Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Truyện Phật Thích Ca (bản in năm 1929) »» Dự án phục chế sách Đoàn Trung Còn »»

Truyện Phật Thích Ca (bản in năm 1929)
»» Dự án phục chế sách Đoàn Trung Còn

Donate

(Lượt xem: 5.471)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

  • »» Dự án phục chế sách Đoàn Trung Còn

Truyện Phật Thích Ca (bản in năm 1929) - Dự án phục chế sách Đoàn Trung Còn

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Đoàn Trung Còn sinh năm 1908, là một trong những cư sĩ học giả Phật giáo tham gia công cuộc hoằng pháp tại miền Nam Việt Nam từ rất sớm và tạo được nhiều ảnh hưởng lớn lao trong giới học Phật đương thời. Từ năm 1931, khi mới vừa 23 tuổi, ông đã bắt đầu xuất bản các sách Phật học của mình thông qua Nhà xuất bản Agence Saigonnaise de Publicité vào thời đó. Đến năm 1932, ông thành lập Phật Học Tùng Thơ để có thể tự mình xuất bản kinh sách Phật học.

Những đóng góp của Học giả Đoàn Trung Còn trong nền Phật học Việt Nam là rất lớn so với đương thời, tuy không có những công trình nghiên cứu chuyên sâu nhưng bù lại ông đã áp dụng một phương thức hoằng pháp rất hiệu quả thông qua những tác phẩm khá đơn giản, dễ hiểu đối với đa số người bình dân. Hơn thế nữa, bằng cách tự xuất bản các tác phẩm của mình, ông đã lưu hành được các tác phẩm này hết sức rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu học Phật của đông đảo người Phật tử vào thời điểm đó.

Sau năm 1975, những hoạt động sáng tác cũng như dịch thuật của ông bị đình trệ rõ rệt. Bộ kinh Đại Bát Niết-bàn gồm 42 quyển được ông chuyển dịch và chia làm nhiều tập để xuất bản, nhưng trước năm 1975 chỉ mới in được 2 tập, đến quyển thứ 11. Phần còn lại 31 quyển vẫn còn ở dạng bản thảo viết tay chưa được in ra, và sau năm 1975 đã phải bỏ dở dang không tiếp tục in ra được nữa.

Ông mất năm 1988, sau một thời gian xuất gia lấy pháp danh Thích Hồng Tại, vẫn là pháp danh ông đã có từ khi là cư sĩ.

Tổng cộng ông có chưa đến 30 tác phẩm Phật học trước tác và dịch thuật, nhưng sự đóng góp của ông trong giai đoạn ban sơ của nền Phật học Nam Việt khi chuyển từ chữ Hán sang sử dụng chữ Quốc ngữ đã tạo ra được ảnh hưởng rất lớn lao, tạo tiền đề cho nhiều nhà Phật học chuyên sâu sau này có thể tiếp tục bồi đắp.

Từ sau năm 1975, sách đã in của ông dần dần thất bản, do không được tái bản. Khoảng năm 2000, Công ty văn hóa Hương Trang sau khi mua lại bản quyền từ gia đình ông đã tiến hành việc tái bản các sách của ông. Tuy nhiên, do lối hành văn bình dân của ông từ thế kỷ trước đến nay đã không còn thích hợp và trở nên khó hiểu với độc giả hiện nay, nên nỗ lực tái bản đã không nhận được sự ủng hộ từ nhiều độc giả, dẫn đến sách in ra không bán được và phải tồn kho rất nhiều. Khó khăn này khiến cho việc khôi phục các bản sách trước đây của ông Đoàn Trung Còn trở nên không thực hiện được.

Nhằm tưởng nhớ và ghi nhận công lao đóng góp của Học giả Đoàn Trung Còn, Nhà xuất bản Liên Phật Hội (United Buddhist Publisher) quyết định thực hiện một dự án phục chế các sách cũ của ông bằng phương thức ảnh ấn, tức là sao chụp và in lại nguyên vẹn như hình thức trước đây.

Đây là một công trình đòi hỏi nhiều công sức cũng như chi phí, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng trong phạm vi khả năng có thể được để có thể lưu lại được một số những dấu ấn quan trọng trong thời gian ban sơ của nền Phật học nước nhà, giúp người đi sau sẽ biết được và không quên đi những đóng góp của người đi trước.

Mong rằng mọi việc sẽ được tiến hành thuận lợi và chúng tôi có thể sớm cung cấp đến quý độc giả những bản sách in này. Trong thời gian chờ đợi, quý vị có thể xem và tải về các bản PDF hoàn chỉnh tại trang này bằng cách bấm vào nút Xem định dạng khác ở đầu trang.

Mọi ý kiến đóng góp cho dự án này xin gửi về địa chỉ email: info@pgvn.org
Hoặc gửi thư về địa chỉ Văn phòng chúng tôi: 9831 Cheshire Ave., Westminster, CA 92683.

Xin cảm ơn quý vị.
NHÀ XUẤT BẢN LIÊN PHẬT HỘI
UNITED BUDDHIST PUBLISHER

« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Cẩm nang phóng sinh


Quy nguyên trực chỉ


Đừng đánh mất tình yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.82.184 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (261 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...