Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
(Chim Việt Cành Nam số 27 ngày 25-05-2007) |
Vô
Môn Quan , " cửa không cửa " ! Nhưng
"cửa không có cửa " thì làm sao bước vào?
Các Thiền sư hay đặt cho đệ tử những đề tài cắc cớ mâu thuẫn như vậy, thường được gọi là những câu thoại đầu. Hình như các Ngài dùng phương thức này, đưa đệ tử đến chỗ cùng đường bí lối, không biết phải sử trí ra sao, rồi đùng một cái, một tiếng thét hợp thời hợp cảnh giúp thiền sinh khai thông tâm trí ! Phải nói "hình như", vì đây cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi, làm sao dám quả quyết biết rõ thâm tâm của các ngài ra sao. Tuy nhiên có một
việc rõ ràng chắc chắn là những câu thoại đầu, những
chuyện xoay quanh câu thoại đầu, từ rất lâu đã đưọc
ghi chép lại, viết thành sách . Rồi nhiều người - những
người có thiền căn sâu sắc, và những người nghĩ mình
có thiền căn sâu sắc- đã tìm giải đáp với những lời
bình thật đậm đà đạo vị, thấm nhuần Thiền phong.
Một trong những
tập sách ghi các "truyện Thiền" , những câu thoại đầu ,
nổi tiếng nhất là tập "Vô môn quan",
hay "Cửa không Cửa ".
Bây giờ , để thay đổi, ta thử xem các truyện được ghi chép trong sách với con mắt của kẻ sơ cơ, với lời bình của người phàm phu tục tử. Hẳn những bậc thiện tri thức, với tinh thần Thiền, sau khi đọc, không chấp trước, hỷ xả cho. "Vô
môn quan", "cửa không cửa", một tập 48 truyện Thiền,
hay 49, hay 50 ?
Dù biết Nhà Thiền " ăn nói khác đời " nhưng vẫn không tránh khỏi phân vân nghi ngại : Đạo Phật chủ trương tránh cực đoan, không hành thân sác, không hưởng thụ xa hoa, vậy những hành động trên phải chăng là Trung Đạo của nhà Phật? Lại còn truyện giết mèo nữa phải chăng như vậy là phạm tội sát sinh ? hay vì con mèo là súc sinh nên ta có quyền chém giết thẳng tay ? vậy còn đâu là lòng từ bi ? còn đâu là "tính bình đẳng " của chúng sinh ? Nhân danh "phá chấp " mà ăn nói hỗn hào phải chăng là ngụy biện, nhân danh giải thoát mà sát sinh , mà tự hủy hoại thân thể phải chăng là cuống tín ! Thiền sư dạy đừng chấp, hãy sống ! nhưng sống như vậy phải chăng là đã rơi vào Ma đạo ? Thiền sư dạy hãy vượt qua cái tướng bề ngoài giả hợp để đạt đến "chân như". Ta hồ nghi tự hỏi " các cô chú bé con thơ dại của khắp năm châu, nếu ngày ngày cứ thấm nhuần hình ảnh chém giết bạo tàn của Ci Nê, TV thì làm sao vượt qua khỏi cái tướng điên loạn của xã hội để trở thành người hiền lương". Bế tắc ! đúng là "cửa không cửa" ! Hay là những câu chuyện trên đây " không có thật ", chỉ là những truyện các ông Thiền sư bịa ra để dạy đệ tử. Dơ cao, đánh khẽ , nói dữ tợn để có cớ luận bàn mà thôi ? Ngài Vô Môn Huệ Khai kể những truyện này ra nhưng rồi khi bình thì nào có đe dọa gì ai . Những câu chuyện được đặt trong bối cảnh nào đó, như núi rừng thanh tịnh, chùa chiền xa xôi của ngày xửa ngày xưa, nay được phổ biến thành hàng trăm triệu sách, tràn ngập các mạng lưới hoàn cầu ... ý nghĩa phải chăng còn nguyên vẹn ? Dù sao, ta cũng chẳng
có gì mà lo bị ăn gậy, bị chặt tay ! Từ câu chuyện chém
mèo, truyền dần tới ta, cũng phải qua mấy tầng mấy lớp:
Chỉ sợ có những người, bị kẹt ngay ở tầng thứ nhất, quay ra cầm dao, vác gậy múa may loạn xạ thì phiền ... lúc đó mới thực nguy, ở gần, giác ngộ đâu không thấy, có ngày mất mạng như chơi. Tình cờ đọc những
lời bàn lẩn thẩn ở trên , hẳn có vị Thiền sư nào đó
sẽ trợn trừng đôi mắt (bắt chước ai ấy nhỉ ?) quát
: - Dốt thì im đi ! nói như vậy còn gì là Thiền nữa
?
Có người kể truyện
rằng :
Mời bạn đọc "Vô môn quan", đọc rồi quên đi, ... Nhưng cũng nên đọc ! *** |
Rời "cửa không
cửa", ta vào vườn Chim Việt , xem có gì an vui , thích thú
?
Nguyễn Dư đưa ta " dạo chơi, thăm " Một vài cái Động " của người xưa. .. nào là Động Thổ, Động mồ, Động mả , ... cho đến " động cỡn " đầy thú vị . Vườn thơ Chim Việt vẫn là nơi hội ngộ của các dòng thơ đến từ khắp năm Châu, với Bùi Thụy Đào Nguyên , Lê Hưng Tiến của Đồng bằng Sông Cửu Long, Nguyễn Thế Tài , của Bỉ, Hoài ziang duy, Phan Bá Thụy Dương, Vũ Tiến Lập từ Mỹ, Quỳnh Chi tại Nhật, và Đỗ Phong Châu tại Pháp. .
Bùi Thụy Đào Nguyên :
Mẹ
|
. Miêng : Trầm
hương
"Tôi khựng ở cửa, cô giật mình đỏ mặt nhét vội mấy phong thư vào ngăn kéo, bóp khoá. Lần đầu tiên có khoá. Cô có gì giấu giếm khiến tôi tự ái, bất mãn. Tôi nhìn trân ổ khoá rồi ngúng nguẩy quay lưng nhanh khỏi phòng. Lẽ ra thư từ trao đổi với chú ngồi băng đá chẳng nên giấu giếm tôi, cho tới bây giờ tôi là người kín miệng mà. Hay với ai khác mà tôi không biết ?" . Bùi Thụy Đào
Nguyên : Xóm Quýt , Quê
xa...
. Ðỗ Phong Châu
: Trở về
. Võ Quang Yến :
Bộ
Tripitaka ở chùa Haiensa xứ Đại Hàn - Hương
vị Cà cuống
. Xuân Sương : Chiếc
cầu văn sĩ
.
Phạm Xuân Hy : Ấn
chương và Truyền quốc ngọc tỷ
/ [ PDF
]
.Phạm Vũ Thịnh : Kurt Vonnegut - Tiểu Thuyết Gia Hiện Đại Mỹ / Bình đẳng hoàn toàn (truyện ngắn) "Kurt
Vonnegut là một nhà văn Mỹ hiện đại, được biết đến
nhiều nhất về khuynh hướng hoà bình và nhân bản trong văn
phong khôi-hài-đen và hậu-hiện-đại. Tác phẩm của ông được
ghi vào giáo trình trung và đại học Mỹ, ảnh hưởng đến
nhiều nhà văn thời danh trên thế giới.
.
Nguyễn Ngọc Duyên : Cố
hương
|
.
Những
bài viết bằng tiếng Pháp và Anh :
. BS Nguyễn Vi Sơn : . Music therapy for the mentally ill . Georges Nguyễn Cao Đức : Le Nam Giao - Cortège et cérémonie - Phò Mã et Princesses à la cour d'Annam . Natsuki Nguyễn Cao Đức :Art et Artisanat anciens du Japon Thơ
cổ Trung Quốc ( Quỳnh Chi phóng
dịch )
|
. Nguyễn Khắc
Xương : Nữ tướng
thời Trưng Vương (tiếp theo) : 15.Phật
Nguyệt , Tả tướng thủy quân - 16.Phương
Dung Nữ Tướng - 17.Trần
Nang, Trưởng Lĩnh Trung Quân - 18.Nàng
Quốc , Trung Dũng Đại Tướng Quân
. Nguyễn Đắc Xuân
: Lăng Đan Dương của vua Quang Trung
ở đâu ?
Đây là công trình tôi đã nổ lực khảo cứu từ khi tóc vẫn còn xanh, nay đầu đã bạc trắng. Tất cả trí tuệ, tâm huyết và tâm sự tôi đã gởi gắm trong tập sách dày trên 300 trang. Những trang sách đang hiện ra trên màn hình máy vi tính của quý vị chỉ là bản tóm lược nhưng đầy đủ." . Lê Văn Hảo : Việt Nam Văn Hiến Ngàn Năm (tiếp theo) : - 10. Thời Tây Sơn (1771-1802) - và 15 năm văn hóa Phú Xuân - 11. Thời Nguyễn Sơ (1802-1883) với 80 năm rực rỡ của văn hóa Phú Xuân - 12. Thời Nguyễn Mạt - thuộc Pháp (1885-1945) với 60 năm phong phú của văn hóa Việt Nam cận hiện đại . Bùi Thụy Đào Nguyên : Tống Thị Quyên , một bi kịch chốn Vương Triều Nhà Nguyễn . Bùi Thụy Đào Nguyên : Góp một số suy nghĩ về thiền sư , thi sĩ Huyền Quang "Mấy
năm liền ...vì việc riêng , tôi tạm trú ở chùa . May sao
nơi đấy có kha khá kinh sách , nhờ vậy tâm trí tôi tạm
khuây khoả . Và trong số tàng thư ấy , quyển Vũ Trung Tùy
Bút (Phạm Đình Hổ) có chứa mẩu chuyện Lý Đạo Tái đã
gợi tôi nhiều cảm hứng để tìm hiểu vị thiền sư đời
Trần này .
. Nguyễn Thị Chân
Quỳnh : Khoa
Cử Việt Nam ( tập thượng ) : Thi Hương (tiếp theo
và hết)
. Nguyễn Quốc Bảo
: Chuyện học hành thi cử
của Cụ Án [ PDF ]
. Nguyễn Nam Trân : Văn Học Sử Nhật Bản (tiếp theo) : 18) Tsubo.Uchi Shôyô, Futabatei Shimei và Văn học thời Duy Tân -Tổng quan giai đoạn 1868-1912. Tư tưởng và phê bình. Chuyển tiếp cũ mới của tiểu thuyết Nhật Bản - 21) Các luồng văn học trong giai đoạn dân chủ ngắn ngủi thời Taishô (1912-26): văn học tư sản lý tưởng nhân đạo (phái Shirakaba), tiểu thuyết tự thú, văn học vô sản Chim
Việt Cành Nam (*)
|
-------------------
(*)1 - Chim Việt Cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim) , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc. |
[ Trở Về ]