Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tinh linh sùng bái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tinh linh sùng bái








KẾT QUẢ TRA TỪ


tinh linh sùng bái:

(精靈崇拜) Animism, Spiritism. Cũng gọi Hữu linh quan, Vạn vật hữu linh luận, Hồn phách sùng bái, Sinh khí chủ nghĩa. Tín ngưỡng sùng bái tinh linh, tức tin rằng con người và tất cả loài động thực vật, tự nhiên vật... đều có linh hồn. Trong tác phẩm Premitive Culture (Văn hóa thái cổ), xuất bản năm 1871, nhà Nhân loại học người Anh là ông E.B.Tylor (1832 -1917) có thảo luận về vấn đề Sùng bái tinh linh, cho rằng tín ngưỡng linh hồn là định nghĩa cơ bản nhất về tông giáo. Ông chủ trương trước khi hình thành tông giáo, người thời nguyên thủy đã nảy sinh quan niệm muôn vật có linh hồn, cho nên nhận thức về linh hồn tồn tại là từ trong kinh nghiệm sinh hoạt ngày thường của loài người chưa khai hóa mà phát sinh. Bởi vì loài người thời nguyên thủy, do thấy sống, chết khác nhau, đời người phù du, mộng ảo mà cảm nhận ngoài nhục thể, còn có một nguyên lí sinh mệnh, đó chính là nhận thức sớm nhấtvề sự tồn tại của linh hồn. Tylor tiến bước nữa cho rằng người nguyên thủy quan sát trạng huống chết và ngủ có thể hiểu được ý nghĩa về linh hồn. Chết và ngủ là hiện tượng linh hồn vĩnh viễn hay tạm thời lìa khỏi nhục thể, có thể nói linh hồn chính là hình thái Ngã(ta)thứ 2 đối lại với nhục thể. Cũng có thể nói linh hồnlàbóng dáng của một loại hình thái nhân cách có sinh mệnh sinh ra từ nhục thể của chúng ta. Từ quan niệm về linh hồn ấy suy rộng ra, lấy linh hồn loài người làm tiêu chuẩn mà khoáng trương đến muôn sự muônvật, bèn tin rằng tất cả mọi hiện tượng tự nhiên, vật tự nhiên, sinh vật, vô sinh vật... đều có linh hồn phổ biến tồn tại, đó chính là sự biểu hiện sinh hoạt của các dân tộc chưa khai hóa mà trên phương diện nhân loại học, tông giáo học được coi là Phiếm tinh linh sùng bái. Như người Indonesia cho rằng lúa nếp cũng có linh hồn, linh hồn này chính là suối nguồn sinh mệnh của lúa nếp và có quan hệ rất mật thiết với sự nảy nở, trưởng thành, tốt tươi, khô héo... của lúa nếp, còn lúa nếp lúc chín thì chính như đàn bà cóthai, bông của nó tức là đứa bé; đến mùa thu hoạch, người cắt lúa hết sức cẩn thận khiến cây lúa không cảm thấy đau đớn, phải chế tạo một loại liềm đặc biệt cho loại lúa này, khi gặt hái không để cho linh hồn của lúa cảm nhận sự khổ não.Một học giả khác là ông R.R.Marett (1866-1943) phê bình chủ trương của ông Tylor, cho là một loại giải thích quá phần lí trí và hợp lí. Theo sự giải thích này thì các dân tộc chưa khai hóa đã có một trình độ nào đó về hình thái tông giáo. Nhưng sự thực thì các dân tộc chưa khai hóa chẳng hề coi tất cả hiện tượng tự nhiên, vật tự nhiên... đều có linh hồn nhân cách hóa tồn tại, mà chỉ cảm biết sự tồn tại của sự sống mà thôi, đây gọi là Tiên linh quan (Preanimism), hoặc Sinh mệnh quan (Animatism), cũng chính là khởi nguồn của tông giáo, loại lập luận này thông thường được gọi là Sinh mệnh thuyết (Vitalism). Bởi vì loài người ở thời thái cổ xa xưa khi mà tông giáo vẫn chưa hình thành, phương thức tư duy của họ vẫn chưa đạt đến trình độ tổng hợp các loại hiện tượng để suy lí một cách trừu tượng. Vả lại, từ các tư liệu khảo cổ đào được và sự quan sát nghiên cứu về các xã hội nguyên thủy, cho đến nay cũng chưa phát hiện trường hợp cụ thể nào đủ minh chứng trong lịch sử xác thực đã từng sản sinh quan niệm Vạn vật hữu linh luận(muôn vật đều có linh hồn). Chỉ có thể suy biết là các nền văn hóa trên thế giới đã tồn tại một cách phổ biến hiện tượng Sùng bái tổ tiên, có lẽ đã do kết hợp sự sùng bái tinh linh với sùng bái tử linh mà thành. Ngoài ra, một phái học giả khác thì cho rằng hiện nay do ấn chương và các loại phẩm đã đào được đã có thể biết một cách đích xác là 3 nghìn năm trước Tây lịch, văn hóa vùng sông Ấnđộ (Indus) đã từng thịnh hành sự sùng bái cây Thánh (Holy tree) và sùng bái động vật. Lại nữa, xem các thần thoại Phệ đà mà biết được hình thái tín ngưỡng của Ấnđộ giáo cũng lấy việc tìm về nguồn gốc làm chính, những điều đó hoàn toàn phù hợp với sùng bái tinh linh. Phật giáo vốn phản kháng uy quyền truyền thống của Bà la môn giáo mà ứng vận quật khởi, đề xướng 4 giai cấp đều bình đẳng, giải thoát nỗi khổ nạn căn bản của con người, tìm cầu chân lí và quí trọng cuộc sống tu hành thực tiễn, cho nên tư tưởng và nghi thức sùng bái tinh linh không có trong Phật giáo truyền thống. Nhưng sau khi đức Phật nhập diệt, Phật giáo được mở rộng trong tình hình phức tạp, cho nên tông chỉ giáo lí đã không tránh khỏi bị biến chất. Vào thế kỉ IV Tây lịch, trong Phật giáo đã sản sinh nền giáo lílấyvăn chú làm trung tâm. Đến thế kỷ VII, Mật giáo được thành lập, lại kết hợp với phái Tính lực của Ấn độ giáo để rồi du nhập sự sùng bái tinh linh mà ở thời đại Phật không hề có. Ở Trung quốc, sau khi Phật giáo được truyền đến, tư tưởng giáo lí khiến người Trung quốc quan tâm hơn hết là thuyết Luân hồi chuyển thế và Nhân quả báo ứng, do đó, tư tưởng địa ngục và Cực lạc quốc độ đặc biệt được nhân sĩ dân gian Trung quốc tiếp nhận. Ngoài ra, kinh Vu lan bồn từ Ấnđộ truyền đến được lưu truyền rất phổ biến trong dân gian Trung quốc, các pháp hội tông giáo như hội Thủy lục, hội Vu lan bồn, hội Thí ngã quỉ... được tổ chức khắp nơi, vì thế nên ngày nay Phật giáo dân gian mang đậm sắc thái Tinh linh sùng bái.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.237.112 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...