Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tâm yếu đường tu »» Nói chuyện với phật tử Ladakh »»

Tâm yếu đường tu
»» Nói chuyện với phật tử Ladakh

Donate

(Lượt xem: 3.447)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Tâm yếu đường tu - Nói chuyện với phật tử Ladakh

Font chữ:

“Sống theo Pháp, bạn phải thách thức chính bản thân mình, hằng ngày.”

Đức Đại-lai Lạt-ma


Tất cả mọi người đã đến tu viện (gompa) này, đã đến đây và được gặp Tôn sư; tất cả đều tới đây và được dịp trải nghiệm những cảm xúc chân thật, sâu sắc trong trái tim.

Nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ! Bởi vì Pháp chân thật có nghĩa là thực sự đi thật xa vào tận bên trong. Điều đó có nghĩa là thảo luận, là đàm đạo với những người khác; có nghĩa là tranh biện, bàn luận với mọi người xung quanh và tranh biện, bàn luận với chính bản thân mình.

Nếu các bạn tới đây chỉ để gặp tôi thì chưa thể nói là tốt được. Cần phải tranh luận một cách sâu sắc, mỗi ngày phải thực hành Pháp một cách sâu sắc. Điều đó mới thực sự làm cho Pháp trở thành hữu ích đối với thế giới của chúng ta và cho con tim của các bạn.

Khi các bạn tới đây và gặp tôi, nhìn thấy điện thờ, thấy lễ puja đang kết thúc, bạn sẽ thốt lên trong tim: “Ôi! Tuyệt quá!” Nhưng điều đó chỉ trong vòng hai ba ngày là quý vị sẽ quên ngay đi, trừ phi bạn tranh biện, bàn luận với chính bản thân mình, trong trái tim mình những gì mà bạn đã nghe được khi tôi nói với bạn, với tất cả mọi người.

Vì vậy, nếu chỉ đến đây và nghe Pháp thoại thôi thì chưa thể gọi là đủ được. Phải thảo luận, tranh biện nhiều hơn, nhiều hơn nữa với chính bản thân mình để những gì đã nghe không chỉ lưu lại trong bộ óc mà còn cả trong trái tim của các bạn.

Rồi sau đó, mỗi ngày quý vị nên suy nghĩ một chút, suy nghĩ một chút... và nhờ vậy mà trái tim của quý vị sẽ mở rộng thêm một chút, và khi đó thì bài học ngày hôm nay mới có được một ít hiệu quả nào đó.

Điều quan trọng là tranh biện với chính bản thân mình về những gì mình nghe được từ bậc Đạo sư. Chỉ có bằng cách đó chúng ta mới đi sâu hơn và sâu hơn. Và lần sau khi quý vị đọc bất cứ một điều gì [về giáo pháp], quý vị sẽ hiểu điều mình đọc sâu sắc hơn. Không những hiểu sâu sắc hơn những gì tôi nói, mà cả những gì quý vị tự đọc, chính nhờ vào sự tranh biện của quý vị.

Điều mà tôi muốn nhấn mạnh chính là tầm quan trọng của việc phải đào sâu, nghiền ngẫm những gì mình nghe được hằng ngày, hằng ngày. Đó chính là sự khác biệt giữa những người chỉ đọc Giáo pháp và những người thực sự sống với Pháp. Sống với Pháp, bạn sẽ phải thách thức chính bản thân mình hằng ngày và lần nữa lại ghi nhớ và nhớ nhiều hơn, nhiều hơn. Càng nghiên cứu kỹ lưỡng một vấn đề thật nhiều lần thì khi gặp một vấn đề mới ta sẽ hiểu sâu sắc hơn.

Có một điều rất quan trọng đối với việc tham dự pháp hội là không nên chỉ đến đây như một nghi lễ long trọng mang tính tượng trưng, mà phải thực hành Pháp tại đây, phải thảo luận bài pháp đã nghe được ở đây, và phải tranh biện với bản thân và với người khác. Giống như vàng, ta càng siêng lau chùi thì nó càng sáng bóng, bằng không thì nó sẽ mờ sỉn với thời gian.

Thảo luận là phần rất quan trọng của việc thực hành pháp. Tôi rất mừng khi thấy ở Ladakh bây giờ các Phật tử đến nghe pháp rồi thảo luận với nhau. Điều đó có nghĩa là việc thực hành pháp đang trở thành một hoạt động sống động. Trước kia, mọi người đến tu viện nghe vị thầy (lama) giảng pháp, làm lễ rồi về nhà và quên hết. Họ tự nhủ: “Đó là việc của các bậc Đạo sư – các ngài phải chăm lo cho chúng sinh.” Dần dần, bây giờ mọi người bắt đầu biết thảo luận, đàm đạo nhiều hơn. Đó là một dấu hiệu đáng mừng.

Theo truyền thống, một lạt-ma [tương lai] được đưa vào tu viện để dạy dỗ từ lúc mới ba tuổi – lúc còn rất nhỏ. Nói một cách nghiêm túc, một vị lạt-ma [tương lai] cần phải được giáo dục rất nhiều, cần phải học, học rất nhiều để có được hiểu biết về thế giới xung quanh – thế giới chúng ta đang sống. Có rất nhiều môn cần phải học. Bây giờ, việc trở thành lạt-ma [hay không] phải là quyết định của cá nhân người đó chứ không phải do ý muốn của gia đình. Việc làm lạt-ma phải xuất phát từ con tim chứ không phải do sức ép của truyền thống.

Khi chúng ta quyết định một người trở thành lạt-ma từ khi họ mới ba tuổi thì người đó có thể không thích việc tu học và vì vậy mà không thể làm tốt công việc đó được. Điều quan trọng hơn hết là khi một người mới ba tuổi thì hiểu biết về thế giới này còn rất hạn hẹp. Người đó còn phải học rất nhiều, rất nhiều để biết thật rõ ràng những gì đang xảy ra, trên thế giới và xung quanh anh ta.

Việc một đứa trẻ ba tuổi được chọn để trở thành lạt-ma là chuyện của mấy trăm năm về trước. Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới hoàn toàn khác. Tất cả đang thay đổi và thay đổi rất nhanh xung quanh chúng ta.

Chỉ nghe pháp thôi không đủ, phải nghiền ngẫm về những gì đã nghe. Và điều quan trọng nhất là phải thực hành tu tập một cách tận tâm, tận tụy. Và kết hợp được cả ba yếu tố này là bảo đảm cho hành giả đạt tới trình độ mà họ có thể làm lợi lạc cho bản thân và người khác.

Trên đường đi từ Kargil tới Bokharbu tôi thấy có rất nhiều cây xanh, cây ăn trái được trồng ở các vùng đất của đạo Hồi. Nhưng khi tới vùng của đạo Phật thì thấy cây cối ít được trồng. Không phải vì chúng ta có Pháp nên không cần phải chăm lo việc trồng cây. Quý vị phải chăm lo đến việc nuôi sống bản thân, việc làm giàu cho đất đai. Chúng ta cần trồng cây vì vẻ đẹp của môi trường sống, vì nhu cầu thực phẩm và để giữ cho đất đai được phì nhiêu, màu mỡ. Có một sự khác biệt lớn giữa cách nghĩ về việc này trong văn hóa đạo Hồi và văn hóa của chúng ta. Vì vậy xin quý vị hãy học hỏi từ các tôn giáo khác.

Các tôn giáo khác như đạo Do Thái, đạo Hồi, đạo Hindu đều có những điểm xuất sắc nổi trội cần học tập. Nếu chúng ta là Phật tử chân chính thì ta phải thấy những viên ngọc quý nơi các tôn giáo khác. Cần thấy rõ sự khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác. Và với thái độ từ bi đối với những viên ngọc quý nơi các tôn giáo khác thì việc thực hành pháp của chúng ta sẽ mãnh liệt, sâu sắc hơn nhiều. Vì vậy, rất cần có sự hiểu biết về các tôn giáo khác. Đạo Phật có nghĩa là: vừa là Phật tử vừa có tâm rộng mở để học hỏi từ các tôn giáo khác.

Đức Đạt-lai Lạt-ma ban bài Pháp thoại này tại buổi nói chuyện với Phật tử Ladakh ngày 15.9.2010.

Lama Raptan dịch Ladakh-Ấn, đạo hữu Ra Vi dịch Ấn-Anh.

Việt dịch: Hiếu Thiện, hiệu đính: Dương Đạt.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.8.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...