Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trangchủ ]
VŨ ĐIỆU CỦA NỮ THẦN SIVA Hồ Đắc Duy
|
Trong
Thánh địa Mỹ Sơn có hai ngọn đồi , chúng nằm đối diện
nhau theo hướng đông – tây ngay ngã tư của một con suối
, các nhánh của con suối chia vùng này thành 4 khu vực
Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông Khu B : gồm các tháp và di tích nằm ngọn đồi về phía tây Khu C : gồm các tháp và di tích nằm phía nam , có hai khu C1 và C2 Khu D : gồm các tháp và di tích nằm phía bắc Khu B : gồm có các kiến trúc nằm trên ngọn đồi phía tây có một tháp chính và 3 kiến trúc phụ Theo tác giả Trần Kỳ Phương thì tất cả nhóm tháp này đều có cùng một niên đại .Tháp chính xoay mặt về hướng đông, một kíên trúc phụ đối diện với tháp chính ( xem hình ) có thể đó là chỗ bày mâm , nơi dùng để sửa soạn vật dụng tế lễ, chếch về phía nam một kiến trúc khác có thể đó là Hỏa tháp - Thủy tháp và một miếu nhỏ dựng bi kí phía đông nam Hiện nay tháp chính đã bị phá hủy , đổ nát tạo nên một cái gò cao bằng gạch , phía dưới chôn vùi những gì bí ẩn thì chẳng có ai biết , ngoài đống đổ nát này chỉ còn một mảng tường cao về phía bắc , trên tường còn một cửa giả và 5 trụ áp tường. Cửa giả có vòm cuốn có hình ba lưỡi mác chồng lên nhau, trước nhỏ sau lớn hơn. Trụ áp vào chân tường cũng có hình lưỡi mác nhỏ. Tất cả những phần trang trí trơn không chạm hoa văn Vật trang trí là những đầu thủy quái Makara bằng sa thạch trông rất kỳ cục và hung dữ . Trên cửa chính là một tấm lá nhĩ chạm thần Siva múa, thần có 8 tay , hai tay chắp lên đầu , hai lòng bàn tay úp lại với nhau , vẫn còn trông rõ các ngón tay , một kiểu thức đặt biệt của nghệ thuật múa Champa và 4 cánh tay bên trái của nữ thần Siva mô tả chi tiết không rõ rệt nhưng các bàn tay bên phải thì sinh động hơn nhiều , các ngón tay nắm lại như đang cầm một vật phụ thuộc , một đai dây đeo trước bụng , dưới rốn một phần đai dây thòng xuống che kín bộ phận sinh dục , đầu đội mũ Kirita-Mukuta , dưới chân hai con Makara có vòi cuốn (TKP) Khu B tương đối là nhỏ nhất trong quần thể kiến trúc ở đây , tháp chính không có các kiến trúc phụ đầy đủ đi theo kèm như Hỏa tháp , Thủy tháp....như các tháp khác của Champa , tuy nhiên ở đây có nét đặt biệt là tượng thần Siva trở thành chủ đề thở phựơng chính của khu này Khuôn mặt với mắt có hai hàng lông mày mỏng , mắt nhắm nghiền , khuôn măt trong trạng thái , siêu thoát , sóng mũi cao và cánh mữi nở lớn , môi dày và hơi mím lại , tai đeo búp hoa , trái tai trệ xuống , nữ thần Siva trong thế múa với các động tác rất đặt trưng là hai hàng tay dang ngang rồi cong vút lên đầu , phần thân được kéo xuống do tư thế dang hai đầu gối ra và gót bàn chân chụm lại , bàn chân chài ra và các ngón chân hất ngược lên . Về phương diện múa cỗ điển hay biến tâu hiện đại thì đây là một động tác trong 5 động tác chân căn bản của nghê thuật múa đòi hỏi nhiều kỷ năng và thời gian luyện tập lâu dài mới có khả năng thực hiện được động tác khó này , bởi nghệ sĩ múa chỉ tỳ trọng lượng của tòan bộ cơ thể chỉ trên một điểm tiếp xúc nhỏ ở một phần ở lòng bàn chân phài làm điểm tựa và toàn bộ chịu lực đặt vào gan bàn chân phần ngón cái của bàn chân trái Vũ điệu của nữ thần SIVA Dưới chân nữ thần Siva có hai người trong tư thế quỳ , hai tay chấp lại đang dâng cho nữ thần một phẩm vật , hai nhân vật này không đối xứng và có động tác mô tả sự hiến dâng lễ vật cho nữ thần rất khác nhau , một người ở phía trước nữ thần và một người sau , những chi tiết hoa văn trang trí phần này là một biến tấu trong nghệ thuật điêu khắc rất đa dạng tinh vi , Phần đế là hai con Makara nằm phủ phục hai bên với vòi cuốn cong , con bên trái của nữ thần vòi được chạm trổ che khuất một phần ống chân , mắt mở to , mí mắt hai vồng ngước trông lên dầy sùng bái và ngữơng mộ , con Makara bên phải ở trong tư thế khác , nằm sau nữ thần , phần đầu của vòi kẹp một xâu chuỗi có hơn 25 hạt hướng dâng lên nữ thần Nữ thần Siva đang thể hiện điệu múa trên một tòa sen có nhiều cánh trong trạng thái trầm tư thanh thoát như đang hội nhập vào cõi siêu nhiên vô hình |
|
Khu B bây giờ hoang tàn đổ nát bởi những cuộc chiến
tranh tàn phá hủy diệt của Tuệ Độ thứ sử Giao Châu thời
Tấn năm 420 , của Thứ sử Hòa Chi đời Tống năm 436 hay các
cuộc chinh phạt của Lê Đại Hành Hoàng đế năm 942 , của
Lý Thánh Tông năm 1044, của vua Lê Thánh Tông (1472 )....., có
chăng chỉ còn một gò cao gạch vụn màu đỏ nồng nàn của
đất cát bazan núi rừng cao nguyên đất đỏ và màu rêu xanh
của năm tháng trầm luân , u uất nơi mà ngàn măm trước đây
các nghệ sĩ Champa đem hết lòng sùng kính và tài hoa của
mình qua nét chạm trổ , điêu khắc và xây dựng nên một
thánh địa để bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ đối với
các vị tiền nhân tổ tiên cũng như các vị thần linh che
chở dân tộc và vương quốc Champa
Thánh địa Mỹ Sơn giờ đây chỉ còn sót lại lác đác vài đền tháp rệu rã , những bức tượng không đầu rải rác đâu đó trong bụi rậm ,dưới lòng suối hay nơi gò mối ... Hoang vu như những cơn gió nam oi nồng thổi qua trên đỉnh núi Mahaparvata nhưng cái hồn của Champa vẫn còn phảng phất đâu đó trên cỏ gai và cây dại , cái tinh anh của các nghệ nhân Champa cổ đại vẫn còn thấp thoáng trong điệu múa của nữ thần Siva trên khu cổ tháp ngậm ngùi Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
|
Tham khảo1/ Du ký đường Trường Sơn 2/ Đại Nam Nhất Thống Chí 3/ Mỹ Sơn trong lịch sử nghệ thuật Chăm của Trần Kỳ Phương 4/ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục 5/ Mỹ Sơn sanctuary 6/ The Cham sculpture museum Đà Nẳng |
[ Trở Về ]