca sấm, Chi diệu, Chi khiêm, Pháp hộ, Chi pháp độ, Đàm ma nan đề, Chi đạo căn... người nước Nguyệt chi; các ngài Khang cự, Khang mạnh tường, Khang tăng khải, Khang tăng hội, Đàm đế...người nước Khang cư; các ngài Bạch diên, Bạch thi lê mật, Bạch pháp cự, Phật đồ trừng, Liên hoa tinh tiến... người nước Cưu tư; các ngài Tăng già bạt trừng, Tăng già đề bà, Tăng già la xoa, Đàm ma da xá, Phất nhã đa la, Ti ma la xoa, Cầu na bạt ma... người nước Kế tân. Từ thế kỉ II đến thế kỉ V Tây lịch, các giáo phái Phật giáo Tây vực phần nhiều thuộc Tiểu thừa. Các nước thịnh hành Tiểu thừa lúc bấy giờ gồm có Sớ lặc, Kế tân, Kiện đà la; các nước trong đó tư tưởng Đại thừa và Tiểu thừa song song lưu hành nhưng vấn lấy Tiểu thừa làm chính thì gồm An tức, Khang cư, Cưu tư... Còn các nước trong đó chỉ có Đại thừa thịnh hành thì gồm có nước Chước cú ca, Cao xương, Vu điền... Thếkỉ V về sau, nhân có các ngài Vô trước (Phạm: Asaôga) và Thế thân (Phạm: Vasubandhu) xuất hiện ở Kiện đà la nên xu thế của Phật giáo Đại thừa có cơ phát triển ở miền Bắc Ấn độ. Theo với đà truyền bá Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo như kiến trúc, điêu khắc, hội họa... cũng nhân đó mà phát triển. Nguyên liệu tạo tượng Phật thì phần nhiều là đất sét, sơn đen, tranh Phật thì bích họa là chính, còn kiểu dáng thì phần nhiều thuộc hệ thống Kiện đà la hòa hợp 3 tinh thần Hi lạp, La mã và Ấn độ. Ngoài ra, cũng có kiểu Hồi cốt, kiểu Lạt ma. Từ thế kỉ VII về sau, sắc thái mĩ thuật Trung quốc dần dần đậm nét, các di vật phần nhiều ở vùng Thổ lỗ phiên. Phạm vi đề tài, về tượng Phật thì chủ yếu là tượng đức Phật và các bồ tát Quan âm, Văn thù...; về hội họa thì lấy các sự tích trong kinh Hiền ngu, kinh Lụcđộtập... làm đối tượng. Về việc biên soạn, viết chép và phiên dịch kinh điển ở Tây vực cũng rất thịnh hành. Chỉ riêng ở 2 nơi Cao xương và Vu điền không thôi, người đời sau đã phát hiện các kinh như: A hàm (kinh Ưu bà lợi), Tiểu bộ kinh tạng, Bát nhã, Bí mật (Vô lượng môn đà la ni, Đại bạch tản cái chú), Đại tích(Nguyệt tạng phần, Bảo tràng, Nhật tạng phần, Hiền hộ phần)... tất cả gồm hơn 20 loại. Khoảng thế kỉ VI, Hồi giáo mới được sáng lập đã dùng bạo lực quân sự để truyền giáo, vó ngựa họ đến đâu là Phật giáo bị tiêu diệt đến đấy, cho nên từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, Phật giáo các nước Tây vực như An tức, Đại nguyệt chi, Khang cư, Đại hạ, Ca thấp di la, Kiện đà la, Sớ lặc, Vu điền, Cưu tư, Cao xương... đã lần lượt bị diệtcho đến tuyệt tích. Thời kì gần đây, phong trào học giả các nước đến Đông bộ Thổ nhĩ kì tư thản (Eastern Turkestan) thám hiểm khảo cổ rất thịnh, qua nhiều lần khai quật các nơi như Khố xa, Hòa điền, Thổ lỗ phiên, Khách lạt sa nhĩ, Đôn hoàng thiên Phật động, Ô lỗ mộc tề, La bố nặc nhĩ... đã đào được tượng Phật, tranh Phật, kinh điển và các di vật văn hóa khác, nhờ đó đã giúp cho việc nghiên cứu văn vật Tây vực tiến được một bước dài.[X. Sử kí đại uyển liệt truyện thứ 63; Đường thư tây vực liệt truyện thứ 146; Hán tây vực đồ khảo; Cổ kim đồ thư tập thành biên duệ điển thứ 43 đến 73; Tây vực chi Phật giáo; Trung ương á tế á thám hiểm chi kinh quá dữ thành quả; Tây vực Phật giáo chi nghiên cứu (Vũ khê Liễu đế, Tông giáo nghiên cứu số đặc biệt); Cathay and the Way Thither,vol. 1 (H. Yule)]. (xt. Ca Thấp Di La Quốc, Kiện Đà La Quốc).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Cho là nhận


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.246.254 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...