Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vào thiền »» Thay lời kết »»

Vào thiền
»» Thay lời kết

Donate

(Lượt xem: 3.834)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Vào thiền - Thay lời kết

Font chữ:


Chúng ta đã thảo luận khá nhiều về một chủ đề mà suốt quá trình tìm hiểu có vẻ như chẳng mang lại lợi ích thiết thực nào. Vì sao vậy? Cho đến cuối tập sách này, ta vẫn chưa thấy ra được điều gì cụ thể khả dĩ có thể nắm bắt được về thiền, ngoài một số những kiến thức dường như càng làm nặng thêm cho trí óc. Nhưng cho dù chính bản thân người viết vẫn nghĩ như thế, thì trong thực tế điều này có lẽ không phải là đúng với tất cả mọi người. Một số độc giả có thể qua tập sách này sẽ đến gần hơn với chủ đề, hoặc có một cách nhìn khác đi, chính xác hơn so với trước đây. Và chỉ cần được như thế, có thể nói là người viết đã lấy làm sung sướng và mãn nguyện.

Trong Thiền uyển tập anh, phần chép về Quốc sư Thông Biện (國師通辨) đời nhà Lý nước ta có ghi lại câu hỏi của Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu như sau: “Ý nghĩa của Phật và Tổ ai hơn ai kém? Phật trụ phương nào, Tổ ở thành nào? Vào thời kỳ nào đến nước này? Việc truyền đạo này ai trước ai sau? Người niệm Phật đạt ý Tổ chưa biết là những ai?” (佛之祖義有何優劣? 佛住何方, 祖居何城? 何時而來至此國圡? 傳授此道孰先孰後, 而念佛名達祖心者至相遁未知何者? - Phật chi Tổ nghĩa hữu hà ưu liệt? Phật trụ hà phương, Tổ cư hà thành? Hà thời nhi lai chí thử quốc độ? Truyền thụ thử đạo thục tiên thục hậu, nhi niệm Phật danh đạt Tổ tâm giả chí tương tuần vị tri hà giả?)

Xét từ góc độ học Phật để đạt đến sự giải thoát trong cuộc sống, những câu hỏi nêu trên quả thật chỉ là “nhiễu sự” mà không mang lại chút lợi lạc gì. Tuy nhiên, trong thực tế thì chúng ta đang sống trong một thế giới thực, được hình thành bằng những khái niệm và lý luận, cũng như trong đầu óc ta đang đầy ắp những tri thức kiến giải. Việc vô cớ dẹp bỏ đi tất cả quả là không thể được. Cũng vậy, người trong thế giới trần tục này lần đầu tiên tìm đến với đạo Phật không thể không khởi lên những câu hỏi đại loại như trên. Và người dắt dẫn nếu ngay đó phủ nhận tất cả liền không thể nào đưa người học vào chỗ hiểu đạo. Và quả thật, đáp lại những câu hỏi “nhiễu sự” trên, Quốc sư Thông Biện đã xuất sắc không kém một nhà sử học chuyên nghiệp khi đưa ra câu trả lời cụ thể về tất cả những điều mà thái hậu muốn biết. Chính những gì ngài nói ra vào lúc đó đã trở thành những tư liệu quý giá cho những người truy tìm dấu vết của đạo Phật khi truyền đến nước ta. Sau đó, thái hậu đã rất vui mừng, thỉnh ngài vào đại nội để tham vấn học hỏi. Cũng chính bà thái hậu “nhiễu sự” này sau đó đã thấu đạt ý chỉ thiền tông, tự làm bài kệ chứng ngộ như sau:

Sắc là không, không tức sắc.
Không là sắc, sắc tức không.
Sắc không không vướng bận,
Liền hợp với nguồn tông.

色是空, 空即色.
空是色, 色即空.
色空俱不管,
方得契真宗.

Sắc thị không, không tức sắc.
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc không câu bất quản,
Phương đắc khế chân tông.

Câu chuyện xưa này đến nay vẫn không thay đổi ý nghĩa. Trong cuộc sống thực tế, chúng ta không thể đặt niềm tin vào những gì không có căn cứ, không có cơ sở lý luận. Khi tìm đến với thiền, chúng ta cũng không ra khỏi thông lệ này. Vì thế, Thiền tông từ xưa đã tự chứng tỏ tính cách vượt trên lý luận mà không phải là né tránh lý luận. Các thiền sư biết rõ những tri thức kiến giải không mang lại sự giải thoát cho tâm thức, nhưng các ngài luôn chứng tỏ được khả năng vượt lên trên và buông bỏ, chứ không bao giờ ở một tư thế thấp hơn không với đến để rồi tránh né. Chính nhờ vào tính cách này mà Thiền tông đã từng một thời phát triển hưng thịnh khắp đất nước Trung Hoa, và riêng ở nước ta trong suốt hai triều Lý, Trần cũng giữ vai trò quan trọng chi phối rất lớn trong toàn xã hội.

Vì có nhiều người tìm đến với thiền qua việc nêu lên những câu hỏi “nhiễu sự”, nên cũng không thể từ chối việc giải đáp. Và hơn nữa, như đã nói, điều này là hoàn toàn tự nhiên không có gì đáng chê trách. Chỉ có điều nên nhắc nhở ở đây là, việc giải đáp các câu hỏi loại này tự nó chưa phải là những giá trị hữu ích thực sự của việc tham học, mà chỉ là một bước khởi đầu không hơn không kém!

Những giá trị thực sự của thiền chỉ có thể đạt được khi bạn vượt qua ngưỡng cửa của sự chần chừ và thực sự bắt tay thực hành một nếp sống thiền. Và khi bước vào giai đoạn này, bạn cần những chỉ dẫn thiết thực hơn, cụ thể hơn mà không phải là những kiến thức lý luận trong vòng tranh cãi. Bạn có thể sẽ thắc mắc khi không tìm thấy những chỉ dẫn như thế trong tập sách này, nhưng điều đó đơn giản chỉ là vì chúng được đề cập đến trong một tập sách khác.

Thiền là sản phẩm của đời sống, xuất phát từ sự cảm nhận bằng vào kinh nghiệm sống thực sự mà không phải là sản phẩm của bộ óc như tri thức, khái niệm. Vì thế, người xưa dù có để lại cho chúng ta những vốn quý vô giá, nhưng cũng chẳng có giá trị gì nếu tự ta không sử dụng được vốn quý ấy như phương tiện dắt dẫn để tự mình đến với cuộc sống. Khi đời sống này chưa được cảm nhận với tất cả những giá trị sâu xa của nó, khi bạn chưa biết quý trọng từng phút giây được hiện hữu trong cuộc sống này, khi đó chưa có sự hiện hữu của thiền. Ngay cả cho dù bạn có đọc hàng trăm tập sách viết về thiền, rốt cùng bạn cũng không thể biết được chính xác thiền là gì. Bởi vì điều đó chỉ có thể đạt đến bằng vào chính sự trải nghiệm trong cuộc sống của bạn.

Những hiểu biết về thiền chỉ có một tác dụng rất hạn chế trong việc giúp bạn có được một bước khởi đầu thận trọng và chắc chắn. Những gì tiếp theo sau đó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào những kinh nghiệm sống trước đây của bạn, cũng như quyết tâm và ý chí kiên trì trong sự thực hành. Vì thế, những gì đạt được qua việc thực hành thiền trong thực tế thường không hoàn toàn giống nhau ở mọi người.

Nói là không hoàn toàn giống nhau, trong ý nghĩa là bạn không thể chờ đợi việc có thể đưa ra những từng bậc, thứ lớp sẽ trải qua như nhau ở hết thảy mọi người, nhưng điều đó không có nghĩa là không có những chuẩn mực chung. Thước đo đơn giản nhưng chính xác nhất khi thực hành thiền chính là mức độ an lạc mà tự thân chúng ta có thể cảm thấy được qua quá trình thực hành thiền. Nếu khi bạn thực hành thiền và cảm thấy cuộc sống có vẻ như rối tung lên, hoặc sống trong một tâm trạng bất an đầy xáo trộn, hoặc hoang mang, mất định hướng... những điều đó cho thấy là bạn đã gặp phải vấn đề, thậm chí là vấn đề nghiêm trọng trong phương thức thực hành thiền.

Một người quen kể lại với tôi về tâm trạng hoang mang mà anh ta phải chịu đựng trong gần 2 năm chỉ vì “thực hành thiền”. Anh chàng tội nghiệp này cho dù đã kiên nhẫn chịu đựng đến thế, vẫn không hiểu nổi vì sao người ta bảo anh phải “buông bỏ tất cả để tâm trống rỗng”. Và hậu quả của nỗ lực đạt đến cái “tâm trống rỗng” ấy trong những giờ ngồi thiền là suốt gần 2 năm anh đã sống như một người... ngoài hành tinh!

Đây có lẽ chỉ là một trong rất nhiều trường hợp mà không thể kể hết ra đây. Nhiều người không tin nổi vào tính cách thiết thực và gần gũi của thiền trong cuộc sống. Khi không hiểu đúng những câu chuyện về các thiền sư, họ tưởng tượng rằng thiền phải là một cái gì đó rất cao siêu, cách xa vời vợi so với thế giới này... Một số khác lại say mê tính cách siêu nhiên kỳ bí của thiền, mà thật ra chỉ là hậu quả của những suy diễn sai lệch. Nhưng chính vì thế mà họ nghĩ rằng đến với thiền sẽ tìm được một cái gì đó làm cho cuộc sống của họ trở nên siêu phàm, khác tục... Kết quả đạt được không phải là những kinh nghiệm tâm linh thực sự, mà chỉ là hệ quả của những suy nghĩ hoang tưởng dựa vào trí tưởng tượng. Tất cả những sai lệch này đều xuất phát từ chỗ không hiểu được ý nghĩa cơ bản của thiền.

Thực ra, khi nói rằng thiền rất gần gũi với cuộc sống cũng không hề mâu thuẫn với tính chất siêu việt mà bạn đã từng nghe biết về thiền. Bởi cuộc sống này tuy là vô cùng gần gũi, nhưng có bao giờ bạn nghĩ là mình đã khám phá được hết mọi ý nghĩa sâu xa của nó hay chăng? Từng nụ hoa, ngọn cỏ quanh ta tuy rất đơn sơ nhưng cũng vô cùng huyền diệu khi được nhìn dưới nhãn quan của thiền. Cho đến những con người quanh ta, dù vẫn thường xuyên tiếp xúc mỗi ngày, mỗi giờ, nhưng cũng sẽ trở nên hoàn toàn mới lạ khi chúng ta tiếp xúc với họ trong tinh thần của thiền. Nếu bạn hiểu đúng và làm đúng, mỗi ngày bạn sẽ càng nhận biết ra rằng thế giới quanh ta còn có rất nhiều điều mà trước đây bạn chưa hề biết đến. Và những điều ấy thật ra không phải là những bí ẩn bị che giấu, mà chỉ là những sự thật rất hiển nhiên nhưng không thể được nhận thấy bởi một tâm hồn mê ngủ. Sự thức tỉnh nhờ vào công phu thực hành thiền sẽ giúp bạn sáng suốt hơn, cảm thấy tự tin hơn và vững chãi hơn trước mọi biến cố của đời sống.

Có người đã hỏi tôi rằng về mặt nhân quả thì việc thực hành thiền có thể được xếp vào các điều thiện hay chăng? Và anh ta tự lý luận rằng việc thực hành thiền hoàn toàn nhắm đến mục đích mang lại lợi ích cho tự thân, hẳn sẽ không thể xem là một việc thiện theo ý nghĩa thông thường. Một số độc giả có thể sẽ cho rằng câu hỏi có phần hơi ngớ ngẩn, nhưng cũng có không ít người ngớ ngẩn theo cách này. Và thật ra thì một lập luận như trên là rất nông cạn, bởi vì việc thực hành thiền vốn là cha đẻ của nhiều điều thiện. Chỉ cần cả thế giới này bỏ ra mỗi ngày khoảng một giờ nghiêm túc thực hành thiền, chúng ta sẽ không cần thiết phải tìm kiếm thiên đàng ở đâu xa cả, bởi vì những cuộc chiến tranh đẫm máu cũng như những thủ đoạn “cá lớn nuốt cá bé” sẽ không còn nữa trên khắp hành tinh này.

Và bạn cũng không cần phải chờ đợi giấc mơ vĩ đại ấy trở thành hiện thực mới thấy được công năng của thiền. Chỉ cần thực sự thực hành thiền, mỗi người đều có thể tự cảm nhận những kết quả thiết thực mà thiền mang đến trong cuộc sống. Điều kỳ diệu nhất ở đây là, cho dù chỉ có riêng bạn thực hành thiền, bạn cũng sẽ thấy rằng cả thế giới này đều thay đổi tốt hơn. Những con người mà bạn tiếp xúc đều trở nên dễ chịu và tốt bụng hơn, những cảnh vật quen thuộc mà bạn nhìn ngắm mỗi ngày cũng trở nên xinh đẹp và thân thiết hơn, và mỗi việc làm của bạn đều trở nên sâu sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn. Tất cả những điều này xảy ra không phải do sự “tự kỷ ám thị” như nhiều người lầm tưởng, mà là do một quá trình chuyển hóa thực sự của cả thế giới được bắt đầu từ nội tâm của bạn.

Có thể bạn chưa tin được vào nhận xét có vẻ quá to tát này, nhưng đó là một điều rất thật mà những ai đã trải qua đều có thể xác quyết với bạn. Nhưng cho dù là vậy, tôi vẫn khuyên bạn đừng tin vào những gì vừa nói, trừ khi chính bản thân bạn thực sự cảm nhận được điều đó.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.170.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...