Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Vào thiền »» Giới hạn cuối cùng »»

Vào thiền
»» Giới hạn cuối cùng

Donate

(Lượt xem: 4.367)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Vào thiền - Giới hạn cuối cùng

Font chữ:


Nhưng vấn đề chưa thể xem là được giải quyết rốt ráo nếu như chúng ta vẫn chưa khám phá ra được bản chất thực sự của đời sống. Thật vậy, những gì vừa nói trên chỉ là một giải pháp mang tính đối phó với tình thế. Nó đã mang lại những lợi ích to lớn cho chúng ta xét từ góc độ có được nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống, nhưng quả thật vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề.

Nếu không chấp nhận - đơn giản là vì không đủ cơ sở để chấp nhận - một đấng sáng tạo tối cao nào đó đã tạo ra con người, chúng ta sẽ không thể thoát ra khỏi tâm trạng hoài nghi về mục đích của đời sống. Vì sao chúng ta phải sinh ra và chết đi, sau khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm trong đời sống? Tất cả những điều đó liệu có ý nghĩa gì?

Nhưng việc chấp nhận một đấng sáng tạo tối cao lại là điều đi ngược lại với kinh nghiệm tri thức đã có trong đời sống. Tri thức lý luận của chúng ta luôn phủ nhận điều đó, vì không tìm được bất cứ bằng chứng nào cho sự hiện hữu của một đấng sáng tạo như thế. Hơn thế nữa, nó còn đẩy chúng ta đến một tầng bậc hoài nghi cao hơn. Bởi vì, xét cho cùng thì cũng phải có “ai đó” đã tạo ra một đấng sáng tạo như thế chứ? Tất nhiên, giải pháp cho tình huống bế tắc này đối với nhiều người vẫn là sự chấp nhận, bởi vì họ cho rằng không còn có sự lựa chọn nào khác.

Nhưng với một số người khác thì sự tìm kiếm, vùng vẫy trong thế bế tắc này vẫn không dừng lại. Và tri thức lý luận còn tiếp tục đẩy họ đến hàng loạt những bế tắc khác nữa khi đi sâu vào phân tích và tìm hiểu bản chất thực sự của đời sống.

Đứng từ góc độ chủ thể quan sát đối tượng khách thể bên ngoài, người ta thất bại khi nhận thức về sự hữu hạn hoặc vô hạn của thế giới quanh ta. Tri thức lý luận dẫn đến tình thế bế tắc khi không thể chấp nhận và cũng không thể phủ nhận thế giới hữu hạn hoặc vô hạn. Nếu thế giới quanh ta là hữu hạn, vậy bên kia giới hạn đó là gì? Nhưng nếu thế giới là vô hạn, chúng ta lại không sao hình dung ra được một thế giới như thế khi quanh ta mọi thứ đều hữu hạn. Những gì hữu hạn đều có thể đo đếm bằng số lượng, vậy làm sao có thể có một thế giới vô hạn hàm chứa một số lượng - cho dù số lượng ấy có lớn đến đâu đi chăng nữa - những vật thể hữu hạn? Hay nói cách khác, những gì hàm chứa trong thế giới này đã là hữu hạn - như ta nhận biết - thì ngay cả thế giới này cũng không thể là vô hạn!

Tạm gác lại đối tượng khách thể, chúng ta quay về để quan sát tự thân với tư cách là chủ thể của đời sống. Chúng ta lại thất bại khi không thể tìm được một “chủ thể” thực sự. Nhận thức cho rằng thân xác đang hiện hữu này là “chủ thể” sẽ sụp đổ khi chúng ta nhận ra nó thực sự chỉ là sự kết hợp của những yếu tố vật chất không bền chắc, mà khi tách riêng mỗi yếu tố đều không thể tạo thành một cái “ta”. Và chúng ta cũng không hề làm chủ được ngay cả những yếu tố vật chất đó.

Quay sang bám víu vào cái gọi là “tâm”, chúng ta càng mơ hồ hơn khi không thể định vị được nó ở bất cứ nơi nào. Tâm nằm trong thân thể, trong bộ não của ta chăng? Đó chẳng qua là một cấu trúc vật thể mà ngày nay khoa học đã phân tích khá rõ thành phần và phương thức hoạt động. Nếu tái hiện một cấu trúc vật thể tương tự - như trường hợp máy vi tính chẳng hạn - liệu chúng ta có thể tạo ra được một cái “tâm” chăng? Còn nếu nói tâm nằm ngoài bộ não, ngoài thân thể này, vậy do đâu ta có thể nhận thức được “thế giới bên ngoài”?

Không nắm bắt được bản chất thực sự của đời sống, chúng ta không thể vượt qua được những mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong nội tâm. Do đó chúng ta nhận lãnh những khổ đau trong cuộc sống mà không hiểu được vì sao điều đó xảy ra. Ngược lại, hạnh phúc trở thành một thứ quà tặng bất chợt mà đời sống chỉ mang đến cho ta vào những thời điểm không định trước.

Nhưng cũng chính từ những giới hạn cuối cùng của tri thức lý luận, khi mà những trăn trở của kiếp người đã lên đến đỉnh điểm tột cùng, chúng ta mới nảy sinh nhu cầu khẩn thiết phải bước vào thiền. Nói cách khác, với những ai có thể chấp nhận được đời sống như nó đang diễn ra, thì việc đến với thiền có thể là không cần thiết hoặc sẽ không mang lại kết quả gì cả. Những người không cần thiết phải đến với thiền là những người vốn đã sống một cuộc sống thiền, không cần phải tìm hiểu hay thay đổi gì thêm nữa. Những người đến với thiền sẽ không có được kết quả gì là những người không có những trăn trở, khắc khoải trong đời sống, và do đó không có đủ động lực để bước vào thiền, cũng như không xác định được mục đích khi đến với thiền.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 20 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Hạnh phúc là điều có thật


Vầng sáng từ phương Đông


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.49.59 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...