Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tả kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tả kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


tả kinh:

(寫經) Biên chép kinh Phật. Việc này bắt đầu vào khoảng thế kỉ II, I trước Tây lịch, tức thời đại Phật giáo sơ kì ở Ấn độ. Lúc bấy giờ, các bộ phái Tiểu thừa đều theo phương thức khẩu tụng để truyền thừa Phật pháp, còn Đại thừa thì chú trọng việc viết chép; trong đó, Ấn độ dùng tiếng Phạm, các nước Tây vực dùng cả tiếng hạm, tiếng Hồ, Tích lan thì chuyên dùng tiếngPàli. Trong kinh điển Đại thừa thường có lời văn tán thán công đức viết chép kinh, như Pháp hoa văn cú quyển 8 cho rằng Thư tả pháp sư có công đức thù thắng nhất trong 5 hạng Pháp sư. Tóm lại, khi mà nghệ thuật ấn loát vẫn chưa phát triển thì việc tả kinh thực sự có ý nghĩa và công đức rất lớn trong việc hoằng truyền lưu thông kinh pháp. Về nguyên liệu để chép kinh, thời kì đầu sử dụng lá bối đa la, về sau dần dần có lụa trắng, vàng lá, vỏ cây hòe, vỏ cây hoa, lụa tre, giấy... Trong các di phẩm tả kinh, có những mảnh kinh kệ đứt rách, đào thấy ở Vu điền thuộc miền Trung á, được viết bằng mực trên vỏ cây hoa. Ngoài ra cũng có dấu vết cho thấy kinh điển được viết chép trên những miếng vàng mỏng, đồng mỏng. Trong các bản kinh chép tay xưa, loại thường thấy nhất là lá bối, như những nguyên điển tiếng Phạm hiện còn. Còn những bản chép tay muộn hơn, thì được viết trên giấy. Ngoài ra, dụng cụ để viết chép thì có mực, bút, gai... Ở Trung Quốc, từ đời Đông Hán, song song với việc bắt đầu phiên dịch kinh Phật là việc dùng bút mực biên chép kinh điển, như những văn kinh phiên dịch phần lớn được biên chép ngay. Về sau, vì có nhu cầu thỉnh kinh hoặc lưu truyền nên tiếp tục biên chép lại văn dịch, do đó, phong khí tả kinh rất thịnh hành. Đến các đời Tùy, Đường phong khí này càng phổ biến. Nhưng, từ cuối đời Đường đến đầu đời Tống trở đi, vì nghệ thuật ấn loát phát triển mạnh, đưa đến việc lưu hành bản in Đại tạng kinh thì phong khí tả kinh bắt đầu suy đồi. Hiện nay còn rất nhiều di phẩm tả kinh, trong đó, bản xưa nhất là kinh Thí dụ 1 quyển đào được ở Đôn hoàng, được biên chép vào niên hiệu Cam lộ năm đầu (265) đời Tào Ngụy. Ngoài ra, như các mảnh đứt rách còn sót lại của kinh Chư Phật yếu tập quyển hạ, do đội thám hiểm Đại cốc của Nhật bản từ Trung quốc mang về, niên đại biên chép được suy định là năm Nguyên khang thứ 6 (296) đời Tây Tấn, cũng là 1 di phẩm tả kinh nổi tiếng của Trung quốc. Về hình thức, các bản kinh chép tay của Trung quốc được làm theo kiểu cuộn tròn có trục cốt bên trong, tức là Quyển tử bản, mỗi hàng 15 đến 22 chữ, trên, dưới và giữa các hàng đều được cách ngăn bằng 1 đường mực mờ nhạt. Về thể chữ, vào thời Lục triều, kinh sách thường được viết theo 1 thể chữ gọi là Lục triều thể (như Lệ thư, Bát phần thư)...; đến đời Tùy đại khái được thống nhất bằng kiểu chữ Khải, đồng thời qui định đường ngăn và số chữ. Đời sau viết mỗi hàng 17 chữ chính là theo tiêu chuẩn được qui định ở thời Tùy. Ở Nhật bản, cách viết kinh đại khái cũng mô phỏng theo phương thức của Trung quốc. Vào thời Nại lương, ngoài sở tả kinh do triều đình


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.210.213 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...