Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tịnh độ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tịnh độ








KẾT QUẢ TRA TỪ


tịnh độ:

(淨土) Gọi đủ: Thanh tịnh độ, Thanh tịnh quốc độ, Thanh tịnh Phật sát. Cũng gọi: Tịnh sát, Tịnh giới, Tịnh phương, Tịnh vực, Tịnh thế giới,Tịnh diệu độ, Diệu độ, Phật sát, Phật quốc. Đối lại: Uế độ, Uế quốc. Chỉ cho cõi nước thanh tịnh, là nơi an trụ của Phật. Trái lại, những nơi mà chúng sinh cư trú có các phiền não ô uế nên gọi là Uế độ, Uế quốc. Tịnh độ là giáo thuyết nói trong các kinh Đại thừa, còn Tiểu thừa thì lấy Niết bàn vô dư thântro trí bặt làm lí tưởng nên không có thuyết này. Vì Phật giáo Đại thừa cho rằng Niết bàn có tác dụng tích cực, chư Phật đã được Niết bàn, mỗi vị đều ở Tịnh độ của mình giáo hóa chúng sinh, cho nên hễ nơi nào có Phật an trụ thì đó là Tịnh độ. Kinh A súc Phật quốc quyển thượng, kinh Phóng quang bát nhã quyển 19, kinh Vô lượng thọ quyển thượng,... đều cho rằng Tịnh độ là thế giới thanh tịnh trang nghiêm do chư Phật kiến lập bằng những công đức đã được tích lũy trong vô lượng vĩnh kiếp khi các Ngài hành đạo Bồ tát ở địa vị tu nhân, đã khởi thệ nguyện tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh. Phẩm Phật quốc trong kinh Duy ma quyển thượng thì cho rằng hễ tâm tịnh thì độ tịnh, thế giới Sa bà tức là tịnh độ Thường tịch quang. Nếu tâm chúng sinh bất tịnh thì cõi này chính là cõi uế ác bất tịnh, còn chỗ Phật thấy thanh tịnh thì trở thành vô lượng công đức trang nghiêm. Tịnh độ Linh sơn của kinh Pháp hoa, thế giới liên hoa tạng của kinh Hoa nghiêm, Tịnh độ Mật nghiêm của kinh Đại thừa mật nghiêm... đều lấy thuyết Tâm tịnh độ tịnh làm gốc. Còn kinh Vô lượng thọ thì nói rằng ngoài thế giới Sa bà ra còn có các Tịnh độ khác, cũng có Tịnh độ ở vị lai được thành tựu mỗi khi có vị Bổ xứ Bồ tát thành Phật, 2 loại Tịnh độ này đều là các cõi nước được hoàn thành sau khi có vị Bổ xứ Bồ tát thành Phật qua giai đoạn tu nhân theo bản nguyện của mình, là nơi chúng sinh nguyện sinh về. Còn các Tịnh độ ở các phương khác thì có thế giới Cực lạc ở phương Tây của đức Phật A di đà, thế giới Diệu hỉ ở phương Đông của đức Phật A súc, thế giới Tịnh lưu li ở phương Đông của đức Phật Dược sư,... Vì các Tịnh độ của chư Phật nói trên cách thế giới Sa bà với một phương vị nhất định nên gọi là Thập phương tịnh độ.Thế giới Cực lạc (Phạm: Sukhàvatì) cũng gọi Diệu lạc, An lạc, An dưỡng, Lạc bang, là Tịnh độ ở phương Tây rất được tông Tịnh độ xem trọng. Tịnh độ này là chỉ cho Báo độ do Bồ tát tu nhân hạnh mà cảm được quả báo; hoặc chỉ cho Ứng hóa độ mà đức Phật giả hiện ra để cứu độ chúng sinh; hoặc chỉ cho Tịnh độ có thật ở phương Tây cách thế giới Sa bà hơn 10 vạn ức Phật độ; hoặc lại chỉ cho Tịnh độ hiện ra trong tâm chúng sinh. Ngoài ra, Tịnh độ còn có Biên địa, Nghi thành, Thai cung, Giải mạn giới,... là Hóa độ dành cho các người còn hoài nghi Phật trí sinh đến. Tông Tịnh độ cho rằng Báo độ thực tại ở phương Tây, những người sinh về cõi này sẽ được hưởng 10 điều lợi lạc sau đây: 1. Thánh chúng đến đón: Lúc lâm chung được đức Phật A di đà và 2 vị Bồ tát Quan âm, Thế chí đến đón về Tịnh độ. 2. Hoa sen vừa mới nở: Gá sinh trong hoa sen sinh về Tịnh độ, cho nên lúc hoa sen vừa mới nở thì liền được thấy cõi Tịnh độ rất trang nghiêm thanh tịnh. 3. Thân tướng có thần thông: Thân được 32 tướng tốt đẹp và 5 thứ thần thông như Thiên nhãn,... 4. Năm cảnh giới vi diệu: Được 5 cảnh thù thắng sắc, thanh, hương, vị, xúc. 5. Vui sướng vô lượng: Được hưởng các niềm vui vô tận. 6. Tiếp dẫn kết duyên: Được những ân nhân kết duyên từ trước thân đến Tịnh độ đón tiếp. 7. Thánh chúng cùng hội họp:Các chúng Bồ tát đều đến nhóm họp ở một chỗ.8. Thấy Phật nghe pháp: Sinh về Tịnh độ được thấy đức Phật và nghe Ngài nói pháp. 9. Tùy tâm cúng dường Phật: Tùy tâm cúng dường chư Phật ở 10 phương. 10. Tăng tiến Phật đạo: Tu hành tinh tiến, cuối cùng chứng được quả Phật. Về vị trí Tịnh độ, sự trang nghiêm, chủng loại dân cư,... các kinh nói không giống nhau, vì khi còn ở địa vị tu nhân, các vị Bồ tát phát nguyện không đồng. Nếu đứng trên lập trường sử học mà nhận xét sự miêu tả khác nhau giữa Tịnh độ của Phật A súc và Tịnh độ của Phật A di đà thì có thể thấy được sự biến thiên của một loại phát triển, như cõi Phật A súc có người nữ, nhân dân đều mặc y phục được lấy ra từ cây, có 3 đường thềm báu đi suốt đến cõi trời Đao lợi, có thể xem đây là tư tưởng tương đối sớm. Tịnh độ của đức Phật A di đà thì không có người nữ, đều là hóa sinh, được thân thể hư vô tự nhiên. Luận Nhiếp đại thừa quyển hạ thì cho Tịnh độ là xứ sở vi diệu ở ngoài 3 cõi. So sánh sự hơn, kém khác nhau giữa các Tịnh độ của chư Phật, trong các kinh đều có ghi chép. Về chủng loại Tịnh độ, ở thời đại ngài Vô trước (khoảng thế kỷ IV, V) có thuyết 3 thân là Tự tính thân, Thụ dụng thân và Biến hóa thân. Thân biến hóa của Phật thị hiện 8 tướng ở Uế độ,thân Thụ dụng trụ trong thế giới Liên hoa tạng có 18 thứ viên mãn thanh tịnh, tức tùy theo Báo thân, Hóa thân của Phật mà có thanh tịnh, ô uế khác nhau. Luận Duy thức quyển 10 có thuyết Tứ thân tứ độ(4 thân 4 cõi); Đại thừa nghĩa chương quyển 19 chia Tịnh độ làm 3 loại là Sự tịnh độ, Tướng tịnh độ và Chân tịnh độ; Duy ma kinh lược sớ quyển 1 thì lập 4 loại Tịnh độ: Phàm thánh đồng cư độ, Phương tiện hữu dư độ, Thực báo vô chướng ngại độ và Thường tịch quang độ. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 3, y cứ vào sự bất đồng giữa Tam thừa và Nhất thừa mà nói các Tịnh độ khác nhau. (xt. Phật Độ, Cực Lạc Thế Giới).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Chắp tay lạy người


Sống thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.116.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...