Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tăng đường »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tăng đường








KẾT QUẢ TRA TỪ


tăng đường:

(僧堂) Cũng gọi Vân đường,Tọa đường, Tuyển Phật đường, Thánh tăng đường, Khô mộc đường. Chỉ cho tòa nhà được xây dựng trong khuôn viên chùa viện để hàng ngày chúng tăng tọa thiền, ngủ nghỉ, là 1 trong 7 loại điện đường trong các chùa viện thuộc Thiền tông.Thời xưa, tất cả việc tọa thiền, ngủ nghỉ, ăn uống... đều được thực hiện ở Tăng đường, cho nên Tăng đường có công dụng kiêm cả Tăng phòng và Thực đường. Cứ theo luận Đại trí độ quyển 2 thì trong Tăng đoàn Phật giáo nguyên thủy, Tăng đường là chỉ cho tăng phòng và tinh xá, cho nên tính chất khác với Tăng đường hiện nay. Ở Trung quốc, từ đời Đường, Tống về sau, ở chính giữa Tăng đường tôn trí tượng Thánh tăng, chung quanh đặt giường, là nơi chúng tăng nghỉ ngơi và ngày đêm tọa thiền tu đạo. Còn chế độ Tăng đường hiện nay là y cứ vào thanh qui do Thiền sư Bách trượng Hoài hải đời Đường chế định mà lập ra và cụ thể hóa thêm. Lại theo tác dụng của nó, Tăng đường có nhiều ý nghĩa nên cũng nhiều tên gọi: Là nơi Vân thủy tăng qui tụ, gọi là Vân đường; là đạo tràng để tuyển chọn người làm Phật, làm Tổ, gọi là Tuyển Phật trường; là nơi ngồi thiền bất động, giống như cây khô, gọi là Khô mộc đường. Cũng còn gọi là Quảng đường. Đời sau gọi là Thiền đường là do lẫn lộn với Tọa thiền đường trong Thiền qui đời Minh, Thanh. Tăng đường là nơi quan trọng nhất của chùa viện Thiền tông, cho nên trong các bộ thanh qui như Sắc tu, Bị dụng... đều có qui định về vị thứ và hành pháp tiến thoái hàng ngày rất chặt chẽ. Tăng đường được xây cất ở phía đông chùa. Tùy theo diện tích rộng hẹp của Tăng đường mà hoạch định 4, hoặc 8, hoặc 12 vị trí đặt giường tọa thiền. Nếu lập được 4 vị trí, thì ở chính giữa là khám thờ tượng Thánh tăng, 2 bên, phía trước và phía sau tượng Thánh tăng đều có giường, phía trước gọi là Tiền đường, phía sau gọi là Hậu đường. Giường ở 2 bên Tiền đường, gọi là Đông bắc sàng, Đông nam sàng, cũng gọi là Thủ tọa bản, Tây đường bản; giường ở 2 bên Hậu đường, gọi là Tây bắc sàng, Tây nam sàng, cũng gọi là Hậu đường bản, Lập tăng bản. Mỗi giường đều xếp đặt 5 người ngồi. Chỗ ngồi của đại chúng khởi đầu từ Thủ tọa bản của Đông bắc sàng, sắp xếp theo thứ tự giới lạp, đến Tây bắc sàng, Tây nam sàng và, cuối cùng, đến Tây đường bản của Đông nam sàng, rồi lại từ Bắc sàng đến Nam sàng. Mỗi giường đều có Đầu bản gọi là Tứ bản đầu, tức chỉ cho người ngồi ở chỗ đầu tiên. Còn giường ở 2 bên của khám Thánh tăng thì gọi là Xuất nhập bản. Chỗ ngồi đầu tiên của Đông bắc sàng, gọi là Tiền đường thủ tọa; chỗ ngồi đầu tiên của Hậu đường, gọi là Hậu đường thủ tọa. Trong Tăng đường, chỗ ngồi của mỗi người chiếm 3 thước Tàu (khoảng 1,20m) và được gọi là Đường vị. Điều Nhật dụng quĩ phạm trong Sắc tu Bách trượng thanh qui quyển 6 (Đại 48, 1145 hạ) nói: Thụ trai xong, không được tu tập trong Tăng đường nói chuyện, xem kinh, xem sách, không được đi xuyên qua Tăng đường để lên gian trên, hoặc xuống gian dưới. Bởi vì xem hoặc đọc tụng kinh thì ở các liêu, thuyết pháp, vấn đáp thì đã có Pháp đường. Ở trong Tăng đường cũng như trong nhà tắm, nhà Tây tịnh(nhà xí), mọi người phải tuyệt đối giữ im lặng, cho nên 3 nơi này được gọi là Tam mặc đường. Ngoài ra, những người tu hành ở Tăng đường, được gọi là Đường chúng, Đường tăng.[X. Thiền môn qui thức trong Cảnh đức truyền đăng lục Q.6]. (xt. Già Lam).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.246.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...