HomeIndex

Kiến

; S: dṛṣṭi hoặc darśana; P: diṭṭhi hoặc dassana;

Nghĩa là »thấy« nhưng được sử dụng nhiều cách khác nhau như sau:

a) Kiến dịch từ chữ Dṛṣṭi ngoài nghĩa »thấy« ra cũng có nghĩa là quan niệm, kiến giải; nếu danh từ Dṛṣṭi đứng một mình thì phần lớn được hiểu là »tà kiến« quan niệm sai lầm. Người ta phân biệt nhiều loại tà kiến và chia chúng ra nhiều nhóm khác nhau theo hệ số như 2, 3, 4, 5, 7, 10 và 16 kiến, trong đó hệ thống Nhị kiến, Tam kiến, Tứ kiến và Thất kiến quan trọng hơn hết:

b) Kiến dịch từ chữ darśana và được dùng chung với một danh từ khác như Kiến đạo (s: darśana-mārga)...; chỉ cách nhìn dựa trên lí luận minh triết, có khả năng loại bỏ Ái, đoạn được Nghi hoặc. Nhờ chính kiến mà hành giả có thể hiểu được Tứ diệu đế, từ bậc Tùy pháp hành (s: dharmānusārin) hoặc Tùy tín hành (s: śraddhānusārin) trở thành một bậc Dự lưu (s: śrotāpanna).