Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
-ooOoo- Pàricchattaka1. (29) Chuyện thứ nhất - Lâu Ðài Huy Hoàng (Ulàra-Vimàna) Bấy giờ, bậc Ðạo Sư trú tại Ràjagaha, ở Trúc Lâm. Thời ấy ở Ràjagaha trong một gia đình thường cúng dường Tôn giả Mahà-Moggallàna có một thiếu nữ chuyên tâm bố thí và thích thú bố thí. Tại nhà ấy, các loại thực phẩm cứng và mềm đều được làm sẵn sàng trước buổi ngọ trai chính thức. Thời ấy, cô gái kia thường đem bố thí nửa phần thức ăn mà nàng có trong nhà. Nàng không ăn trừ khi đã bố thí xong. Ngay cả khi nàng không thấy một vị xứng đáng nhận phần cúng dường, nàng cũng để dành một số thực phẩm cho đến khi nàng gặp một vị như thế. Nàng cũng bố thí luôn cho đám hành khất nữa. Bấy giờ mẹ nàng thường hân hoan hạnh phúc tự nhủ: 'Con gái ta chuyên tâm bố thí và thích thú bố thí cúng dường'. Rồi bà cho nàng phần ăn gấp đôi. Khi một phần ăn mà nàng nhận đã được phân phát, bà mẹ lại cho nàng phần thứ hai. Nàng cũng tiếp tục phân phát phần ấy. Cứ vậy với thời gian trôi qua, khi đến tuổi, cha mẹ nàng đem gả nàng cho con trai một gia đình khác cũng ở trong thành phố này. Song gia đình này có tà kiến, không mộ đạo. Bấy giờ, Tôn giả Mahà-Moggallàna đang lúc đi khất thực từng nhà, dừng lại trước cửa nhà cha chồng của thiếu nữ kia. Khi nàng thấy Tôn giả, lòng đầy thành tín, liền thưa: - Bạch Tôn giả, xin hãy vào đây. Nàng mời Tôn giả vào trong, cung kính đảnh lễ và cầm lấy chiếc bánh đã được bà mẹ chồng để dành. Nhưng không thể tìm ra bà, nàng tự nhủ: 'Ta sẽ kể với mẹ sau về việc này và làm cho bà hân hoan vì thiện sự của ta', rồi nàng dâng bánh lên Trưởng lão. Vị Trưởng lão nói lên tùy hỷ công đức và tiếp tục lên đường. Còn cô gái thưa với mẹ chồng: - Con đã cúng dường Tôn giả Mahà-Moggallàna chiếc bánh mà mẹ để dành. Khi nghe nàng nói vậy, bà mẹ chồng kêu lên: - Con này thật vô phép quá! Mày đã đem cho một Sa-môn đồ vật của ta mà thậm chí cũng không xin phép nữa! Rồi, bà nói giọng lắp bắp vì bị cơn giận trấn áp và không còn suy nghĩ phải trái, liền chụp cái chày gãy nện túi bụi vào vai cô gái. Cô gái này thể chất mong manh yếu đuối và thọ mạng sắp chấm dứt, nay bị thương tích trầm trọng gây đau đớn khốc liệt, chỉ trong vòng vài ngày nàng qua đời và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Mặc dù nàng đã tạo được nhiều nghiệp lành, việc nàng đã đặc biệt cúng dường Trưởng lão này vẫn là tối thắng hơn cả. Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên cõi trời như được tả ở trên, liền hỏi nàng: 1. Ðoàn tiên hộ tống thật huy hoàng,Khi được Trưởng lão hỏi như vậy, Thiên nữ đáp: 4. Khi được sinh ra giữa thế nhân, 2. (30) Chuyện thứ hai - Lâu Ðài Do Cúng Mía (Ucchu-Vimàna) Bấy giờ, bậc Ðạo Sư trú tại Ràjagaha cũng giống như trong chuyện trước. Song điểm khác ở đây là: nàng cúng dường khúc mía, và bị đánh bằng cái ghế chết ngay lập tức và được tái sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Ngay đêm ấy, nàng đến yết kiến bậc Trưởng lão, và giống như mặt trăng, mặt trời, nàng làm cho Linh Thứu Sơn rực sáng trong khoảnh khắc ấy. Ðảnh lễ Tôn giả xong, nàng đứng sang một bên với dáng điệu cung kính. Sau đó Trưởng lão hỏi nàng: 1. Quả đất cùng chung các vị thầnKhi được Trưởng lão hỏi vậy, nàng Thiên nữ giải thích: 4. Mới đây, Tôn giả, chính trong làng, 3. (31) Chuyện thứ ba - Lâu Ðài Có Chiếc Trường Kỷ (Pallanka-Vimàna) Bấy giờ, bậc Ðạo Sư trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy tại thành Sàvatthi, có con gái của một đệ tử tại gia được kết hôn với một nam tử của một gia đình khác cùng gia thế và hoàn cảnh tương tự trong thành ấy. Nằng có bản tánh tốt đẹp, giữ giới hạnh toàn vẹn, tôn trọng chồng, hành trì Ngũ giới và đúng các ngày Bố-tát, nàng giữ Bát quan trai giới. Sau đó từ trần, nàng tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Tôn giả Trưởng lão Mahà-Moggallàna du hành lên cõi thiên như (đã được tả trên) và hỏi nàng: 1. Trên bảo tọa tô điểm ngọc vàng,Thiên nữ giải thích cho Tôn giả qua các vần kệ này: 3. Khi được làm người giữa thế nhân, 4. (32) Chuyện thứ tư - Lâu Ðài Của Latà (Latà-Vimàna) Bấy giờ, bậc Ðạo Sư trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy có một cô gái tên Latà, con của một đệ tử cư sĩ sống ở Sàvatthi, một thiếu nữ có học thức, nhiều tài năng và thông minh, về nhà chồng. Nàng rất khả ái đối với chồng, cha mẹ chồng, nói năng dịu dàng, nhân từ đối với gia nhân, có khả năng đảm đương công việc gia đình, tánh tình hiền thiện, thực hành giới hạnh hoàn hảo, thích thú bố thí, nàng lại tinh cần giữ Ngũ giới trọn vẹn và tuân thủ các ngày Bát quan trai giới. Sau một thời gian nàng từ trần, và tái sanh làm con gái của Ðại Thiên Vương Vessavana (Tỳ-sa-môn). Song nàng vẫn có tên là Latà. Ngoài ra còn có bốn chị em khác là Sajjà, Pavarà, Acchimatì và Sutà. Tất cả năm chị em đều được Sakka Thiên chủ bảo dưỡng và đưa vào vị trí thị giả của ngài nhờ khả năng ca múa. Song Latà được sủng ái nhất vì tài đàn hát múa của nàng. Khi nào các nàng hội họp, đều có tranh luận về tài năng âm nhạc. Cả năm đều đi đến Ðại Thiên vương Vessavana và hỏi: - Tân phụ vương, ai trong chúng con có tài nhất về đàn hát múa ca? Ngài đáp: - Này các con, hãy đến chơi nhạc ở hội chúng chư Thiên bên bờ hồ Anottata. Tại đó, tài năng đặc biệt của các con sẽ thể hiện. Các nàng làm theo lời ngài. Tại đó các tiên đồng không thể nào tự kiềm chế được khi Latà nhảy múa. Chư vị cười rộ lên vì tràn ngập kỳ thú, hoan nghênh không ngớt và vẫy khăn liên tục, chư vị gây huyên náo đến độ làm cho núi Tuyết Sơn như thể đang rung động. Nhưng khi các nàng khác nhảy múa thì chư vị ngồi yên lặng như sơn ca mùa đông. Như vậy tại đại hội ấy, tài năng đặc biệt của Latà đã thể hiện rõ ràng. Sau đó tư tưởng này khởi lên trong tâm Thiên nữ Sutà: 'Vì hạnh nghiệp gì nàng Latà này đã vượt trội chúng ta về vinh quang hiển đạt? Nào, ta muốn hỏi về hạnh nghiệp Latà đã làm'. Nàng đến hỏi và nàng kia giải thích vấn đề cho nàng rõ. Ðại vương Vessavana bèn trình toàn thể câu chuyện với Tôn giả Mahà-Moggallàna nhân dịp Tôn giả du hành lên thiên giới. Khi trình bày vấn đề lên đức Thế Tôn từ duyên cớ đầu tiên của câu chuyện, Tôn giả nói về các nàng Latà, Sajjà, Pavatà, Acchimatì và Sutà như sau: 1. Năm nàng đây chính các tiên nương, 5. (33) Chuyện thứ năm - Lâu Ðài Của Guttila (Guttila-Vimàna) Trong lúc đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên thiên giới, như đã kể ở trên, đến cõi trời Ba mươi ba. Ở đó trong ba mươi sáu Lâu đài liên tiếp, Tôn giả thấy ba mươi sáu Thiên nữ hưởng thọ thiên lạc vinh quang với một đoàn tùy tùng gồm cả ngàn tiên nữ, và Tôn giả lần lượt hỏi, bắt đầu với vần kệ. 'Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm' về các thiện nghiệp được các nàng thành tựu. Sau khi Tôn giả hỏi, các Thiên nữ đáp lời với các vần kệ, mà vần đầu tiên là: Con đã dâng y đẹp tuyệt trần...Sau đó Tôn giả về nhân thế, trình câu chuyện lên đức Thế Tôn. Khi nghe chuyện, đức Thế Tôn nói: - Này Moggallàna, không phải các Thiên nữ chỉ được ông hỏi và đáp lời như vậy mà thôi, nhưng xưa kia, hội chúng ấy cũng được Ta hỏi và trả lời như vậy. Rồi vị Trưởng lão thỉnh cầu, Ngài kể lại cuộc đời Guttila, một chuyện Tiền thân của Ngài. (Xem chuyện "Tiền thân đức Phật", quyển II số 243, Guttila Jàtaka). 1. Thất huyền cầm ấy thật du dương,Tương truyền rằng ba mươi sáu Thiên nữ ấy đã sinh làm người vào thời đức Phật Kassapa (Ca-diếp cổ Phật trước đức Gotama), và đã thực hành các công đức thiện sự như vầy; một người dâng y, một người dâng hương, một người dâng trái cây tuyệt hảo, một người dâng nước mía, một người in dấu năm ngón tay có tẩm hương tại Tháp của đức Thế Tôn, một người hành trì ngày trai giới, một người dâng nước lên một Sa-môn lúc ấy đang thọ thực vào giờ ngọ trai, một người vô sân phục vụ cha mẹ chồng cáu kỉnh, một nữ tỳ tận trung chuyên cần, một người dâng cháo sữa lên một Sa-môn đang khất thực, một người dâng mật mía, một người dâng khúc mía, một người dâng quả timbaru, một người dâng dưa hấu, một người dâng dưa bở, một người dâng dưa leo, một người dâng hoa phàrusaka, một người dâng lò than nhỏ bằng đất (để sưởi), một người dâng bó củ sen, một người dâng một nắm lá thuốc, một người dâng tương chua, một người dâng bánh mè, một người dâng dây thắt lưng, một người dâng dây treo ở vai, một người dâng tấm vải buộc vết thương, một người dâng quạt, một người dâng quạt lá kè, một người dâng dụng cụ đuổi ruồi bằng lông chim công, một người dâng dù che nắng, một người dâng mứt, một người dâng bánh ngọt. Tất cả vị này được tái sanh cùng đoàn tùy tùng gồm cả ngàn tiên nữ để làm thị nữ của Sakka Thiên chủ. Khi được Guttila, giáo sư âm nhạc, hỏi thăm, mỗi vị lần lượt giải thích các thiện nghiệp đã làm, bắt đầu với vần kệ: 'Tín nữ dâng y đẹp tuyệt trần' v.v.... 3. Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàmGiống như Lâu đài này của người dâng y, bốn Lâu đài kế tiếp cũng được triển khai như vậy: Các vần kệ thứ 3 đến thứ 10 được lập lại bốn lần với các điểm thay đổi sau: 1. Tín nữ dâng hoa đẹp tuyệt trần, ...Giống như Lâu đài người in dấu năm ngón tay tẩm hương, bốn Lâu đài kế tiếp cũng được triển khai như vậy, và lập lại các vần kệ từ 8 đến 10, nhưng có các biến đổi sau đây thay thế vần kệ 18: 19. Con thấy Tăng Ni ở dọc đường,Giống như Lâu đài của người cúng cháo sữa, hai mươi lăm Lâu đài khác cũng phải được khai triển như vậy: 25. Con dâng mật mía.... 6. (34) Chuyện thứ sáu - Lâu Ðài Rực Rỡ (Daddalha-Vimàna) Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi ở Kỳ Viên. Thời ấy trong một làng nhỏ của thị trấn Nàlaka có một người khá giả, tình nguyện phụng sự Tôn giả Trưởng lão Revata (Ly-bà-la). Người ấy được hai con gái: một nàng tên Bhaddà, nàng kia là Subhaddà. Bhaddà về nhà chồng, đầy đủ tín tâm và thông tuệ, nhưng nàng lại không sinh con. Nàng bèn nói với chồng: - Thiếp có một em gái tên Subhaddà, hãy cưới em gái thiếp. Nếu em thiếp sanh con trai, nó cũng là con của thiếp và dòng dõi này không bị tuyệt tự. Chồng bảo nàng: - Ðược lắm. Và chàng làm theo đề nghị của vợ. Bấy giờ Bhaddà khuyên nhủ Subhaddà: - Này em, hãy thích thú bố thí, và tinh cần sống theo chánh hạnh, như vậy sẽ có nhiều lợi lạc cho em trong đời hiện tiền này và đời sau. Một hôm, Subhaddà theo lời khuyên của chị và làm theo điều nàng bảo, thỉnh cầu Tôn giả Revatà đến thọ thực cùng bảy vị khác. Chư vị đến nhà nàng. Ðầy đủ tín tâm, nàng tự tay phục vụ chư vị và thiết đãi Tôn giả Revatà cùng chư Tỷ-kheo các món cao lương mỹ vị đủ loại cứng và mềm. Vị Trưởng lão nói lời tùy hỷ công đức rồi ra đi. Về sau, Subhaddà từ trần và tái sanh vào hội chúng Hóa Lạc thiên. Còn Bhaddà, trước kia chỉ cúng dường cho các cá nhân riêng lẻ, nên được tái sanh làm thị nữ của Sakka Thiên chủ. Bấy giờ Subhaddà, nhân lúc suy nghĩ lại thành quả của chính mình,tự hỏi: 'Vì công đức nào mà nay ta đã hóa sinh tại đây?'. Và nhận ra chính nàng đạt được cảnh giới này do cúng dường Tăng chúng theo lời khuyên của Bhaddà. Rồi trong lúc nàng hỏi: 'Thế Bhaddà nay ở đâu?', nàng thấy chị nàng đã tái sanh làm thị nữ của Sakka, và do lòng thương tưởng chị kiếp trước, nàng bước vào Lâu đài của chị. Lúc ấy Bhaddà hỏi nàng: 1. Chói lọi dung nhan đẹp rỡ ràng,Bhaddà lại hỏi nàng: 5. Những người làm thiện nghiệp an lànhSau đó Bhaddà hỏi nàng: 11. Với tự tay mình, đủ tín tâmSubhaddà lại nói: 13. Xưa em gặp một vị tu hành,Khi Subhadda đã nói như vậy, Bhaddà chấp nhận ý nghĩa trên và ước mong đời sau sẽ nhiệt tình noi gương em nàng, bèn ngâm kệ: 16. Nay biết cúng dường lên chúng TăngRồi Subhaddà trở lại thiên giới của nàng. Sau đó, khi Sakka Thiên chủ thấy Thiên nữ ấy sáng chói nhờ hào quang của sắc thân nàng vượt trội hơn hẳn Thiên chúng cõi trời Ba mươi ba, và đã nghe câu chuyện giữa hai nàng, nên ngay sau khi Subhaddà biến mất, ngài không biết nàng là ai, bèn hỏi Bhaddà: 17. Ai là Thiên nữ, hỡi Bhad-dà,Sau đó Sakka Thiên chủ thuyết pháp, nêu rõ thành quả vĩ đại của lễ vật đáng tuyên dương mà nàng đã cúng dường Tăng chúng: 19. Ngày xưa Thiên nữ ấy em nàng,Sakka Thiên chủ kể toàn chuyện này với Tôn giả Mahà-Moggallàna, Tôn giả lại trình lên Thế Tôn. Ngài lấy đó làm một dịp thuyết pháp. 7. (35) Chuyện thứ bảy - Lâu Ðài Của Sesavati (Sesavati-Vimàna) Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Kỳ Viên. Thời ấy trong làng Nàlaka nước Ma-kiệt-đà (Magadha) có một nàng dâu trong nhà một gia chủ giàu tiền của. Chuyện kể rằng nhiều kiếp trước, khi ngôi kim Tháp rộng một do-tuần đang được xây để thờ đức Thế Tôn Kassapa, nàng còn là một thiếu nữ cùng đi với mẹ đến khuôn viên của đền thờ này và hỏi mẹ: - Mẹ ơi, các người này đang làm gì thế? - Họ đang đúc gạch bằng vàng để xây tháp. Khi nghe vậy, cô gái có tín tâm liền bảo mẹ: - Mẹ ơi, ở cổ con có món nữ trang nhỏ này bằng vàng. Con muốn đem nó tặng vào ngôi bảo Tháp. - Thế thì tốt lắm, con hãy đem cúng nó đi. Rồi tháo món nữ trang từ cổ con gái ra trao tận tay người thợ vàng, bà bảo: - Ðây là phần đóng góp của con bé này. Hãy thêm nó vào viên gạch ông đang đúc nhé. Người thợ vàng làm theo lời ấy. Về sau cô gái từ trần và do công đức đặc biệt kia, được tái sanh vào thiên giới, rồi lần lượt đi từ thiện thú này đến thiện thú khác; vào thời đức Thế Tôn Gotama, nàng tái sanh ở làng Nàlaka. Một hôm nàng được mẹ sai đi làm việc cho bà, nàng đem một ít tiền đến một tiệm mua dầu. Trong tiệm này có một gia chủ đang đào đất để lấy một số lớn đồng tiền, vàng, ngọc trai, châu báu đủ loại đã được cha chôn giấu để dành từ xưa. Người chủ tiệm thấy rằng vì nghiệp quả của mình, chúng đã biến thành sỏi đá. Sau đó vị ấy chất thành một đống, cất vào một nơi để quan sát chúng vừa tự bảo: 'Do năng lực của những người đầy đủ công đức, chúng sẽ trở thành vàng bạc, đồng tiền như xưa'. Bấy giờ cô gái thấy vậy bèn hỏi: - Sao các đồng tiền kahàpana và châu báu được chất đống thế này? Hiển nhiên chúng cần phải được cất giữ đúng đắn mới phải. Người chủ tiệm nghe vậy tự nghĩ: 'Cô gái này có đại phước đức. Nhờ cô này tất cả của cải này sẽ biến thành vàng bạc cả, và sẽ có giá trị cho ta. Ta sẽ đối xử với cô ấy thật ân cần tử tế'. Ông liền đến gặp mẹ nàng và xin cầu hôn nàng: - Xin hãy gả con gái bà cho con trai tôi. Ông trao tặng nàng một số tài sản lớn, tổ chức lễ cưới linh đình và rước cô gái về nhà mình. Sau đó, nhận thấy rõ đức hạnh của nàng, ông mở kho gia bảo ra và nói: - Con thấy cái gì đây? Nàng đáp: - Con chẳng thấy gì ngoài một đống tiền, vàng, và châu báu. Ông lại bảo: - Các châu báu này đã biến mất vì kết quả các nghiệp ác của nhà ta, nay nhờ các nghiệp ưu thắng của con, chúng đã trở thành bảo vật. Vậy từ nay chỉ mình con trong nhà này được cai quản mọi sự. Còn chúng ta sẽ chỉ dùng những thứ gì do con định đoạt. Từ đó mọi người biết nàng qua danh hiệu Sesavati (Nữ phú gia). Vào thời ấy Tôn giả Tướng quân Chánh pháp Sàriputta biết các hành nghiệp của đời mình đã chấm dứt, bèn suy nghĩ: 'Ta sẽ trao bảo vật cho mẹ ta, nữ nhân Bà-la-môn Rùpasari, để làm nơi nương tựa cho bà, rồi ta sẽ đắc Niết-bàn vô dư y'. Tôn giả liền đến gần đức Thế Tôn, thông báo cho Ngài biết Niết-bàn vô dư y của mình sắp đến, và theo lệnh của bậc Ðạo Sư, Tôn giả thị hiện một phép đại thần thông, rồi nói hàng ngàn lời tán thán đức Thế Tôn và khởi hành; mặt vừa hướng thẳng về phía Thế Tôn, vừa lùi dần cho đến khi khuất dạng Ngài. Khi đã ra đi khuất dạng, Tôn giả còn đảnh lễ Ngài một lần nữa, rồi được chúng Tỷ-kheo vây quanh, Tôn giả rời tinh xá. Tôn giả đưa huấn thị cho Tăng chúng xong, lại an ủi Tôn giả Ananda, và bảo tứ chúng quay về sau khi tiễn đưa Tôn giả. Vừa đúng lúc đến làng Nalaka, an trú mẫu thân Tôn giả vào quả vị Dự Lưu. vào lúc rạng đông, Tôn giả đắc Niết-bàn vô dư y ngay ở trong căn phòng mà Tôn giả đã được sinh ra. Sau đó cả chư Thiên và loài Người cùng làm lễ cung kính cúng dường di hài Tôn giả suốt bảy ngày. Họ làm dàn hỏa thiêu cao một trăm cubit (45m) với đủ loại chiên-đàn và hương liệu. Nàng Sesavati cũng nghe tin về Niết-bàn vô dư y của Tôn giả. Nàng bảo: 'Ta sẽ đi đảnh lễ ngài', và dặn gia nhân đặt hoa bằng vàng đầy hộp và đem hương liệu đến, nàng muốn xin phép cha chồng ra đi. Ông bảo nàng: - Con đang mang thai và ở đó đông nghẹt cả người, vậy con nên ở nhà và gửi hương hoa đến thôi. Tuy thế, nàng đầy tín tâm, suy nghĩ: 'Cho dù có nguy hiểm đến tính mạng ta tại đó, ta cũng muốn đi hành lễ cúng dường'. Rồi không nghe lời khuyên của ông, nàng cùng các người hầu cận ra đi, cúng dường hương hoa xong, nàng đứng chắp tay trước ngực trong dáng điệu sùng kính. Vào lúc ấy, một con voi đang lên cơn động tình ở trong đoàn tùy tùng của hoàng gia đến làm lễ cúng dường Tôn giả Trưởng lão, thình lình chạy vào đó, khi mọi người thấy nói, liền hốt hoảng chạy trốn vì sợ chết, đám đông ấy dẫm chết Sesavati, nàng đã ngã gục trong đám người chen lấn nhau. Nàng đã hoàn thành lễ cúng dường và từ trần với niềm tin đối với Tôn giả. Tâm đầy thành tín, nàng được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Khi quan sát thành quả của nàng và suy luận ra nguyên nhân, nàng thấy chính là do lễ cúng dường Tôn giả Trưởng lão, nên với lòng thành tín hướng về Tam Bảo, nàng cùng Lâu đài của nàng du hành đến đảnh lễ bậc Ðạo Sư, vừa bước xuống khỏi Lâu đài, nàng đứng chắp tay trước ngực trong dáng điệu sùng kính. Thời ấy Tôn giả Vangìsa, đang ngồi cạnh đức Thế Tôn nói như vầy: - Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thiên nữ kia về công đức phước nghiệp mà nàng đã làm. Ðức Thế Tôn bảo: - Này Vangìsa, cứ làm như vậy đi. Sau đó Tôn giả Vangìsa ngâm kệ tán thán Lâu đài của nàng trước tiên: 1. Với ánh sáng ngời của thủy tinh,Sau đó Thiên nữ đáp: 8. Cách nào con đạt Lâu đài này 8. (36) Chuyện thứ tám - Lâu Ðài Của Mallikà (Mallikà-Vimàna) Sau khi, đã hoàn thành nhiệm vụ của bậc Giác Ngộ, từ thời Chuyển Pháp luân cho đến thời giáo hóa du sĩ ngoại đạo Subhadda, vào lúc rạng đông một đêm trăng tròn tháng Visàkha, giữa đôi Sàla song thọ tại Upavattana, rừng Sàla của các quốc vương Malla ở Kusinàrà, đức Thế Tôn, nơi nương tựa của thế gian đã viên tịch trong Niết-bàn giới vô dư y, và trong lúc kim thân của Ngài được chư Thiên và loài Người cúng dường, một tín nữ ở Kusinàrà tên Mallikà thuộc dòng họ các quốc vương Malla, vợ của Bandhula, một người mộ đạo, đầy tín tâm, lấy nước hương thơm rửa bộ nữ trang hình tấm mạng lớn (để phủ quanh thân), giống như bộ nữ trang của đại tín nữ Visàkhà, và lau chùi thật bóng với một miếng vải mịn, rồi đem theo nhiều đồ vật khác như hương liệu, vòng hoa v.v.... đến đảnh lễ di hài đức Thế Tôn. [Ðây chỉ là phần sơ lược, còn chuyện Mallikà có đầy đủ chi tiết trong bộ Luận Pháp cú (Dh.A.III.119, Mallikàdevivatthu) ]Về sau, Mallikà từ trần và được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba. Vì nàng đã cúng dường lễ vật như vậy, nên nàng được hưởng vô lượng Thiên lạc huy hoàng. Xiêm y nữ trang, lâu đài, đều sáng chói với thất bảo, cùng với ánh sáng của vàng ròng tuyệt hảo, rực rỡ chiếu khắp mười phương với kim sắc như thể rải rắc mọi hướng với những tia vàng tinh chất. Bấy giờ Tôn giả Nàrada đang du hành giữa Thiên chúng, trông thấy nàng bèn lại gần. Nàng cung kính đảnh lễ Tôn giả, rồi đứng chắp tay trong dáng điệu sùng kính. Tôn giả hỏi nàng: 1. Thiên nữ khoác y phục ánh vàng,Và Thiên nữ đáp lời: 7. Tấm mạng vàng ròng với bảo trân, 9. (37) Chuyện thứ bảy - Lâu Ðài Của Visàlakkhì (Visàlakkhì-Vimàna) Sau khi đức Thế Tôn đã viên tịch, khi Ðại vương Ajàtasattu (A-xà-thế) đã xây một đại Tháp ở Ràjagaha trên phần xá-lợi mà vua nhận được và cử hành lễ hội cúng dường xong, cô con gái một nhà làm vòng hoa tên Sunandà, một tín nữ, một vị Thánh đệ tử đắc quả Dự Lưu, gửi nhiều tràng hoa thơm đến cúng bảo Tháp, và vào các ngày trai giới, chính nàng đi đến đó lễ bái. Về sau, lúc từ trần, nàng được tái sanh làm thị nữ của Sakka Thiên chủ và một hôm Thiên chủ đi vào Lâm viên Cittalatà, thấy nàng đứng đó mà không bị ảnh hưởng bởi ánh hào quang của tất cả các vị Thiên thần chung quanh nàng. Ngài bèn hỏi nàng lý do: 1. Thiên nữ là ai cặp mắt huyền,Khi được Sakka Thiên chủ hỏi, Thiên nữ Sunandà đáp lời qua các vần kệ này: 4. Thiên chủ, nghiệp xưa tạo quả này,Rồi Sakka Thiên chủ trình vấn đề này với Tôn giả Vangìsa. Tại Hội nghị kết tập Kinh điển, Tôn giả thuật chuyện này với chư Trưởng lão thời ấy đang biên soạn Giáo pháp và chư vị thêm chuyện này đúng như thật vào Kinh tạng. 10. (38) Chuyện thứ mười - Lâu Ðài Cây San Hô (Paricchattaka-Vimàna) Bấy giờ, đức Thế Tôn, trú tại Sàvatthi, trong Kỳ Viên. Một đệ tử tại gia đầy tín thành cúng dường thực phẩm lên đức Thế Tôn tại nhà riêng vô cùng trọng thể. Ngay lúc ấy một nữ nhân lượm củi trong Hắc lâm thấy một cây Vô ưu (Asoka) đang nở hoa. Bà đi nhặt các cành hoa đến rải quanh đức Thế Tôn, cung kính đảnh lễ Ngài rồi ra về. Sau đó bà từ trần, được tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba, hưởng lạc thú tại Hỷ lạc Viên Nandana, cùng với đoàn tiên nữ ca múa tham dự lễ hội dưới cây Thiên hoa San hô. Tôn giả Mahà-Moggallàna cũng thấy nàng và hỏi nàng như vầy: 1. Cùng với San hô, các loại hoa, Tổng Kết - Lâu đài Huy Hoàng, Lâu đài người cúng khúc mía, Lâu đài Trường kỷ, Lâu đài Lata. [Phẩm trước][Mục lục][Phẩm kế][ ^ ] |
Revised: 21-01-2001[Trở về trang Thư Mục]