Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam luân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam luân








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam luân:

(三輪) I. Tam luân. Chỉ cho 3 lớp vật chất cấu tạo thành khí thế giới. Đó là: 1. Phong luân (Phạm: Vàyumaịđala), cũng gọi phong giới: Lúc mới đầu thành lập khí thế giới, do nghiệp lực chung của loài hữu tình, nương tựa vào hư không mà sinh ra phong luân ở dưới cùng. 2. Thủy luân (Phạm: Jala-maịđala), cũng gọi Thủy giới: Do nghiệp lực tăng thượng của hữu tình mà nổi lên trận mây mưa lớn, trút xuống trên lớp phong luân, tích chứa nước thành lớp thủy luân. 3. Kim luân (Phạm: Kàĩcanamaịđala), cũng gọi Kim tính địa luân, Địa luân, Địa giới: Do sức nghiệp của hữu tình va đập vào thủy luân mà kết thành vàng (kim) trên thủy luân. Tam luân trên đây có thể được xem là Vũ trụ luân (cosmologie) của Phật giáo. Ngoài Tam luân cấu thành Khí thế giới, trên Kim luân lại hình thành thế giới hiện thực.[X. kinh Trường a hàm Q.18; kinh Tăng nhất a hàm Q.37; kinh Khởi thế Q.1; kinh Đại lâu thán Q.1; luận Câu xá Q.11; luận Lập thế a tì đàm Q.1]. (xt. Đại Địa Tứ Luân, Tu Di Sơn). II. Tam Luân. Dùng bánh xe báu của vua Chuyển luân thánh vương để ví dụ tác dụng thù thắng của 3 nghiệp thân, khẩu, ý của Như lai. Đó là: 1. Thần biến luân(cũng gọi Thần thông luân, Thân luân): Hiển hiện thần thông, biến hóa ra những cảnh thù thắng, khác lạ để khiến chúng sinh phát tín tâm. 2. Giáo giới luân(cũng gọi Thuyết pháp luân, Khẩu luân): Phật diễn nói giáo pháp khiến chúng sinh phát tín tâm bỏ tà về chính. 3. Kí tâm luân(cũng gọi Ức niệm luân, Ý luân): Khi đức Phật nói pháp, trước hết Ngài dùng ý luân để xét biết căn cơ lợi độn của chúng sinh hầu tùy nghi diễn giảng, không phạm sai lầm. Tam luân trên đây có ý nghĩa giống với Tam thị hiện, Tam chủng thị đạo. [X. kinh Đại thừa đại tập địa tạng thập luân Q.6; luận Du già sư địa Q.27, 37; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.6, phần cuối]. (xt. Tam Chủng Thị Đạo). III. Tam Luân. Chỉ cho sự vô thường, bất tịnh và khổ nãotrong thế gian. Ba thứ này giống như bánh xe (luân) quay vòng không ngừng, không đầu không cuối, cho nên ví dụ như bánh xe mà gọi là Vô thường luân, Bất tịnh luân và Khổ luân. [X. lời tựa trong A di đà kinh thông tán sớ; Vãng sinh yếu tập Q.1, thượng]. IV. Tam Luân. Gọi đủ: Tam chuyển pháp luân. Ngài Cát tạng thuộc tông Tam luận chia giáo pháp của đức Phật làm 3 pháp luân là: Căn bản pháp luân, Chi mạt pháp luân và Nhiếp mạt qui bản pháp luân. (xt. Tam Chuyển Pháp Luân). V. Tam Luân. Gọi đủ: Tam pháp luân. Sự thuyết pháp của đức Phật có 3 ý nghĩa: Chuyển pháp luân, Chiếu pháp luân và Trì pháp luân, gọi là Tam pháp luân.(xt. Tam pháp luân). VI. Tam Luân. Chỉ Thí giả(người bố thí), Thụ giả(người nhận của bố thí) và Thí vật(vật dùng để bố thí)... Khi người thực hành pháp bố thí, nếu trụ nơi Không quán thì không chấp trước vào 3 thứ này, gọi là Tam luân thể không, Tam luân thanh tịnh, Tam sự giai không. (xt. Tam Luân Tướng). VII. Tam Luân. Theo thứ tự từ quả hướng tới nhân trong Mạn đồ la Kim cương giới của Mật giáo, thì có thể chia sự giáo hóa lợi sinh của đức Đại nhật Như lai làm 3 thứ là: Tự tính luân thân, Chính pháp luân thân và Giáo lệnh luân thân. (xt. Tam Luân Thân). TAM LUÂN GIÁO I. Tam Luân Giáo. Chỉ cho Tam luân giáo do ngài Chân đế căn cứ vào kinh Kim quang minh mà thành lập vào đời Lương. Đó là: 1. Chuyển pháp luân: Sau khi thành đạo, trong 7 năm đầu, đức Phật chuyển pháp luân Tứ đế của Tiểu thừa. 2. Chiếu pháp luân: Sau 7 năm đó, đức Phật nói các bộ Bát nhã để hiển bày lí không, dùng Không chiếu rọi Hữu, nên gọi là Chiếu pháp luân. 3. Trì pháp luân: Sau 30 năm, đức Phật nói kinh Giải thâm mật... giảng về Không, Hữu để giữ gìn Chuyển pháp luân và Chiếu pháp luân nên gọi là Trì pháp luân.[X. Hoa nghiêm Huyền đàm Q.4]. II. Tam Luân Giáo. Chỉ cho 3 thứ pháp luân do Đại sư Gia tường Cát tạng y cứ vào phẩm Tín giải kinh Pháp hoa mà thành lập, đó là: 1. Căn bản pháp luân: Chỉ cho kinh Hoa nghiêm. Kinh này chỉ vì hàng Bồ tát mà mở bày pháp môn 1 nhân 1 quả. 2. Chi mạt pháp luân: Chỉ cho các kinh Tiểu thừa như A hàm, cho đến các kinh Đại thừa như Phương đẳng, Bát nhã... Trong các kinh này, vì những người độn căn không kham nổi pháp môn 1 nhân 1 quả, nên đức Phật chia Nhất Phật thừa làm Tam thừa giáo. 3. Nhiếp mạt qui bản pháp luân: Chỉ cho kinh Pháp hoa. Tức đưa Tam thừa về Nhất Phật thừa. [X. Pháp hoa du ý Q.thượng]. III. Tam Luân Giáo. Chỉ cho 3 pháp luân do ngài Huyền trang y cứ vào kinh Giải thâm mật và luận Du già mà thành lập. Đó là: 1. Chuyển pháp luân: Chỉ cho Hữu giáo của các kinh Tiểu thừa thời kì đầu. 2. Chiếu pháp luân: Chỉ cho Không giáo của kinh Bát nhã thới kì thứ hai. 3. Trí pháp luân: Chỉ cho Trung đạo giáo của kinh Giải thâm mật... ở thời kì thứ ba. Đây là Tam thời giáo của tông Pháp tướng. [X. Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.thượng; Hoa nghiêm huyền đàm Q.4].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.223.123 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...